Top 8 Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" (lớp 10) hay nhất
Nền văn học Việt Nam chứa đựng một kho tàng ca dao tục ngữ. Đó là những kinh nghiệm sống được tích lũy từ lâu đời, những bài học đạo đức, và cả những tiếng...xem thêm ...
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 1
Tự ngày xưa trong những câu ca dao muôn đời là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn người lao động. Và các bậc cha anh ta đã mượn những lời ca, tiếng hát, câu ca dao để có thể ký gửi lòng mình. Trong xã hội trước thì phong tục cưới xin cũng được đánh giá chính là một đề tài vô cùng quen thuộc mà nhiều câu ca dao hướng đến. Sử dụng với lối nói hóm hỉnh thì ca dao đã tái hiện lại chân thực cảnh ccuoiws xin cũng như thách cưới thông qua bài ca dao nổi tiếng dưới đây:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
Dễ dàng nhận thấy được khi đọc bài ca dao là tiếng cười tự trào đầy yêu đời, lạc quan của người nông dân trước cảnh nghèo. Thế nhưng tác giả dân gian cũng đã biết chọn đúng cảnh cưới để bộc lộ được chính tâm hồn mình. Nhân vật trữ tình lấy cái nghèo để cười, để vui đùa. Có lẽ rằng khi con người ta tự cười chính mình thì đó cũng là lúc tính cách của họ như được bộc lộ rõ ràng nhất. Từ xưa đến nay thì chuyện dẫn cưới được coi là một chuyện vui. Việc dẫn cưới vốn là chuyện vui nhưng chuyện vui đó lại buồn vì câu chuyện dẫn cưới bao nhiêu khiến người ta luôn phải suy nghĩ vì người dân vốn dĩ rất nghèo. Và khi hoàn cảnh khó khăn thì làm sao mà đủ sính lễ để cưới xin được cơ chứ. Có rất nhiều đôi trai gái cũng chính vì món đồ dẫn cưới này quá nặng mà không nên duyên chồng vợ được. Bài ca dao cũng thật khéo léo và tự nhiên khi kể lại.
Khi đứng trước sự việc hệ trọng của đời mình, hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức đi đến đám cưới trong nay mai. Có thể thấy được với chàng trai là người đầu tiên mở lời trước, bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của mình:
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
Với một lời nói khoa trương, dường như cũng đã lại phóng đại của chàng trai được hé mở với động từ “toan” rồi với đó là hàng loạt các lễ vật quan trọng được kể ra như: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Và khi đó chàng trai cũng đã tưởng tượng được ra những lễ vật linh đình như cứ mỗi lần chàng trai nói ra thì lại kèm theo những lý lẽ thông minh. Nếu như dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – họ máu hàn, dẫn bò – họ nhà nàng co gân. Đáng nói là tất cả những lí lẽ này không phải là ngoa, nó hoàn toàn có thể chấp nhận được. Khi nhà chàng trai nghèo không thể có đủ đầy những sính lễ sao sang kia, chính anh cũng đã mượn cách nói phủ định để khéo léo nói về gia cảnh mình.
Thế rồi chính chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật cao sang kia một cách khôn ngoan cũng chính vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái. Thực sự đây là một chàng rể thật chu đáo và hết mực lo lắng cho mọi người! Với mọt lối nói khoa trương ấy có mức độ giảm dần: “voi – trâu – bò – chuột”. Khi chàng trai dẫn cưới bằng con chuột không có nghĩa là chàng trai coi thường người con gái lý do chính vì anh đã đưa ra chuột cũng là thú bốn chân. Người con gái như bình tĩnh, cô như thật thản nhiên không chối bỏ mà luôn luôn cảm thông cho cô gái.
Chàng dẫn thế, em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Thông qua đây cô gái cũng luôn luôn thấu hiểu cho gia cảnh chàng trai. Thế rồi cũng cùng cảnh lao động nghèo nên họ cảm thông cho nhau. Chính vì điều này đã khiến họ đến với nhau bằng nghĩa tình chứ không phải vì vụ lợi vật chất. Cũng với tấm lòng chân thành của mình thì cô gái luôn luôn tin yêu và giãi bày ý định của mình.
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
Có thể thấy được với một lời thách cưới thật bình dân! Với thách như thế không có nghĩa là cô không tôn trọng lệ làng. Và làng là những vị chức sắc tổ chức và chứng giám cho hôn lễ của hai người, lúc đó thì cô gái dành cho những củ to, củ ngon. Những củ nhỏ hơn để có thể mời họ hàng bởi họ cũng đều là phận con đen, dân đỏ,…những người đồng cảnh nghèo đói nên họ sẽ cảm thông và hiểu cho. Những người trẻ con trông cũng thật vô tư, hồn nhiên biết bao nhiêu với những củ mẻ, chúng sẽ ăn mà không đòi hỏi gì hơn nữa. Tất cả những lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá và đời thường. Thông qua câu nói của cô gái dường như cũng luôn luôn mở lòng, mở dạ cho chàng trai, tất cả như đã khiến cho chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng.
Người đọc sẽ nhận thấy cô gái nói hai tiếng “chàng ơi” nghe chất chứa yêu thương, trìu mến biết bao nhiêu. Hình ảnh một nhà khoai lang – chúng ta nghe tưởng quá nhiều nhưng đó là thứ lễ vật mà chàng trai có thể dễ dàng kiếm được. Chính chàng trai, cô gái đã bước qua rào cản của lễ vật sang trọng, vượt qua những rào cản lớn lao để đến với nhau bằng tình nghĩa đáng trọng, bằng tình yêu chân thành nhất không thể thay thế được.
Tác giả dân gian cũng đã sử dụng hình thức lời đối đáp vui đùa của chàng trai, cô gái trong tình yêu. Thêm với đó ta cảm nhận thấy được với bài ca dao đã thể hiện những quan điểm nhân sinh rất đẹp đẽ. Với bài ca dao tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo, tự trào trong cảnh thách cưới nhưng đã thể hiện quan điểm tiến bộ của người bình dân về hôn nhân, về hạnh phúc lứa đôi. Với chính họ thì hôn nhân chính là kết quả của tình yêu, dựa trên sự đồng cảm cũng như sẻ chia cũng như luôn luôn có sức mạnh để có thể đánh bại bất cứ vật chất tầm thường nào.
Đọc bài ca dao tự nhiên như lời nói và giống như những lời suy nghĩ ngày thường của con người mà để lại những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời của mỗi con người. Khi đọc bài ca dao nhắc nhở mỗi người bài học về sự thấu hiểu, đồng cảm trong tình yêu chân chính nhất mà không ai có thể quên được.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 2
Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui. Người bình dân đã tìm thấy niềm vui ngay trong cảnh nghèo như thế.
Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao. Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Lại chọn đúng cảnh đám cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cưới, để vui, để thể hiện lòng yêu đời, ham sống. Khi người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất bản lĩnh và quan niệm sống của họ. Vậy thì ở đây, người nông dân đã tự cười mình như thế nào và tiếng cười ấy đã cho ta thấy tâm hổn của họ ra sao?
Bài ca dao là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng. Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình. Tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân. Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương. Đứng trước sự việc hệ trọng của đời người, chàng và nàng không còn mơ mộng như lúc mới yêu nhau được nữa. Hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai. Sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì. Chàng trai hồn nhiên giãi bày:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai. Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục ? Sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ toan: Cưới nàng, anh toan dẫn voi… một ý định phi lí khó có thể thành hiện thực. Chàng trai đã khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình. Đó là voi, trâu, bò… toàn những con vật quý hiếm hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh ta không thể nào mua được.
Để trấn an người yêu, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng trai đã “tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, lình đình. Ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân. Lí lẽ của chàng trai thoạt nghe cũng có vẻ chấp nhận được. Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan: phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái (từ sợ được lặp lại ba lần). Đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng.
Đọc kĩ, ta sẽ thấy với lối nói giảm dẫn: voi – trâu – bò – chuột, chàng trai đã khéo léo đánh đồng con voi, con trâu, con bò với con chuột, vì chúng đều là thú bốn chân! Sự khéo léo còn được tô vẽ bằng hình ảnh hài hước: dẫn con chuột béo, tức là lễ vật cũng đàng hoàng, tươm tất để mời dân mời làng, nào có thua kém gì so với các lễ vật khác.
Bằng biện pháp trào phúng sắc sảo, các tác giả dân gian đã chi ra sự lúng túng, bao biện của chàng trai. Sự khoe khoang, khoác lác dù có tinh ranh đến đâu, lập luận khôn ngoan đến mấy thi cuối cùng sự thật cũng bị phơi bày trước con mắt của cô gái. Như trên đã nói, tuy cô gái chưa nêu ra điều kiện dẫn cưới nhưng chàng trai đã vội vã công bố lễ vật dẫn cưới của mình. Lễ vật lúc đầu thì to tát, sang trọng, càng về sau càng giảm và rốt cuộc chỉ là một con chuột béo, làm cho ai ai cũng phải ngơ ngác, ngạc nhiên. Thành ngữ Đầu voi đuôi chuột bắt nguồn từ đây chăng?
Nhưng ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen: Chàng dẫn thế em lấy làm sang. Nỡ nào em lại phá ngang như là.., Bởi cô gái đã “đi guốc vào bụng” người yêu. Cô còn lạ gì tính sĩ diện của chàng trai muốn làm đám cưới thật linh đình trong khi nhà nghèo, tiền nong chẳng có. Cô gái thông minh đã bắt thóp được điểm yếu của chàng trai. Bằng tấm lòng chân thành của người vợ tương lai, cô ôn tồn giãi bày ý định của mình:
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chi thách có… một nhà khoai lang! Kể cũng lạ đời! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo. Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bỗng trở nên dí dỏm, đáng yêu. Hơn thế nữa, lời thách cưới của cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải.
Cô gái không đả động đến những vật dẫn cưới như voi, trâu, bò, chuột… mà chàng trai vừa nêu ra. Hai từ đối lập Người ta và Nhà em chi ra hai lối suy nghĩ khác nhau. Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi cô gái thách cưới bằng một lễ vật độc đáo, ít ai nghĩ đến: một nhà khoai lang. Cũng hài hước, dí dỏm nhưng chàng trai thì úp úp, mở mở; còn cộ gái lại thật thà như đếm. Bởi vì lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, tầm thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng.
Một nhà khoai lang, mới nghe tưởng quá nhiều nhưng thực tế đó là thử lễ vật xoàng xĩnh, chàng trai có thể kiếm được. Dân tộc ta bao đời nay sống bằng lúa ngô, khoai sắn. Lễ vật tuy bình thường nhưng ý nghĩa thì sâu xa, thấm thía. Để cho người yêu an tâm không còn băn khoăn gì nữa, cô gái giải thích cặn kẽ:
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.
Làng là các vị chức sắc trong làng xã, mỗi khi có ma chay, cưới hỏi, phải nghĩ đến họ trước tiên. Cô gái đã cẩn thận chọn những củ to để mời làng theo đúng lễ nghi. Còn khoản đãi bà con họ hàng, cô gái dùng những củ nhỏ hơn. Cùng cảnh ngộ “thân cò, thân chim”, ai mà không cảm thông, chia sẻ. Lo cho làng và họ hàng xong, cô gái mới quay về với gia đình mình:
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.
Tiếng gọi chàng ơi! như thổn thức tận đáy lòng cô gái. Cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu. Cô tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Thật tội nghiệp nhưng không sao! Trẻ con, rất hồn nhiên, chúng không đòi hỏi gì cả, vì chúng hiểu nhà mình cũng rất nghèo. Cách suy tính của cô gái thật cụ thể, kĩ càng:
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
Tấm lòng chân thành của cô gái dành cho làng, họ hàng, con trẻ và còn cho cả con lợn, con gà nữa. Dường như cô muốn tất thảy đều vui vẻ chia sẻ với hạnh phúc của cô. Còn kiếm đâu ra được cô gái chu đáo, đảm đang như cô gái này nữa ? Chàng trai chắc không còn băn khoăn, lo lắng. Đám cưới của hai người sẽ thuận buồm xuôi gió, Mối tơ vò của chàng trai đã được cô gái nhẹ nhàng, khéo léo tháo gỡ, họ thong dong đi vào cuộc sống lứa đôi hạnh phúc trăm năm. Kết thúc cuộc tình thật có hậu!
Nghệ thuật hài hước, trào lộng kết tụ ở việc khắc họa hình ảnh chàng trai cố khoe mẽ để che đậy cảnh nghèo của mình và ở việc miêu tả thái độ chân thật, cởi mở, nhẹ nhàng kiểu “lạt mềm buộc chặt, nói ngọt lọt đến xương” của cô gái. Bài ca dao thành công vì đã đối sánh hai tính cách, hai hướng suy nghĩ khác nhau. Đó là sự đối lập giữa tính sĩ diện, đua đòi theo thói tục lạc hậu và sự sáng suốt, giản dị phù hợp với cuộc sống của quần chúng lao động.
Đọc bài ca dao trào lộng Cưới nàng anh toan dẫn voi…, đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt. Với sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc. Đó cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 3
Ca dao, tục ngữ là một loại văn học dân gian ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam ta, bởi nó có lối viết vô cùng sinh động, những câu thơ gần gũi dễ đọc dễ thuộc, thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân lao động trong chế độ xưa.
Cưới nàng, anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
Bài ca dao nói lên tâm tư tình cảm của một đôi trai gái yêu nhau thật lòng. Họ không muốn vì tục lệ thách cưới ngày xưa mà phải xa nhau. Thời xưa khi người con trai muốn lấy người con gái làm vợ thì phải sắm được lễ vật thách cưới mà nhà gái yêu cầu. Có như thế họ mới gả con gái cho người con trai.
Tục lệ thách cưới ngày xưa thường những thứ quý giá, như trâu bò, lợn gà, tiền vàng…Khiến cho nhiều chàng trai nhà nghèo dù yêu người con gái tới mấy, nhưng do không đủ lễ vật nên đành ngậm ngùi nhìn người yêu mình lấy người khác. Bài ca dao này thể hiện mong ước của người con trai rằng sẽ tìm được một người con gái thương mình thật lòng, không ham vật chất. Sẽ được nhà cô gái thông cảm mà thách cưới những thứ vô cùng tầm thường như khoai, dẫn cưới bằng chú chuột bốn chân.
Ước mơ giản dị lấy được vợ của chàng trai nhà nghèo đã phản ánh tục lệ thách cưới của dân tộc ta ngày xưa. Thông qua bài ca dao này người xưa muốn phê pháp tục lệ thách cưới quá cao của những nhà có con gái tới tuổi lấy chồng. Họ thường xem cô gái như một món hàng nuôi lớn gả bán cho người ta để kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, nhiều nhà bố mẹ người con gái thường thách cưới vô cùng cao khiến cho chàng trai khốn đốn mới lấy được vợ.
Nhiều gia đình chồng ghê gớm họ tìm cách vay mượn để lo xong đồ thách cưới của nhà gái. Nhưng khi người con gái về làm dâu họ tìm cách hành hạ, bắt làm lụng cực nhọc để bõ công tiền của họ bỏ ra để cưới cô con gái này về theo kiểu “Mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng”
Cưới nàng, anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân
Trong những câu thơ này chàng trai nhà nghèo đã tâm sự nguyện vọng của mình với người con gái, rằng nếu được anh chàng sẽ dẫn cưới bằng voi, dẫn cưới bằng trâu, hoặc con bò, đều là những thứ quý giá đắt tiền để hỏi cưới cô gái. Nhưng hoàn cảnh người con trai vô cùng khó khăn. Trong những câu ca dao này nghệ thuật trào phúng được người xưa sử dụng vô cùng tinh tế, vừa thể hiện sự khôi hài, vừa thể hiện sự mỉa mai với tục lệ thách cưới.
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
Trong những câu ca dao này thể hiện tâm tư nguyện vọng của chàng trai ước mơ có một cô người yêu hiểu thấu tấm lòng chân thành của mình, không ham mê vật chất mà yêu anh. Thách cưới một nhà khoai lang, một lễ vật vô cùng xoàng xính mà nhà ai cũng có, bởi thời xưa thực phẩm chủ yếu của người dân nước ta là ngô, khoai. Thông qua những câu ca dao này, ta thấy cô gái là người vô cùng nhìn xa trông rộng, biết vun vén tính toán đâu vào đó. Thật sự xứng là người vợ hiền dâu đảm.
Tấm lòng của cô gái dành cho chàng trai là chân thật, không vì vinh hoa phú quý mà từ bỏ. Chỉ cần chàng trai thật lòng thì cô gái sẽ cam tâm tình nguyện theo chàng về dinh mà không hề thách cưới Trâu, bò, lợn, gà… khiến chàng trai phải khó xử. Sự thách cưới của cô gái thể hiện tấm lòng bao dung “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” của đôi trai gái.
Thông qua bài ca dao người xưa muốn phê phán tục thách cưới cổ hủ, lạc hậu khiến cho nhiều chàng trai nghèo không thể lấy được vợ. Thông qua bài ca dao thể hiện tình yêu sâu sắc của đôi trẻ, khi họ thật lòng yêu nhau thì dù nghèo khổ, thì họ vẫn muốn gắn bó, yêu thương nhau “một túp lều tranh hai trái tim vàng”.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 4
Từ ngày xưa, khi văn học chữ viết chưa ra đời, ca dao tục ngữ trở thành phương tiện văn chương độc đáo giữa những người dân Việt Nam. Ca dao tục ngữ ăn sâu vào tiềm thức và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống người dân Việt Nam ngay cả xưa và nay.
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tình cảm của đôi lứa trong cái nghèo vẫn đẹp và chân thành. Đám cưới giữa họ giản dị, dù thiếu nhiều điều. Sáu câu thơ mở đầu, chàng trai nhà nghèo đã tâm sự nguyện vọng của mình với người con gái:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Cách nói phóng đại của chàng trai đầy hóm hỉnh hài hước. Một loạt những phi lí, khoác loác ba hoa của chàng trai : “ toan, dẫn voi…” Nhưng đó là sự ba hoa duyên dáng, đáng yêu để khẳng định tấm lòng thành của chàng trai. Để trấn an người yêu, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan: phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái (từ sợ được lặp lại ba lần). Đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng. Bởi vậy mà cô gái trước những lời khoác loác đáng yêu của chàng trai mà thốt lên:
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Phải chăng cô gái hiểu rõ về chàng trai, dấu ba chấm lấp lửng như lời ngỏ chưa hẳn là trả lời với chàng trai. Tám câu tiếp, cô gái ôn tồn giãi bày tấm lòng của mình về tục lễ thách cưới:
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
Cô gái không đả động đến những vật dẫn cưới như voi, trâu, bò, chuột… mà chàng trai vừa nêu ra. Hai từ đối lập Người ta và Nhà em chi ra hai lối suy nghĩ khác nhau. Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi cô gái thách cưới bằng một lễ vật độc đáo, ít ai nghĩ đến: một nhà khoai lang. Cũng hài hước, dí dỏm nhưng chàng trai thì úp úp, mở mở; còn cộ gái lại thật thà như đếm. Bởi vì lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, tầm thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng.
Tiếng gọi chàng ơi! như thổn thức tận đáy lòng cô gái. Cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu. Cô tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Thật tội nghiệp nhưng không sao! Trẻ con, rất hồn nhiên, chúng không đòi hỏi gì cả, vì chúng hiểu nhà mình cũng rất nghèo. Qua tám câu thơ hiện lên là hình ảnh cô gái thông minh thấu hiểu tấm lòng chàng trai, không màng vật chất mà yêu chàng trai thật lòng. Giữa cô gái và chàng trai là tình cảm chân thành, không màng đến vật chất.
Nghệ thuật trào phúng hài hước được tác giả dân gian sử dụng vừa khiến người đọc người nghe bật lên tiếng cười sảng khoái, vừa đồng thời lên án những tục lệ hủ tục của người xưa đặt nặng vấn đề kinh tế, nhưng đồng thời thể hiện ước mơ về tình yêu vượt lên hoàn cảnh của đôi trai gái.
Bài ca dao với ngôn ngữ quen thuộc đã làm sáng lên ước mơ giản dị của người dân lao động xã hội xưa về một tình yêu giản dị, không màng vật chất với tất cả những lạc quan, yêu đời.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 5
Ca dao – dân ca được coi là một thể loại văn học dân gian mà nó dường như có khả năng đi sâu phản ánh mọi mặt cuộc sống tinh thần cũng nư vật chất của nhân dân lao động. Và có lẽ rằng chính phong tục cưới xin cũng là một để tài quen thuộc mà ca dao thường quan tâm, miêu tả. Dường như chính với cái nhìn hóm hỉnh, hài hước, tác giả dân gian phản ánh phong tục cưới xin ngày xưa qua bài ca dao sau đây:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động cho dù là chính trong cảnh sống nghèo khó thì người dân lao động vẫn luôn luôn lạc quan, yêu đời. Và cho dù là đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui. Thì những người bình dân đã tìm thấy niềm vui ngay trong cảnh nghèo như thế.
Đây có thể được xem như chính là tiếng cười tự trào của người bình dân trong ca dao. Người lao động tự cười mình trong cảnh nghèo. Dường như ta lại chọn đúng cảnh đám cưới là lúc bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cưới, mà như để vui, để thể hiện lòng yêu đời, ham sống. Có lẽ rằng khi mà người ta tự cười mình thì tiếng cười ấy bộc lộ rõ nhất bản lĩnh và quan niệm sống của họ. Vậy thì ta bắt gặp ở đây, người nông dân cũng như đã tự cười mình như thế nào và tiếng cười ấy đã cho ta thấy tâm hổn của họ ra sao?
Và bài ca dao như cũng chính là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng. Có lẽ rằng chinh các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình. Và người đọc có thể nhận ra được chính tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân. Và như cũng đã để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, hay đó là cảnh dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương khi thành vợ thành chồng.
Khi mà đứng trước sự việc hệ trọng của đời người như vậy, ta có thể thấy được chàng và nàng không còn mơ mộng như lúc mới yêu nhau được nữa. Dường như ở hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau thật kỹ lưỡng để trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai.
Và có thể nói rằng chính những sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình lúc này đây thì vẫn như đã toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì. Chàng trai hồn nhiên giãi bày tâm tư của mình cho cô gái rằng:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Và có thể thấy được chính lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai. Nhà nghèo thì nghèo thật đấy nhưng chuyện cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục hay sao chứ? Dễ nhận thấy được chính sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ “toan” được dùng đặc sắc
“Cưới nàng, anh toan dẫn voi… “
Có thể nói đây chính là một ý định phi lí khó có thể thành hiện thực. Chàng trai này dường như cũng đã thật khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình. Đó là những con voi, trâu, bò… toàn những con vật quý hiếm và thật cao sang, hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh ta không thể nào mua được.
Và như có thể để trấn an người yêu, chính bằng lối nói khoa trương, phóng đại, ta như thấy được chính chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột rằng là dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng trai dường như cũng đã khéo “tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, lình đình. Và cho đến cuối cũng ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười đó chính là dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân. Ta như nhận ra được những lí lẽ của chàng trai thoạt nghe cũng có vẻ chấp nhận được. Và thông qua đó thì chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan đó chính là do một phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà của nhà gái. Và đây cũng quả đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng.
Khi chúng ta đọc kĩ, thì dường như chúng ta sẽ thấy với lối nói giảm dẫn những con vật to lớn như con voi – trâu – bò – chuột. Va quả thực chính chàng trai đã khéo léo đánh đồng con voi, con trâu, con bò với con chuột, vì chúng đều là thú bốn chân. Người đọc như đã thấy được một sự khéo léo còn được tô vẽ bằng hình ảnh hài hước: dẫn con chuột béo, có nghĩa chính là lễ vật cũng đàng hoàng, tươm tất để mời dân mời làng, nào có thua kém gì so với tất cả các lễ vật khác.
Và cũng chính bằng biện pháp trào phúng sắc sảo, các tác giả dân gian đã chi ra sự lúng túng, như cũng có cả sự bao biện của chàng trai. Và đó có cả những sự khoe khoang, khoác lác dù có tinh ranh đến đâu và ngay cả có lập luận khôn ngoan đến mấy thi cuối cùng sự thật dường như cũng đã bị phơi bày trước con mắt của cô gái mà thôi. Nhưng thật bất ngờ khi ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen chàng trai kia nữa. Đó là “Chàng dẫn thế em lấy làm sang”. Hơn nữa cô gái như đã còn lạ gì tính sĩ diện của chàng trai muốn làm đám cưới thật linh đình trong khi nhà nghèo, dường như chính tiền nong chẳng có. Cô gái ở đây cũng như đã thông minh đã bắt thóp được điểm yếu của chàng trai. Bằng chính một tấm lòng chân thành của người vợ tương lai, cô ôn tồn giãi bày ý định của mình:
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Có thể thấy được chuyện cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chi thách có… một nhà khoai lang mà thôi. Ta như thấy cô gái không hề đả động hay nhắc gì đến những con vật quý hiếm như chàng trai đã nói ở trên. Lễ vật của cô gái quả thật tầm thường quá. Nhưng qua đây lại cho thấy được sự yêu thương gắn bó tình cảm của hai người. Cô gái như còn căn dặn chàng trai
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.
Làng là các vị chức sắc trong làng xã, mỗi khi có ma chay, cưới hỏi, phải nghĩ đến họ trước tiên. Cô gái dường như cũng đã cẩn thận chọn những củ to để mời làng theo đúng lễ nghi. Còn khoản đãi bà con họ hàng cũng là việc quan trọng và cô gái dùng những củ nhỏ hơn.
Tiếng gọi chàng ơi! Ta nghe mà sao như thấy bồi hồi như thất thổn thức như thổn thức tận đáy lòng cô gái. Có lẽ rằng chính cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu. Cô cũng như thật đảm đang khi đã tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Và chàng trai như thật hạnh phúc khi lấy được một người con gái như đã biết vun vén mọi thứ trong nhà như cô gái này.
Có lẽ rằng khi đọc bài ca dao trào lộng “Cưới nàng anh toan dẫn voi…,” nhưng dường như đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt. Với chính những tình cảm sâu sắc cả sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, và đó chính là động lực là lý do để những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc. Đó cũng cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 6
Cuộc đời của người lao động Việt Nam vốn rất khó khăn, cơ cực, đến nỗi :”Gánh cực mà đổ lên non – Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo”. Thế nhưng, họ vẫn là những người yêu cuộc sống, lạc quan đến lạ thường. Chính sự lạc quan đó đã giúp họ vượt qua những chướng ngại của cuộc sống để có một cuộc sống tinh thần vô cùng đa dạng và phong phú. Ca dao – dân ca đã phản ánh một cách chân thực điều đó. Chùm ca dao đối đáp giữa lời người con trai và con gái chiếm tỉ lệ khá nhiều trong kho tàng ca dao dân gian.
Tục lệ thách cưới là một tục lệ truyền thống của dân tộc ta. Người con trai muốn lấy được vợ thường phải có tiền để mua sắm lễ vật, những lễ vật này bên nhà gái có quyền yêu cầu. Cũng có những chàng trai không lấy được vợ vì nhà quá nghèo không có tiềm sắm sanh lễ vật. Ví dụ hình ảnh người con trai của lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Vì bên nhà gái thách cưới cao quá, không đủ tiền, nên đành phải bỏ nhà, bỏ quê mà đi làm đồn điền cao su. Cũng có những nhà thách cưới cao, có nhà thấp. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của bên nhà gái, người con trai muốn lấy được vợ thì phải chấp nhận điều này. Vậy, hãy nghe người con trai trong bài ca dao nói như thế nào:
Cưới nàng, anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Mở đầu bài ca dao không phải là lời thách cưới của người con gái, mà là lời của chàng trai về việc dẫn cưới. Chúng ta hãy cùng xem chàng trai muốn dẫn cưới những món gì. Với thủ pháp khoa trương, phóng đại, chàng trai đã đưa ra các vật để dẫn cưới như: voi, trâu, bò, chuột. Trong sáu câu là lời của chàng trai thì 3 câu đầu ba cặp sáu này là lời dẫn, ba câu sau của các cặp câu lại là lời chàng trai tự phủ định mình. Với cấu trúc, toan cái này nhưng sợ cái kia. Và các vật mà chàng ý định dẫn cưới thì nhỏ dần theo giá trị: vo -> trâu -> bò -> chuột. Ba con vật đầu đều là những vật rất có giá trị. Nhưng chàng trai lại có li do chính đáng là sợ “quốc cấm”, “máu hàn”, “co gân”. Toàn là những lí do hợp tình hợp lí. Vậy thì chàng sẽ chọn con gì để dẫn cưới mà đáp ứng được yêu cầu là thú “bốn chân bây giờ”, đó là “chuột”. Phải nói rằng chàng trai đã rất thông minh khi bao biện như thế này. Trong thực tế, chẳng có ai dẫn cưới bằng chuột. Lời của chàng trai có thể bị coi là ba hoa. Nhưng hãy nghe cô gái đối đáp, chúng ta mới biết họ hiểu nhau nhường nào:
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để chò con lợn, con gà nó ăn…
Cô gái không đòi các vật cao sang, “Voi chín ngà, gà chín cựa..”, cô gái không thách tiền, thách bạc. Cô gái chỉ thách cưới là một “nhà khoai lang” mà thôi. Như vậy, cô gái đã hiểu được hoàn cảnh khó khăn của chàng trai, vì vậy cô không đòi những vật cao sang, xa xỉ. Mà cô chỉ muốn có được một “nhà khoai lang” tức là những thực phẩm quen thuộc mà người nông dân nhà nào cũng có sẵn. Điều này khẳng định được phẩm giá của cô gái đồng thời thể hiện được nỗi cảm thông, thấu hiểu nhau của người lao động xưa.
Nếu cô gái thách cưới cao thì chắc chắn chàng trai sẽ không lấy được vợ. Vì người nông dân nghèo quanh năm lam lũ bán mặt cho đất, ban lưng cho trời lấy đâu ra vật chất giàu sang. Anh ta chỉ có khoai, có sắn,… Cô gái thể hiện mình là người không tham vật chất. Cách nói vui đùa thể hiện ngay ở câu đầu : Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thì thách “lợn”, “gà”. Nhưng cô gái không thách cao như vậy. Đặc biệt hơn “một nhà khoai lang” ấy được cô gái tính toán rất tỉ mỉ cẩn thận, Củ to mời làng ; củ nhỏ mời họ hàng ; củ mẻ cho trẻ ăn ; củ rím, củ hà thì cho gà, lợn ăn. -Đây là một chàng trai biết lo xa, biết tính toán và có trách nhiệm với nhà gái ; còn cô gái thì tỏ ra là một cô gái thật biết quán xuyến việc nhà, tằn tiện lo toan.
Bài ca dao thể hiện khát vọng của chàng trai, khát vọng lấy được vợ mặc dù hoàn cảnh có khó khăn, đồng thời tạo được tiếng cười sảng khoái cho người đọc. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn như thế nào thì họ cũng tạo ra cho mình được những tiếng cười hài hước, dí dỏm như thế này. Để thêm yêu cuộc sống và vượt qua được khó khăn một cách dễ dàng. Đây là một phẩm chất quý giá của người Việt Nam chúng ta.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 7
Ca dao muôn đời là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn người lao động. Người xưa mượn ca dao như một cách kí gửi lòng mình. Phong tục cưới xin cũng là một đề tài quen thuộc mà ca dao hướng tới. Với lối nói hóm hỉnh, ca dao đã tái hiện chân thực cảnh xin cưới và thách cưới qua bài ca dao sau:
“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Bài ca dao là tiếng cười tự trào đầy yêu đời, lạc quan của người nông dân trước cảnh nghèo. Song chọn đúng cảnh cưới để bộc lộ chính tâm hồn mình, lấy cái nghèo để cười, để vui. Phải chăng, khi con người ta tự cười chính mình cũng chính là lúc tâm hồn họ được bộc lộ rõ nhất? Chuyện dẫn cưới là chuyện vui. Câu chuyện vui ấy mà buồn nhưng buồn mà lại hóa vui. Buồn chuyện dẫn cưới sao nhiều điều phải suy nghĩ thế! Đó là lẽ thường của người dân nghèo. Họ nghèo, sao đủ sính lễ để đi xin cưới? Nhiều đôi trai gái vì món đồ dẫn cưới quá nặng mà phải đứt gánh giữa đường. Nhưng ở bài ca dao này, câu chuyện dẫn cưới đã được giải quyết một cách khéo léo mà rất mực tự nhiên, hợp tình, hợp lí.
Trước sự việc hệ trọng của đời mình, hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức đi đến đám cưới trong nay mai. Chàng trai là người đầu tiên mở lời trước, bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở của mình:
“Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”
Lời nói khoa trương, phóng đại của chàng trai được hé mở với động từ “toan” cùng các lễ vật sang trọng: “dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò”. Chàng trai đã tưởng tượng ra những lễ vật linh đình, nhưng mỗi lần nói là mỗi lần thay đổi và đưa ra những lí lẽ khéo léo: dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – họ máu hàn, dẫn bò – họ nhà nàng co gân. Nhưng lí lẽ này không phải là ngoa, nó hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhà chàng trai nghèo không thể có đủ đầy những sính lễ sao sang kia, anh đã mượn cách nói phủ định để khéo léo nói về gia cảnh mình. Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật cao sang kia một cách khôn ngoan: vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái. Một chàng rể thật chu đáo và hết mực lo lắng cho mọi người! Lối nói khoa trương ấy có mức độ giảm dần: “voi – trâu – bò – chuột”. Dẫn cưới bằng con chuột không có nghĩa là chàng trai coi thường người con gái, anh đã đưa ra lí do rằng chúng giống nhau: đều là thú bốn chân. Cô gái bình tĩnh, thản nhiên, không chối bỏ, không từ chối mà cảm thông và đầy chia sẻ:
“Chàng dẫn thế, em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…”
Cô gái hiểu cho gia cảnh chàng trai. Cùng cảnh lao động nghèo nên họ cảm thông cho nhau. Họ đến với nhau bằng nghĩa tình chứ không phải vì vụ lợi vật chất. Bằng tấm lòng chân thành của mình, cô gái ôn tồn giãi bày ý định của mình:
“Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Một lời thách cưới thật bình dân! Thách như thế không có nghĩa là cô không tôn trọng lệ làng. Làng là những vị chức sắc tổ chức và chứng giám cho hôn lễ của hai người, cô gái dành cho những củ to, củ ngon. Những củ nhỏ hơn mời họ hàng bởi họ cũng đều là phận con đen, dân đỏ, đồng cảnh nghèo đói nên họ sẽ cảm thông và hiểu cho. Trẻ con vô tư, hồn nhiên, với những củ mẻ, chúng sẽ ăn mà không đòi hỏi gì hơn nữa. Lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, bình thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng. Hai tiếng “chàng ơi” nghe chất chứa yêu thương, trìu mến. Một nhà khoai lang – nghe tưởng quá nhiều nhưng đó là thứ lễ vật mà chàng trai có thể dễ dàng kiếm được. Chàng trai, cô gái đã bước qua rào cản của lễ vật sang trọng, lớn lao để đến với nhau bằng tình nghĩa đáng trọng, bằng tình yêu chân thành.
Với hình thức lời đối đáp vui đùa của chàng trai, cô gái trong tình yêu, bài ca dao đã thể hiện những quan điểm nhân sinh rất đẹp đẽ. Bài ca dao tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo, trong cảnh thách cưới nhưng đã thể hiện quan điểm tiến bộ của người bình dân về hôn nhân. Với họ, hôn nhân là kết quả của tình yêu, dựa trên sự đồng cảm, sẻ chia và nó có sức mạnh đánh bại bất cứ vật chất tầm thường nào.
Bài ca dao tự nhiên như lời nói, suy nghĩ ngày thường của con người mà để lại những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời. Bài ca dao nhắc nhở mỗi người bài học về sự thấu hiểu, đồng cảm trong tình yêu chân chính.
Bài văn phân tích bài ca dao "Cưới nàng anh toan dẫn voi" - mẫu 8
Lạc quan là một trong những phẩm chất đẹp đẽ của người dân lao động, nhờ tinh thần lạc quan mà họ có thể vượt lên mọi nỗi vất vả để sống, để cảm thông. Trong những lúc tuyệt vọng nhất, nhân dân vẫn khuyên nhau:
Chớ than phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Và cũng để thể hiện niềm lạc quan ấy, để cất đi những gánh nặng của lo toan và dẹp đi nỗi tủi hờn của cảnh nghèo, họ đã cất lên tiếng cười vui. Một câu chuyện dẫn cưới trong một cuộc đối đáp vui đùa mà sao nghĩa tình đến thế.
“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Chàng dẫn thế em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rim, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Chuyện dẫn cưới là chuyện vui. Câu chuyện vui mà buồn nhưng buồn mà lại vui. Buồn vì chuyện dẫn cưới sao nhiều điều phải suy nghĩ thế. Đó là lẽ thường của người dân nghèo. Nhiều đôi trai gái vì món đồ dẫn cưới quá nặng mà phải đứt gánh giữa đường. Nhưng vui vì câu chuyện dẫn cưới đã được giải quyết một cách rất thông minh. Nó lại trở thành một câu chuyện vui. Chàng trai là chủ thể của phát ngôn thứ nhất, nói về chuyện dẫn cưới của mình:
Cưới nàng anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ máu họ hàn,
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Sự thật là lễ dẫn cưới đầy đủ theo lệ làng là quá sức đối với anh. Nhưng chàng trai ấy lại rất tự tin và thông minh, anh đưa ra những lí lẽ thật thuyết phục. Vừa giải thích cho lễ dẫn cưới khiêm tốn của mình, vừa thể hiện được anh là người biết quan tâm đến mọi người. Song điều quan trọng hơn là anh đã thể hiện được thái độ trân trọng đối với cô gái. Tất cả những thứ “anh toan dẫn cưới” đều rất lớn. Và anh biết “Cưới nàng…” anh muốn có một lễ cưới xứng đáng. Anh đưa ra những lễ vật ấy để thể hiện sự trân trọng của anh đối với cô gái. Vui, hóm hỉnh và thật kín đáo, người dân lao động đã khôn ngoan khi mượn câu chuyện dẫn cưới vui vẻ ấy để thể hiện sự cảm thông chia sẻ của những người cùng cảnh nghèo.
Lễ cưới tuy nhỏ song vẫn đủ đầy :
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.
Lời nói vui mà ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa. Dẫn cưới bằng con chuột không có nghĩa là coi thường người con gái, anh đã đưa ra đủ lí do rồi. Đáp lại tấm lòng của chàng trai chân thành ấy, lời của cô gái đầy cảm thông, chia sẻ:
Chàng dẫn thế, em lấy làm sang.
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Trân trọng biết bao lời đối đáp của người con gái. Họ cùng cảnh lao động nghèo nên họ hiểu và cảm thông cho nhau. Họ đến với nhau bằng nghĩa tình.
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Một lời thách cưới thật bình dân. Thách như thế khôngcó nghĩa là cô không tôn trọng lệ làng. Lời đáp của người con gái thể hiện sự cảm thông, thể hiện tấm lòng và nghĩa tình sâu nặng của cô đối với chàng trai.
Dưới hình thức lời đối đáp vui đùa của thanh niên nam nữ trong những giờ phút nghỉ ngơi, bài ca dao đã thể hiện những quan điểm nhân sinh rất đẹp đẽ. Là tiếng cười tự trào nhưng bài ca dao đã thể hiện quan điểm của người bình dân về hôn nhân, một quan điểm rất tiến bộ. Hôn nhân trên cơ sở cảm thông, trân trọng tình cảm giữa con người đối với con người hơn là tiền bạc vật chất.
Để vượt qua những vất vả tủi cực của cuộc sống nghèo, người dân lao động đã cất lên tiếng hát, tiếng cười. Và đó là tiếng hát tiếng cười đầy nghĩa tình.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .