Top 16 Bài văn nêu cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (lớp 10) hay nhất
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn tuần hoàn như lẽ tự nhiên nó vốn có và cuộc sống con người vẫn trôi đi theo quy luật của cuộc đời. Và các bạn biết không,...xem thêm ...
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 1
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Hạ đang dần qua đi, một mùa thu mới đang đến gần. Trong khoảnh khắc giao mùa hạ thu này, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà tinh tế. Và ngay cả trong đời sống con người cũng có những chuyển biến tinh vi.
Một sớm tinh mơ thức dậy, tôi thấy bầu trời sao mà cao xanh thế. Những đám mây trắng thơ thẩn dạo chơi cùng làn gió thu se se lạnh: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu, Nguyễn Khuyến). Một không khí mát mẻ dễ chịu của mùa thu đang dần thay thế cái oi bức, nóng nực của những hôm hè mới qua. Rồi chiều tà buông xuống, thả tâm hồn mình dạo trên con phố đông đúc người xe, tôi chợt nhận ra rằng những tiếng ve như đã ngơi dần thay vào đó một bản nhạc du dương vang khắp phố phường: “Hà Nội mùa thu! Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”. Cái nắng chói chang của buổi chiều hè cũng trốn đâu mất rồi chỉ còn lại những tia nắng thu nhạt nhòa. Làn gió heo mây se lạnh hòa vào hương hoa sữa nồng nàn mang đến cho ta một cảm giác bồi hồi xao xuyến. Đêm đến trời hơi se lạnh, khiến người ta bất giác rùng mình. Những chiếc lá xanh đang ngả dần sắc vàng, thỉnh thoảng gió vô tình thổi khiến lá kia giật mình rơi xuống lòng đường.
Trong ao bây giờ, những bông sen trắng, sen hồng mỗi lúc một úa tàn, trái lại những bông hoa cúc trong vườn lại ngày một nở rộ. Trong khoảnh khắc ngày, lòng tôi trỗi lên một cảm giác bồi hồi xao xuyến. Tôi vẫn còn nhớ, hồi tôi còn bé, vì thường xuyên bận công tác, nên bố mẹ tôi cho tôi về quê ở với bà một thời gian. Nhà bà có một vườn hoa trồng toàn hoa cúc. Cứ mỗi đợt thu về, hoa cúc thi nhau nở rộ, phủ kín cả khu vườn. Lúc ấy, mỗi sáng tôi đều thức dậy từ rất sớm, cùng bà ra ngoài vườn tưới nước, chăm sóc cho vườn cúc. Cúc trong vườn lớn nhanh lắm, chẳng mấy chốc khu vườn ngập tràn hoa cúc. Bà thường chọn những bông cúc khô có màu trắng ngà pha thành trà hoa cúc cho tôi uống. đến tận bây giờ tôi vẫn không sao quên được hương thơm dịu nhẹ từ những cốc trà hoa cúc bà pha ngày nào.
Không tràn trề sức sống như lúc vào xuân, cũng không sôi động, náo nhiệt như những ngày đầu hạ và chẳng lạnh lùng thu mình lại suy tư giống những ngày chớm đông, thu sang mang một vẻ đẹp riêng biệt. Có chút dịu dàng và duyên dáng như một cô gái yêu kiều đang bước vào tuổi trưởng thành. khoảnh khắc thu sang thật tuyệt và trong những giây phút ấy, tôi chợt nhận ra rằng không chỉ riêng thiên nhiên mới có sự biến đổi mà trong thế giới nội tâm con người cũng có những biến chuyển mới. Thu về, mang cho ta chút nhớ nhung xao xuyến. ấy là làn sương hạ chùng chình trước ngõ nhà ai, nửa muốn đi nửa muốn ở: “Sương chùng chình qua ngõ” (Hữu Thỉnh). Ấy là học sinh tiếc nuối tạm biệt chuỗi ngày nghỉ hè được tung tăng khắp bãi cỏ, được thả diều chăn trâu mỗi buổi chiều,… thu về, cũng mang cho ta cảm giác háo hức mong chờ. Mong chờ ngày tựu trường, được gặp lại bạn bè thầy cô của thế hệ học sinh. Và thu về, cũng mang theo những nỗi lo toan trăn trở. ấy là mái tóc cha đang bạc từng ngày, là vầng trán mẹ mỗi lúc một nhiều nếp nhăn vì lo cho con cái bước vào năm học mới.
Trong khoảnh khắc giao mùa hạ sang thu, đất trời thiên nhiên như đang “trở mình” một cách duyên dáng. Tâm hồn con người như cũng “lột xác” nhẹ nhàng. Và tôi mong lắm thu ơi, mau đến đây đi thu:
"Thu đến đây! Chừ, mới nói răng?
Chừ đây, buồn giận biết bao ngăn?
Tìm cho những cánh hoa đang rụng
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!"
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 2
Sáng sớm, nhìn qua khung cửa sổ, tôi bỗng nhận thấy sự khác lạ của bầu trời, của những cơn gió, của những hàng phượng già bên góc phố... Và cả thái độ của những người qua đường nữa, họ vui vẻ lạ thường. Vài cơn gió miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa, mang đến tôi một cảm giác mới mẻ. Nó không phải là gió của ngày hôm qua, ngày hôm qua, gió vẫn còn oi nồng lắm, vẫn còn nóng bức lắm, đâu có được mát mẻ như thế này. Và khi đó, tôi chợt nhận ra sự đổi khác của đất trời, đây chính là thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.
Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy... Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ... Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.
Trên những tán cây, từng đàn chim bắt đầu ríu rít những tiếng kêu cùng hòa vào với sự râm ran của đàn ve sầu. Tôi có cảm giác không gian quanh tôi bắt đầu trải rộng hơn, bao la hơn. Tôi ngước nhìn một lần nữa những đám mây xa, những đàn chim ríu rít rời tán cây phượng bay về tận phương nào mà như thể chúng hiện diện ngay trước mắt tôi. Bất chợt, âm vang của một bài thơ là thi sĩ Hữu Thỉnh viết về thời khắc chuyển mùa lại vang lên trong lòng tôi:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Khi đọc bài thơ ấy, tôi chưa có một cảm giác gì cụ thể nhưng khi đứng trước thời khắc chuyển mùa thực sự, tâm hồn tôi lại không khỏi bâng khuâng, xao xuyến lạ thường.
Mùa hạ dần qua đi, và thu sang thế chỗ. Những cơn mưa ào ạt bắt đầu vơi dần, nhường chỗ cho mưa thu mát mẻ, trong lành. Dòng sông ngoài xa cũng không còn sục sôi như trong những ngày lũ hạ mà bỗng trở nên hiền hòa, màu nước trở nên trong hơn, êm dịu hơn. Dưới đường, những người đi đường ai nấy đều cười nói vui vẻ như thể họ cũng nhận ra cái dễ chịu của thời khắc giao mùa hạ sang thu. Tiếng cười nói, tiếng chim ríu rít, tiếng đàn ve râm ran, tiếng lá khô xào xạc, gió khe khẽ... Tất cả tạo nên những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng mang một cảm giác man mác, khó tả thấm dần vào lòng người.
Rảo bước nhanh qua con đường quen thuộc sau hồi cảm nhận, nhìn lại tôi vẫn thấy khung cảnh chuyển mùa vẫn vậy, vẫn tuyệt đẹp và rất xứng đáng đi vào thơ ca như trong bài thơ của thi sĩ Hữu Thỉnh. Về đến nhà nhưng cảm giác man mác trong lòng tôi vẫn còn vương lại. Cơn gió thu lại miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Thật dễ chịu! Và tôi chợt nhận ra rằng: Tôi yêu thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 3
Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ.
Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè... Tất cả những đổi thay nhiệm màu của trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng. Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại...
Thu sang, thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.
Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.
Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn, không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha: thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn “Thế nào là hạnh phúc?”. Chợt tôi nhìn sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dày, giấy màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý. Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.
Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung, nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi... Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình phải sống sao cho có ý nghĩa hơn với bước đi của nhịp thời gian.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 4
Một ngày mới đã đến có nghĩa là bạn đã đi qua thời khắc của một ngày đã qua. Thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi vì thế mà vòng quay của vũ trụ cứ thế tiếp diễn và lặp lại vào mỗi năm. Cái cảm giác chờ đợi một mùa sắp đến và giã từ một mùa đi qua rất đặc biệt, nó giống như khi ta tiễn chân một người bạn cũ và chờ đợi một người bạn mới hay xếp tập sách năm cũ chuẩn bị cho năm học mới với cặp sách mới. Thời khắc giao mùa cũng vậy, nó khiến cho lòng người vừa hồi hộp vừa mong đợi lại vừa luyến tiếc. Đối với riêng tôi, sự chuyển đổi từ mùa xuân sang mùa hạ là nhiều xúc động và suy tư nhất.
Mỗi người có một khoảnh khắc trong năm sẽ cảm giác như trôi qua thật nhanh, với tôi đó là khoảng thời gian sau tết. Trời đang độ mùa xuân mát mẻ bởi những cơn gió nhẹ và cái nắng không quá chói chang. Những nụ hoa xuân cứ đợi ra giêng là tàn mất, thấm thoát lại qua tiết thanh minh rồi một mùa xuân tàn đã đến. Nhất là đối với lũ học trò chúng tôi, khoảng thời gian này như rượt đuổi. Ngày tết gương mặt nào cũng hớn hở được những ngày thật sự nghỉ ngơi và vui chơi trong suốt một năm, chẳng được mấy chốc lại tập vở đến trường, rồi thi giữa kì hai, không bao lâu lại thi kì hai. Lúc này cũng là lúc những nhành phượng ra hoa đỏ thắm.
Ngồi trong phòng học, qua khung cửa sổ những nụ hoa đầu tiên đã chúm chím như nụ cười của cô gái mới lớn. Rồi ngày qua ngày bận bịu cùng bài thi cuối năm chúng tôi quên mất đã không còn cái nắng dịu nhẹ của mùa xuân với khí trời trong xanh mỗi sớm mai. Sáng nay thức dậy thấy cơn mưa đầu tiên của mùa hè đến sớm có cô bé đã hốt hoảng vì sắp nghỉ hè. Không chỉ có mưa là đến bất chợt, nắng cũng gay gắt hơn. Mặt trời thức dậy sớm và đi ngủ cũng trễ hơn. Dòng sông xanh trong của mùa xuân buổi sáng còn thấy cả những chú cá rô con vậy mà chỉ cần mưa một trận là nước đã mênh mông tràn lên cả bờ. Hoa mai vàng đã rụng hết nhường chỗ cho hoa súng tím mọc dưới hồ. Hoa bằng lăng cũng trở mình thao thức khi sắp chia tay học trò.
Lũ học trò tinh nghịch hái những chùm hoa phượng kết thành bướm đỏ ép vào tập, chuyền cho nhau quyển lưu bút để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Không ai bảo ai nhưng trong lòng ai cũng chớm một nỗi buồn vì sắp phải xa nhau và mong chờ một mùa hè thật sự vui vẻ. Lúc này đây, cái cảm giác chia tay cô bạn nhỏ ngày xưa ùa về làm tôi rưng rưng nước mắt. Tôi còn nhớ rất rõ một ngày cuối xuân năm năm trước, khi tôi còn thơ ngây bên những con búp bê xinh đẹp và chơi trò trốn tìm cùng các bạn sau nhà, tôi đã phải xa ngôi nhà thân thuộc của mình, xa mái trường bạn bè và xa cô bạn cạnh nhà. Đó là những ngày buồn nhất trong kí ức của tôi cho đến giờ. Ngày ấy, công việc làm ăn của ba tôi thất bại nên phải bán ngôi nhà ấm êm đang sống và chuyển về quê ngoại của tôi bây giờ. Ngôi nhà mà mùa xuân luôn đến sớm trên những nụ mai vàng và mùa hè văng vẳng tiếng ve kêu. Những lúc chuyển mùa cũng đẹp làm sao, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những vật dụng để xây một ngôi nhà chòi xinh xắn từ lúc cuối mùa xuân, chỉ đợi mùa hè đến là chúng tôi thỏa thích cùng những trò chơi. Nhưng cuối xuân năm ấy, tôi phải chia tay mọi người mà đi trong nước mắt, tôi còn nhớ nhỏ bạn thân của tôi chìa tay tặng tôi chùm hoa phượng vừa nở trước nhà và bảo đợi tôi về thăm. Ấy vậy mà năm năm dài tôi chưa lần nào về quê cũ, thế nên mỗi dịp giao mùa xuân sang hạ tôi lại thấy bồi hồi, nhớ nhung. Tôi chưa có dịp quay trở về để thực hiện lời hứa của mình, biết cô bạn ngày xưa có chờ tôi dưới mái chòi cạnh gốc phượng già đang nở rộ.
Mỗi lần chuyển sang mùa, tôi lại nghĩ đến cuộc sống hiện tại với nhiều thay đổi. Cuộc sống lúc nào cũng chuyển biến và có sự giao nhau giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa đông và tây… Con người luôn đứng trước sự lựa chọn mà nghiêng về bên nào cũng có những mặt thuận lợi và mặt trái của nó. Giữa vòng xoáy của thời gian, chúng ta cần có một tâm thế vững vàng mới có thể không lạc mất bản thân.
Khoảnh khắc giao mùa luôn là khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên ban tặng. Để cảm nhận được thời khắc này cần một đôi mắt tinh tế và trái tim nhạy cảm, cũng như để cảm nhận những chuyển biến của cuộc sống dù rất nhỏ bạn cũng cần phải sống thật chậm, sống đúng nghĩa với từng ngày.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 5
“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang
Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ
Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỷ niệm, một khung trời mơ ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui, niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng trong mắt ai là chút vấn vương ký ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xóa một màu của sương. Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi của ông tiên, ông bụt trong các câu chuyện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh. Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần… Phải rồi, hạ đang mang đi những chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng ve… báo thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau.
Gió lạnh đầu mùa chỉ hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm làng Vòng - cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái ngoằn ngoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ vừa quen.
Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trời đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu. Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân, không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kỳ và tinh tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người.
Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phụ hồ hay mẹ bạn là một người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế, đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh - chúng là những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm, cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.
“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu
Xin mượn khúc dịu dàng ru ký ức
Để ngày mai sống với gì là thực
Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 6
Những cơn mưa phùn kèm theo cái rét cắt da cắt thịt đã lùi dần nhường chỗ cho những cơn mưa phùn bay lất phất. Và kìa, vài tia nắng nhỏ tuy còn yếu ớt nhưng đang cố vươn mình xuyên qua những tầng mây. Phải chăng mùa xuân đang về rồi?
Xuân đến tự lúc nào mà chẳng hề báo trước. Thời khắc giao mùa, thiên nhiên đất trời vẫn ở trong trạng thái dùng dằng, níu kéo giữa cái se se lạnh của mùa đông và sự ấm áp mà những làn gió xuân mang lại. Trải qua những ngày đông tháng giá, đất trời ủ mầm, chắt chiu sự sống để giờ đây bừng dậy thật mãnh liệt. Trên những cành cây trơ trụi đã thấy thấp thoáng vài cái lá non xanh biếc, thoát khỏi lớp vỏ xù xì để vươn lên đón nắng trời. Người ta vẫn nói mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở. Hòa chung nhịp điệu với đất trời, theo gót bước chân của nàng xuân kiều diễm, phải chăng hoa cũng bừng khoe sắc để góp vui vào không khí tràn trề sức sống của mùa xuân. Muôn loài hoa, loài nào cũng không chịu kém cạnh loài nào, đều đang kiêu hãnh phô hết vẻ đẹp của mình để cho vạn vật thưởng thức, bức tranh xuân vì thế càng thêm phần phong phú, rực rỡ. Những chú bướm như đang vờn với gió xuân, bay lượn dập dờn để thưởng thức hương thơm ngào ngạt mà hoa cỏ mang đến. Một nét đặc trưng mà chỉ có mùa xuân mới có: đó là những cơn mưa bụi. Không phải là cơn mưa rào xối xả như trút nước của mùa hạ, cơn mưa phùn kèm theo cái lạnh tái tê của mùa đông, mưa bụi chỉ lất phất bay, không đủ làm ướt áo:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
Những cơn mưa xuân làm cho khung cảnh mùa xuân thêm lãng mạn, hạt mưa li ti đậu trên những chiếc lá, cả trên mái tóc, bờ vai của người đi đường. Mưa giăng mắc trong không gian, đem theo sự ẩm ướt hòa quyện cùng ấm áp. Nhìn những cánh én chao nghiêng trên bầu trời cao rộng, ta giật mình nhận ra: mùa xuân đã gần lắm rồi. Và tiếng trống giòn giã, những chiếc cờ đủ màu sắc kéo lên đủ để biết một mùa lễ hội nhộn nhịp nữa đang gấp rút được chuẩn bị. Không khí mùa xuân rộn ràng khắp nơi nơi làm cho lòng ta không khỏi xốn xang đến lạ.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chắc đều một lần rung động trước mùa xuân. Xuân đến không chỉ mang lại sức sống cho cảnh vật mà cũng làm cho lòng người thêm háo hức, chờ mong. Ta cảm thấy trong ta có cái gì bồi hồi, xao xuyến lạ. Có lẽ là tâm trạng khi đã bước sang một năm mới với bao hi vọng, niềm vui mới, những khởi đầu mới. Xuân đến cũng làm tâm hồn ta như trẻ lại, cùng chung nhịp đập với đất trời đón chào một mùa xuân mới ngập tràn sự sống. Mùa xuân cũng là mùa của đoàn tụ, sum họp. Bên nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa hồng, cả gia đình ngồi quây quần ấm áp. Sau một năm làm việc bận rộn, vất vả, giờ đây là giây phút nghỉ ngơi để mọi người trò chuyện, sẻ chia tâm sự, để những muộn phiền, lo lắng cùng năm cũ trôi về phía sau. Với những em thơ, mùa xuân đến làm thắm hồng thêm đôi má, bước sang năm mới cũng đánh dấu thêm một bước trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Các em hồn nhiên, vui sướng khi được may bộ quần áo mới, nghe tiếng pháo hoa rộn ràng một góc trời.
Xuân đến làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn, cảm nhận được từng sự biến đổi tinh tế của đất trời trong thời khắc giao mùa. Tâm hồn ta như cũng rộng mở hơn, chan chứa tình yêu với quê hương, đất nước, con người. Yêu mến mùa xuân, nhưng ta cũng không nên quên đi những ngày đông rét buốt. Có những ngày đông ấy, ta mới trân trọng hơn những mùa xuân ấm áp.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 7
Nếu ai ở miền Bắc thì có lẽ sẽ cảm nhận được các mùa trong năm một cách dễ dàng hơn cả, mùa xuân thì ấm áp, sang mùa hè thì chỉ thấy một màu nắng gay gắt, mùa thu thì là mùa mát mẻ và có nhiều cảm xúc hơn cả, đến mùa đông thì ta lại thấy một mùa lạnh lẽo, có chút buồn bã, im lìm. Nhưng tôi thấy hay nhất có lẽ là khoảnh khắc giao mùa, nửa nạc nửa mỡ, nửa này nửa kia, nó thường khiến con người ta phải suy nghĩ hơn. Dù chỉ ở Hà Nội vài tháng trời, nhưng tôi thật may mắn khi được tận mình cảm nhận cái khoảnh khắc giao mùa đầy thú vị giữa thu và đông ấy.
Mùa thu người ta thường chỉ cảm thấy cái mát mẻ khoan khoái, cùng với cái tiết trời thật dễ chịu. Trên trời cao, những đám mây trắng bay tản mạn khắp nền trời xanh lờ lợ, nắng cũng nhẹ hẳn, mặt trời chỉ tỏa xuống nhân gian thứ ánh sáng nhàn nhạt, đủ để sưởi ấm cho thiên nhiên, con người. Thế nhưng nay đã qua gần hết cái tháng 9, tôi bỗng giật mình nhớ ra, ôi thế là sắp sang đông rồi đấy ư? Nhanh quá, những cơn gió heo may mát lạnh nay đã thưa thớt dần, tôi nghe đâu đây có mùi gió bấc, thứ gió lạnh đến buốt cả mặt mày, cắt da cắt thịt ấy lại sắp về rồi. Trời giờ cũng chẳng còn xanh như độ còn thu, mà trở sang cái màu xam xám, cả không khí cũng vậy, nhưng đó cũng chẳng giống sương mấy, có khi là khí lạnh ngưng đọng lại nên có màu đấy. Trên những cung đường Hà Nội, những hàng sấu, hàng bàng, hàng phượng, xà cừ đột nhiên đổi hẳn màu lá, tôi cứ ngỡ mới hôm qua còn xanh ngắt thế kia mà hôm nay đã ngả vàng, ngả đỏ rồi rụng trút cả xuống dưới mặt đường như trải thảm. Vài cơn gió tinh nghịch lại lồng lên thổi vào đám lá trên đường khiến chúng bay rào rào, gặp phải cái lá nào đang rơi thì nó làm cho xoay tít trên không trung mãi mới được hạ cánh xuống đất. Tôi bỗng hài hước nghĩ, nếu cái lá ấy cũng có tâm hồn thì chắc cũng hoảng đến độ bệnh tim chứ đùa.
Tôi lang thang bên dưới những tàng cây trút sắp hết lá, còn lại toàn cành khẳng khiu gầy guộc, đôi chỗ còn lác đác mấy cái lá đỏ oạch xem chừng sắp rụng tới nơi. Thoáng thấy bên đường những bà, những chị, người chở, người gánh những bó cúc họa mi đầy màu sắc bên đường, nhìn chúng đẹp quá. Tôi đã bắt đầu thấy hơi lạnh vương trên gò má, phải rồi, có cúc họa mi thì đông cũng nên về rồi, còn chần chừ gì nữa đâu nhỉ.
Có lẽ giờ này mới mua áo ấm thì hơi muộn một chút, nhưng những cửa hàng đồ đông vẫn cứ chật ních, nhộn nhịp, có lẽ người ta vừa mua đồ đông lẫn đồ Tết cũng nên. Mùa đông nên mọi người cũng lười ra ngoài thì phải, đường xá bỗng trở nên vắng hơn hẳn, nếu có ai đó chạy xe máy qua, thì cũng đi chầm chậm, bởi đi nhanh thì chắc là rét hơn chăng? Nhìn dòng người đang đi ngoài phố ai nấy, cũng mang những tấm áo dày cộp, khăn quàng cổ, rồi áo len đủ mọi kiểu dáng. Những cô con gái, trời tuy lạnh nhưng vẫn ưa đẹp, nên vẫn mặc váy ngắn cùng chiếc quần tất mỏng, trên vẫn áo choàng rồi quấn khăn kín mít, chỉ lộ ra đôi má đào, xinh xắn lạ lùng. Những ông bà, già quanh quẩn ở công viên đi bộ cho khỏe người, vừa đi vừa nói chuyện, phả ra được cả khói trắng nữa, tôi cũng lần đầu thấy. Tuy mọi thứ vẫn theo guồng quay của nó nhưng tôi cứ có cảm giác, mọi thứ dường như trở nên chậm rãi hơn hẳn, hay tại cái khí mùa đông nó thế nữa không biết. Chỉ có duy một việc mà bà tôi hay nhắc "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối", có chăng ông mặt trời cũng lười làm việc muộn vào đông nên lặn sớm hẳn, chiều mới nắng chưa được bao nhiêu mà đã xẩm tối mất rồi, trời cũng lạnh hẳn, cái lạnh buổi đêm thì khỏi phải nói, cắt da cắt thịt là có thật. Thế mà có cái hay, là mùa đông ngủ rất ngon, đôi khi nằm chăn bông dày ấm quá, chẳng thiết dậy nữa, chỉ muốn nằm luôn tới trưa cho thỏa lòng. Bà ngoại tôi thích nhất trà gừng uống vào đông cho ấm bụng, kiện tỳ, tôi cũng lân la uống thử và thấy ngon thật, dường như cái hàn khí trong người tỏa đi hết cả, chỉ còn vương vấn bên chóp mũi hương gừng cay nồng.
Tôi hiếm khi về Hà Nội, nhưng lại có ấn tượng sâu sắc với cái khoảnh khắc giao mùa đầy hấp dẫn và thú vị này. Riết rồi tôi yêu Hà Nội, yêu cái không khí giao mùa ở đây lúc nào không hay.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 8
Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu đông luân chuyển theo quy luật. Mỗi thời khắc chuyển mùa lại mang đến một nét đẹp riêng và gợi bao cảm xúc trong lòng mỗi người. Đối với tôi, khoảng thời gian chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân thật đặc biệt, nó mang đến trong tôi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
Thời tiết mùa đông ở Hà Nội là cái lạnh buốt tê tái. Có khi nhiệt độ dưới 10 độ C. Đi ngoài đường, mọi người thường mặc những chiếc áo phao dày, che chắn cẩn thận. Đi liền với cái lạnh là những cơn mưa nhỏ ẩm ướt. Mưa cả ngày mà không dứt. Cái lạnh buốt đó lại thêm mưa nữa khiến cho thời tiết càng lạnh hơn. Bầu trời không còn trong và xanh như mùa hè nữa mà thay vào đó là bầu trời xám xịt, u ám. Điều đó làm cho lòng người cũng buồn man mác. Cây cối ngoài đường trơ trụi lá. Bởi mùa thu lá ngoài đường rụng dần hết rồi, để mùa đông chỉ còn lại cành cây trơ trọi chống đỡ với cái thời tiết khắc nghiệt ấy. Trông nó thật cô đơn! Thỉnh thoảng trên những cành cây chỉ sót lại một hai chiếc lá. Chị gió thỉnh thoảng lại lướt qua làm cho cành cây đung đưa. Những chú chim không còn hót líu lo nữa, có lẽ chúng đang ngủ đông rồi. Thời tiết thì như vậy, còn con người thì sao? Mùa đông đến, con người vẫn chăm chỉ làm việc. Buổi sáng vẫn có những bác chăm chỉ tập thể dục, đi bộ ngoài công viên. Còn đến tối, ngoài trời vắng vẻ hơn, nhưng vẫn thấy các cô bán ngô nướng, ngô luộc, khoai nướng ngồi ở vỉa hè. Một số người ngồi nhâm nhi ăn khoai nướng trong thời tiết cắt da cắt thịt này. Đó là một cảm giác tuyệt vời!
Thời khắc chuyển mùa từ đông sang thu diễn ra vào khoảng đầu tháng 1, tháng 2 dương lịch. Đó là khi chúng ta thấy xuất hiện những cơn mưa phùn. Cái lạnh không phải cái lạnh buốt nữa mà chỉ se se lạnh một chút. Bầu trời cũng sáng sủa hơn nhiều. Thỉnh thoảng, đến giữa trưa, ta sẽ thấy có vài tia nắng ấm áp xuất hiện. Những tia nắng ấy làm bớt đi phần nào cái lạnh. Trên những cành cây, những chồi non xanh mơn mởn căng tràn sức sống bắt đầu nhô lên. Màu xanh ấy thật tươi mát làm sao! Nó khiến cho lòng người cũng tươi vui hẳn để đón chờ một năm mới bắt đầu. Con người không còn lười biếng nữa mà săn sóc dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Mọi người tập nấp sắm sửa, trang trí cho ngôi nhà của mình. Bởi đầu xuân, các loài hoa bắt đầu đua nhau khoe sắc. Nhiều người sành chơi hoa mua rất nhiều hoa về nhà mình. Hoa đào, hoa lan, hoa đồng tiền, hoa trạng nguyên.... dường như nhà nào cũng phải có ít nhất trong nhà một vài loài hoa đó. Xuân như đến với mọi nhà người Việt. Sự chuyển giao thời khắc của mùa đông sang mùa xuân mang đến cho con người cảm xúc tươi vui hơn, phấn chấn hơn. Bởi họ mong muốn một năm bắt đầu sẽ có nhiều điều may mắn trong công việc cũng như mọi nhà của gia đình mình.
Tôi rất thích được cảm nhận không khí buổi sáng sớm mùa xuân. Nó thật trong lành và mát lạnh. Thiên nhiên đã ban tặng con người nhiều điều kì diệu như vậy đấy. Tôi mong rằng, mình có thể cảm nhận được nhiều khoảnh khắc giao mùa như này nhiều hơn nữa.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 9
Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ.
Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè… tất cả những đổi thay nhiệm màu của trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng! Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại…
Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.
Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.
Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn, không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha: thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn “thế nào là hạnh phúc”. Chợt tôi nhìn sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dầy, giấy màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý. Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.
Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung, nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi… Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình phải sống sao cho có ý nghĩ hơn với bước đi của nhịp thời gian.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 10
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui, niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương. Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh. Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ vừa quen.
Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu. Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân, không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế, đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm, cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 11
Đã từng có một Hữu Thỉnh "giật mình" trước khoảnh khắc thu về, một Xuân Diệu đắm say lúc xuân sang. Phải chăng, chính thời khắc giao mùa ấy mới là lúc con người ta rung động nhất? Và với riêng tôi, điều kì diệu nhất chính là lúc nàng xuân đưa bước chân đến với trần gian khi mùa đông vẫn còn ngậm ngùi chia tay hạ giới. Thiên nhiên và con người trong khoảnh khắc ấy thật đặc biệt.
Đó là một buổi sáng cuối năm, người ta đã treo ngoài đường đầy những câu đối đỏ, những hoa đào hoa mai. Tôi vẫn còn cuộn tròn trong chiếc chăn bông, bởi đêm qua, gió vẫn rít qua khung cửa sổ, cái lạnh vẫn còn khiến người ta phải run lên từng hồi. Mẹ gọi tôi dậy để giúp mẹ đi mua sắm chuẩn bị cho dịp tết. Ngay từ khoảnh khắc bước chân ra ngoài sân, tôi đã thấy một điều gì thật lạ. Hình như, xuân đã về thật rồi!
Tôi hít thật sâu, cảm nhận trọn vẹn bầu không khí trong lành ấy. Trời vẫn lạnh, nhưng nó không còn cắt da cắt thịt như trước nữa. Dường như vị nắng đã lan tỏa đâu đây. Nắng đậu trên nhành cây, trên mái hiên hay trên bàn tay tôi đang mở rộng. Ồ, thì ra xuân đưa nắng đến thật rồi. Nắng như nàng thiếu nữ còn ngại ngùng ngó qua làn mây. Chút nắng ấy nhẹ lắm, dường như phải nhìn thật kĩ mới có thể cảm nhận. Nắng mới ấy còn chưa kịp tỏa rộng khắp không gian, tôi lại cảm nhận được làn da mình hơi ươn ướt, lòng chợt phơi phới vì hạt mưa xuân đầu tiên. Mưa không đủ mạnh để làm ướt con đường làng, nhưng đủ để ta thấy được, xuân đã về thật rồi. Là mùa đầu tiên, là mùa của hạnh phúc bắt đầu với nắng và mưa thật dịu nhẹ.
Lúc này, tôi mới chợt nhận ra khu vườn của mình đã bắt đầu thay đổi. Cây cối không còn khẳng khiu như ngày hôm qua nữa, xuân đến mang cho nó một sức sống mới. Những chồi non mới nhú lên được một chút, như ngại ngùng với thế giới xung quanh. Màu xanh đã bắt đầu điểm khắp khu vườn, báo hiệu cho những điều mới mẻ. Và nhìn kìa, những chú chim non đang rúc đầu trong lòng mẹ một cách ngon lành. Những chú chim đi tránh rét đã bắt đầu quay về với bầu trời xanh. Cả không gian nhộn nhịp với màu xanh của chồi non, màu vàng nhạt của nắng và tiếng chim hát khúc ca mùa xuân. Mọi thứ dường như đã sẵn sàng để đón chào một mùa xuân mới.
Trên đường đi chợ, tôi mới thực sự cảm nhận được bước đi của mùa xuân. Xuân về trên con đường làng xanh màu cỏ, đậu trên những mái nhà ngói đỏ, hay rạng rõ trên khuôn mặt con người. Làng quê nhỏ hôm nay không còn vắng vẻ như những ngày lạnh nữa. Người ta mang chổi ra để dọn dẹp khoảng sân trước nhà, có nhà lại gọi con cháu ra để tỉa cây, để trang trí cây đào cây quất. Xuân mang đến một sinh khí mới cho cả quê hương. Và đặc sản của mùa xuân cũng đã về đến từng nhà. Những người lớn ngồi bên hiên nhà gói bánh chưng, trẻ con ríu rít xung quanh để giúp đỡ, để cười đùa. Tiếng cười cứ thế vang lên mãi làm mùa xuân cũng náo nức về nhanh hơn.
Nhưng mùa xuân đến, tôi cũng chợt giật mình vì điều gì đó. Có phải xuân làm cho khuôn mặt của những kiếp lang thang cơ nhỡ, những người không thể đoàn tụ với gia đình thêm trùng xuống? Xuân mang đến thêm khó khăn cho những gia đình nghèo, khi phải lo cho con tấm áo mới, phải có mâm cơm tươm tất cúng tổ tiên. Và cũng khi mùa xuân, ta giật mình nhận ra cha mẹ già thêm một tuổi, và ngày ta xa họ càng gần. Xuân là thế, không chỉ có nắng mà vẫn còn mưa, không chỉ có hạnh phúc mà còn mang cả nỗi buồn.
Với riêng tôi, khoảnh khắc chuyển từ đông sang xuân thực sự là kì diệu. Cảm nhận được rằng, những kỉ niệm của năm cũ vẫn còn vấn vương, những niềm vui nỗi buồn cũ vẫn thấp thoáng đâu đây. Nhưng cũng tự lòng mình phải biết rằng, cần hướng đến những điều mới mẻ, cần nỗ lực, cần cố gắng nhiều hơn. Hay nói đúng hơn, đó là khoảnh khắc của trưởng thành!
Bạn biết không, cuộc đời của chúng ta là hữu hạn, chẳng biết sẽ còn mấy lần được sống trong khoảnh khắc ấy nữa. Hãy cứ yêu lấy những lúc giao mùa, để biết rằng xung quanh mình có thiên nhiên, cuộc sống, có những hạnh phúc giản đơn mà chân quý như vậy.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 12
“...Tháng Tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương, ta cũng gắng đi tìm
Có phải em, mùa thu xưa ?...”
Những giai điệu ngọt ngào và lãng mạn của nhạc sĩ Trần Quang Lộc dường như đã in sâu và tiềm thức, trái tim và làm say đắm biết bao thế hệ con người Việt Nam mỗi độ thu về. Không chỉ là mùa thu Hà Nội mà cái khoảnh khắc đất trời dịu dàng chuyển mình từ hạ sang thu quá đỗi đẹp ấy từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhạc họa.
Khi cái nắng oi ả nóng bức của mùa hạ dần dịu xuống và thay vào đó là những làn gió mềm mại thở vào đất trời một cảm giác trong trẻo, dễ chịu, ấy là mùa thu đã nhẹ nhàng chớm sang. Thu về không còn ánh nắng chói chang cùng tiếng ve kêu râm ran khắp các con ngõ nhỏ nữa. Từng đám mây trắng lãng đãng trôi lững lờ trên bầu trời dường như trong xanh và cao hơn, thấp thoáng đâu đó là những tia nắng lấp lánh nhảy nhót qua kẽ lá. Nếu ví mùa hạ là một cô gái sôi nổi, rực rỡ và đầy năng lượng thì mùa thu lại giống hệt như một nàng thiếu nữ dịu dàng, e ấp, có chút ngượng ngùng của tuổi mới lớn nhưng lại vô cùng tinh tế, yêu kiều. Không tràn trề sức sống như mùa xuân, không náo nhiệt sôi động như những ngày hè và cũng chẳng thu mình lại suy tư trầm ngâm như mùa đông, thu sang mang một vẻ đẹp vô cùng riêng biệt. Thích biết bao cái cảm giác mỗi buổi sớm mai thức dậy ngắm những hạt sương long lanh đọng trên lá cây bàng trước nhà và hít thở bầu không khí trong trẻo thấm đẫm hơi sương ấy.
Thu về mang theo cái se se lạnh vô cùng đặc trưng của làn gió heo may. Phả trong không gian ấy làm sao có thể quên được hương hoa sữa nồng nàn, ngọt ngào vấn vít làm cho ta bồi hồi xao xuyến và nhung nhớ đến lạ. Đất trời lắc mình chớm sang thu nên đâu đó vẫn còn vương lại những đốm hoa phượng đỏ ngày hè, dãy bằng lăng dọc hai bên đường tôi đi học mỗi ngày đã không còn sắc tím ngắt đến nao lòng nữa mà thay vào đó là chút tím đã phai màu mơ màng, nhẹ nhàng. Mùa thu dịu dàng đến, nhường chỗ cho những đóa sen trắng sen hồng đang dần úa tàn trong hồ là sắc trắng tinh khôi của những bông cúc nở rộ.Tôi vẫn còn nhớ như in những ngày bé theo mẹ ra chợ, cứ bắt gặp những khóm cúc trắng ngà tinh khôi trên những gánh hàng rong của cô bán hàng, ấy là mùa thu đang đến gần, rất gần. Những bông cúc được hái từ vườn, phơi khô rồi xao lên pha thành ấm trà hoa cúc thì cái hương thơm dịu nhẹ mà ngan ngát thấm đượm từng vị thu ấy có lẽ cả đời ta cũng không thể nào quên được.
Thời khắc đất trời và thiên nhiên giao mình chuyển mùa sang thu nên dường như tâm trạng của con người cũng bất giác trùng xuống. Không còn là nhịp sống ồn ào, hối hả, vội vã nữa, ai cũng dường như sống chậm lại, tĩnh lặng hơn để cảm nhận và tận hưởng cái khoảnh khắc êm ái, dịu dàng man mác này.Chẳng thế mà người ta vẫn luôn nói mùa thu là mùa của hoài niệm, của những nỗi nhớ không tên, có lẽ bởi vì thu sang mang theo cái không gian lãng đãng và mơ màng quá nên con người tự nhiên cũng lắng mình lại để nghe tiếng lá cây xào xạc, để cảm nhận từng cơn gió thoảng qua mơn man mùi hoa sữa dịu ngọt.
Mỗi mùa thu sang đều là những kỉ niệm không thể nào quên đối với lứa tuổi học sinh chúng tôi, bởi vì đây là mùa tựu trường. Tạm biệt những ngày hè rong chơi, thả diều, tắm sông cùng chúng bạn, chúng tôi lại háo hức mong chờ những ngày tựu trường, được gặp lại thầy cô bạn bè, được bố mẹ sắm sửa cho những bộ quần áo, sách vở để bắt đầu khai giảng năm học mới. Tôi vẫn còn nhớ như in ngày được mẹ dắt tay đi trên con đường làng quang đãng để bước chân với lớp Một. Ấy cũng là một ngày thu đầy trong trẻo, bầu trời xanh cao vời vợi mang theo niềm háo hức và ước mơ của một đứa bé con bảy tuổi về một thế giới tươi mới và lạ lẫm ngoài kia. Những kí ức về mùa thu luôn đẹp và đáng nhớ vô cùng như vậy.Tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đón mẹ mỗi lần đi chợ về, ở trong giỏ của mẹ bao giờ cũng có gói cốm làng Vòng gói trong lá sen buộc dây rơm nếp thoang thoảng mùi hương dễ chịu dành cho tôi. Hạt cốm dẻo thơm,vị ngọt thanh thanh, nhẹ nhàng như sữa non ăn vào ngọt ngào như tình yêu mà mẹ dành cho tôi.
Mùa thu không chỉ đẹp lãng mạn mà còn có những thức quà đặc trưng khiến con người ta dù đi đâu cũng luôn nhớ về. Là đĩa chả rươi đậm đà của mẹ, là món sấu chín giầm muối ớt ăn vặt của bố, là chùm ổi chín thơm nức, giòn ngọt của bà.Vì thế đối với tôi, mùa thu lúc nào cũng đặc biệt nhất và khoảnh khắc giao mùa sang thu cũng luôn được mong chờ nhất. Giống như nhà thơ Hữu Thỉnh đã viết :‘
‘ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.’’
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 13
Thời gian như một cỗ xe vô hình lăn bánh, để rồi ngày trôi qua ngày, mùa tiếp nối mùa, xuân hạ thu đông tiếp bước chân nhau về trên quê hương. Mỗi mùa lại đem đến cho con người những xúc cảm khác nhau. Nhưng riêng tôi, khoảnh khắc khiến lòng tôi trào dâng nhiều cảm xúc nhất là khoảnh khắc giao mùa, khoảnh khắc cả đất trời sang hạ.
Một buổi sáng thức dậy, chợt thấy ánh nắng vàng rực rỡ nhảy nhót qua khung cửa sổ. Bầu trời xanh và nhiều mây hơn, những áng mây trắng bồng bềnh trôi trên không trung như những chiếc thuyền trở đầy bông. Không còn những cơn mưa xuân lất phất, chỉ thấy nắng và gió, nhiệt độ dường như cũng lặng lẽ tăng lên. Tiếng chim hót líu lo đã dịu dần trong không gian, thay vào đó, tôi nghe tiếng ve râm ran nhè nhẹ, như khẽ chạm vào lòng người.
Một cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi, đất trời được gột rửa sạch sẽ, mùi mưa và mùi đất ẩm ngai ngái lan tỏa trong không khí. Rồi cầu vồng hiện lên, nắng lại bắt đầu rực rỡ. Mặt trời thức dậy sớm hơn và đi ngủ cũng trễ hơn, ngày bắt đầu dài hơn đêm ngắn lại. Qủa đúng như “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Dòng sông xanh trong mênh mông nước. Sắc mai vàng dần phai nhạt, dưới hồ hoa súng lặng lẽ phô ẩ màu tím thơ mộng của nó.
Rồi một sớm ban mai, cô cậu học trò chợt ngẩn người nhìn cánh hoa phượng vĩ đỏ rực e ấp trên lá xanh, rụt rè giữ mình trong nắng sớm. Những nụ hoa chúm chím như nụ cườ nàng thiếu nữ mới lớn, khẽ nghiêng mình ngó qua khung cửa lớp học, nhìn học trò đang ngoan ngoãn viết bài. Có cô bé mộng mơ, ngồi trong lớp chống cằm nhìn ra, thấy cánh hoa phượng đỏ, bật thốt ra: “Ô kìa, hoa phượng nở rồi”. Mùa hạ đã sang rồi ư? Một mùa thi, mùa chia li nữa lại về rồi sao? Lòng cô bé hoảng hốt.
Mùa hạ, con người dường như cũng vội vàng hơn, vội vã trước cái nắng gay gắt dần xâm chiếm không gian. Đặc biệt, mùa hạ chính là mùa của hoa phượng thắm, mùa của tuổi học trò. Những kỳ thi gấp rút đến gần, thi cấp 3, thi đại học. Khoảnh khắc giao màu xuân – hạ là khoảnh khắc lớp lớp học trò đứng trước bước ngoặt quan trọng của cuộc đời mình. Lặng lẽ trao nhau những dòng lưu bút, những lời hứa hẹn, động viên. Nhặt một cánh phượng đỏ, ép vào trang lưu bút, âm thầm đè nén nỗi buồn chia ly đang chớm nở.
Tôi chợt nhớ về một kỉ niệm với khoảnh khắc giao mùa khi hè tới. Thời khắc giao mùa xuân – hạ vừa rồi, chúng tôi còn là những cô cậu học trò cuối cấp trung học cơ sở. Thấy hoa phượng dần nhuộm đỏ một khoảng trời, lòng chúng tôi đều trào dâng nỗi buồn vô cớ không tên. Chúng tôi sắp xa mái trường trung học cơ sở thân yêu này, sắp xa nhau để đến một ngôi trường mới. Lưu bút trao nhau, cả lũ ôm nhau khóc nức nở, tiếng khóc hòa cùng tiếng ve râm ran, mùa hạ cứ như vậy bước vào lòng người, để lại trong lòng chúng tôi nỗi hoảng hốt và lưu luyển không nỡ buông tay.
Ngược lại, học trò không phải chuyển cấp, không thi đại học lại háo hức, chờ mong một mùa hè được thỏa sức vui chơi, nô đùa, được đi du lịch, nghỉ mát cùng gia đình. Sinh viên đại học tại chốn thành phố ồn ào, hoa lệ vui sướng chờ mong được trở về với ngôi nhà thân yêu sau một năm gồng mình học tập xa nhà. Dưới góc sân trường rụng đầy cánh hoa phượng, mùa hạ chớm sang bối rối và đầy cảm xúc. Nhiều người vội vàng, háo hức tìm kiếm địa điểm nghỉ mát để sẵn sàng tránh đi cái nóng đổ lửa của mùa hạ.
Khoảnh khắc giao mùa là khoảnh khắc đẹp nhất của thiên nhiên, cửa trời đất. Khoảnh khắc ấy khẽ gieo vào lòng người những cung bậc cảm xúc khó phai, dù buồn hay vui cũng đều là những cảm xúc đặc biệt. Hãy dừng lại một chút, dùng tất cả giác quan để cảm nhận khoảnh khắc kỳ diệu của cuộc sống, lưu giữ cho mình món quà của tạo hóa.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 14
Một năm có bốn mùa luân phiên thay đổi, mỗi mùa mang lại cho tôi những xúc cảm rất riêng không trộn lẫn và giống như thứ hương vị của thời gian không tài nào lí giải được. Nhưng thiên nhiên thì tuyệt diệu, lòng người thì thần kì, đâu chỉ có mùa về mới đem lại cho con người ta những xúc cảm mơn man khó tả, thời khắc chuyển mùa cũng nhiều dư vị như chính một mùa dài vậy. Thậm chí đôi khi, những khoảnh khắc ngắn ngủi của sự chuyển giao ấy còn cho ta những cảm giác dễ chịu và mong chờ hơn là cả mùa rõ rệt.
Một năm có bốn mùa thiên nhiên thay áo, và có lẽ tôi rung động nhất vào thời khắc mong manh chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông. Ấy là khoảnh khắc mỏng nhẹ êm đềm như chiếc lá cuối cùng của năm khẽ rơi vào thinh không trong mông lung xa vắng rồi lại chạm nhẹ hồn người đánh thức một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Cuối thu, khi những cơn gió nhẹ chuyển dần sang những luồng se lạnh, khi bầu trời xanh trong dần chuyển sang sập sùi u ám với làn sương mờ bao quanh, tự nhiên con người lại có cái xúc cảm của một điều gì đó như li biệt. Đúng là li biệt, li biệt mùa thu để đến với mùa đông, đến với mùa cuối cùng trong năm. Đã qua rồi cái không gian gợi cảm giác lãng mạc có lá đỏ và trời chiều nhẹ gió, một thoáng trầm lắng trong cái suy tư già cỗi của đất trời cũng đủ làm cho con người ta trưởng thành hơn sau cái giây phút thu mộng mơ êm đềm, có buồn man mác nhưng có niềm hạnh phúc miên man.
Nếu dạo bước trên đường phố và chiều hoàng hôn trong những thời khắc mỏng manh mông lung của sự chuyển thu- đông, hẳn người ta sẽ quyến luyến thu lắm, giống như con người quyến luyến năm tháng vậy, đông sắp về tới, tức là trời đất đã về những ngày cuối của một năm. Nhưng quyến luyến bao nhiêu thì cũng vẫn yên lòng để chấp nhận mùa đông ghé đến bởi ta biết mọi lãng mạng buông lơi của mùa thu là sự chuẩn bị kín đáo, âm thầm cho mọi sự tàn phai của vạn vật, của thiên nhiên. Năm đã đến tuổi trú ẩn, đâu còn ngày nào tươi trẻ như xuân và nồng nhiệt như hạ, năm đã sắp hết thu và dang tay đón đông về. Đông về để đất trời được nghỉ ngơi, để vạn vật được gieo mầm và ấp ủ nhựa sống chuẩn bị cho một sự tái sinh vào mùa xuân năm sau. Con người ta biết vậy mà vẫn thấy buồn, thấy có chút nhớ nhung, không nỡ. Rồi lại vẩn vơ suy tư về cuộc đời con người. Cũng giống như quy luật của bốn mùa, đời người cũng có xuân, hạ, thu, đông. Mùa đông của đất trời là sự tàn lụy để chuẩn bị cho sự tái sinh vào năm sau, nhưng con người đâu trường tồn mãi mãi, cuộc đời đã vào đông thì chỉ trong tư thế chuẩn bị vĩnh biệt đất trời. Quả là lưu luyến khôn nguôi năm tháng hạnh phúc.
Người ta hay nói là đối với những khoảnh khắc mong manh, chỉ tâm hồn tinh tế của một con người nhạy cảm là nhận biết được hơn tất cả mọi thứ. Đúng thật, khoảng khắc chuyển mùa thu- đông đâu phải là điều gì có thể sờ, nắm, cũng không phải là điều gì đó xuất hiện thông qua cảm giác thông thường. Tôi thấy cái khoảnh khắc ấy giống như một sợi chỉ mong manh trắng đục lẫn trong sương rơi, cứ tự nhiên mà xuyên thấm qua con người tôi khi tôi nhắm mắt lại, bước đi trong sự dẫn lỗi của mọi cảm giác. Khoảnh khắc ấy mỏng lắm, nhẹ lắm còn sắc và đậm nữa, không hề nhạt nhòa chút nào nhưng nhanh đến nỗi hóa mọi thứ mông lung khó tả. Tôi lại thấy mình như người đang mơ ngủ giữa ranh giới của gót chân hai nàng tiên thu và đông. Cảm giác ấy tuyệt vời làm sao, sự cảm nhận thì ngắn nhưng dư âm thì dài lâu, đậm đà.
Khoảnh khắc chuyển mùa lúc nào cũng mông lung, huyền diệu, ảo ảnh mà đắm say lòng người. Mỗi mùa có thể có sắc thái riêng nhưng vào thời điểm giao nhau, chúng được gặp gỡ, hòa hợp tạo nên chỉnh thể cảm xúc độc đáo, ngất ngây lòng người.
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 15
Những cơn dông cuối cùng của mùa hạ cũng thưa dần rồi tắt hẳn. Nắng không còn đổ lửa chói chang gay gắt như trước. Những chùm hoa phượng còn sót lại của mùa hè đã rụng lả tả trên sân trường như những cánh thư hồng theo gió bay đến người thương. Bản giao hưởng dài ba tháng của các ca sĩ ve sầu đã ngân lên chương cuối trước khi kết thúc.
Mùa thu đã đến với những bước chân nhè nhẹ, khẽ khàng như sương khói. Mơ hồ mà rõ rệt. Trong sáng mà mơ màng. Đằm thắm, dịu dàng mà bâng khuâng, man mác như thương nhớ ai, mong chờ ai. Bầu trời bỗng cao vút lên, xanh như ngọc, trong suốt đến lạ kì:
Long lanh đáy nước
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Những sợi mây như những dải lụa trắng bồng bềnh, lơ lửng trên cao đang nô giỡn cùng gió. Mà gió thì hắt hiu, nhẹ như hơi may, chỉ đủ làm lay động những cành trúc mềm mại hoặc mở khẽ những cánh hoa còn e ấp dấu kín nhụy vàng thắm bên trong. Trong hơi gió đã nghe thấy cái rét “chớm lạnh” - cái rét dễ chịu của mùa thu đang về, thấm vào lòng người một nỗi niềm thương nhớ bâng khuâng... Mùa hè đã giữ lại màu xanh của lá để khoác lên bầu trời thu một chiếc “áo mơ phai dệt lá vàng”. Những cây bàng mùa thu lá đỏ sậm bắt đầu rụng lả tả xuống sân trường báo mùa khai giảng đã đến. Sương sớm đọng trên ngọn cỏ, cánh hoa như những viên ngọc long lanh, sương chiều giăng giăng mờ ảo trên những rặng liều ven hồ như một tấm voan trắng choàng lên mái tóc xanh của thiên nhiên. Những cây sấu già bắt đầu rụng lộp độp quả chín xuống đường và những cô gái làng Vòng mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ gánh cốm đi qua mang theo hương vị thơm tho của đồng quê - hương vị mùa thu của đất nước.
Mùa thu là mùa tựu trường, mùa khai giảng, cổng trường mở rộng. Học sinh nô nức đến trường. Cặp sách mới, vở mới, quần áo mới, khăn quàng đỏ thắm tươi. Tiếng trống khai giảng âm vang giục giã. Cờ đỏ sao vàng bay trong gió nắng mùa thu tươi đẹp, phấp phới trong triệu tấm lòng con trẻ tin yêu. Và những người thầy, từ bao năm rồi, khi mùa thu đến, lại mở lòng, dang rộng cánh tay đón những thế hệ học sinh mới vào trường...
Mùa thu cũng là mùa “chạm ngõ” của bao gia đình Việt Nam, bao đôi lứa yêu nhau nên vợ nên chồng. Thiên nhiên như cũng hiểu lòng người đã ban cho một mùa chuối tiêu trứng cuốc vàng thơm cùng với hồng trứng đỏ mọng và những gói cốm xanh rờn bọc trong lá sen Hồ Tây thơm ngát buộc bằng lạt đỏ chữ thập để gửi đến ngõ nhà người yêu, bày trên bàn tiệc cưới...
Mùa thu, với người Việt Nam, còn là mùa cách mạng. Mùa thu đây, hỡi cờ hồng vàng sao! (Tố Hữu). Đó là mùa thu Cách mạng tháng Tám long trời lỡ đất để làm một cuộc đổi đời cho dân tộc, mùa thu Quốc khánh vàng nắng Ba Đình Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập để khai sinh ra một nước Việt Nam mới:
Trời bỗng xanh hơn, nắng chói loà
Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!
(Tố Hữu - Theo chân Bác)
Và cũng chính vào mùa thu, 24 năm sau, Người Cha già dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của nhân dân ta đã ra đi trong một nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi và một lòng biết ơn sâu nặng của nhân dân ta đối với Bác.
Mùa thu - mùa của thiên nhiên, của đất trời, của lòng người, của dân tộc, của cách mạng, của Bác Hồ. Bao nhiêu cái hay, cái đẹp, ý nghĩa sâu xa đã dồn lại trong mùa thu. Làm sao có thể quên được mùa thu khi nó đã thấm sâu vào lòng nhân dân ta và đọng lại trong mỗi trái tim người Việt?
Cảm nghĩ về thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa bài 16
Cứ mỗi độ xuân qua hạ đến, những kỉ niệm về trường lớp, về bạn bè lại ùa về trong tôi. Đã trải qua biết bao nhiêu mùa hạ, bao nhiêu lần chia tay những người yêu thương thế nhưng, khi nhành phượng hồng hé nở, đóa hoa bằng lăng rực tím khung trời, lòng tôi lại bâng khuâng xúc động trước phút giây mùa hạ giao thời.
Những ngày tháng tư được mở đầu bằng cái nắng gay gắt, chói chang. Người ta vẫn đùa Sài Gòn chỉ có hai mùa: mùa nắng và mùa nắng hơn. Thế nhưng, đối với tôi, cái nắng tháng tư, cái nắng mùa hạ có sự khác biệt rõ rệt. Nó oi và nồng như cuốn hết tất cả khói bụi của trần gian. Chúng tôi là những đứa trẻ lớn lên ở thành phố, chỉ biết đến tiếng ve qua câu chuyện kể, qua lời bài hát vì thế, đôi khi lại cảm thấy ghen tị vô cùng đối với những bạn ở thôn quê. Mùa hạ của chúng tôi, à không, bốn mùa của chúng tôi chỉ có tiếng còi xe vội vã ngoài phố mà thôi.
Dù nói vậy, mùa hạ vẫn thật đẹp với những màu hoa. Màu đỏ của nhành phượng sân trường mới đó còn thấp thoáng thế mà hôm sau đã rực cháy cả một góc trời. Lúc đó, tôi lại được nghe lời tâm sự buồn tênh của những anh chị cuối cấp, họ hát về một màu hoa học trò, hát về một màu hoa vĩnh viễn. “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phương/ Em chở mùa hè của tôi đi đâu…” tưởng chừng đã rất xa nhưng hóa ra, trong khoảnh khắc này nó lại trở nên gần gũi và thân thương hơn bao giờ hết. Đã bao lần tôi bâng khuâng tự hỏi: Có phải vì mùa hạ - mùa của những cuộc chia tay, mùa của thanh xuân khép lại mà ai ai cũng vội vã hơn? Màu hoa bằng lăng cũng buồn không kém. Người ta đã viết về nó quá nhiều, từ thơ cho đến nhạc, viết hay đến nỗi tôi không dám đặt bút vì sự vụng về trong ngôn từ của mình. Tôi chỉ dám cảm nhận mùa hạ bằng tất cả các giác quan. Sự rực rỡ và chói chang của ánh nắng, nó cũng như tuổi trẻ của mỗi con người vậy. Sự oi nồng của tất cả các mùi khắp không gian, mùi hoa, mùi nắng,… Tiếng khóc sụt sùi của học trò lúc chia tay, tiếng rao khản đặc của những cô bán hàng rong trên phố, tiếng chuông điểm những bài kiểm tra cuối cùng trong năm… tự bao giờ trở thành những kí ức đẹp nhất trong tôi.
Mùa hạ với thiên nhiên là nắng giòn tan, là màu hoa rực rỡ nhưng với con người dường như là một nỗi ám ảnh. Lũ trò nhỏ trước khi tung tăng với một kỳ nghỉ dài phải xót xa nói lời tạm biệt trường lớp, phấn trắng, bảng đen… Người lao động vất vả hơn trong cuộc mưu sinh. Nhìn những tấm lưng mỏng gầy phơi mình dưới nắng cho mỗi cuốc xích lô lòng tôi lại xốn xang khôn tả. Những cụ ông cụ bà bán vé số ánh mắt nhọc nhằn, lau vội mồ hôi để đi xa hơn, bán được nhiều hơn. Tuy vậy, mùa hạ lại là niềm tin cho những hàng nước. Mấy cô bán quán vỉa hè được dịp đắt khách, kẻ qua người lại nườm nượp, li nước mía, nước cam được trao tay thoăn thoắt. Mọi người tụ năm tụm bảy tránh nắng, ngồi nói đủ thứ chuyện trời đất gió mưa dưới những tán cây. Mấy chú xe ôm ế khách cũng nhập cuộc vui, tạo nên một đặc sản có một không hai của đất Sài Gòn.
Những khu công viên nước là nơi phải kể đến mỗi mùa hạ về. Dường như ai ai muốn trốn cái nắng rát ra rát thịt này. Dù chỉ mới những ngày đầu tiên của mùa hạ nhưng thời tiết đã “khó chịu” vô cùng. Từ người trẻ đến người trưởng thành, ai cũng gắn bó với công viên nước như một người bạn cực kì thân thiết. Họ đến một mình có, cùng người yêu, bè bạn có. Lại có người dắt cả thú cưng ra cùng. Có thể nói, những khu công viên nước như là thiên đường nghỉ dưỡng cho những người không muốn rời xa thành phố trong mỗi mùa hè!
Mùa hạ đối với gia đình tôi thật nhiều ý nghĩa. Đó là dịp thứ hai trong năm (sau Tết) đại gia đình cùng ngồi lại bên nhau và kể những câu chuyện nhỏ to. Dì tôi ở Hà Nội vẫn hay kể về những ngày giao mùa từ xuân sang hạ ở đất Bắc. Dì tả về những cây thay lá, sắc đỏ sắc vàng khoác áo mới cho những cung đường. Bước đi trên phố Phan Đình Phùng, Thanh Niên, Hồ Hoàn Kiếm…người ta cảm nhận như đang đi trong khu vườn cổ tích đầy mộng mơ. Cũng giống như Sài Gòn, tiết giao mùa đôi khi được đánh dấu bằng những cơn mưa vội vàng, phảng phất bất chợt. Những bông hoa sưa trắng tinh khôi điểm xuyến trên nền trời vàng nắng. Thì ra, ở đâu trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, khoảnh khắc giao mùa đều đẹp đẽ và tuyệt diệu đến thế. Vạn vật như có tiếng nói riêng, âm thầm nhưng tinh tế. Con người cũng âm thầm cảm nhận sự chuyển giao đó, lòng bồi hồi xao xuyến trước sự thay đổi mong manh. Có thể yêu hơn, có thể bực hơn, có thể tự dưng vui cũng có thể tự dưng buồn vô hạn trong phút giây ngắn ngủi đó. Từ xuân sang hạ, tôi thấy sự chuyển biến từ thiên nhiên sang đến lòng mình. Gương mặt của cô bạn thân đến rước đi học đẫm mồ hôi hơn, nhưng cũng có lẽ vì thế mà rạng rỡ hơn biết bao!
Khoảnh khắc giao mùa cũng là lúc mẹ tôi thường bảo: “Hè đến rồi, chắc bố tụi bây sẽ vất vả lắm đây!” Thật vậy, công việc làm công trình khó mà chịu nổi cái thời tiết dở dở ương ương của những ngày tháng tư, tháng năm, tháng sáu. Nhưng biết làm sao hơn! Mẹ tôi thì ngược lại, hồ hởi đem chăn bông màn cửa ra giặt như muốn lấy trọn những ánh nắng đầu tiên để “ướp hương” cho gia đình mình.
Những giây phút đầu tiên mùa hạ đến cũng là lúc tâm hồn tôi nghe nhiều lắng đọng nhất. Cảm nhận từng chi tiết của thiên nhiên và con người, tôi mới thấy cuộc sống này nhiều màu sắc, nhiều cung bậc cảm xúc biết bao. Thế mới thấy Thượng Đế thật diệu kì, Thượng Đế ban tặng cho chúng ta biết bao cơ hội để cảm nhận cuộc sống và quan trọng là chúng ta phải thật tinh tế để hưởng thụ. Cũng giống như Xuân Diệu – nhà thơ luôn lắng nghe tâm hồn mình để giật mình trước mỗi sự đổi thay, giật mình khi nhận ra quả sấu non trên cao: “Ôi từ không đến có - Xảy ra như thế nào”?
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .