Top 8 Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương (lớp 5) hay nhất

8402

Những dịp lễ hội từ lâu đã trở thành một truyền thống, là đại diện cho nền văn hóa Việt Nam. Trong chương trình lớp 5, chúng ta sẽ bắt gặp những dạng bài miêu...xem thêm ...

Top 0
(có 7 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 1

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”


Hằng năm,cứ đến này giỗ tổ Hùng Vương là em lại được bố mẹ cho đi đến đền Hùng ở Phú Thọ để tham dự buổi lễ này. Hình ảnh buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương đã in đậm trong tâm trí em.


Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này là tất cả mọi người từ mọi cùng miền không kể là ở Bắc , Trung , Nam đều đổ về đền Hùng để tham dự buổi lễ thiêng liêng này. Chính vì vậy mà số lượng người tham dự vô cùng đông nên rất nhộn nhịp và tưng bừng. Ai cũng ăn mặc thật đẹp, trang trọng và đầy phù hợp để vào thắp hương vua Hùng. Do số lượng đông nên mọi người đều không đi xe mà sẽ đi bộ một đoạn dài để tránh tắc đường trông như đi trẩy hội. Ai đấy đều tươi cười hớn hở và trên khuôn mặt lúc nào cũng nở một nụ cười thật tươi.


Sau đó mọi người sẽ được đi tham quan từng khu đền Hùng, nơi đây đã trở thành khu di tích lịch sử đầy cổ kính và linh thiêng. Đặc biệt, buổi lễ thực sự bắt đầu với hai hoạt động chính lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Những người có nhiệm vụ rước kiệu vua sẽ mặc trên mình những bộ quần áo đầy đủ sắc màu trông rất đẹp và bắt đầu đi đến chỗ đền thờ các vua Hùng. Bên cạnh đó sẽ là kèn trống vang dội rất đông vui nhộn nhịp. Sau lễ rước kiệu vua sẽ là lễ dâng hương dành cho tất cả mọi người tham dự.


Ai cũng thắp hương để tỏ lòng thành kính biết ơn vô hạn đến các vị vua Hùng vì đã có công dựng nước và giữ nước. Không chỉ vậy mọi người còn cầu mong được ban phước lành, mong muốn mọi sự đều như ý thành đạt. Bên cạnh hoạt động chính đó thì nơi đây còn diễn ra rất nhiều trò chơi thú vị thấm đẫm chất dân gian như kéo co, thi đấu vật,… và những hoạt động văn nghệ như hát xoan, triển lãm ảnh tư liệu về lịch sử các vua Hùng…


Buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương không biết tự bao giờ đã trở thành một hoạt động mang đậm tính thần văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nếu ai chưa từng tham dự buổi lễ này thì hãy thử tham gia một lần, chắc chắn nó sẽ không làm các bạn thất vọng đâu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 7 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 2

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, hằng năm đều diễn ra rất nhiều những lễ hội thú vị trên khắp các vùng miền cả nước. Mỗi lễ hội lại mang những nét đặc trưng riêng, nhưng có lẽ Giỗ Tổ Hùng Vương là buổi lễ long trọng và ý nghĩa nhất đối với mỗi người con Việt Nam ở mọi miền tổ quốc.


Em may mắn sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, nơi quê cha đất tổ. Quê hương em cũng là nơi mà lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm chính thức diễn ra vào ngày 10/3 tại đền Hùng. Mặc dù ở nhiều tỉnh thành, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng, nhưng có lẽ Phú Thọ vẫn là một điểm đến hoàn hảo và hòa chung không khí lễ hội nhất. Ngày lễ Giỗ Tổ, học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên điều được nghỉ lễ nên mọi người tham gia rất đông. Mới sáng sớm, khu di tích đền Hùng đã chật cứng người, mọi nghi lễ và vật dụng cần thiết cho lễ hội đều đã được chuẩn bị chu đáo, không gian chung quanh trước buổi lễ thật long trọng và trang nghiêm.


Thời tiết hôm nay mát mẻ và bầu trời cao, xanh, đâu đó còn có những tia nắng ấm áp của mà nàng xuân mang đến, không khí rất thích hợp để tổ chức lễ hội. Mặc dù là người con của quê hương Phú Thọ, đã nhiều lần đến đền Hùng và tham dự lễ hội, lần nào cảm xúc trong em cũng vô cùng rạo rực và mong chờ. Mọi người ai cũng đều rất ý tứ, trang phục chỉnh tề và lần lượt xếp hàng để làm lễ dâng hương.


Phần lễ rước kiệu có lẽ là phần được nhiều người chú ý và thích thú nhất, rước kiệu vốn đã là một đặc điểm văn hóa vô cùng thú vị trong các lễ hội ở Việt Nam, kiệu được làm vô cùng cầu kỳ và trang trọng, làm bằng gỗ, được sơn bên ngoài bằng một lớp son thếp vàng, mỗi chiếc kiệu lại có mang một biểu tượng và ý nghĩa riêng. Kiệu rất nặng, cứ mỗi kiệu phải 6-8 thanh niên khỏe khoắn mới khiêng lên được, kiệu được khiêng một đoạn đường khá dài sau đó đặt lại trên đền. Không khí vô cùng đông vui và náo nhiệt, mọi người đều hòa chung một không khí, một tấm lòng. Sau đó còn có các trò chơi dân gian gần gũi và thú vị, thu hút rất nhiều người tham gia.


Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm. Để mỗi người con Việt Nam đều càng thêm biết ơn công lao dựng nước giữ nước của các vua Hùng:


“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 9 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 3

Mỗi năm, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 là cả nước lại nô nức mở hội, đón buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương. Năm nay, em rất vui khi được bố mẹ cho đi đón ngày lễ ở một nơi đặc biệt: Đền Hùng, Phú Thọ.


Ngay từ sáng sớm, cả gia đình em đã có mặt tại đền Hùng sau chuyến đi ô tô dài 3 tiếng. Mới buổi sáng, nhưng dòng người đã đông đúc và tấp nập. Trên tay ai cũng đều có những bó hoa, nén hương để có thể dâng hương tỏ lòng thành kính.


Trên đường đi thăm quan những ngôi đền để thắp hương, em thấy mọi con đường đều rất đông đúc người. Ai ai cũng mặc quần áo thật đẹp, gương mặt thật tươi tỉnh và phần khởi, dù trời có hơi nắng gắt một chút. Trên đường đi, họ nói nhau nghe về những sự tích ở đây, về nguồn gốc của những ngôi đền và chuyện của các đời vua Hùng nữa. Những nén nhang bắt đầu tàn, những làn khói bay lên nghi ngút trong không khí cúng, vái linh thiêng. Mọi người đứng trước tượng thờ các vua Hùng đều lặng đi, cúi đầu tưởng nhớ, biết ơn. Em cảm nhận được sự tôn kính, linh thiêng của hào khí dân tộc và tình cảm của con người. Đến nơi đây, thêm yêu và biết ơn cha ông ta thuở trước đã gây dựng nên ngày hôm nay. Không khí linh thiêng còn tiếp tục khi có những đoàn của các tỉnh và của Chính phủ đến dâng hương và quà tưởng nhớ. Mọi người đều xếp hàng, trật tự.


Cùng với không khí nghiêm trang ấy là sự hào hứng, náo nhiệt của những trò chơi, những hoạt động văn hóa ở nơi đây. Đầu tiên, không khí được khuấy động bởi hội thi “Gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên vua Hùng” với sự tham gia của chục đội. Mọi người hò reo, cổ vũ rất nhiệt tình mong tìm được hai đội xuất sắc nhất được gói, giã bánh dâng lên vua Hùng. Cùng với đó là các hoạt động văn nghệ như hát xoan, các cuộc triển lãm ảnh tư liệu, hiện vật về đền Hùng. Đặc biệt, em bị hấp dẫn bởi cuộc thi bơi chải truyền thống trên sông Lô. Với tinh thần “Đoàn kết, trung thực, cao thượng, quyết tâm giành thành tích cao”, các đội chải đã cống hiến cho người xem những đường đua ngoạn mục, hấp dẫn.


Khung cảnh nơi đây cũng rất đẹp: nơi núi rừng tự nhiên, trong lành cùng với sự linh thiêng chính là nơi ngự trị tốt của những ngôi đền. Những người bán hàng luôn nhiệt tình, tốt bụng và hiếu khách. Tất cả đều thể hiện bản sắc của mảnh đất hùng thiêng.


Đến với đền Hùng vào ngày giỗ tổ Hùng Vương thật là một trải nghiệm tuyệt vời. Ở đây, mọi người không chỉ thể hiện lòng biết ơn thành kính đối với tổ tiên mà còn cho thấy sự đồng lòng, thịnh vượng của đất nước như một sự báo đáp và trả ơn với các vua Hùng. Những ngày quốc lễ như thế, càng làm cho bất cứ người Việt Nam nào cũng thấy yêu Tổ quốc hơn. Và rồi lại nhớ rằng:


“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

(“Đất nước”- Nguyễn Khoa Điềm)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 5 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 4

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”


Câu ca dao cứ vang vọng mãi trong tiềm thức của chúng ta khiến ta không bao giờ quên được buổi lễ truyền thống văn hóa lâu đời của người dân đất Việt Nam của chúng ta. Đó là ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương. Từ bao đời nay, giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành một dịp lễ hội không thể thiếu được của người dân Đại Việt. Đó là ngày toàn bộ người dân trên đất nước Việt Nam hướng về cội nguồn mình bằng tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn và vô cùng tự hào.


Hằng năm, giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở Phú Thọ. Cứ vào 10/3 âm lịch là con dân Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc, từ Bắc chí Nam đều đổ dồn mọi ánh nhìn và sự quan tâm đối với đất xưa của các vị vua Hùng – mảnh đất thiêng liêng và hào kiệt. Ngày diễn ra buổi lễ, mọi người tới tham gia rất đông. Ai ai cũng mang cho mình nét mặt đầy sự trân trọng và biết ơn tới các vị vua Hùng. Người người nhà nhà ai ai cũng mang lễ tới để dâng lên các bàn thờ trong đền.


Hương khói nghi ngút lan tỏa khắp không gian càng làm tăng thêm sự thành kính và thiêng liêng cho buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương. Nhắc tới giỗ tổ Hùng Vương, ta không thể không nhắc tới các trò chơi được tổ chức như: giã bánh chưng, bánh dày… Một không khí vô cùng thiêng liêng nhưng không kém phần nhộn nhịp, sôi nổi.


Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Một câu nói giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía và sâu sắc đối với chúng ta. Buổi lễ giỗ tổ Hùng Vương mới thật tuyệt làm sao!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 6 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 5

Trong năm có rất nhiều những ngày lễ hội truyền thống của toàn dân tộc Việt Nam như Tết Nguyên Đán, lễ hội chùa Hương, hội Lim,… những em vẫn thích nhất là ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương vào mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm. Cứ đến dịp này, em lại được cùng gia đình tới Phú Thọ và tìm về nơi nguồn cội tổ tiên, dâng lên nén nhang thành kính để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với bậc cha ông đất Việt.


Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì- Phú Thọ, cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Từ những biến cố thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu, từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó. Đó là không gian, cấu trúc của Đền Hùng.


Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các nghi lễ chính trong ngày hội đền Hùng là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi, đi qua các đền để tới đền Thượng, và tại đây chúng ta sẽ tổ chức lễ dâng hương. Trong đám rước, chúng ta sẽ được nghe âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và trải nghiệm màu sắc sặc sỡ của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Nhìn đoàn người rước kiệu như một hành trình lá trở về nguồn, tỏ lòng kính yêu với những vị vua Hùng đã có công dựng nên buổi đầu của nhà nước ta. Khói hương lan tỏa khắp không gian tạo nên một không gian mờ ảo như chúng ta đang lạc vào cõi tiên, đang lạc vào không gian của cha ông ta thuở trước.


Trong lễ hội đền Hùng, còn có những cuộc thi hát xoan, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, điều đó làm cho ngày hội trở nên sôi động hơn muôn phần. Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bừng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.


Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông. Vì vậy mà nhân dân ta có câu:


"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba."

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 6 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 6

Ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người người trên khắp cả nước đều được nghỉ bởi đó là một ngày vô cùng quan trọng: ngày giỗ tổ Hùng Vương. Năm vừa rồi em đã có dịp được cùng bố mẹ đi tham gia buổi lễ giỗ tổ ở đền Hùng, Phú Thọ.


Lễ giỗ tổ Hùng Vương – tức vua Hùng, đời vua đầu tiên đã khai sinh ra của nước Văn Lang ta khi xưa hay nước Việt Nam ta ngày nay, có một công vô cùng lớn với mỗi chúng ta. Hàng năm , người người đều đổ về đền Hùng để cùng nhau dâng một nén hương lên vị vua tổ của đất nước. Không khí trang nghiêm giữa đoàn người đông đúc đã khiến em vô cùng xúc động và nhớ mãi.


Người người đi bộ theo hàng theo lối vô cùng chỉnh tề. Những người làm lễ mặc áo dài, đóng khăn xếp đi phía trước; những người dân dâng hương dâng lễ như gia đình em thì ăn mặc chỉn chu gọn gàng bước theo sau trong tiếng trống, tiếng chiêng có quy luật. Đoàn người chậm rãi bước đi, lướt qua những ngọn núi cao cao phủ một màu xanh, những hàng cây rủ bóng xuống từng bậc thang, cứ thế cứ thế từng bước tiến về phía đền Hùng.


Người người tiến vào trong sân, dần tản ra đi thắp hương ở các đền khác nhau. Mùi hương trầm lan tỏa trong không gian, không khí trang nghiêm nhưng cũng không kém phần quen thuộc mà gần gũi. Gia đình em dâng hương, dâng lễ lên các đền, cầu chúc cho một năm mới an lành như ý rồi chậm rãi rảo bước ngắm nhìn toàn cảnh xung quanh.


Buổi lễ rất nhanh đã kết thúc, gia đình em cũng theo đoàn người ra về nhưng lòng em vẫn còn lưu luyến mãi. Em tự nhủ sẽ luôn làm theo lời Bác đã dạy:


“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”


Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 6 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 7

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"


Đấy là câu ca dao mà các cụ đời xưa đã để lại cho chúng ta. quê em ở phú thọ nên năm nào em cũng được đi về đền Hùng để dự buổi lễ giỗ tổ .


Chờ đợi mãi thế là cũng đến ngày mùng mười tháng ba. em được bố mẹ đưa lên đền Hùng. Vừa đi được một vài chục cây, em đã thấy ngọn núi cao cao hùng vĩ, xung quanh là những dãy núi cao để bảo vệ dân tộc Việt Nam. Lễ hội đền Hùng thật tưng bừng.


Các bà các cụ khăn đóng áo dài thật trang nghiêm, còn các anh các chị với bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa cung kính rước kiệu từ các nơi về đền chính trời xuân mát mẻ cây cối tốt tươi. Càng lên cao em càng thấy sao mà quê hương mình đẹp thế! Không phải đây là lần đầu tiên mà em được lên đền Hùng mà mỗi lần lên em lại có những suy nghĩ khác nhau, thế là quê hương mình càng ngày càng thay đổi, đẹp tươi, phát triển. Thật là tuyệt vời. Núi Nghĩa Lĩnh uy nghi khác thường. Em đi theo đoàn rước kiệu, và cũng được nghe tiếng chiêng tiếng trống hòa vang với nhau cùng nhau hòa thành một bản nhạc để dâng lên các vua Hùng. Tiếng chiêng tiếng chống hòa với nhau như dân tộc Việt Nam, hòa vào cùng nhau chung sức để đưa dân tộc Việt Nam càng phát triển hơn.


Đi đền Hùng em vẫn thích nhất là được đến đền Giếng. Theo truyền thuyết đây là đền công chúa thứ 18 đời vua Hùng hay xuống đây để tắm, lên cao hơn là đền Hạ. Và ở nơi đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và lên cao gần 200 bậc nữa là đền Trung. Đền Trung là nơi rất quan trọng, chính ở nơi đây các vua Hùng đã cùng các lạc hầu lạc tướng bàn chuyện đất nước rất hệ trọng. Rồi lên cao nữa là núi Hùng nơi thờ đất trời thiêng liêng. Giỗ tổ Hùng Vương đúng vào mùa xuân nên được dâng lên rất nhiều bánh trưng bánh giầy, vì đây là lời mà Thiên Vương đã chỉ cho Lang Liêu nên Lang Liêu mới được lên làm vua.


Lễ hội đền Hùng là thế đó. Là ngày mà chúng ta dâng tỏ tấm lòng của mình về với tổ tiên đất trời, các vị vua Hùng đã có công xây dựng đất nước. Các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Đó là câu nói của bác Hồ kính yêu vì thế mà em cùng các bạn ở lớp luôn cố gắng học tập để đưa Việt Nam càng ngày càng phát triển hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 6 lượt vote)

Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 8

“Dù ai đi xa về xa

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mồng 10 ”


Câu ca dao cứ thế vang mãi trong tiềm thức chúng ta, khiến chúng ta không bao giờ quên được truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Giỗ tổ Hùng Vương. Từ bao đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành lễ hội phải có của dân tộc Đại Việt. Là ngày mọi người dân Việt Nam hướng về cội nguồn với tất cả lòng thành kính, biết ơn và tự hào.


Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm diễn ra tại Phú Thọ. Cứ đến ngày 10/3 âm lịch, người Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam đều hướng mọi ánh mắt và sự chú ý về vùng đất Tổ Hùng xưa – mảnh đất linh thiêng và anh hùng. . Vào ngày diễn ra buổi lễ, rất nhiều người đến tham gia. Ai cũng có gương mặt thành kính, biết ơn đối với các Vua Hùng.


Tất cả các thành viên trong gia đình đều mang lễ vật đến các bàn thờ trong chùa. Hương khói thoang thoảng khắp không gian càng làm tăng thêm vẻ trang nghiêm, tôn nghiêm của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Nhắc đến Giỗ Tổ Hùng Vương, người ta không thể không nhắc đến các trò chơi được tổ chức như: Bó bánh chưng, bánh giầy … Một không khí vô cùng linh thiêng nhưng không kém phần sôi động, náo nhiệt.


Bác Hồ đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Chung sức giữ nước. ”Một câu nói tuy giản dị nhưng vô cùng thấm thía và sâu sắc đối với chúng ta Lễ giỗ Tổ Hùng Vương thật tuyệt vời biết bao!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 7
Bài văn tả buổi lễ giỗ Tổ Hùng Vương - mẫu 8