Top 12 Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

1292

Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn tổng hợp trong bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 1

Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa.


Nhân vật chính trong văn bản cũng là người kể chuyện xưng là “tôi”. Trong ngôi nhà của cậu có một khu vườn rộng lớn nhiều loài cây, loài hoa. Mỗi buổi chiều ra đồng về, “tôi” lại theo bố ra vườn tưới cây. Sau đó, người bố thường bảo cậu nhắm mắt lại, đi đến chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần thử thách, cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Tiếp đến, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác. Bố sẽ đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”.


Người chú ban đầu không tin, nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình. Sau đó, lại một trò chơi khác được nghĩ ra. Thay vì được chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Nhân vật tôi nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Qua những trò chơi này, người bố đã giúp đứa con có thêm nhiều thời gian để trải nghiệm. Tôi đã biết quan tâm, trân trọng từng bông hoa, ngọn cỏ trong khu vườn.


Câu chuyện tiếp theo là về việc thằng Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng - thằng Tý: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra rằng dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình.


“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 2

Tác phẩm “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện đơn giản nhưng đem đến nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống.


Nhân vật chính trong truyện, cũng là người kể chuyện là một cậu bé. Trong khu vườn nhà cậu có trồng rất nhiều hoa. Cứ mỗi buổi chiều, hai bố con cậu ra vườn để tưới cây. Sau đó, bố sẽ nghĩ ra những trò chơi cho cậu bé trải nghiệm.


Đầu tiên là trò chơi thử thách xúc giác. Cậu bé sẽ phải nhắm mắt lại, sau đó đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần như vậy, cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Tiếp đến là trò chơi thức thách thị giác, cậu bé sẽ phải nhắm mắt lại rồi đoán xem người và vật cách xa bao nhiêu. Sau nhiều lần, cậu bé “chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”.


Cuối cùng là trò chơi thử thách khứu giác, thay vì chạm vào những bông hoa, thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Người bố đã tạo ra những trò chơi để giúp cậu bé rèn luyện mọi giác quan. Nhưng từ những trò chơi này, cậu bé có thêm bài học về sự biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt là hình ảnh cuối truyện “những bông hoa chính là người đưa đường” gửi gắm thông điệp thiên nhiên chính là những gì thân thuộc, gần gũi nhất.


Cùng với đó, câu chuyện nhỏ về món quà của thằng Tý cũng đem đến một bài học. Món quà nhỏ của thằng Tý là: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Món quà dường như chứa đựng tình yêu thương của người tặng. Vậy nên mặc dù không thích ăn ổi nhưng bố vẫn nhận lấy và thưởng thức nó. Câu chuyện về món quà đã khẳng định rằng một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp vì món quà đó.


Có thể khẳng định rằng, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, mà sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 3

Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới và ấm áp. Một trong những tác phẩm của ông là truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” sẽ gửi gắm đến bạn đọc bài học giá trị.


Nhân vật chính trong tác phẩm là “tôi” - một cậu bé. Ngôi nhà của cậu có một khu vườn rộng lớn. Mỗi buổi chiều ra đồng về, “tôi” lại được theo bố ra vườn tưới nước cho cây cối. Người bố đã nghĩ ra một trò chơi thú vị, đó là yêu cầu tôi nhắm mắt lại rồi đi đến chạm vào từng bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Sau nhiều lần, cậu đã đoán được tên gọi của tất cả các loài hoa. Không dừng lại ở đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác. Bố sẽ đứng ở đâu đó rồi hỏi “tôi” đoán xem khoảng cách là bao xa, nhân vật “tôi” từ không đoán được đến “Bây giờ chỉ cần nghe tiếng bước chân cũng biết bố cách xa bao nhiêu”. Người chú ban đầu không tin, nhưng nhân vật “tôi” đã dần chứng minh được sự tự giác và khả năng của mình.


Sau đó, lại một trò chơi khác được nghĩ ra. Thay vì được chạm thì bây giờ nhân vật “tôi” chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, cậu đã nhận được lời khen của bố là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế gian. Nhân vật tôi nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn. Người bố thật tinh tế khi đã nghĩ ra những trò chơi thú vị, dạy cho con biết cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống. Còn nhân vật “tôi” lại là một đứa trẻ ngoan ngoãn, kiên trì và nhạy cảm khi biết cảm nhận thiên nhiên.


Không chỉ dừng lại ở đó, người bố còn dạy cho tôi về ý nghĩa giá trị của món quà. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm thì mọi người nghe có tiếng la hét. Nhân vật “tôi” đã đoán ra hướng của tiếng hét, mẹ nói rằng nó ở phía bờ sông. Vậy là bố đã quăng chén cơm ăn dở, băng qua vườn chạy ra bờ sông và cứu được thằng Tý. Khi nhận được món quà của thằng Tý là: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên dù rất ít khi ăn ổi nhưng người bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi “tôi” cảm thấy thắc mắc, bố đã giải thích cho cậu hiểu về giá trị của những món quà. Dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình.


Có thể khẳng định rằng, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng gửi gắm bài học giá trị nhân văn sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 4

Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần thường mang tới cho bạn đọc một thế giới trong trẻo, hồn nhiên, tươi sáng. Trong đó, truyện "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" được coi là một tác phẩm tiêu biểu. Truyện đã thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.


Những câu chuyện thú vị xoay quanh bố và nhân vật "tôi" được khắc họa thật tài tình trong tác phẩm. Người bố dạy "tôi" cách gọi tên loài hoa thông qua việc nhắm mắt rồi chạm tay hoặc ngửi mùi hương. Bố còn dạy "tôi" bài học ý nghĩa về vẻ đẹp của các món quà. Từng lời chỉ bảo sâu sắc ở bố đã giúp "tôi" hiểu ra nhiều điều. Từ đây, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần như muốn khẳng định giá trị to lớn mà tình yêu thương đem lại.


Trước hết, điểm nổi bật ở đoạn trích "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" đến từ tình yêu thiên nhiên. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai nhân vật là người bố và "tôi". Bố - một người thích trồng hoa. Sau giờ làm vất vả ở đồng ruộng, bố không đi nghỉ ngơi mà chăm chỉ ra vườn tưới hoa. Bố dạy "tôi" cách gọi tên từng loài hoa bằng cách nhắm mắt rồi đưa tay ra chạm hoặc ngửi hương thơm. Tình yêu hoa cỏ, cây cối ở bố đã truyền cảm hứng tích cực tới nhân vật "tôi". Vì thế, người con cũng mang trong mình niềm yêu thích tự nhiên. Sau bao ngày cố gắng rèn luyện, "tôi" đã có thể đoán đúng tên các loài hoa ngay khi nhắm mắt. "Tôi" còn coi khu vườn ngoài kia là món quà bất tận của bản thân và "mỗi bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn". Với tấm lòng trân trọng, nâng niu vẻ đẹp thiên nhiên, "tôi" cũng nhận ra những bông hoa chính là "người đưa đường" cho mình trong khu vườn rộng lớn.


Bên cạnh tình yêu thiên nhiên, tác giả còn gửi gắm bài học ý nghĩa về lòng yêu thương. Đó là tình thương bao la, vô bờ mà bố dành cho "tôi". Bố tận tình chỉ bảo, dạy dỗ "tôi" về mọi thứ xung quanh. Khi "tôi" đứng trước khó khăn, bố luôn nhẹ nhàng động viên, an ủi "Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng.". Không chỉ dành tình cảm thương yêu tới các thành viên của gia đình, bố còn luôn quan tâm, để ý tới mọi người. Khoảnh khắc biết có ai đó gặp nạn ngoài bờ sông, bố vội vàng tới mức "quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra". Bố không chút chần chừ mà lao mình xuống dòng nước, kịp thời cứu sống thằng Tí - bạn của "tôi". Lớn lên từ những bảo ban ở bố, "tôi" cũng rèn luyện cho mình tấm lòng nhân ái, biết yêu thương. "Tôi" luôn kính trọng, biết ơn bố, coi bố là món quà "bự" nhất của mình.


Cuối cùng, qua đoạn trích, nhà văn cũng không quên gửi lời nhắn nhủ mỗi người hãy biết yêu cuộc sống. Yêu cuộc sống có thể bắt đầu từ điều giản đơn nhất: trân trọng vẻ đẹp của từng món quà. Người bố trong tác phẩm luôn biết nâng niu những món quà dù lớn hay nhỏ. Bố nhận thấy mỗi món quà đều chất chứa một ý nghĩa riêng biệt. Hay yêu cuộc sống còn là sự thích thú khi lắng nghe âm thanh tuyệt diệu của mỗi cái tên. Nhân vật "tôi" thường gọi tên bạn mình nhiều lần chỉ vì âm thanh ấy quá tuyệt diệu. "Tôi" cũng ghi nhớ lời dạy ở bố "mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu.".


Có thể thấy, những đặc sắc về mặt nghệ thuật là một yếu tố quan trọng góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Đầu tiên, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", lựa chọn điểm nhìn từ người con đã làm câu chuyện của bố và "tôi" trở nên vô cùng sinh động, chân thực. Điều đó cũng giúp nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm tư, cảm xúc. Bên cạnh đó, tác giả còn thành công trong việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói, hành động, cảm xúc. Mỗi nhân vật đều hiện lên chân thực với nét tính cách riêng biệt. Ngoài ra, việc sử dụng các hình ảnh thân thuộc, bình dị cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc.


Bằng ngòi bút sáng tạo độc đáo, lời văn nhẹ nhàng, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã nhắn nhủ tới chúng ta bài học về cội nguồn yêu thương. Mỗi người hãy biết bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.


Đoạn trích "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" sẽ mãi in sâu trong lòng bạn đọc bởi chính những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp. Tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống của các nhân vật là lời nhắc nhở chúng ta về việc sống bao dung, nhân ái hơn. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã mang đến một tác phẩm đặc sắc như vậy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 5

Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.


Nhà văn đã xây dựng một câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gửi gắm bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật chính trong bài xưng “tôi”. Ngôi nhà của cậu có một khu vườn rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Mỗi buổi chiều ra đồng về, hai bố con ra vườn thi nhau tưới. Người bố thường bảo nhân vật tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì.


Sau nhiều lần thử thách, cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Một ngày nọ, thằng Tý đem tặng bố những trái ổi to mềm. Mặc dù người bố không thích ăn ổi nhưng vẫn rất vui vẻ nhận lấy. Nhân vật tôi nhận ra bài học về những món quà mình cho đi hay mình được nhận.


Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.


Trong cuộc sống hiện đại, con người thường bị những lo toan bộn bề cuốn đi. Có đôi khi nghĩ lại, chúng ta cảm thấy hối tiếc về những ngày. Văn bản “Vừa đã đưa người đọc tìm đến với những khoảnh khắc chậm rãi, cảm nhận khoảng lặng trong cuộc đời.


Người bố đã tạo ra những trò chơi để đứa con dành thời gian trải nghiệm. Qua những trải nghiệm đó, bài học nhỏ bé đã được người bố dạy cho con về tình yêu thương và sự biết ơn. Người bố trong câu chuyện đã dạy cậu cách yêu thương, quan tâm đến từng đóa hoa, ngọn cỏ.


Từ đó, chúng ta đã học được sự yêu thương, học được sự tự tin, học được là mình cần quan tâm đến người khác. Dường như, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta rằng chỉ cần bạn biết lắng nghe thêm một chút, chú ý mọi thứ xung quanh hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy thế giới này đáng quý vô cùng.


Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã mở ra trước mắt người đọc những bài học đơn giản mà sâu sắc. Mỗi người từ đó sẽ biết trân trọng hơn những điều tưởng chừng là bé nhỏ nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 6

“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện đơn giản nhưng đem đến cho người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống.


Nhân vật chính trong truyện là một cậu bé. Trong khu vườn nhà cậu có trồng rất nhiều hoa. Cứ mỗi buổi chiều, hai bố con cậu ra vườn thi nhau tưới cây. Bố thường bảo cậu bé nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì.


Cậu bé đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, cậu nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.


Câu chuyện của cậu bé đã đưa người đọc tìm về những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Người bố đã tạo ra những trò chơi để giúp cậu bé rèn luyện mọi giác quan. Nhưng ý nghĩa của những trò chơi không chỉ dừng lại ở đó.


Bố đã dạy cho cậu cả những bài học sâu sắc trong cuộc sống: biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt là hình ảnh cuối truyện “những bông hoa chính là người đưa đường” gửi gắm thông điệp thiên nhiên chính là những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Khi chúng ta cảm mọi thứ bằng lòng yêu mến, kiên nhẫn và chân thành, sẽ tìm được con đường của riêng mình.


Bên cạnh đó, câu chuyện về món quà của thằng Tý cũng gợi cho người đọc một bài học. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng – thằng Tý: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”.


Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì Tý mà ăn. Tuy chỉ là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp vì món quà đó. Bởi vậy dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện nét đẹp của mình.


Với giọng văn hồn nhiên, văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đã đem đến cho bạn đọc một câu chuyện nhẹ nhàng, thú vị mà ý nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 7

Truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã đưa chúng ta đến với những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Đó là những bài học nhỏ nhặt mà người bố dạy cho con về tình yêu thương và sự biết ơn.


Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất với nhân vật kể chuyện là một cậu bé ham học hỏi và có tài đoán trúng nhiều sự vật. Mở đầu văn bản là lời giới thiệu của “tôi” về khu vườn bố trồng sau nhà. Bố đã rèn luyện tính kiên nhẫn cho cậu bằng cách “bảo tôi nhắm mắt lại,sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một” và yêu cầu “tôi” đoán xem đó là loài hoa gì. Ban đầu, cậu còn nói sai rất nhiều, tuy nhiên cậu không hề nản chí mà vẫn tiếp tục luyện tập dưới sự động viên của bố. Chẳng mấy chốc, “tôi” đã có thể nhắm mắt đoán được hết tất cả các loài hoa trong vườn.


Từ đây cậu phát hiện mình có tài năng đoán trúng hết các sự vật. Không chỉ dừng lại ở tài đoán hoa, “tôi” còn có khả năng tìm đồ vật mà không cần mở mắt. Thậm chí, “tôi” còn đoán được khoảng cách thông qua tiếng bước chân. Chú Hùng đã rất ngạc nhiên mà thốt lên rằng:”Cháu có con mắt thần”. Tuy nhiên, tài năng ấy không chỉ dừng lại ở trò chơi đơn thuần mà nó đã giúp nhân vật “tôi” cứu thằng Tí khỏi nạn chết đuối. Sự phát hiện kịp thời ấy đã khiến mọi người vô cùng cảm phục, biết ơn.


Không những vậy, nhân vật “tôi” còn là một người nhân hậu, luôn yêu thương, trân quý những phút giây bên gia đình và người thân yêu. Cậu yêu cái tên của thằng Tí tới nỗi cảm thấy “tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát”. Lúc nhắm mắt, chạm tay rồi gọi tên từng món quá, cậu vô tình chạm phải tay bố nhưng hóm hỉnh la lên:”A! Món quá của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!” Câu nói ấy đã cho thấy được tình cảm mà “tôi” dành cho người bố kính yêu của mình.


Đặc biệt, nhân vật “tôi” còn có tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên thông qua cuộc trò chuyện tưởng tượng cuối văn bản. “Tôi” coi “khu vườn là món quà bất tận” còn”những bông hoa chính là người đưa đường!”. Điều khiến nhân vật “‘tôi” có thể đoán trúng tên các loài hoa mà không cần mở mắt là bởi “tôi” dành hết tình cảm, tâm trí của mình để thấu hiểu và yêu mến những loài hoa.


Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý già thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái!”. Với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp.


Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật “tôi” để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Cậu có một gia đình tuyệt vời, mà ở đó người bố đã dạy cho cậu nhiều điều thật thú vị. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống, một bài học giá trị và ý nghĩa biết bao.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 8

Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã rất thành công khắc họa hình ảnh của nhân vật người bố với nhiều điểm đặc biệt và thú vị, để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.


Sau quãng thời gian làm việc vất vả, người bố vẫn dành thời gian để sáng tạo ra những trò chơi thú vị cho đứa con của mình. Những trò chơi đó đặc biệt và hấp dẫn hơn những trò chơi khác ở chỗ nó đã giúp cho cậu bé rèn luyện được mọi giác quan của mình. Nhưng ý nghĩa của những trò chơi không chỉ dừng lại ở đó. Bố đã dạy cho cậu cả những bài học sâu sắc trong cuộc sống là biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như phải trân trọng mọi thứ xung quanh mình.


Bố còn là người rất yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn con ra vướn và cùng thi nhau tưới. Cả những lúc rảnh rỗi, bố cũng cùng con ra vươn ngắm hoa và chơi trò chơi. Những trò chơi bố sáng tạo ra cho con mình hầu như đều diễn ra trong khu vườn hoa xinh đẹp ấy. Từ những điều đó có thể thấy, bố là một người rất yêu thương, nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của sự sống.


Bên cạnh đó, câu chuyện về món quà thằng Tý với cách cư xử của bố cũng đã khiến ta học được một bài học có ý nghĩa. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng – thằng Tý: “Trái ối to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã”. Vậy nên dù người bố rất ít khi ăn ổi, nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra, dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản, nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi cho dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện được nét đẹp của mình.


Thông qua những chi tiết miêu tả hình ảnh, lời nói và hành động của người bố, ta có thể hình dung được người bố giống như tấm gương để đứa con noi theo. Đó là một người bố hết lòng yêu thương con, yêu thiên nhiên và yêu vạn vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 9

Bằng tình yêu thương vô bờ đối với trẻ em, thiên nhiên và cuộc sống, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị qua đôi mắt trẻ thơ của nhân vật "tôi". "Tôi" trong văn bản ẩn chứa tình yêu thương sâu sắc với tự nhiên và gia đình.


Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất xưng "tôi". Người kể chuyện là một cậu bé ham học hỏi và có tài đoán trúng nhiều sự vật. Mở đầu văn bản là lời giới thiệu của nhân vật "tôi" về khu vườn bố trồng sau nhà. Bố đã rèn luyện tính kiên nhẫn cho cậu bằng cách "bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một và yêu cầu nhân vật "tôi" đoán xem đó là loài hoa gì. Ban đầu, cậu còn nói sai rất nhiều. Tuy nhiên, cậu không hề nản chí mà vẫn tiếp tục luyện tập dưới sự động viên của bố. Chẳng mấy chốc, "tôi" có thể nhắm mắt đoán hết loài hoa trong vườn.


Từ đây, cậu phát hiện mình có tài năng đoán trúng hết các sự vật. Không dừng lại ở tài đoán hoa, "tôi" có khả năng tìm đồ vật mà không cần mở mắt. Thậm chí, "tôi" còn đoán được khoảng cách thông qua tiếng bước chân. Chú Hùng đã rất ngạc nhiên mà thốt lên rằng: "cháu có con mắt thần". Tuy nhiên, tài năng ấy không chỉ dừng lại ở trò chơi đơn thuần mà nó đã giúp "tôi" cứu thằng Tí khỏi nạn chết đuối. Trong lúc mọi người không biết tiếng hét từ đâu vọng tới thì "tôi" nhanh chóng nói ngay: "Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!". Sự phát hiện kịp thời ấy đã khiến cho mọi người vô cùng cảm phục, biết ơn.


Không những vậy, nhân vật "tôi" còn là người có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương, trân quý những phút giây bên gia đình và người thân yêu. Cậu yêu cái tên của thằng Tí tới nỗi cảm thấy "tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát". Lúc nhắm mắt, chạm tay rồi gọi tên từng món quà, cậu vô tình chạm phải tay bố nhưng hóm hỉnh la lên rằng: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!". Câu nói ấy đã cho thấy được tình cảm mà "tôi" dành cho người bố kính yêu của mình.


Đặc biệt, nhân vật "tôi" có một tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên thông qua cuộc trò chuyện tưởng tượng cuối văn bản. "Tôi" coi "khu vườn là món quà bất tận" còn "Những bông hoa chính là người đưa đường!". Điều khiến nhân vật "tôi" có thể đoán trúng tên các loài hoa mà không cần mở mắt là bởi "tôi" dành hết tình cảm, tâm trí của mình để thấu hiểu và yêu mến những loài hoa.


Có thể nói, bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" đã tự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của riêng mình. Ngoài ra, hình ảnh gần gũi, quen thuộc, từ ngữ giàu sức gợi đã góp phần miêu tả tính cách, đặc điểm của nhân vật "tôi".


Thông qua nhân vật "tôi", nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần muốn bày tỏ cái nhìn trìu mến với trẻ thơ. Đồng thời, ông thể hiện tấm lòng yêu thương tha thiết đối với con người, cuộc sống xung quanh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 10

Đọc đoạn trích "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, ta không khỏi ấn tượng trước khả năng đoán đồ vật, tình yêu thiên nhiên và tình yêu thương gia đình của nhân vật "tôi". Chắc hẳn, nhân vật "tôi" đã đem đến cho độc giả những cảm xúc không thể nào quên.


Trước hết, ta thấy được tính kiên nhẫn, ham học hỏi ở "tôi" khi cậu cố gắng luyện tập "nhắm mắt sờ những bông hoa rồi đoán". Mặc dù ban đầu còn đoán sai nhưng cậu không vì thế mà buông xuôi, nản chí. Cậu luôn tiếp thu những bài học quý báu mà bố đã dạy với một thái độ cởi mở, vui vẻ.


Thông qua những lần chơi trò chơi cùng bố, người đọc dễ dàng nhận ra tài năng đoán trúng các sự vật của nhân vật "tôi". Chẳng mấy chốc, "tôi" đoán được hết vườn hoa bằng cách nhắm mắt và chạm vào cánh của chúng. Sau này, bố tăng độ khó lên thông qua việc giấu kẹo trong nhà để "tôi" tìm thấy. Không lâu sau, cậu đã có thể đoán chính xác khoảng cách thông qua tiếng bước chân khiến cho chú Hùng ngạc nhiên tới nỗi phải thốt lên "cháu có đôi mắt thần". Đôi mắt ấy đã cứu giúp thằng Tí thoát khỏi nạn đuối nước làm cho mọi người ngỡ ngàng, cảm phục. Một thời gian sau, cậu lại tiếp tục thực hành bằng cách ngửi và đoán tên loài hoa. Không nằm ngoài dự đoán, "tôi" hoàn toàn chiến thắng trò chơi này.


Nổi bật ở nhân vật "tôi" hơn cả là tình yêu gia đình và sự trân quý những "món quà". Cậu yêu cái tên của thằng Tí vì "thấy tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát". Đối với cậu, bên cạnh "khu vườn là món quà bất tận", cậu yêu bố và coi bố là món quà giá trị nhất của mình. Câu nói "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá" đã cho thấy tình cảm gắn kết, sâu nặng mà "tôi" dành cho người bố thân thương.


Bên cạnh đó, tình yêu thiên nhiên luôn tràn đầy trong trái tim cậu bé. Sở dĩ "tôi" có thể đoán hết loài hoa và coi "những bông hoa chính là người đưa đường" bởi nó xuất phát từ tình cảm chân thành mà cậu dành cho tự nhiên. Ngay cả khi nhắm mắt thì hương sắc của bông hoa vẫn sẽ luôn dẫn ta đi đúng hướng.


Có thể nói, qua việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", tác giả đã để nhân vật tự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của riêng mình đối với gia đình, người thân và cả những loài hoa tươi thắm. Ngôn từ giàu sức gợi, hình ảnh trong sáng góp phần thể hiện cái nhìn hồn nhiên, vô tư của nhân vật.


Thông qua nhân vật "tôi", nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ tươi mới, ấm áp của trẻ thơ. Đồng thời, bộc lộ tình yêu gia đình, thiên nhiên, cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 11

Nguyễn Ngọc Thuần là một trong những cây bút trẻ của thế kỷ XXI và được biết đến như một nhà văn đầy triển vọng của dòng văn xuôi đương đại. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của anh có thể kể đến Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Bằng tình yêu thương vô bờ đối với trẻ em, thiên nhiên và cuộc sống, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị qua đôi mắt trẻ thơ của nhân vật "tôi". "Tôi" trong văn bản ẩn chứa tình yêu thương sâu sắc với tự nhiên và gia đình.


Cuộc sống hiện đại xô bồ cuốn ta theo vòng xoay của công việc và cuộc sống đầy vật chất. Đưa người đọc rời xa những tấp nập ấy, truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ dẫn ta đến với những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Đó là những bài học nhỏ nhặt mà người bố dạy cho con về tình yêu thương và sự biết ơn. Câu chuyện như lời nhắc nhở thủ thỉ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần rằng hãy biết lắng nghe thêm một chút, tìm hiểu vạn vật xung quanh, ta sẽ thấy thế giới này đáng yêu, đáng quý biết nhường nào. Những điều đó, ta đã tìm thấy được ở nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, ở Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và đặc biệt là ở cả nhân vật tôi trong câu chuyện.


Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật tôi là cậu bé khoảng 10 tuổi, sống ở nông thôn, nơi không có những trò chơi điện tử và mạng internet. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Có thể thấy, người kể chuyện là một cậu bé ham học hỏi và có tài đoán trúng nhiều sự vật. Rõ ràng, tài năng ấy của cậu bé không phải bẩm sinh mà có, tài năng ấy có được là do luyện tập. Bố đã rèn luyện tính kiên nhẫn cho cậu bằng cách "bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một và yêu cầu nhân vật "tôi" đoán xem đó là loài hoa gì. Ban đầu, cậu còn nói sai rất nhiều. Bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng. Trước khó khăn, những lần đoán sai liên tiếp, cậu không hề nản chí mà vẫn tiếp tục luyện tập dưới sự động viên của bố. Sự kiên trì của hai bố con cậu bé đã được đền đáp. Nhân vật tôi bắt đầu đoán đúng tên các loài hoa trong vườn. Sau đó, cậu luyện tập đoán khoảng cách giữa những khóm hoa. Ngày qua ngày, dần dần hình thành cho cậu tài năng đoán trúng sự vật và khoảng cách của chúng. Ở hành động này, trước hết, ta thấy được tính kiên nhẫn, ham học hỏi ở "tôi" khi cậu cố gắng luyện tập "nhắm mắt sờ những bông hoa rồi đoán". Mặc dù ban đầu còn đoán sai nhưng cậu không vì thế mà buông xuôi, nản chí. Cậu luôn tiếp thu những bài học quý báu mà bố đã dạy với một thái độ cởi mở, vui vẻ. Chính thái độ này đã khiến cậu tiếp thu những nét đẹp, những tinh hoa cuộc sống một cách tự nhiên.


Thông qua những lần chơi trò chơi cùng bố, người đọc dễ dàng nhận ra tài năng đoán trúng các sự vật của nhân vật "tôi". Chẳng mấy chốc, "tôi" đoán được hết vườn hoa bằng cách nhắm mắt và chạm vào cánh của chúng. Sau này, bố tăng độ khó lên thông qua việc giấu kẹo trong nhà để "tôi" tìm thấy. Bằng sự kiên nhẫn, lòng ham học hỏi, không ngại khó khăn tập luyện, "tôi" đã hoàn thành tất cả những khoảng cách ấy. Không lâu sau, cậu đã có thể đoán chính xác khoảng cách thông qua tiếng bước chân khiến cho chú Hùng ngạc nhiên tới nỗi phải thốt lên "cháu có đôi mắt thần". Ta có thể nhận ra triết lý không một thiên tài nào tự nhiên sinh ra mà không trải qua luyện tập được tác giả khéo léo cài cắm trong câu chuyện này. "Đôi mắt thần" của nhân vật "tôi" có được là do sự kiên trì luyện tập, ham học hỏi, lòng yêu thiên nhiên và những sự vật xung quanh tạo thành. Chính đôi mắt ấy đã cứu giúp thằng Tí thoát khỏi nạn đuối nước làm cho mọi người ngỡ ngàng, cảm phục. Một thời gian sau, cậu lại tiếp tục thực hành bằng cách ngửi và đoán tên loài hoa. Không nằm ngoài dự đoán, "tôi" hoàn toàn chiến thắng trò chơi này. Thông qua những bài học, những lần luyện tập, nhân vật "tôi" đã hoàn toàn có thể cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan của mình, không chỉ đôi mắt. Lòng yêu đời, trân quý vạn vật xung quanh cũng dần được hình thành từ đó.


Không những vậy, nhân vật "tôi" còn là người có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương, trân quý những phút giây bên gia đình và người thân yêu. Cậu yêu cái tên của thằng Tí tới nỗi cảm thấy "tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát". Lúc nhắm mắt, chạm tay rồi gọi tên từng món quà, cậu vô tình chạm phải tay bố nhưng hóm hỉnh la lên rằng:


"A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!".


Câu nói ấy đã cho thấy được tình cảm mà "tôi" dành cho người bố kính yêu của mình. Rõ ràng, việc nhắm mắt và cảm nhận mọi việc khiến cho nhân vật "tôi" được gần gũi hơn với cuộc đời. Cậu coi tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là gia đình, là những món quà do cuộc đời ban tặng. Chính tư duy ấy khiến cậu quý trọng những người xung quanh và luôn yêu mến tất cả mọi người. Đây cũng chính là một trong những bài học mà nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm trong tác phẩm của mình, rằng tình yêu cuộc đời, lòng trân trọng gia đình và yêu mến những người xung quanh cần được bồi đắp cho con trẻ một cách tự nhiên, đồng thời cần bồi đắp thế giới tâm hồn cho con trẻ. Nhân vật "tôi" đã nhắm mắt, đúng như nhan đề của tác phẩm, để cảm nhận cuộc đời, cảm nhận những người xung quanh và dành tình yêu cho những gì bản thân mình cảm nhận được. Tình yêu ấy được người bố bồi đắp cho con mình một cách tự nhiên, khéo léo và đầy tinh tế.


Bên cạnh đó, tình yêu thiên nhiên luôn tràn đầy trong trái tim cậu bé. Sở dĩ "tôi" có thể đoán hết loài hoa và coi "những bông hoa chính là người đưa đường" bởi nó xuất phát từ tình cảm chân thành mà cậu dành cho tự nhiên. Không có tình yêu ấy, "tôi" không thể có đủ kiên nhẫn để tập luyện tài năng nhắm mắt đoán đúng sự vật. Tình yêu trong tim trở thành ngọn đèn soi lối, chỉ dẫn cho cậu bé những khi cậu không dùng đôi mắt để cảm nhận cuộc đời. Ngay cả khi nhắm mắt thì hương sắc của bông hoa vẫn sẽ luôn dẫn ta đi đúng hướng. Đó phải chăng cũng chính là tình yêu thiên nhiên mà nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm thông qua nhân vật của mình?


Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, ta có thể thấy thế giới được nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng vô cùng đẹp đẽ, giàu sức gợi. Với ngôn từ trong sáng, lối hành văn mang tính tượng hình cao, tác phẩm cũng như nhân vật tôi dường như hiện lên trước mắt người đọc một cách sống động như thật. Bên cạnh đó, với những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng: những đóa hoa, những món quà, tác giả đã khéo léo lồng ghép vào thế giới truyện đầy màu sắc những giá trị nhân văn sâu sắc. Trong tác phẩm này, ngôi kể thứ nhất đã phát huy tác dụng đến độ xuất sắc. Qua việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", tác giả đã để nhân vật tự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của riêng mình đối với gia đình, người thân và cả những loài hoa tươi thắm. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Người đọc như được đồng hành cùng nhân vật trong từng bài học được người cha truyền dạy. Cùng với nhân vật, người đọc cũng được học cách yêu thương những loài hoa và hiểu được rằng bất cứ món quà nào cũng vô cùng quý giá và chúng ta phải biết ơn những người đã trao tặng chúng cho ta. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái!”. Với những bài học trong câu chuyện, tin rằng không chỉ cậu bé "tôi" mà cả những cô cậu bé đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ sẽ trở thành những người tốt và có nếp sống đẹp. Đồng thời qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ vỗ về, chỉ lối ta, khiến cho chúng ta sống hạnh phúc hơn mỗi ngày.


Với những giá trị về nội dung và đặc sắc trong nghệ thuật, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ xứng đáng là một thiên truyện ngắn tiêu biểu trong thế giới văn học cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, với hình tượng nhân vật tôi được xây dựng thành công, nhà văn đã khéo léo kéo gần khoảng cách giữa độc giả với những triết lý cuộc sống được lồng ghép trong tác phẩm, khiến tổng thể tác phẩm mang một vẻ đẹp nhân văn sâu sắc những gần gũi. Đó có lẽ cũng là lý do khiến cho Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III và được bạn đọc đón nhận suốt bao năm qua.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Bài văn phân tích bài "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" - mẫu 12

Giữa thế giới hiện đại ngày nay, con người luôn bận rộn, tấp nập với công việc, với cuộc sống đầy vật chất. Truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã đưa chúng ta đến với những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Đó là những bài học nhỏ nhặt mà người bố dạy cho con về tình yêu thương và sự biết ơn. Tác giả như muốn nhắn nhủ chúng ta rằng chỉ cần bạn biết lắng nghe thêm một chút, chú ý mọi thứ xung quanh hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy thế giới này đáng quý vô cùng. Những thứ đó, tôi đã học được ở cậu bé trong truyện, ở nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, và ở cả Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ…


Nhân vật tôi là cậu bé khoảng 10 tuổi, sống ở nông thôn và không hề có bất kì dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt với nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng. Mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên: “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”.


Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý già thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái!”. Với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp.


Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .