Top 8 Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất
Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” vừa giải thích tên hồ Tả Vọng – Hồ Hoàn Kiếm, một cảnh quan, một di tích lịch sử, văn hoá của cố đô Thăng Long, vừa chỉ rõ...xem thêm ...
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 1
Trong hệ thống truyền thuyết của nước ta, có lẽ Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết ít mang tính chất tưởng tượng, kì ảo nhất. Đọc tác phẩm ta như được sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng, oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Và càng thêm kính yêu hơn nữa vị anh hùng Lê Lợi đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Giặc Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ mà thực chất là sang xâm chiếm, đô hộ nước ta. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, bị quân Minh chèn ép, bức hại. Trước tình cảnh lầm than của nhân dân, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Nhưng buổi ban đầu nghĩa quân còn yếu, nhiều lần bị đánh lui. Thấy vậy, Long Quân bèn cho Lê Lợi mượn gươm thần. Nhưng cách Long Quân cho mượn gươm cũng hết sức đặc biệt, ngài không đưa tận tay cho Lê Lợi mà phải trải qua một quá trình gian nan.
Long Quân cho gươm mắc vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần, Lê Thận lần nào cũng gỡ lấy gươm rồi vứt trở lại sông, qua khúc sông khác thả lưới lại vẫn vớt được lưỡi gươm ấy. Thấy sự lạ, Lê Thận bèn mang gươm trở về. Còn chuôi gươm lại là do vị chủ tướng Lê Lợi lấy được trên cây đa. Cách cho mượn gươm của Long Vương cho thấy rằng đây là thanh gươm thần, bởi vậy không thể trao theo một cách thức dễ dàng mà phải vượt qua thử thách mới có được nó. Không chỉ vậy, hình ảnh lưỡi gươm và chuôi gươm được tìm thấy ở hai địa điểm khác nhau (dưới nước, trên rừng) cũng cho thấy muốn đánh lại kẻ thù thì toàn dân ta phải đoàn kết, hợp nhất, chỉ có như vậy mới tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi kẻ thù. Chi tiết này giúp chúng ta nhớ lại truyền thuyết Con rồng cháu Tiên khi Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển cai quản các phương, khi có việc thì đoàn kết giúp đỡ nhau. Như vậy, điều tất yếu ở đây lưỡi gươm phải tìm được ở dưới nước, chuôi gươm phải tìm thấy trên rừng, khi khớp vào nhau thì “vừa như in” thể hiện sự đồng lòng, nhất trí của toàn bộ nhân dân miền ngược và miền xuôi. Ngoài ra chi tiết Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm và bắt được chuôi gươm còn cho thấy để cuộc đấu tranh đi đến thành công còn cần đến sự anh minh, sáng suốt của người lãnh đạo và người đó chính là vị anh hùng Lê Lợi.
Có được gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, chẳng mấy chốc đã đánh lui được quân địch, khiến chúng phải rút lui về nước. Sức mạnh của thanh kiếm cũng là minh chứng cho ta thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của Lê Lợi, sự đồng lòng nhất chí của toàn dân thử thách nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng.
Quân Minh thảm bại, trở về nước, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, yên bình. Một năm sau, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Không phải lấy lại ngay lúc quân ta giành chiến thắng mà phải một năm sau, bởi lúc này nước nhà mới ổn định, kinh tế quân sự đã được phục hồi và ngày càng vững mạnh. Hình ảnh rùa vàng hiện lên giữa hồ đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống hồ sâu, mặt hồ vẫn le lói những ánh sáng. Đây là một chi tiết kì ảo mang tính thiêng liêng, huyền bí. Đồng thời chi tiết này cũng để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm). Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với chi tiết mang tính huyền bí đã góp phần thiêng liêng hóa một địa danh lịch sử.
Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trả gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung ý nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí.
Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố li kì, huyền bí với các yếu tố lịch sử, Sự tích Hồ Gươm không chỉ giải thích nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhằm ca ngợi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 2
Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,... Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.
Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được. Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dương như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ "Thuận Thiên", như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.
Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về. Qủa đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi. Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.
Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.
Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ. Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 3
Đọc truyền thuyết "Sự tích Hồ Gươm", ta không chỉ được sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thưở "Bình Ngô" mà còn được bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.
Chàng trai làm nghề đánh cá tên là Lê Thận đã vinh dự được Long Quân trao cho lưỡi gươm báu. Hai lần đầu, Lê Thận chỉ cho đó là "thanh sắt", một vật tầm thường mắc vào lưới. Mãi đến lẫn thứ ba anh đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem, rồi ngạc nhiên sung sướng reo lên: "Ha ha! Một lưỡi gươm!". Thanh sắt ấy, lưỡi gươm ấy như biết "bơi" trên sông, vì thế Lê Thận dù đã thay đổi nơi thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà "báu vật" vẫn tìm đến với anh. Chi tiết ấy gợi lên màu sắc li kì, linh nghiệm.
Lê Lợi và mấy người tuỳ tùng đến nhà Thận đã bất ngờ thấy thanh sắt "sáng rực lên" trong túp lều tối om. Khi Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm, nhưng mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Hình như Long Quân vẫn còn thử lòng người!
Chỉ đến khi bọn giặc Minh truy đuổi vô cùng nguy nan, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa, trèo lên lấy xuống mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Ba ngày sau đem tra gươm vào chuôi thì "vừa như in". Được gươm thần, các nghĩa sĩ Lam Sơn có thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu. Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi vang lên như một lời thề: "Đây là Trời có ý phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!".
Long Quân trao gươm báu cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi đã làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay chủ tướng, lưỡi gươm thần tung hoành khắp các trận địa, quân Minh bị đánh tan tác, bạt vía kinh hồn. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, càng thắng to. Lưỡi gươm thần như đã đem đến cho họ một sức mạnh vô cùng to lớn, xốc tới, đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước ta.
Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn sau mười năm gian lao và anh dũng chiến đấu, với lưỡi gươm thần Long Quân trao cho đã hoàn thành sự nghiệp cao cả mà Trời đã phó thác.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 4
Đọc truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, ta không chỉ được sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thuở "bình Ngô” mà còn được bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.
Chàng trai làm nghề đánh cá tên là Lê Thận đã vinh dự được Long Quân trao cho lưỡi gươm báu. Hai lần đầu, Lê Thận chỉ cho đó là “thanh sắt”, một vật tầm thường mắc vào lưới. Mãi đến lẫn thứ ba anh đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem, rồi ngạc nhiên sung sướng reo lên: "Ha ha! Một lưỡi gươm!". Thanh sắt ấy, lưỡi gươm ấy như biết “bơi” trên sông, vì thế Lê Thận dù đã thay đổi nơi thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà “báu vật” vẫn tìm đến với anh. Chi tiết ấy gợi lên màu sắc li kì, linh nghiệm.
Lê Lợi và mấy người tuỳ tùng đến nhà Thận đã bất ngờ thấy thanh sắt “sáng rực lên” trong túp lều tối om. Khi Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm, nhưng mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Hình như Long Quân vẫn còn thử lòng người! Chỉ đến khi bọn giặc Minh truy đuổi vô cùng nguy nan, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa, trèo lên lấy xuống mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Ba ngày sau đem tra gươm vào chuôi thì “vừa như in”.
Được gươm thần, các nghĩa sĩ Lam Sơn có thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu. Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi vang lên như một lời thề: "Đây là Trời có ý phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”.
Long Quân trao gươm báu cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi đã làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay chủ tướng, lưỡi gươm thần tung hoành khắp các trận địa, quân Minh bị đánh tan tác, bạt vía kinh hồn. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, càng thắng to. Lưỡi gươm thần như đã đem đến cho họ một sức mạnh vô cùng to lớn, xốc tới, đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước ta. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn sau mười năm gian lao và anh dũng chiến đấu, với lưỡi gươm thần Long Quân trao cho đã hoàn thành sự nghiệp cao cả mà Trời đã phó thác.
Phần cuối truyền thuyết kể lại chuyện Long Quân sai Rùa Vàng bơi theo thuyền ngự của Lê Lợi trên hồ Tả Vọng để đòi lại thanh gươm thần. Chi tiết Rùa Vàng cất tiếng nói và há miệng đớp lấy thanh Gươm rồi lại lặn sâu dưới nước; dưới mặt hồ xanh còn “sáng le lói”, đã tạo nên màu sắc thần kì thiêng liêng của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Ánh sáng le lói ấy là ánh sáng của lưỡi gươm thần, và đó cũng là ánh sáng của hồn thiêng sông núi, là hào khí Đại Việt rực sáng đến muôn đời.
Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” vừa giải thích tên hồ Tả Vọng – Hồ Hoàn Kiếm, một cảnh quan, một di tích lịch sử, văn hoá của cố đô Thăng Long, vừa chỉ rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một sự nghiệp cao cả, chính nghĩa thuận theo ý Trời (Thuận Thiên) nên đã toàn thắng. Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc; giặc nước đuổi xong rồi. Lê Lợi lại trả gươm thần cho Long Quân. Chi tiết ấy đã thể hiện một cách tuyệt đẹp lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. “Sự tích Hồ Gươm” là một huyền thoại khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho mỗi chúng ta.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 5
Có vẻ như “Sự tích Hồ Gươm” là truyền thuyết mang ít nhất đặc tính đặc trưng của những câu truyện truyền thuyết nước ta – tính kì ảo và tưởng tượng. Người đọc có thể dễ dàng thấy mình như được sống và trải nghiệm câu truyện đó – câu truyện về những năm tháng đấu tranh đầy oanh dung của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Hơn nữa, qua câu truyện này, người đọc càng thêm biết ơn người đã mang đến sự độc lập, tự do cho đồng bào – vị anh hùng Lê Lợi.
Để sang xâm lăng nước ta, quân Minh đã lấy lý do phù Trần diệt Hồ. Vì thế, cuộc sống của nhân dân lâm vào cảnh lầm than khi họ luôn luôn bị quân Minh đè nén và bức hiếp. Không thể chịu nổi cảnh đồng bào bị chèn ép, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa. Vốn nghĩa quân của ông chưa đủ mạnh nên đã thất bại nhiều lần, Long Quân thấy vậy nên đưa Lê Lợi mượn gươm thần nhưng không đưa trực tiếp mà qua một quá trình không hề dễ dàng.
Đầu tiên, Long Quân làm chiếc gươm mắc vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần. Vì lúc nào cũng vớt được lưỡi gươm dù có đã vứt trở lại sống mất lần nên ông bèn mang gươm trở về. Chuôi gươm thì được chính tay vị chủ tướng Lê Lợi mang về từ cây đa. Ta có thể dễ dàng thấy được vốn thanh gươm là gươm thần nên Long Vương không thể nào cho Lê Lợi mượn một cách dễ dàng được.
Ngoài ra, cách thử thách của Long Vương rất đặc biệt và ý nghĩa. Sự đồng lòng, hợp nhất của nhân dân trước quân địch đã được thể hiện qua hình ảnh lưỡi gươm và chuôi gươm được tìm ở hai nơi khác nhau là ở dưới nước và trên rừng. Hình ảnh này cũng khiến người đọc liên tưởng đến truyền thuyết “Con rồng cháu Tiên” – Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con lên rừng và năm mươi con xuống biển để cai quản các khu vực rồi lúc cần sẽ hợp sức lại mà giúp đỡ nhau.
Ta có thấy rõ được hai yếu tố không thể thiếu để tìm được hai phần của thanh gươm chính là nước và rừng, hơn nữa hai thứ đó lại còn “vừa như in” – điều ấy càng làm nổi bật hơn sự một lòng cùng nhau đánh giặc của nhân dân miền xuôi và ngược. Bên cạnh đó, ta còn có thể rút ra được rằng, vị thủ lĩnh của trận đấu này đã được chỉ định. Đó là một vị tướng lĩnh tài ba và đầy sáng suốt – vị anh hùng Lê Lợi.
Khi đã nắm trong tay được gươm thần, sức lực của đội quân đã tăng lên đáng kể, quân địch cứ thế dần dà bị đánh bại và phải kéo quân về nước. Một lần nữa, sức mạnh của thanh gươm khẳng định cho sự đồng lòng đoàn kết của dân tộc, kèm theo đó là sự chỉ đạo đầy sáng suốt và tài tình của Lê Lợi đã giúp cho dân tộc vượt qua được khó khăn và kẻ địch.
Sau khi quân Minh lui về nước, nhân dân ta lại được sống trong sự ấm no và hòa bình. Đến tận một năm sau, khi đất nước đã ổn định về các mặt thì Long Quân mới phái rùa vàng đi đòi lại gươm thần. Chi tiết rùa vàng nổi lên ngay giữa hồ ngậm lấy thanh kiếm rồi lặn xuống và rồi trên mặt hồ vẫn lấp lánh những ánh sáng là một chi tiết đậm chất kì ảo và thiêng liêng. Chính chi tiết này đã phần nào giải thích được cho tên gọi của hồ – hồ Hoàn Kiếm.
Không chỉ đặc biệt ở mặt nội dung, về nghệ thuật, “Sự tích Hồ Gươm” cũng được lồng ghép tài tình khi sử dụng hai câu chuyện trả gươm và mượn gươm. Mặc dù hai câu chuyện có nội dung khác nhau nhưng không hề hoàn toàn tách biệt mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Ngoài ra, “Sự tích Hồ Gươm” còn là một bản ca hòa hợp hoàn hảo giữa những nốt nhạc của sự kì ảo và những nốt nhạc của yếu tố thực.
Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố huyền bí với yêu tố lịch sử đã không chỉ giải thích được lý do ra đời cái tên của Hồ Gươm mà còn làm tôn lên sự chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 6
Các truyền thuyết kể lại về thời đại Hùng Vương, nhân vật xuất hiện thường là những nhân vật thần thoại. Càng về sau, nhân vật xuất hiện trong truyền thuyết thường là các vị anh hùng có ghi trong lịch sử dân tộc, nhân vật thần thoại chỉ xuất hiện ở những tình huống đặc biệt nhất. Đây là nhân vật Long Quân, Rùa Vàng trong truyền thuyết kể về công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm vào thời Hậu Lê, với ý nghĩa là giải thích địa danh hồ Hoàn Kiếm.
Nhân vật thần thoại xuất hiện trong truyền thuyết này là Long Quân và Rùa Vàng, còn nhân vật chính có trong sử sách là giặc Minh xâm lược và lãnh tụ nghĩa quân Lê Lợi. Từ năm 1407 đến năm 1427, triều đại nhà Minh bên Trung Quốc xua quân xâm lược và đô hộ đất nước ta. Bọn chúng rất tàn bạo và dã man. Như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo, bọn chúng:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
“Dân ta phải khổ nhục trăm đường, tiếng oan không kêu ca được” (Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim - trang 204).
Mở đầu truyền thuyết: Sự tích hồ Gươm cũng ghi lại tội ác ấy của quân Minh. Tất nhiên không cam tâm đứng nhìn quân giặc chém giết hành hạ dân mình nên “nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng”, nhưng nhiều lần bị thua. “Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc”. Người xưa tin rằng tổ tiên luôn phù hộ cho con cháu thoát khỏi hoàn cảnh ngặt nghèo. Đây là một đặc điểm về văn hóa tâm linh của người phương Đông nói chung, và người Việt nói riêng. Từ chi tiết có tính thần kì ấy mà xuất hiện các chi tiết thần kì khác ở các nhân vật tiếp theo. Trước hết là việc kéo lưới của ngư dân Lệ Thận. Kéo lưới lần thứ nhất, “chàng chỉ thấy có một thanh sắt” thay vì một mẻ cá to. Lần thứ hai cất lưới ở một chỗ khác, chàng cũng cất được thanh sắt ấy. Lê Thận vất bỏ thanh sắt xuống nước rồi tiếp tục thả lưới ở chỗ khác nữa. Lần thứ ba, cũng lại cất được thanh sắt ấy. “Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xen. Bỗng chàng reo lên: - Ha ha! Một lưỡi gươm!”.
"Lưỡi gươm” cũng chỉ là thanh sắt bình thường nếu Lê Thận không gia nhập nghĩa quân, và Lê Lợi không đến thăm nhà Lê Thận. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến thăm nhà Lê Thận. “Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm”. Trên đường tránh giặc, Lê Lợi đi ngang qua một khu rừng. Chủ tướng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa, bèn trèo lên xem thì thấy chuôi gươm nạm ngọc. “Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng”. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, kể cho họ nghe, rồi “tra gươm vào chuôi thì vừa như in”.
Lúc đó, “Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi: - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đen xương thịt của mình theo minh công, cùng lớp thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”. Người đời sau nghĩ gì về những chi tiết thần kì ấy? Khu rừng chắc có nhiều người đi qua, nhưng tại sao chuôi gươm chỉ phát sáng khi Lê Lợi bước tới đó? Tại sao Lê Lợi không phát hiện luôn cả lưỡi gươm lẫn chuôi gươm? Chuôi gươm là phần dùng cầm để chiến đấu hoặc để chỉ huy. Có lẽ Long Quân đã biết Lê Lợi có mạng đế vương nên mới cho gặp chuôi gươm, còn Lê Thận gặp được lưỡi gươm Thuận Thiên. Trước mặt quân sĩ, Lê Thận thành kính dâng gươm cho Lê Lợi, và cho rằng “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn” há chẳng phải là đòn tâm lí làm cho thanh thế và nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng sao? Long Quân là một vị thần khởi đầu dân tộc bao giờ cũng sáng suốt, khi giúp con cháu bao giờ Ngài cũng đặt sự vật, sự việc vào đúng hoàn cảnh, đúng người như đặt thanh gươm Thuận Thiên vào tay Lê Lợi để Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh.
Truyền thuyết kể tiếp việc “Gươm thần mở đường cho lọ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước”. Phần cuối của truyền thuyết là cảnh vua Lê Lợi trả lại gươm thần. Khung cảnh hồ Tả Vọng lúc ấy cũng thật kì ảo. Hiện tượng Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng cũng vậy, nhưng cũng rất phù hợp với hiện tượng kì ảo trong việc trao gươm thần. Hãy tưởng tượng cảnh rùa há miệng đớp lấy thanh gươm. “Gươm và rùa đã chạm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”. Đấy cũng là hình ảnh giải thích việc đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm, và thể hiện lòng yêu hòa bình của người Việt Nam.
Tóm lại, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm xuất hiện vào thời trung đại tuy có những hình ảnh kì ảo nhưng tính chất lịch sử rõ ràng hơn bởi có sự xuất hiện của những nhân vật thực có ghi trong sử sách. Thông qua việc giải thích hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, truyền thuyết chỉ ra rằng cuộc chiến đấu có chính nghĩa thì sẽ chiến thắng. Chính nghĩa ấy chính là sự khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam ở bất kì thời đại nào.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 7
“Sự tích Hồ Gươm” là một trong những câu chuyện nằm trong hệ thống truyền thuyết về khởi nghĩa Lam Sơn ca ngợi đề cao người anh hùng Lê Lợi. Đồng thời, truyện còn đề cao tinh thần toàn dân đoàn kết một lòng chống lại giặc ngoại xâm và tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời là lời giải thích về tên gọi của hồ Hoàn Kiếm nhuốm màu sắc thần kì.
Truyện được mở đầu vào thời điểm nguy nan của đất nước: giặc Minh đang đô hộ nước ta với những chính sách tàn bạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra những liên tiếp gặp thất bại vì nhiều khó khăn. Truyện kể về việc Lê Lợi được Đức Long Quân cho mượn gươm thần là một hạt nhân trong chuỗi truyện kể về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đề cao người anh hùng Lê Lợi và tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Thông qua hình tượng thanh gươm thần, truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tinh thần đoàn kết chiến đấu, chủ nghĩa anh hùng tập thể, sự gắn bó đoàn kết cộng đồng. Sức mạnh toàn dân đánh giặc đã được khúc xạ qua nhãn quan thần kì hóa của người xưa với sự xuất hiện của thanh gươm thần. Thanh gươm chính là đại diện cho sức mạnh thần kì của dân tộc ta. Long Quân đã cho nghĩa quân mượn gươm với sự phân tách: lưỡi gươm được Lê Thận bắt được dưới biển và chuôi gươm được Lê Lợi phát hiện trên ngọn cây đa (núi rừng), khi hợp lại thì vừa như in, tạo thành thanh gươm sáng rỡ hai chữ “Thuận Thiên” và đem đến những chiến công lừng lẫy, vang dội của nghĩa quân Lam Sơn. Thanh gươm thần đã làm sức mạnh của nghĩa quân tăng lên gấp bội, thể hiện sức mạnh thần kì về truyền thống anh hùng của dân tộc và sự nhất trí, đồng lòng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, từ miền ngược đến miền xuôi, từ vùng núi đến miền biển. Gươm ngời sáng hai chữ Thuận Thiên đã đề cao vai trò của người anh hùng- chủ tướng Lê Lợi, đồng thời cho thấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hoàn toàn chính nghĩa và thuận với ý trời.
Trong tác phẩm việc Đức Long Quân cho Rùa vàng đòi lại gươm và vua Lê trả gươm là chi tiết mang yếu tố thần kì, rất đặc trưng cho truyền thuyết. Sự xuất hiện của Rùa Vàng đã thể hiện ý nghĩa của thần Kim Quy trong tâm thức dân gian. Rùa là hình tượng gắn liền với đời sống vật chất và tâm linh của người Việt cổ. Hình tượng thần Kim Quy cũng đã xuất hiện trong truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, ban cho vua móng vuốt làm lẫy nỏ thần. Còn trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, hình aarnh Rùa Vàng hiện lên đòi gươm giữa hồ Tả Vọng như sự tiếp nối truyền thống trong mạch nguồn tư tưởng, tinh thần dân tộc. Rùa Vàng cùng với Long Quân là hiện thân, là ý niệm ẩn dụ của người xưa về sức mạnh tinh thần của tổ tiên bảo trợ cho hòa bình, độc lập dân tộc. Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm và vua Lê trả gươm là chi tiết mang nhiều ý nghĩa biểu trưng đất nước đã thanh bình, việc hoàn lại gươm báu là ẩn dụ cho việc cất bỏ binh đao, thể hiện ý niệm ẩn dụ về khát vọng hòa bình.
Câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” còn là lời giải thích của nhân dân ta về tên gọi của hồ, xuất hiện sau tên gọi Tả Vọng và gắn liền với những sự tích, chiến công của người anh hùng Lê Lợi. Từ đó, Hồ Gươm trở thành biểu tượng cho các phương diện tiêu biểu trong truyền thống, văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội.
Như vậy, thông qua nhãn quan thần kì hóa cùng trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta, tác phẩm “Sự tích Hồ Gươm” ra đời đã thể hiện tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước và làm nổi bật hình tượng của người anh hùng Lê Lợi. Câu chuyện này còn thể hiện sự khúc xạ, cách giải thích của nhân dân đối với tên gọi của hồ Hoàn Kiếm.
Bài văn phân tích truyện "Sự tích Hồ Gươm" - mẫu 8
Truyền thuyết về Hồ Gươm xoay quanh việc Lê Lợi được Long Quân cho mượn thanh gươm thần ở đất Lam Sơn – Thanh Hóa để đánh đuổi giặc Minh và việc Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm ở hồ Tả Vọng – Hà Nội khi nước nhà đa được độc lập. Truyện được kể lại bằng những chi tiết li kì, hoang đường, nhưng vẫn có cái lõi sự thật lịch sử. Đó là Lê Thận ở Mục Sơn, bạn làng chài của Lê Lợi, đánh cá trên bờ sông Mục và được một lưỡi gươm. Đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh thăng giặc Minh của Lê Lợi. Đó còn là hồ Tả Vọng, sau thế kỉ XV mói đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm… Cái thực và cái ảo hòa quyện với nhau, tạo nên ý nghĩa và sức hấp dẫn của truyện.
Truyền thuyết về Hồ Gươm đã sử dụng một mô típ quen thuộc mô típ trao gưom thẩn giúp người anh hùng cứu dân cứu nước, như truyền thuyết “Thanh gươm ông Tú” trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc hay “Truyện Nguyễn Huệ được gươm thần”m. trong hệ thống truyền thuyết về Nguyền Huệ. Ở trayện này, mô típ đẹp và giàu ý nghĩa đó được găn với sự nghiệp cứu nước của người anh hùng áo vải đất Lam Sơn và Lê Lợi, tạo nên hình tượng trung tâm: gươm thần tỏa sáng! 1. Lê Lợi được gươm thần.
Lê Thận và Lê Lọi được gươm thần không phải ở một thế giới siêu nhiên kì ảo, mà ở những địa điểm rất thực, ngay trên quê hương của họ. Lê Thận gặp lưỡi khi kéo lưới. Lê Lợi được chuôi gươm trên đường chạy giặc trong rừng. Gươm thần là tượng trưng cho sức mạnh cứu nước của nhân dân ta. Lưõi gươm ở dưới nước, chuôi gươm trên rừng: điều đó cũng có nghĩa là khả năng cứu nước ở khắp nơi, từ miền sông nước đến vùng rừng núi đều một lòng cứu nước. Có dị bản kể rằng thanh gươm Lê Lợi nhận được thì lưỡi ở đáy sông, chuôi gưom từ trong lòng đất, vỏ gươm trên ngọn cây. Một thanh gươm từ ba chiều không gian qui tụ lại. Gươm chờ người, chọn người mà dâng và người đã nhận gưom báu. Đoạn kể Lê Thận được lưõi gưom rất hấp dân: hai lần chàng đã vứt đi và cuối cùng gươm vân chui vào lưới. Chỉ có gươm thần thì mới như vậy và ở đây, gươm đã tìm đúng đến người để trao (cũng giống như chuôi nạm ngọc đã đến với Lê Lợi trên ngọn cây đa trong rừng).
Chuyện được gươm đã kì lạ, khi khớp lại còn kì lạ hơn. Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng, hai vật xa nhau là vậy, tưởng không có gì liên quan tới nhau, nhưng khi khớp lại thì vẩn như in, đã nói lên nguyện vọng của dân tộc là sự nhất trí. Việc giúp đỡ của Tròi, của vua Rồng Lạc Long Quân của Rùa Vàng… khăng định thêm nhat trí đó. Các bộ phận của gươm khốp vào nhau, đây là hình ảnh dân tộc trên dưới đồng lòng, họp nhau tạo thành sức mạnh cứu nước.
Nhưng ai là ngưòi được nhận gươm thiêng? Chính là Lê Lọi, ngưòi anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Trước khi đến với Lê Lợi, các bộ phận của gươm đều qua tay thần linh. Gươm lây từ đát và nước. Đất nước, dân tộc đã rèn thanh gươm báu đó, cất giấu nó đi, để khi cần thì trao cho người anh hùng. Gươm sáng ngòi hai chữ “Thuận Thiên ” – có nghĩa là họp ý trời. Thuận Thiên chỉ là cái vỏ hoang đường để nói lên điều sâu kín là ý muôn dân. Trời tức dân tộc, nhân dân đã trao cho Lê Lợi trách nhiệm. Nhận gươm là nhận sứ mạng đánh giặc cứu nước. Trao gươm cho Lê Lọi, nhân dân đã khăng định vai trò “minh chủ” của ông trong cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn.
.
Thanh gươm nhà Lê Lợi đâu phải là gươm thường, mà là gươm thần, là khí thiêng của đâ't tròi, sông núi, là khát vọng niềm tin, sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân khắp mọi miền đất nước kết thành. Gươm thần chỉ núi núi tan, chỉ sông sông cạn. Sức mạnh của nó là vô địch. Vì vậy mà nó tỏa ánh sáng khác thường. Lúc ở nhà Lê Thận, gươm tỏa sáng ở góc nhà tối. Cuộc khỏi nghĩa chống quân Minh không phải bắt đầu từ triều đình mà bắt đầu từ chốn thôn cùng ngõ hẻm, từ núi rừng Lam Sơn. Chính từ nhân dân, cuộc khởi nghĩa đã được nhóm lên. Thanh gươm tỏa sáng như thúc giục lên đường.
Lúc Lê Lơi bị giặc đuổi trong rừng, chuôi gươm cũng tỏa ra một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Anh sáng đó củng cố niềm tin, đem đến sức mạnh cho người anh hùng trong những ngày cuộc kháng chiến còn gian nan vất vả. Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp người xung quanh Lê Lợi. Lệ Thận nhận được gươm thần cho nên đã lôi kéo được rất nhiều người theo mình. Anh sáng của thanh gươm là ánh sáng của chính nghĩa. Lúc chiến đấu, gươm sáng rực biểu hiện tinh thần, khí thế sức mạnh của nghĩa quân. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Khi gươm được trả cho Rùa Vàng: ánh sáng vẩn còn le lói như ánh sáng của chính nghĩa, hào quang của thắng lợi còn lưu lại mãi muôn đời.
Dân gian đã sáng tạo nên trong truyền thuyết này hình tượng “gươm thần tỏa sáng” vừa đẹp vừa dồi dào ý nghĩa để huyền thoại hóa câu chuyện người anh hùng áo vải đất Lam Sơn lảnh đạo nhân dân đánh tháng giặc Minh xâm lược. “Gươm thân tỏa sáng” trở thành biểu tượng của sức mạnh nhân dân chống ngoại xâm đã được miêu tả bằng những chi tiết hoang đường, những chữ dùng trang trọng, càng tôn thêm vẻ trang nghiêm và thiêng liêng cho câu chuyện kể, đem đến cho ngưòi đọc niềm tự hào mảnh liệt về một dân tộc anh hùng trong một thời kì rực rỡ chiến công không thể nào quên.
Mô típ “trao gươm thần” ta có thể gặp ở nhiều truyện, nhưng chi tiết “trả gươm thần” thì đường như chỉ có ở truyền thuyết này – đó là nét độc đáo và nên thơ của truyện. Đất nước đã thanh bình, nhưng sao Rùa Vàng lại đòi gươm và nhà vua lại trả gươm? Xây dựng chi tiết này, truyện muôh nêu lên một tư tưởng, tình cảm lớn đã thành truyền thong của dân tộc ta là yêu hòa bình. Rùa Vàng theo lệnh Long Quân đòi lại gươm thần vì nhiệm vụ đánh giặc của Lê Lợi đã hoàn thành và nhà vua trả gươm thần củng vì lẽ đó. Đất nước đã hết giặc giã. Không cần cầm gươm nửa mà cần dụng cụ sản xuất. Lê Lợi vân là hoàng đế, tiếp tục xây dựng đất nước. Nhưng ánh gươm dưới mặt hồ xanh vân le lói hào quang chính nghĩa và chiến thắng, vẫn sẵn sàng khí thế quyết tâm đánh giặc. Cảnh trả gươm thần cũng được nhân gian huyền thoại hóa như câu chuyện gươm thần, nhưng các chi tiết hoang đường ở đây thật là sáng tạo và tinh tế (lưỡi gươm tự nhiên động đậy, rùa biết nói, đớp lây thanh gươm nhanh như căt…) đã dựng nên một cảnh tượng trang nghiêm và thiêng liêng ít thấy. Cảnh tượng này có khác gì một buổi bàn giao nhiệm vụ của hai thời kì kịch sử để đưa dân tộc bước sang một trang mới?
Truyền thuyết về Hồ Gươm là huyền thoại về ngưòi anh hùng cứu nước Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Minh đem lại nền độc lập tự chủ cho đất nước. Dân tộc anh hùng đó cũng là dân tộc thiết tha yêu hòa bình. Lê Lọi đã nhận được gươm thần để chiến thăng giặc Minh nhưng cũng đã trả lại gươm báu khi đất nước thanh bình. Truyện ngòi lên ánh sáng của thanh gươm thần – ánh sáng của chính nghĩa, của niềm tin, của chiến thắng – đã tô điểm thêm vẻ đẹp của người anh hùng cứu nước, ca ngọi sức mạnh kháng chiến của nhân dân. Sử dụng một cách sáng tạo mô tip trao gươm thần cho người anh hùng cứu dân, cứu nước nhưng lại có thêm chi tiết trả “gươm thần” rất độc đáo và thú vị, các tác giả dân gian đã làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dân, chủ đề truyện thêm sâu sắc, trọn vẹn, đã giải thích cái tên Hồ Gươm một cách thật nên thơ và có ý nghĩa. Hồ’Gươm vốn đã đẹp lại càng đẹp thêm vì nó gắn với những trang sử vàng chói lọi của cha ông và ngưòi anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Hô Gươm đã đi sâu vào lịch sử dân tộc, bởi chính lịch sử dân tộc đã làm đậm thêm tên hồ bằng một truyền thuyết dân gian đẹp và thi vị…
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .