Top 12 Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

122.6k

Dưới đây Alltop.vn đã sưu tầm, tổng hợp gửi đến các em tham khảo một số bài văn mẫu nghị luận về vấn đề Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao...xem thêm ...

Top 0
(có 12 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 1

“Hồi trước bố mẹ phải tự dọn dẹp trường lớp, không có cô lao công nhưng bố mẹ vẫn giữ trường lớp sạch sẽ vì đó là trách nhiệm của những học sinh chúng ta” Đó là lời mà mẹ em vẫn dạy và nhắc nhở chúng em về việc tự giác vệ sinh trường lớp. Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng. Vậy mà em đã nghe được một nhận định mà em vô cùng không đồng tình: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”


Ở trường học, học sinh không phải chỉ quan tâm đến chuyện học hành, sách vở. Mà các em còn phải để ý đến nhiều vấn đề khác nữa. Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Đây không phải là vấn đề mới hay quá lớn lao. Tất cả các học sinh từ khi học lớp một đã được nghe và thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp. Như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, vứt rác vào thùng… Những hành động đó không chỉ giúp trường lớp luôn sạch sẽ, mà còn giúp rèn luyện tinh thần tự giác, thái độ cho các em học sinh. Tuy đó không phải là việc làm khó khăn hay nặng nề, nhưng vẫn có một số học sinh chưa để ý và thực hiện đúng như tinh thần chung. Các em đã không tham gia vệ sinh lớp học, vứt rác bừa bãi…


Hành động ấy đã khiến tinh thần chung của tập thể bị hạ xuống. Khiến cho việc giữ gìn vệ sinh lớp học gặp cản trở. Đồng thời, dần tạo nên tính cách lười biếng, thiếu nghiêm túc trong hoạt động tập thể. Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến việc thúc đẩy tinh thần tự giác quan tâm, thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học trong mỗi học sinh. Từ những giờ tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giữ gìn vệ sinh, đến phân công, nhắc nhở cụ thể để tạo thói quen cho các em. Từ đó, chúng ta sẽ hình thành nên một cộng đồng học sinh có ý thức cao trong vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Giúp rèn luyện cho các em, đồng thời tạo một môi trường học tập luôn sạch sẽ, thoáng mát.


Các cô nhân viên lao công đúng là người chịu trách nhiệm chính trong việc vệ sinh trường lớp, tuy nhiên mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.


Giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 13 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 2

Giữ gìn nơi ở luôn sạch đẹp là nghĩa vụ của mỗi người dân. Tuy nhiên, có ý kiến ​​cho rằng việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công do trường trả lương. Theo tôi, tôi cảm thấy quan điểm này rất sai lầm, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của con người và xã hội.


Thứ nhất, giữ gìn môi trường là trách nhiệm của mọi người chứ không riêng ai. Trường học được ví như “ngôi nhà thứ hai” của học sinh. Vì vậy, là một thành viên trong “ngôi nhà” ấy, mỗi chúng ta cần biết cách dọn dẹp, làm sạch không gian sống của “gia đình” mình. Học sinh cũng được dạy và rèn luyện từ nhỏ về thói quen dọn dẹp. Điều này thể hiện ngay trong lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Ngoài ra, việc dọn dẹp còn mang lại sự phát triển tích cực cho người học. Nó sẽ giúp các bạn trẻ rèn luyện thói quen dọn dẹp, từ đó nâng cao tính tự giác của mỗi cá nhân. Thông qua các buổi tổng vệ sinh được tổ chức còn giúp các em nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.


Ý tưởng rằng trách nhiệm dọn dẹp trường học chỉ thuộc về những người lao công đã có tác động tiêu cực đến cộng đồng. Nó tạo thói quen ỷ lại cho người dân, nhất là thế hệ trẻ. Họ cho rằng việc dọn dẹp là nhiệm vụ của người khác, từ đó họ thản nhiên xả rác bừa bãi mà không chịu thu dọn. Nếu cứ tiếp tục suy nghĩ như vậy, con người sẽ dần trở nên lười biếng, ỷ lại, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và sự phát triển của xã hội.


Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực mà quan điểm này mang lại, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ. Đầu tiên, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện ý thức của mình. Trong một môi trường chung, nếu ai cũng nghĩ việc dọn dẹp không phải là việc của mình thì sẽ chẳng có ai đứng ra hành động cả. Sự giáo dục sớm, định hướng của gia đình, nhà trường cũng là yếu tố quan trọng giúp con người hoàn thiện nhận thức. Hãy chung tay, cùng nhau phát triển cộng đồng, xóa bỏ những quan điểm, định kiến ​​tiêu cực, phiến diện.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 8 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 3

Trong tiết sinh hoạt lớp vừa rồi, sau khi lớp trưởng đưa ra lịch phân công lao động cho tuần tới. Bạn Hùng đã đứng dậy và đưa ra ý kiến cho rằng: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Đó là một ý kiến thực sự sai lầm và lệch lạc.


Bởi vì trường học là ngôi nhà chung của tất cả các bạn học sinh. Chúng ta dành phần lớn thời gian trong ngày để học tập, rèn luyện, sinh hoạt và vui chơi ở trường. Vì vậy việc cùng chung tay dọn dẹp trường học là một hoạt động hết sức bình thường.


Cùng với đó, trường học là nơi để chúng ta học tập. Không chỉ là các kiến thưc trong sách vở mà còn là những kiến thức về đời sống, về những kĩ năng cơ bản để tự mình sinh hoạt. Chính vì vậy, ở trường, chúng ta được tham gia trồng cây, chăm sóc vườn hoa cũng như dọn dẹp vệ sinh lớp học, sân trường theo lịch được sắp xếp.


Hơn nữa, việc vệ sinh lớp học, trường học khi đã được phân công cho học sinh đều là những việc khá nhẹ nhàng và mỗi lớp chỉ phải dọn dẹp ở một phạm vi nhỏ nhất định. Công việc ấy chủ yếu là để rèn luyện cho chúng ta tinh thần tự giác, kỹ năng phân chia công việc và làm việc tập thể. Cũng như là củng cố một trong những kĩ năng sống cơ bản. Ngoài ra, các hoạt động dọn dẹp ở phạm vi rộng và nặng nhọc, đều do những người lao công thực hiện, như quét dọn sân trường, lau chùi nhà vệ sinh, xử lý phòng để rác…


Chính vì vậy, mà quan điểm Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương thực sự rất sai lầm. Nó dễ dẫn đến những hành động và lời nói không đúng đắn, làm tổn thương người khác. Đồng thời, còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với tập thể và môi trường sống của bản thân. Từ đó, em cho rằng, mỗi học sinh chúng ta nên có ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể, không chỉ ở hoạt động dọn vệ sinh trường học.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 7 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 4

Trong năm điều Bác Hồ dạy có điều 4 đã nêu, chính là “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải biết giữ gìn vệ sinh. Một trong những môi trường mà chúng ta cần giữ gìn vệ sinh sạch đẹp nhất phải kể đến chính là trường học. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện quan điểm vô cùng sai lệch: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”


Vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Sống sạch sẽ. khoa học và văn minh là cách sống vệ sinh. Vệ sinh bao gồm: vệ sinh thân thể, ăn ở vệ sinh, ăn uống vệ sinh; vệ sinh trong sinh hoạt, vệ sinh trong lao động, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường. Đó là những điều mà ai cũng cần biết, cần thực hiện, cần giữ gìn khi nói tới vấn đề vệ sinh. Rửa tay bàng xà phòng trước khi ăn uống. Đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Thường xuyện tắm rửa, gội đầu, giặt giũ áo quần sạch sẽ. Không ăn quá no, không nghiện ngập, không rượu chè bê tha. Biết ăn, ngủ, chơi bời, học hành, lao động có điều độ. Sống như thế là biết giữ gìn vệ sinh.


Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học…


Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.


Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ trường học chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 4 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 5

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài người. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm, cùng nhau xây dựng một môi trường sống ngày càng trong sạch hơn.


Môi trường mà hàng ngày chúng ta đang sống chính là ngôi nhà, làng quê và mái trường. Trong đó mái trường là nơi chúng ta cùng nhau học tập, vui chơi. Để việc học tập đạt kết quả cao, chúng ta phải xây dựng một môi trường học tập trong lành, để mái trường của chúng ta đúng là ngôi nhà thứ hai, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Vậy chúng ta cần phải làm những gì để có được một mái trường xanh, sạch, đẹp. Mái trường của chúng mình đã đẹp, đã sạch rồi, chúng ta cần phải gìn giữ để ngày càng đẹp hơn, sạch hơn.


Trước hết, để giữ được màu xanh cho ngôi trường, chúng ta phải cùng nhau trồng và chăm sóc cây xanh trong trường. Hàng năm, chúng ta phải tham gia đầy đủ các đợt trồng cây của Đoàn trường. Chúng ta sẽ cùng chăm sóc và bảo vệ những hàng cây nơi sân trường. Cây xanh phải được bảo vệ và chăm sóc, không nên hái hoa, bẻ cành. Nhất là các bạn nam, không nên trèo lên cây cối trong trường. Các bạn cũng không nên trèo lên bẻ hoa trên cây phượng, cây bằng lăng… Mái trường thân yêu của chúng ta sẽ ngày càng xanh hơn nếu tất cả chúng ta đều có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Lớp mình sẽ phải có những buổi lao động trồng cây và chăm sóc cây xanh trong vườn trường, sân trường.


Môi trường xanh chưa đủ, để có bầu không khí thật sự trong lành, chúng ta cần phải giữ gìn cho sân trường, lớp học, khuôn viên nhà trường luôn sạch sẽ gọn gàng. Ông cha ta đã dạy "nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Để sân trường sạch sẽ, mỗi chúng ta đều phải có ý thúc giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ lớp học, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hàng tuần chúng ta phải tham gia nghiêm túc, đầy đủ các buổi vệ sinh chung. Sân trường, lớp học không có rác, không có bụi bẩn là chúng ta đã có một môi trường trong lành.


Xanh, sạch chưa đủ, ngôi trường của chúng ta còn phải đẹp. Bởi đây là nơi chúng ta được học cái hay, cái đẹp, được học những điều tốt, lẽ phải. Để trường đẹp, trước hết mỗi chúng ta cũng phải đẹp. Đẹp quần, đẹp áo, đẹp người đều cần thiết song chưa đủ. Chúng ta cần phải đẹp trong từng hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói. Hãy làm sao để mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành động vô lễ, mất lịch sự với bạn bè, thầy cô. Đẹp cho mỗi người rồi đến làm đẹp cho cả ngôi trường. Chúng ta phải biết sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng, trang trí lớp sáng sủa đầy đủ… Chúng ta hãy chăm sóc vườn hoa của lớp mình để hoa luôn khoe sắc trước sân trường.


Để mái trường của chúng ta được gọi là ngôi trường xanh, sạch, đẹp không phải là chuyện đơn giản. Chúng ta phải luôn cố gắng hết sức và không ngừng vươn lên, phải luôn có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng thì mới có thể xây dựng được ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Nhưng chúng ta cũng không nên chỉ chú ý làm đẹp trường, đẹp lớp mà quên rằng để trường đẹp thì con đường đến trường, ngôi nhà chúng ta đang sống cũng phải xanh – sạch – đẹp.


Chúng ta hãy cùng nhau, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cùng có ý thức để tạo nên một môi trường sống ngày càng trong sạch và tốt đẹp hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 3 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 6

Để tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, hàng năm vào cuối tháng 3, trên toàn thế giới đều diễn ra giờ Trái Đất. Nhưng ở đâu đó vẫn có một vài ý kiến cho rằng tắt thiết bị điện trong giờ Trái đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.


Với ý kiến trên, em rất không đồng tình. Việc thực hiện tắt hết các thiết bị điện trong khi giờ Trái đất diễn ra là một việc làm cần thiết. Theo nhiều số liệu thống kê, sản lượng điện tiết kiệm được trên cả nước trong một giờ thực hiện hành động tắt đèn vào khoảng 500.000 kWh. Đây có lẽ không phải là con số lớn, nhưng có ý nghĩa tinh thần tích cực. Ngày càng có nhiều người tham gia vào sự kiện Tắt đèn và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch giờ Trái đất. Điều đó cho thấy ý thức của người dân, doanh nghiệp về vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường được nâng lên. Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, giờ Trái đất còn góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của người dân. Tất cả nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.


Với ý nghĩa quan trọng như vậy, việc tắt hết các thiết bị điện trong một giờ diễn ra giờ Trái đất là hết sức cần thiết và nên làm. Không như ý kiến cho rằng việc tắt đèn chỉ là một việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Mà việc tắt đèn còn mang nhiều mục đích hơn nữa, nó không phải là cách duy nhất để tiết kiệm điện. Thông qua việc tắt đèn trong một giờ, chúng ta sẽ được nâng cao tinh thần sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính được lan tỏa, không chỉ trong một giờ mà ở mọi lúc, mọi họat động sử dụng năng lượng của các cá nhân, tổ chức.


Đặc biệt là đối với mỗi cá nhân, có rất nhiều cách đơn giản để có thể tiết kiệm điện. Cách đơn giản nhất là luôn ghi nhớ sử dụng năng lượng tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng, tắt các thiết bị không sử dụng, để điều hòa ở chế độ phù hợp… Ngoài ra, việc thay thế các thiết bị điện cũ, tiêu tốn nhiều điện năng lượng bằng các thiết bị hiệu suất cao cũng là một cách đơn giản và hiệu quả.


Tóm lại, việc tắt hết các thiết bị điện nói chung trong giờ Trái đất là một việc làm mang tính thiết thực và nên được duy trì, nhắc nhở thường xuyên. Điều đó không chỉ là một việc làm mang tính hình thức, không có tác dụng, mà nó mang rất nhiều ý nghĩa tích cực hơn thế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 3 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 7

Giữ gìn sự sạch đẹp cho nơi mình ở là nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Theo ý kiến của bản thân, tôi cảm thấy quan điểm này rất sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức con người và xã hội.


Đầu tiên, gìn giữ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai. Trường học được coi như "ngôi nhà thứ hai" của học sinh. Vậy, với tư cách một thành viên trong "ngôi nhà" ấy, mỗi chúng ta cần biết tự dọn dẹp, làm sạch không gian sống của "gia đình" mình. Học sinh cũng được dạy dỗ, rèn luyện cho từ nhỏ về thói quen làm sạch nơi ở. Điều này có trong cả lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: "Giữ gìn vệ sinh thật tốt". Ngoài ra, việc dọn dẹp vệ sinh còn mang đến sự phát triển tích cực cho người học. Nó sẽ giúp người trẻ rèn luyện thói quen dọn dẹp, từ đó nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cá nhân. Qua những buổi tổng vệ sinh được tổ chức, các học sinh còn có thể nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.


Việc suy nghĩ rằng trách nhiệm vệ sinh trường học chỉ thuộc về những người lao công đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Nó tạo ra thói quen ỷ lại cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ cho rằng việc vệ sinh là nhiệm vụ của người khác, từ đó thản nhiên bày bừa, xả rác mà không chịu dọn dẹp. Nếu cứ tiếp tục suy nghĩ ấy, con người sẽ dần trở nên lười biếng, phụ thuộc, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển của xã hội.


Để hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực mà quan điểm trên mang lại, chúng ta rất cần có những giải pháp triệt để. Đầu tiên, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện ý thức cho bản thân. Trong một môi trường chung, nếu ai cũng nghĩ dọn dẹp không phải việc của mình thì sẽ chẳng có người nào chịu đứng lên hành động. Sự giáo dục và định hướng sớm của gia đình và trường học cũng là yếu tố quan trọng giúp cho con người hoàn thiện về nhận thức. Hãy cùng chung tay, chung sức phát triển cộng đồng, loại bỏ những quan điểm, định kiến tiêu cực, phiến diện.


Việc vệ sinh trường học nói riêng và giữ gìn môi trường sống nói chung là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 6 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 8

Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng. Do đó, chúng ta cần bỏ đi suy nghĩ: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”


Vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại,...


Vậy vì sao phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp? Bởi trường học, lớp học là nơi học sinh học tập và vui chơi. Đây là không gian chung, tập trung nhiều học sinh nên dễ bị mất vệ sinh bởi rác thải, chất thải do thức ăn và đồ đựng thức ăn của học sinh. Nếu trường học, lớp học mất vệ sinh dễ gây ra bệnh cho số đông học sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Mặt khác, vì đây là không gian chung nên cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt. Mỗi hành vi xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định đều đáng bị phê bình, khiển trách.


Giữ gìn vệ sinh trường học lớp học tạo nên không gian học tập trong lành, an toàn và đẹp đẽ. Một trường học tươi xanh, một lớp học sạch sẽ giúp cho việc học tập diễn ra thoải mái, hiệu quả; sức khỏe học sinh được bảo vệ và tăng cường, hình thành ý thức vệ sinh tốt đẹp cho mỗi học sinh. Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Mỗi học sinh phải thể hiện trách nhiệm trước tập thể. Đầu tiên là biết tôn trọng và giữ gìn vệ sinh trường lớp. Hành động này phải xuất phát từ ý thức tự giác, trách nhiệm xây dựng tập thể của học sinh. Hơn hết, bạn học biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh và tiến bộ.


Nhiều bạn học sinh tự cho mình một suy nghĩ lệch lạc, rằng việc vệ sinh trường lớp đã có các cô lao công lo liệu. Việc này không hoàn toàn sai, nhưng ỷ lại vào các nhân viên lao công hoặc cố tình xả rác, bày bừa trong lớp học và cho rằng dọn dẹp sạch sẽ đương nhiên là nghĩa vụ của họ thì đây là một suy nghĩ và hành động thiển cận và đáng phê phán. Mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.


Ngay từ hôm nay, học sinh cần nắm được những việc làm giữ gìn vệ sinh trường lớp, tiêu biểu như sau: Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác ở trường học, lớp học. Cũng không mang thức ăn lên lớp, không làm đổ nước ra sàn. Không vứt rác, xả rác bừa bãi. Phải tập thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. Không làm rơi vãi hay vứt thức ăn xuống đất. Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học. Khi bước vào giờ học không mang theo bịch, túi hay các loại nước uống có màu, có đường bởi nó dễ làm bẩn lớp học. Hết giờ học phải dọn vệ sinh học bàn. Không được bỏ rác xuống sàn lớp, học bàn hay các góc phòng học. Bàn ghế phải được sắp xếp ngay ngắn. Hãy tập thói quen thấy rác thì nhặt bỏ vào thùng rác để không gian thêm sạch sẽ. Không e ngại hay xấu hổ khi nhặt rác. Đó là một hành động tốt dẹp, cần phải tuyên dương, ca ngợi. Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Tuyên truyền, cổ động, phổ biến ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ trong tập thể và trong cả cộng đồng. Tuyên dương, ca ngợi và khen thưởng những học sinh gương mẫu; nhắc nhở, phê bình, khiển trách những học sinh có ý thức vệ sinh kém.


Mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 4 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 9

Ở trường học, học sinh không phải chỉ quan tâm đến chuyện học hành, sách vở. Mà các em còn phải để ý đến nhiều vấn đề khác nữa. Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Vậy mà lại có ý kiến cho rằng vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Bản thân em không đồng tình với ý kiến này.


Hồi trước bố mẹ phải tự dọn dẹp trường lớp, không có cô lao công nhưng bố mẹ vẫn giữ trường lớp sạch sẽ vì đó là trách nhiệm của những học sinh chúng ta”. Đó là lời mà mẹ em vẫn dạy và nhắc nhở chúng em về việc tự giác vệ sinh trường lớp. Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh.


Tất cả các học sinh từ khi học lớp một đã được nghe và thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp. Như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, vứt rác vào thùng… Những hành động đó không chỉ giúp trường lớp luôn sạch sẽ, mà còn giúp rèn luyện tinh thần tự giác, thái độ cho các em học sinh.


Các cô nhân viên lao công đúng là người chịu trách nhiệm chính trong việc vệ sinh trường lớp, tuy nhiên mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.


Chính vì vậy, giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 4 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 10

Chương trình giáo dục luôn không ngừng thay đổi để cho phù hợp với thực trạng chung của cả nước, nhưng nhìn chung vẫn giữ nguyên và không thay đổi các môn học cơ bản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng có thể bỏ qua một số môn và chỉ nên học những môn mà mình thích. Em không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.


Chúng ta đều biết rằng học tập một lúc với rất nhiều môn sẽ gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng và tạo áp lực cho từng học sinh. Không thể nào vừa học Toán lại vừa học Văn được, như thế sẽ gây ra sự xao nhãng, mất tập trung và kiến thức bị xáo trộn. Hơn nữa, học các môn mình không yêu thích, không đam mê theo đuổi sẽ khiến cho học sinh chán nản, mệt mỏi, học qua loa mà không đọng lại chút kiến thức nào. Thay vào đó, nhiều người chọn tập trung chỉ học một số môn mà mình yêu thích để có thể phát triển duy nhất những môn học đó. Chính vì vậy, nhiều người mới nảy sinh ra tâm lí nên bỏ qua một số môn học không cần thiết, mà chỉ tập trung, đầu tư thời gian vào các môn học mình yêu thích.


Nhưng xét theo một khía cạnh nào đó, em cho rằng quan điểm đó không đúng. Việc bỏ đi một số môn học kể cả bắt buộc như Toán, Văn, Anh hay các bộ môn tổ hợp, bộ môn năng khiếu sẽ khiến học sinh bị học lệch, không cân bằng được. Điển hình như môn Lịch Sử sắp tới được cho là môn tự chọn, không còn bắt buộc phải học như trước. Vốn dĩ môn Lịch Sử khá bị cứng nhắc, gò bó, nhiều chữ và phải học thuộc lòng khá nhiều sự kiện, thời gian lịch sử. Điều này gây ra sự nhàm chán, mệt mỏi và không phải học sinh nào cũng có hứng thú để ghi nhớ được. Nhưng nếu như bỏ đi hoặc xếp môn Lịch Sử là môn tự chọn không bắt buộc, thì thế hệ trẻ sau này sẽ không thể biết được lịch sử nước nhà. Các em sẽ không hiểu được dân tộc ta đã có truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng như thế nào để có được cuộc sống bình yên như ngày hôm nay. Việc bỏ đi môn Lịch Sử không khác gì tự hủy hoại chính niềm tự hào dân tộc nước nhà. Chính vì vậy, chúng ta vẫn cần phải học bộ môn này cho dù có thích hay là không thích. Bởi nếu như các thầy cô giáo có phương pháp giảng dạy phù hợp, học sinh sẽ có hứng thú, quan tâm học hơn. Các em sẽ không còn chán ghét hay bỏ mặc bộ môn này nữa, hơn cả thế sẽ giúp các em có thêm tinh thần, trách nhiệm bảo vệ và dựng xây đất nước mai sau.


Bản thân em nghĩ rằng, việc bỏ những môn không quan trọng và chỉ học những môn mình thích sẽ tùy vào từng cấp học. Đối với cấp tiểu học, cần phải học hết tất cả các môn để các em có thể tiếp xúc và làm quen được hết các môn học. Các em sẽ có những kiến thức nền cơ bản nhất để có thể vững bước cho các cấp học sau. Còn sang đến cấp trung học thì có thể phân hóa dần, chúng ta có thể thiên về học các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội hơn. Nhưng nên nhớ rằng, dù có học nghiêng về bên nào đi nữa, những môn học còn lại chúng ta vẫn phải nắm được chắc kiến thức, không cần phải quá sâu, chỉ cần đủ để sau này ki đi làm, ra cuộc sống vẫn có thể phục vụ được cho bản thân, cho xã hội. Đối với các môn học mình yêu thích, phải xác định đúng môn học, xác định mình sẽ lấy môn đó để làm đòn bẩy, công cụ cho tương lai sau này của mình. Có như thế chúng ta mới tạo được động lực học tập, niềm yêu thích, say mê theo đuổi và đạt được những mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, những môn học khác cũng có thể hỗ trợ được phần nào cho những môn học mình yêu thích, nên tuyệt đối không được bỏ qua hay lơ là.


Tóm lại, em không đồng tình với quan điểm “có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích” bởi vì nó sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng học tập của mỗi học sinh và gây ra nhiều hậu quả. Chúng ta cần phải xác định và lựa chọn học các môn học đúng đắn, hiệu quả và phù hợp nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 2 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 11

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 6 lượt vote)

Bài văn nghị luận: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mẫu 12

Để có được môi trường học sạch sẽ là sự đóng góp, công lao to lớn của những người lao công hàng ngày quét dọn. Cũng chính vì thế, có vài ý kiến cổ súy việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Đối với em, em hoàn toàn không đồng tình với ý kiến này.


Em đồng ý rằng, trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh trường học sao cho sạch sẽ, gọn gàng là phần lớn thuộc về những người lao công. Bởi bản thân công việc của họ là phải làm vậy, họ được trả lương từ nhà trường đàng hoàng, nên phải có trách nhiệm. Nhưng việc giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh trường học không phải chỉ của những người lao công đó. Mà trách nhiệm ấy còn thuộc về học sinh, thầy cô giáo và cán bộ trong nhà trường. Bởi vì môi trường trường học là của chung, là nơi mọi người cùng chung sống, làm việc và học tập, nên trách nhiệm giữ gìn vệ sinh phải là của chung, không thuộc về riêng một đội ngũ nào cả.


Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đó là trách nhiệm và công việc của những người lao công đã được nhà trường trả lương. Chính vì thế mà họ ngang nhiên vứt rác, giấy tờ bừa bãi trong lớp học, ngoài hàng lang, trên sân trường. Nhiều bạn học sinh còn tự ý vẽ bậy lên bàn ghế, lên tường. Trong nhà vệ sinh, các bạn học sinh cùng không có ý thức giữ gìn, sử dụng cẩn thận nên bốc mùi hôi khó chịu. Thậm chí, vài bạn còn tụ tập hút thuốc lá và vứt đầy trong nhà vệ sinh. Những hành động đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trường học. Không những thế, nó còn khiến cho những người lao công phải dọn dẹp hết sức vất vả.


Chính vì vậy, trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh trường học không chỉ thuộc về những người lao công, mà nó còn thuộc về tất cả thành viên trong trường. Là học sinh, chúng ta cần phải giữ gìn ý thức bảo vệ môi trường thật tốt, không xả rác, giấy tờ bừa bãi mà phải vứt đúng nơi quy định. Đồng thời, thường xuyên nhắc nhở, đôn thúc nhau quét dọn, trực nhật lớp học và sân trường. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải phối hợp, kiểm soát chặt chẽ, có những hình thức kỉ luật đúng đắn đối với những hành vi cố ý làm mất vệ sinh trường học.


Việc giữ gìn vệ sinh môi trường là của tất cả mọi người, không chỉ riêng trong môi trường trường học. Nó xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của bản thân mỗi người, chứ không phải của riêng từng lực lượng nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .