Top 14 Bài văn thuyết minh về cây cà phê (lớp 8) hay nhất

14802

Cà phê đối với những người bình thường, mang lại cảm giác phấn khích khỏe khoắn, còn đối với những người thợ trồng cà phê thì đây còn là một loại cây rất giá trị...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 1

Có một thứ quà mà người ta thường ví rằng “đen như địa ngục, đắng như tử thần, ngọt ngào như tình yêu” đó chính là cà phê, là món quà tuyệt vời được cả thế giới đón nhận, vì thế mà có rất nhiều những câu chuyện và hành trình khám phá cây cà phê diễn ra một cách rộng lớn và thú vị.


Cà phê được xem là đồ uống số 1 trên thế giới. Lượng tiêu thụ gần 9.012.540 tấn trên một năm. Nếu nhắc tới cà phê Việt Nam thì không ai không nhắc tới vùng đất đầy nắng và gió ở Đắc Lắc, được biết là thủ phủ cà phê ở Việt Nam. Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1850 đến 1912, đến 1914 cây cà phê thực sự ghi được dấu ấn trên Việt Nam và đặc biệt à Đắc Lắc hàng với chục ngàn ha cà phê, được trồng tập trung ở Buôn Ma Thuột. Sau hơn 100 năm với điều kiện thuận lợi của khí hậu và thổ nhưỡng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học và các chính sách phù hợp, cây cà phê phát triển một cách mạnh mẽ, đưa Đắc Lắc trở thành thủ phủ về cây cà phê.


Cà phê là một trong những nông sản đem lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập chính ở các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, phục vụ cho người dân trong nước và thế giới. Cà phê được trồng bằng hạt, hạt phải là hạt tốt, giống khỏe có khả năng cho quả nhiều và ít bị sâu bệnh, trung bình một cây cà phê thường cao khoảng 6 mét, nhưng nhờ kỹ thuật hiện đại, khoa học phát triển và kỹ thuật cắt tỉa giống đã làm cho chiều cao của cây giảm dần, thuận lợi cho bà con trong việc chăm sóc và thu hoạch. Đặc điểm của cà phê cũng như các loài cây cho quả khác, cũng đầy đủ các bộ phận, thân, rễ, hoa, lá, quá. Cành cà phê thì thon, lá có cuống ngắn, màu xanh đậm, thường hình dáng của một chiếc lá cũng không quá to hoặc quá bé, chiều dài khoảng từ 5-15 cm, còn chiều rộng từ 4 -8 cm, rễ cây cà phê là rễ cọc cắm sâu khoảng từ 1 đến 2 mét.


Cây cà phê có hoa màu trắng, 5 cánh thường nở thành chùm có khi là hai cũng có lúc là chùm ba, nó có mùi hương đặc trưng, dịu nhẹ như hoa nhài vậy, hoa nở trong thời gian chỉ 3, 4 ngày rồi rụng trước khi thụ phấn khoảng vài tiếng trước. nếu như một cây cà phê trưởng thành có hoa khoảng từ 30.000 đến 40.000 hoa trong một vụ ra hoa. Chúng ta có thể biết hương vị của cà phê nhưng chẳng mấy ai biết quả cà phê như thế nào đâu nhỉ, quả cà phê phụ thuộc vào số lượng hoa thụ phấn, nhìn chung là quả rất nhiều, mọc chi chít và thành từng chùm, khi non thì có màu xanh, khi chín nó chuyển sang màu đỏ. Do khoa học tiến bộ và cách chăm sóc hợp lí nên sản lượng cà phê hàng năm đều tăng lên, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để trồng và chăm sóc một cây cà phê cho năng lượng cao, bà con nông dân đã phải tìm tòi, học hỏi nhiều kinh nghiệm để cho sản lượng hàng năm cao và chất lượng sản phẩm cũng thế mà ngày càng đậm đà hơn.


Vì những hữu ích mà cây cà phê đem lại, nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Đắc Lắc mà còn sản phẩm được thế giới đánh giá Việt Nam là một đối tác tin cậy trên thị trường buôn bán cà phê và nông sản.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 2

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.


Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.


Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn. Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.


Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém… Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác…


Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.


Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 3

“Quả đỏ hoa trắng lá xanh
Hạt nâu rang giã em thành cà phê”


Vâng, quả đỏ, hoa trắng, lá xanh ấy không gì khác ngoài cây cà phê_một loài cây vừa xa xôi lại vừa gần gũi với người dân Việt Nam. Cây cà phê vừa là biểu tượng cho vùng đất Tây Nguyên nắng gió lại vừa là một nét vẽ sinh động trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam.


Cà phê là loại thực vật thuộc họ Thiên thảo được trồng đầu tiên các vùng nhiệt đới ở châu Phi và vùng trên Ấn Độ Dương. Sau đó, nhờ sự giao thương mà cây cà phê ngày nay đã được phổ biến trên toàn thế giới và sản phẩm từ cây cũng được bày bán ở hầu khắp các nước. Brazil được biết đến là nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất trên thế giới, Việt Nam là nước xếp thứ hai, tiếp sau đó là Colombia và Indonesia.


Cà phê là cây thân gỗ khá lớn. Thân cây cà phê có thể cao từ sáu đến mười mét. Tuy nhiên, đối với cà phê được trồng để khai thác thì người dân thường hạn chế chiều cao của cây ở hai đến bốn mét để thuận lợi hơn cho việc thu hoạch. Từ thân cây mọc ra nhiều cành, từ cành lại đâm trổ ra những lá. Lá cây cà phê có hình oval, màu xanh đậm. Mặt trên của lá thì xanh thẫm, mặt dưới lại có màu xanh nhạt hơn do mặt trên nhận được nhiều ánh mặt trời nên các diệp lục cũng phát triển hơn mặt dưới. Cây cà phê là loại cây có rễ cọc gồm một rễ chính to, khỏe, đâm sâu xuống dưới mặt đất, hút nước và muối khoáng từ đất mẹ để nuôi dưỡng cây.


Tương tự như nhiều loài cây khác, cà phê là cây ra hoa. Hoa cà phê có màu trắng muốt và có năm cánh thuôn dài, hơi cong. Hoa không mọc riêng lẻ mà mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba tạo thành những cụm hoa trắng xóa, nhìn từ xa trông như thể những bông cúc đại đóa trắng đang thi nhau tỏa sắc khoe hương. Hoa cà phê có hương nhè nhẹ như hoa nhài, thu hút được ong bướm đến thụ phấn. Hoa chỉ nở trong khoảng thời gian ngắn từ ba đến bốn ngày là sẽ tàn. Hoa tàn, rơi xuống đất thì ta có quả cà phê. Bề ngoài, trông chúng như những quả anh đào chín mọng với màu đỏ bóng nhẵn. Không phải vừa lúc bắt đầu quả đa có màu đỏ mà nó biến đổi màu sắc từ xanh, đến vàng rồi cuối cùng là đỏ, khi chín nẫu thì quả sẽ biến thành màu đen. Quả cà phê phát triển từ bảy đến chín tháng, một khoảng thời gian khá lâu so với nhiều loài cây khác nên một năm thường chỉ có một vụ cà phê và đôi khi xảy ra trường hợp trên cây vừa có hoa vừa có quả. Thông thường, trong một quả sẽ có hai hạt cà phê được bao bọc bởi lớp thịt và vỏ ngoài. Hai hạt nằm ép sát vào nhau, tiếp xúc tại một mặt phẳng hình bầu dục hơi tròn, phần còn lại hình cánh cung.


Ở Việt Nam cũng như các nước có sản lượng cà phê lớn khác, nhiều chuyên gia rang xay cà phê đã tìm ra hai cách chế biến cà phê: chế biến ướt và chế biến khô. Với quy trình chế biến ướt, hạt cà phê sau khi được thu hoạch thủ công sẽ được lên men để thuận lợi cho quá trình bóc tách hạt, sau đó trải qua những công đoạn để tách lấy hạt với sự hỗ trợ của máy móc, cuối cùng là làm khô hạt cà phê. Với quy trình chế biến khô, là phương pháp đầu tiên được sử dụng để gia công cà phê, được áp dụng ở những vùng khan hiếm nước và tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Quả cà phê được thu hoạch sau đó sẽ cho phơi khô luôn, đến khi độ ẩm còn lại vừa đúng tiêu chuẩn thì người ta sẽ tiến hành bóc tách bằng cối xay. Phương pháp này không cho được những hạt cà phê sạch như chế biến ướt nhưng vị cà phê sẽ ngọt hơn.


Cà phê là loại cây đặc biệt quan trọng với đời sống và kinh tế Việt Nam. Cây cà phê cung cấp cho ta nguyên liệu cho những cốc cà phê nóng hay ly cà phê sữa đá thơm ngon. Cà phê là một thức uống rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Người ta còn có thú thưởng cà phê phin với độ đắng cao hơn những loại cà phê pha sẵn khác nhưng khi ngẫm kĩ sẽ thấy rất ngọt và chất. Cà phê còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước, đóng góp một lượng lớn nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Nó cũng góp phần đem lại nguồn thu nhập cho người nông dân, giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống còn nhiều khó khăn của họ. Cà phê chính là biểu tượng cho vùng Tây Nguyên đất đỏ ba-dan, cho con người Tây Nguyên da sạm đi vì nắng, cho đất nước dân tộc Việt Nam tự hào với thương hiệu cà phê nức danh khắp thế giới.


“Hoa cà phê thơm lắm, em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa lài
Trắng ngà, trong ngọc, xinh mà sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi”


Xuân Diệu trong “Hoa cà phê” đã viết về một loài hoa đặc biệt như thế. Vì hoa cà phê, hay cây cà phê không chỉ đơn thuần là một loài cây mà nó là hiện thân của một đất nước, một dân tộc, là một nét vẽ không thể thiếu trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 4

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển với nhiều loại hình sản xuất. Ngoài cây lúa, cao su, điều… thì Việt Nam còn là nước chú trọng trong việc nuôi trồng và sản xuất cây cà phê. Cây cà phê đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.


Theo những ghi chép của con người còn lại cho đến ngày nay thì cà phê được phát hiện đầu tiên ở vùng đất Kaffa (Ethiopia ngày nay) từ thế kỷ thứ IX. Đến thế kỷ XIV những người nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập. Nhưng tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống. Cà phê đã trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà phê đặc quyền. Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam là năm 1875 được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 10% sản lượng nông nghiệp, chiếm 16% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Điều này góp phần làm ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người.


Nói về cây cà phê trước hết ta nói về đặc điểm hình dạng của cây: thân cây, lá cây, rễ cây, hoa và quả cà phê. Cây cà phê có thể cao đến 6m, 10m hay 15m tùy theo từng loại cây nhưng người trồng cà phê thường hãm ngọn ở chiều cao 2-4m do trồng tập trung. Lá cà phê có hình oval thon dài, mặt trên xanh bóng màu đậm, mặt dưới màu thường nhạt hơn, cuống lá ngắn. Rễ cà phê là dạng rễ cọc, đâm sâu vào đất khoảng từ 1-2m, bên cạnh đó còn có hệ thống rễ phụ tỏa ra xung quanh, nằm sát mặt đất để hút chất dinh dưỡng. Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm, hoa nở kéo dài 3-4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ vài giờ đồng hồ, khi hoa nở có mùi rất thơm, dễ chịu. Quả cà phê sau khi thụ phấn sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình bầu dục nhỏ, bề ngoài trông giống như quả anh đào. Màu sắc của quả sẽ thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ nâu trong thời gian chín. Một quả cà phê thường chứa hai hạt (thỉnh thoảng cũng có quả chỉ có một hạt), chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau, ngăn cách bởi một mặt phẳng hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt sẽ được bảo vệ bởi hai lớp mang bao phủ mỏng: một lớp màu trắng bám chặt lấy vỏ hạt, một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xanh hoặc xám xanh.


Quy trình để trồng cà phê cũng không quá phức tạp, chỉ cần ta biết cách và chăm sóc tốt. Về phần đất trồng, cây cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha,…; đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 5.0-6.5. Về điều kiện thời tiết như gió và ánh sáng thì cây cần được trồng cạnh những cây có khả năng chắn gió tốt. Cà phê là cây ưa ánh sáng tán xạ vì vậy nên trồng cà phê xen lẫn với bơ, sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp chiếu lên cây. Cây cà phê thường được trồng vào vụ Thu (tháng 8-9) hoặc vụ xuân (tháng 2-3) dương lịch. Trước khi trồng, chúng ta phải đào hố và bón lót phân trước một tháng, sau đó tiến hành trồng cây con vào hố. Khi trồng cần xé nhẹ lớp ni-lon của bầu ươm, chú ý không làm vỡ bầu rồi đặt chính giữa hố và lấp đất. Trong quá trình phát triển của cây cà phê cần chú ý đến quy trình chăm sóc tưới nước và bón phân cho cây, hãm cây ở độ cao vừa phải. Đến thời gian thu hái cà phê cần hái đúng độ chín, không hái quả xanh.


Cây cà phê có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. Chúng vừa là thực phẩm vừa là thức uống có giá trị lớn. Mỗi năm có hàng ngàn lượng cà phê được xuất khẩu đi các nước đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho nước ta. Đặc biệt là với người nuôi trồng ca phê, công việc này đã đem lại cho họ nguồn lợi nhuận và thu nhập không hề nhỏ.


Có thể nói, cây cà phê là một loài thực vật không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp bởi giá trị mà nó đem lại cho chúng ta là rất lớn. Trong tương lai, mô hình sản xuất cây cà phê sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 2 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 5

Những tách cà phê thơm lừng mỗi buổi sáng mang lại cho chúng ta sự sảng khoái và tỉnh táo cả một ngày dài. Chắc hẳn mọi người ai cũng biết nguyên liệu làm ra những tách cà phê thơm ngon ấy là cây cà phê - một loại cây quen thuộc đối với con người.


Cà phê là một loại cây phổ biến bắt nguồn từ Châu Phi và được trồng ở các vùng trên Ấn Độ Dương, sau dần chúng được trông sang các vùng lân cận và được nhân rộng hơn nữa ra toàn thế giới. Cà phê là một loại cây mang lại kinh tế cao. Cây cà phê thường có chiều cao từ 6 mét, tuy nhiên để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch người ta tỉa và giữ cho cây cà phê có độ cao từ 2 đến 4 mét. Cành cà phê thon mảnh, lá cuống ngắn hình ô van có màu xanh, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Để nuôi dưỡng thân và lá, quan trọng nhất là rễ, rễ cà phê là rễ cọc cắm sâu xuống lòng đất từ 1 đến 2,5 mét và có nhiều rễ nhánh tỏa ra để hút thêm chất dinh dưỡng dưới lòng đất.


Đến mùa cây ra hoa, ngửi mùi hương ta liên tưởng đến hoa nhài, hoa cà phê có màu trắng , nở thành từng chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa cà phê nở đẹp trong vòng 3 đến 4 ngày. Một cây cà phê trưởng thành có tới hơn 30000 bông hoa. Quả cà phê phát triển sau quá trình tự thụ phấn của hoa , nó có hình bầu dục. Trong thời gian chín , quả ngả từ xanh sang vàng và cuối cùng sang đỏ, quả trên cây thành từng chùm đỏ sẫm. Bên trong quả cà phê là hai hạt ép sát vào nhau được bao bọc bên ngoài bởi thịt quả, mỗi hạt lại được bao bọc bởi lớp màng mỏng. Tùy vào sự phát triển của từng cây mà nó có hình tròn hoặc dài. Nếu nhìn thấy quả cà phê màu đen tức quả bị chín nẫu.


Chăm sóc cà phê cũng là một công việc khá vất vả của những người dân Tây Nguyên để có được những hạt cà phê thơm nhất. Người dân thực hiện nhiều công việc như gieo hạt đúng vụ, che chắn cây khỏi thời tiết xấu, đánh chồi vượt, cày rạch hàng ép xanh, bón phân , tỉa cành để duy trì độ cao của cây phục vụ cho việc thu hoạch.,phòng trừ sâu bệnh cho cây,.. Cà phê được trồng ở Việt Nam chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên như Buôn Mê Thuột và Đắk Lắk. Nước ta cũng là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối, thời vụ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 9 năm sau tính theo lịch dương, thời gian thu hoạch thường kéo dài trong 4 tháng hàng năm.


Cây cà phê là một loại cây trồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Hạt cà phê được xay nhuyễn làm thức uống, làm bánh và một số thực phẩm khác. Không những thế cây cà phê còn trở thành cây biểu tượng cho vùng đất Tây Nguyên và những con người Tây Nguyên giản dị chân thật. Đối với nền kinh tế Việt Nam, cây cà phê là cây đóng vai trò quan trọng nhằm gia tăng và phát triển kinh tế trong các lĩnh vực trao đổi hàng hóa, mua bán, xuất khẩu…


Như vậy, cây cà phê chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày và cả trong quá trình phát triển kinh tế. Vì thế chúng ta nên biết bảo vệ chăm sóc loại cây mang lại nhiều lợi ích này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 6

Cùng với các loại đồ uống như trà chanh, nước mía, trà đá và các nước giải khát khác chúng ta không thể không kể đến cà phê. Gần đây trên những quảng cáo truyền hình có một quảng cáo của các nghệ sĩ nói yêu thương ba mẹ rất khó nhưng chỉ cần có Vinacafe mà họ đã truyền tải đi được lời nói yêu thương ba mẹ một cách dễ dàng. Vậy khi chúng ta uống những tách cà phê thơm ngon như thế liệu rằng có bao giờ chúng ta nghĩ về nguồn gốc đặc điểm của nó không?. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về loại cây này.


Cà phê là một trong những nông sản thuộc cây công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất mỗi năm. Nó cũng góp phần xuất khẩu đi và mang lại thu nhập cho đất nước cũng như người dân nước ta. Cây cà phê được trồng bằng hạt cà phê, những hạt cà phê làm giống được chọn lựa rất kĩ càng. Khâu này là khâu quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng cây và quả cà phê sau này.


Cây cà phê được trồng nhiều trên những mảnh đất ba dan ở Tây Nguyên hay những vùng cao của Tây bắc và Đông Nam Bộ. những mảnh đất cao ấy thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Đặc biệt nước ta khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều đã góp phần vào điều kiện thuận lợi phát triển cây cà phê.


Nguồn gốc của cà phê là từ nước pháp. Trong những năm Pháp xâm lược Việt nam thì chúng đã cướp ruộng đất của nhân dân ta và trồng đồn điền cao su và cà phê. Chính vì thế trên những mảnh đất phù hợp với sự phát triển của nó thì ta vẫn trồng cà phê. ở nước ta thì có hai loại cà phê chín và có số lượng lớn đạt sản lượng kinh tế cao đó là cà phê chè và cà phê vối. trong đó cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới còn cà phê vối chiếm khoảng 36% các sản phẩm cà phê khác. Đặc điểm của cây cà phê là cao tới 6m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch.


Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Về phần hoa của cây cà phê thì hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Quả cà phê mọc thành từng chùm trên khắp các cành và có màu xanh,khi nó chín thì có màu đỏ mộng nhìn rất ngon.


Công dụng của những hạt cà phê là đem say ra làm thành đồ uống. Có thể uống cà phê đen và có thể uống cà phê đã thêm sữa và nghiền gói trong túi bán ngoài thị trường. tùy vào từng sở thích mà người ta sẽ thích uống thế nào hơn. Không những thế cà phê còn có thể xuất khẩu ra các nước khác thu lợi nhuận cho đất nước ta tạo điều kiện phát triển kinh tế. ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại cà phê hộp sẵn hay gói nhỏ như vinacafe, buddy… Như vậy qua đây ta đã biết được về những đặc điểm cũng như nguồn gốc công dụng của cây cà phê đối với cuộc sống của chúng. Thật sự là một loại cây hữu ích không chỉ có giá trị về kinh tế mà nó còn mang giá trị về giải khát.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 7

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, hình ảnh những người nhâm nhi, thư thái bên cốc cà phê trở nên vô cùng thân thuộc. Từ rất lâu, những tách cà phê đã đi vào đời sống của con người một cách bình dị, thế nhưng nguồn gốc, đặc điểm của cây cà phê thế nào thì không phải ai cũng biết.


Đã bao giờ bạn từng thắc mắc, những li cà phê thơm ngon mà mình từng uống từ đâu mà có? Nói về nguồn gốc của cà phê người ta lại nhắc đến một câu chuyện huyền thoại về người chăn dê ở vùng miền núi thuộc địa phận Ethiopia đã tình cờ phát hiện ra những trái chin màu đỏ, ăn vào sẽ cảm thấy tỉnh táo, thư thái, sau đó loại quả này được tặng nhau trong các nhà thờ. Đến năm 1457, cà phê đến với Thổ Nhĩ Kì sau đó tiếp tục có mặt ở các nước Ý, Ấn Độ, Anh, Mỹ,…cuối cùng lan rộng ra toàn thế giới. Cây cà phê xuất hiện ở Việt Nam từ cuộc xâm lược của Pháp, chúng cho trồng những đồn điền cà phê, rồi cho chế biến xuất khẩu về nước. Đến nay, cây cà phê trở nên quen thuộc và là loài cây đặc trưng ở một số vùng nước ta.


Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới, sinh trưởng tốt trên những vùng đất badan màu mỡ, tơi xốp, có khả năng giữ nước và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, hoặc chúng sống được ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, mát mẻ nơi núi rừng. Nhắc đến cây cà phê, chúng ta không thể không kể tới mảnh đất Tây Nguyên, nơi đây được xem là thiên đường, xứ sở của những cây cà phê ở Việt Nam. Với hàng chục ngàn hecta cà phê trồng chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và đặc biệt là Buôn Ma Thuột, cây cà phê đã trở thành hơi thở, là linh hồn của vùng đất đai xứ này. Ngoài ra, cây cà phê còn được trồng ở những vùng cao của Tây bắc và Đông Nam Bộ.


Không phải ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng được nhìn thấy cây cà phê bởi không phải nơi đâu cũng có thể trồng. Thân cây cao từ 5 – 10 mét, cành thon dài, cuống lá ngắn, mà xanh, hình ô van. Cà phê là loài rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1- 2 mét với có những nhánh rễ phụ xung quanh lan rộng ra để hút chất dinh dưỡng. Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, nở thành chum giống như hoa ban. Giữa mùa hoa, đứng ngắm nhìn rừng cà phê nở rộ rung rinh trong nắng sớm là điều vô cùng tuyệt vời. Hoa chỉ nở trong vòng ba đến bốn ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Sau khi đơm hoa, cây cà phê sẽ kết thành trái, quả của chúng có hình bầu dục, mọc thành chùm. Ban đầu, quả cà phê có mày xanh, sau đó chin dần chuyển sang màu vàng rồi cuối cùng là đỏ. Những chùm quả cà phê chín đỏ sai trĩu kết bện lại với nhau vô cùng thích mắt. Hạt cà phê nằm trong quả, được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng. 


Cà phê là loài cây kén đất, kén vùng vì thế để cây sinh trưởng và phát triển tốt người nông dân cần phải biết cách  chăm sóc thật cẩn thận, tỉ mỉ. Trước hết, muốn cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây thì phải làm đất thật tơi xốp với tầng thịt dày. Khi trồng cây phải chú ý khoảng cách giữa các cây sao cho thật phù hợp, trồng dặm thêm những cây đã bị chết, tỉa bỏ những chỗ mọc dày, những cành khô và cây che. Nên đào rãnh, phân rạch để cấp ẩm thường xuyên cho cây. Trong quá trình cây lớn lên, người nông dân phải thường xuyên theo dõi, làm cỏ, bón phân cho chúng. Cây cà phê được trồng vào đầu mùa mưa là thuận lợi nhất cho sự sinh sôi, phát triển. 


Đi cùng với người dân Việt Nam, cây cà phê đã mang đến cho con người biết bao giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần. Sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, nó mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Trồng cây cà phê cũng góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người,…Không chỉ vậy, cà phê còn có vai trò quảng bá hình ảnh người Việt Nam. Những thương hiệu cà phê nổi tiếng như Highlands Coffee, Trung Nguyên, G7,…không chỉ có vai trò trọng yếu đối với thị trường trong nước mà còn vươn tầm thế giới. Những tách cà phê thơm ngon đến từ những hạt cà phê chất lượng của Việt Nam đều được bạn bè thế giới công nhân và đánh giá cao.


Ở mảnh đất Tây Nguyên, cây cà phê chính là đặc sản, chúng không chỉ mang đến giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Mùi cà phê như thấm vào từng làn da, thớ thịt của con người, trở thành một nét đẹp về văn hóa ở Tây Nguyên. Chính những nông trường cà phê ấy cũng là một trong những lí do thu hút khách du dịch đến với mảnh đất đầy nắng và gió này. Ngoài ra, cà phê mang lại cho con người những giá trị văn hóa vô hình, và hàn gắn con người lại với nhau bởi những buổi cà phê hàn huyên, trò chuyện. Tách cà phê cũng giúp con người thư giãn, tĩnh táo sau những giây phút làm việc căng thẳng. Cây cà phê còn có vai trò phủ xanh đồi trọc, đất trống giúp cân bằng và bảo vệ môi trường sinh thái.


Với rất nhiều lợi ích vai trò khác nhau, có thể khẳng định rằng cà phê có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Nó trở nên gần gũi, quen thuộc và là một phần tất yếu của cuộc sống. Giờ đây, khách đến nhà, thay vì mời nhau chén trà, miếng trầu người ta có thể mời nhau ly cà phê để mở đầu câu chuyện. Chính vì thế, giờ đây cà phê mang những giá trị vật chất và tinh thần mà không gì có thể dễ dàng thay thế.


Hiểu về nguồn gốc, đặc điểm của cây cà phê, đặc biệt là thấy được ý nghĩa, vai trò của chúng trong đời sống, chúng ta cần phải có định hướng phát triển nó. Cần phải đổi mới, cải tiến kĩ thuật canh tác, nhân rộng, chăm sóc giống cây trồng để cho ra những hạt cà phê vừa tốt về chất lượng vừa tăng về sản lượng. Đa dạng hình thức quảng bá để cà phê Việt Nam có thể đi xa hơn nữa trên thị trường quốc tế. Mỗi chúng ta cần phải biết yêu quý cây cà phê và trân trọng từng giá trị mà nó mang lại cho con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 2 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 8

Tây Nguyên – vùng đất đỏ đầy nắng và gió không chỉ được biết tới với những làng voi, ngôi nhà Rông, vũ điệu cồng chiêng ,…mà còn nổi tiếng với những cao nguyên cà phê bạt ngàn. Đây được xem là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất cả nước. Ngày nay, khi cà phê đã trở thành thức uống số một trên thế giới thì người ta lại càng quan tâm hơn đến nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của nó.


Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiên thảo. Đi tìm cội nguồn của cây cà phê, có truyền thuyết kể lại rằng cách đây rất lâu, có một người nông dân chăn dê ở vùng núi Ethiopia đã tình cờ phát hiện ra một loại quả lạ, ăn vào thấy tỉnh táo lạ thường, đem đốt trong lửa thì có mùi thơm ngây ngất. Từ đó người ta đem trồng và trở thành loại quả được dùng chủ yếu ở các nhà thờ. Có những tài liệu khác ghi lại, cà phê bắt nguồn từ những vùng nhiệt đới Châu Phi, sau đó được nhân rộng sang các vùng khác rồi trở nên phổ biến trên thế giới.


Ở Việt Nam, cây cà phê được du nhập trong khoảng thời gian thực dân Pháp sang xâm lược. Chúng mang những giống cà phê sang nước ta, bắt dân ta trồng và sau đó thu hoạch đem về nước. Cho đến nay, cây cà phê đã thực sự ghi dấu trên đất Việt. Khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột được xem là thủ phủ của loài câu này. Hàng chục ngàn hecta cà phê được canh tác hằng năm cho ra sản lượng vô cùng. Ngoài ra, các vùng Nam Bộ và Tây Bắc cũng là những khu vực có tiềm năng canh tác cà phê ở nước ta. Với những lợi thế về đất đai và khí hậu, cùng những cải tiến kĩ thuật hiện đại, ngày nay cây cà phê đã trở thành cây công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta, không chỉ đáp ứng như cầu trong nước mà Việt Nam còn là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng đã tạo dựng được danh tiếng ở khắp các châu lục như cà phê Trung Nguyên, cà phê G7, vinacafe, nescafe,…Các thương hiệu ấy cũng đã góp phần quảng bá hình ảnh của đất và người Việt Nam trên trường quốc tế.


Đến với Tây Nguyên, chúng ta hãy đến tham quan những cao nguyên cà phê xanh mướt bạt ngàn. Thân cây cà phê thon nhỏ, cao tầm 5 – 10 mét thường có nhiều nhánh. Lá có cuống ngắn, hình ô van màu xanh đậm, chiều dài khoảng từ 5-15 cm, còn chiều rộng từ 4 -8 cm. Rễ cây cà phê là rễ cọc cắm sâu vào lòng đất khoảng từ 1 đến 2 mét để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Hoa cà phê có màu trắng năm cánh, nở thành chùm. Ở Tây Nguyên, tháng ba được xem là thời điểm đẹp nhất trong năm bởi đó là lúc hoa cà phê trổ bông ngào ngạt khắp đất trời. Mùa hoa cà phê nở đã bao lần làm ngỡ ngàng du khách phương xa. Quả cà phê có hình bầu dục, mọc thành chùm. Ban đầu chúng có màu xanh, đến khi chín thì chuyển thành màu đỏ mọng. Nhìn những chùm cà phê đỏ rực kết bện lại với nhau rung rinh trong nắng thật đẹp mắt. Quả cà phê chín đen lại sẽ lộ ra những hạt cà phê. Hạt có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng hoặc xám xanh. 


Cà phê là loại cây kén đất, nó sinh trưởng tốt nhất trên mảnh đất badan – loại đất tơi xốp, có khả năng giữ nước và hấp thụ chất dinh dưỡng đặc trưng của Tây Nguyên. Cà phê được trồng bằng hạt, vì thế muốn có giống tốt thì hạt phải khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh và cho nhiều quả. Trước khi trồng, phải làm cho đất thật tơi xốp, đào thành rãnh hoặc phân rạch để đảm bảo nguồn nước cho cây. Trong quá trình cây lớn lên, cần phải thường xuyên chăm sóc, dặm thêm những cây bị chết, nhổ bớt những cành khô, cây che hoặc chỗ cây mọc dày. Người nông dân cần năng làm cỏ, bón phân, quan sát và kịp thời trị sâu bệnh cho cây. Có như vây, cây cà phê mới có thể cho sản lượng cao, chất lượng tốt.


Người ta yêu cây cà phê còn bởi những giá trị to lớn mà nó mng lại cho con người. Trước hết, phải kể đến ý nghĩa kinh tế của loài cây này.  Với sản lượng cà phê lớn đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho người dân, mang lại công việc ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Ở Tây Nguyên, những cao nguyên cà phê còn là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Với hạt ca phê, chị em phụ nữ có thể dùng để nhuộm tóc, làm đẹp.


Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những li cà phê thơm ngất ngây còn mang lại giá trị văn hóa vô hình, gắn kết con người. Họ mời nhau tách cà phê cũng là lời chào để mở đầu cho câu chuyện. Thời gian không ngừng chảy trôi, phút giây tĩnh lặng nhâm nhi bên tách cà phê cũng là cách để chúng ta sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống, quên đi những giây phút căng thẳng của cuộc sống thường ngày. Cà phê có hai loại: Cà phê đen và cà phê sữa đáp ứng ngày càng tốt với khẩu vị và nhu cầu của người thưởng thức. Cây cà phê cũng không ít lần đi vào thế giới nghệ thuật, đi vào trang thơ của bao thi sĩ. Ngay cả nhà thơ Xuân Diệu cũng phải thốt lên rằng:


“Em đến đây em, đặng bốn bề
Ta cùng lạc giữa hoa cà phê
Cho sương ướt tóc, hương đầy áo
Cho trĩu hồn thơm, mới trở về”.


Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cây cà phê càng được chăm sóc tỉ mỉ và kĩ lưỡng hơn để khai thác hiệu quả nhất giá trị chúng trong đời sống hiện nay. Thấy được đặc điểm, vai trò của cây cà phê, mỗi chúng ta càng thêm yêu và tự hào về loài cây ấy. Chúng ta sẽ mãi nhớ về cà phê – một loài cây không chỉ mang đến hương sắc cho đời mà còn để lại những giá trị vô cùng lớn lao và ý nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 9

Nhắc tới vùng đất Tây Nguyên là nhắc tới một vùng đất bạt ngàn cao su và cà phê. Thương hiệu cà phê Việt với những cây cà phê được trồng ở vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên đã được quảng bá tới người dân thế giới. Và Việt Nam cũng đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Vậy cây cà phê Tây Nguyên của nước ta như thế nào, có gì đặc biệt so với các loại cà phê khác ở những vùng miền khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới?


Cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1857 khi mà người Pháp truyền giáo đến Đông Dương. Họ đã mang loài cây này đến trồng ở vùng đất mà họ định khai phá. Ban đầu, họ chỉ thử nghiệm nó ở các nhà thờ công giáo ở các tỉnh phía Bắc, sau được lan dần tới các tỉnh miền Trung, sau cùng mới được mang tới Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ. Không ai có thể nghĩ rằng, cây cà phê lại thích hợp với loại đất đỏ bazan cằn cỗi ở Tây Nguyên, vùng đất nóng ẩm cùng với cái nắng kinh người. Và từ đó, hình thành lên một loại cây đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên - giống cà phê Tây Nguyên nổi tiếng.


Cà phê là một chi thuộc họ Thiên Thảo. Cây cà phê là giống cây lâu năm với thân cao từ 6 -10m, cành thon dài. Những chiếc lá với cuống ngắn có hình oval màu xanh đậm. Cây cà phê có rễ cọc, cắm sâu vào trong đất đến tận 2,5m để hút chất dinh dưỡng cùng với bộ rễ phụ bao quanh. Hoa cà phê có màu trắng, có năm cánh, nở thành chùm. Mỗi cây cà phê có thể cho từ 30.000 đến 40.000 hoa trong thời kì trưởng thành của nó. Hoa cà phê nở nhanh, chỉ khoảng ba đến bốn ngày, vậy nên thời gian thụ phấn cho hoa chỉ tầm vài ba tháng, nhanh hơn so với các loài cây khác cùng họ.


Quả cà phê phụ thuộc vào số lượng hoa được thụ phấn, thưởng mọc chi chít trên thân cây thành từng chùm. Quả cà phê có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ. Mỗi quả cà phê cho từ một đến hai hạt cà phê nhỏ, nằm bên trong ép sát vào nhau. Hạt cà phê có hình bầu dục, giống như quả anh đào, nhưng có màu nâu sẫm. Thứ cà phê chúng ta uống hàng ngày được lấy từ những hạt cà phê đã chín, được phơi khô và xay nhuyễn.


Về phân loại, cà phê có nhiều loại khác nhau và không phải loại cà phê nào cũng cho ra những hạt có thể làm ra thứ thức uống quen thuộc. Thế nhưng trên thế giới vẫn có chủ yếu gồm hai loại là cà phê vối và cà phê chè. Hiện nay, sản lượng cà phê chè đang chiếm 61% sản lượng cà phê thế giới, còn cà phê vối chiếm 39%. Ở Tây Nguyên, loại cà phê được trồng phổ biến là cà phê vối, chiếm 80% sản lượng của cà phê Việt Nam, cho sản lượng nhiều, chất lượng tốt, có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới.


Cây cà phê là loài cây có thể sinh trưởng tốt trên vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nơi có lượng mưa nhiều >2000mm/ năm và độ ẩm bão hoà. Loại đất yêu cầu khi trồng cà phê phải tơi xốp, có độ thoát nước tốt cũng như có độ dốc phù hợp với cây cà phê với của Tây Nguyên. Thời vụ trồng bắt đầu từ mùa mưa và kết thúc trước khi vào vụ khô trước một đến hai tháng.


Là một thứ thức uống ngon, cây cà phê mang lại cả giá trị về tinh thần và vật chất cho con người. Không chỉ giúp con người tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn sau những giờ lao động căng thẳng, nó còn giúp con người tập trung cũng như kích thích giúp con người làm việc hiệu quả. Cà phê cũng là nguồn cung cấp các chất chống oxi hoá cho con người.


Trong kinh tế, cây cà phê Tây Nguyên đã giúp cho những người nông dân ở vùng đất này có việc làm ổn định cũng như tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân. Với tỷ trọng chiếm tới 25% giá trị xuất khẩu, 8% sản lượng nông sản của VIệt Nam, cây cà phê đang là một trong những loài cây mang lại thu nhập tốt nhất cho người dân Việt. Và cũng từ đó, cây cà phê đã trở thành một phần của vùng đất Tây Nguyên, trở thành một nét văn hoá đặc trưng của nơi đây, để bất cứ ai khi nhắc về mảnh đất này đều không thể quên hương vị cà phê đậm đà của Tây Nguyên.


Có thể nói, cây cà phê ở Tây Nguyên đã giúp người dân ở những vùng xa xôi, những vùng dân tộc thiểu số có được cuộc sống ổn định, phủ xanh được những trảng đất đỏ. Mong rằng cây cà phê Tây Nguyên sẽ giữ nguyên được thế mạnh của mình để vững vàng với vị thế số một thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 10

Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.


Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.


Cây cà phê có chiều cao từ 6 m tới 10 m. Tuy nhiên, người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.


Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.


Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).


Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ của cây cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên , có thời gian thu hoạch cà phê thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian người trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.


Quả cây cà phê tạo ra một thức uống có nhiều tác dụng tốt như làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn, làm tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, kích thích hoạt động trí óc, làm tăng sức mạnh của cơ bắp, chống lại bệnh tiểu đường type II. Chính vì vậy, cà phê luôn là một món đồ uống hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ với lối sống hiện đại.


Cây cà phê ở Việt Nam luôn là cây thế mạnh, đem lại nguồn lời lớn về kinh tế cho nước nhà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 11

Theo thống kê, cà phê là một trong những thứ thức uông được ưa chuộng nhất hiện nay. Mỗi ngyaf, lượng cà phê được tiêu thụ tính đến con só hàng tấn. diện tích cà phê trồng cũng trải dài trên nhiều vùng khắp thế giới


Cây cà phê bắt nguông từ các vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius, Resunion thuộc ẤN Độ Dương. Từ đó, cà phê trở thành nguồn hàng được đem di khắp các nước thuộc mọi cchaau lục, đã phối giống và nuôi trồng thành công tại hơn 70 nước, chủ yếu là các nước nhiệt đới gần xích đạo có khi hậu nóng ấm, trong đó có Việt Nam.


Tùy từng loại cà phê mà cần có nguồn nhiệt khác nhau. Như cà phê vối thì ưa nóng ẩm, nhiệt độ từ 24 đến 260 độ C, thường được tròng ở các Cao nguyên thấp và bình nguyên, lượng mưa cần trong khaongr 1300 đến 2500 mm, lại như laoij cà phê chè lại ưa mát, nhiệt độ cần là từ 20 đến 220 độ C, lượng nước trong khoảng 600 đến 2500mm, nên thường được trồng ở vùng núi cao. VÌ vậy các vùng gần xích đạo như Chau PHi, Ấn Độ, Đông Nam Á là phù hợp nhất để trồng loại cây này. 


Cà phê có nguồn gốc khá đặc biệt. Như dân gian kể lại, vào năm 1671, những con dê sau khi ăn mọt loại quả có quả đỏ, liền cả đêm ấy không ngủ, vận động không biết mệt mỏi. Điều đó khiến những người chăn dê thấy rất lạ, họ cùng những thầy tu đã đi xem xét và phát hiện ra một loại quả như quả anh đào nhưng lá lại xanh thẫm. Họ đã dùng thử, và kết quả giống bầy dê, đều thức trắng cả đêm không ngủ. CÀ phê đã được phát hiện tình cờ nhưu vậy đó. 


Cà phê cs bộ rễ khỏe, thuộc loại rễ cọc, bám sâu vào lòng đất, chỉ thích nghi tốt với đất có độ sâu từ ít nhất 70cm trwor lên, đất thoáng, hấp thu nước tốt. Cà phê đặc biệt thích nghi với loại đất nhiều mùn, tơi xốp. Đất càng tốt, năng suất cà phê càng cao. Vậy nên vùng được chọn để trồng nhiều cà phê nhất luôn là những vùng cao nguyên đất đỏ bazan. Nơi đây, mỗi mùa cà phê đều cho ra đời những bao cà phê thơm, sạch, là nguồn cung cáp chủ yếu cho các nhà máy cà phê. 


Thân cà phê cao từ 6 đến 10 m, nhưng vì chiều cao có phâng bất lượi cho việc chăm sóc và thu hoạch cây nên người nông dân trồng cà phê đã tỉa bớt thân chỉ còn từ 2 đến 4 m. Cành cà phê thon dài, cuống lá ngắn, xanh đậm, có hình vát như hình ovan. Hai mặt lá một mặt thẫm màu, một mặt có phần nhạt hơn, chiêù dài khoảng 8 đến 15 cm, chiều rộng 4 đến 6 cm. Cà phê cũng ra hoa, hoa cà phê màu trắng, mọc thành chùm, mỗi bông được ghép lại từ 3 đến 5 cánh hoa. Hoa cà phe cong đặc biệt ở chỗ nó tự thụ phấn và cho ra những hạt cà phe thơm lừng, thời giain tự thụ phấn cũng rất ngắn chỉ trong khoảng 3 tiếng. Quả cfa phê hay hạt cà phê có hình dạng giống như quả anh đào. KHi còn non, quả có màu xanh, sau đó mới chuyển dần sang vàng và khi thu hoạch sẽ có màu đỏ


Cà phê có ý nghĩa rất quan trọng kinh tế nông nghiệp Việt Nam, là một trong những loài cây được chú ý nhiều nhất trong cơ cấu hiện đại. Hàng năm, cà phê đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho những người dân trồng cfa phê. Cà phe từ lâu đã là một phần không thể thiếu, à món ngon chưa bao giờ hết ngon.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 12

Cà phê vốn đã là một loại thức uống phổ biến trên thế giới được làm từ quả cà phê. Cây cà phê chắc hẳn đã nghe nhiều, nhưng có rất ít người hiểu rõ về nó.


Vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên Ấn Độ Dương vốn là nơi đất tổ của các giống cà phê trên thế giới. Từ Châu Phi, cà phê được xuất khẩu và đưa đi khắp thế giới và hiện nay đã được trồng thành công tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo có khí hậu nhiệt đới đòi hỏi nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khá cao và tùy từng chủng: Cà phê chè ưa mát, nhiệt độ tối ưu 20 – 220C, ánh sáng tán xạ nên thường được trồng ở miền núi cao 600 – 2.500 m, lượng mưa cần 1300 – 1.900 mm.


Cà phê vối ưa nóng ẩm , nhiệt độ 24 – 260C, thích ánh sáng trực xạ yếu, thường được trồng ở các Cao Nguyên thấp và Bình Nguyên. Lượng mưu cần từ 1.300 – 2.500 mm. vì vậy các vùng gần xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi là nơi lí tưởng trồng cà phê. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối, ngoài ra còn có cà phê mít tương tự cà phê vối nhưng do cây lớn, lá dày hơn, rễ ăn sâu hơn nên chịu khô hạn hơn.. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.


Cây cà phê có nguồn gốc khá thú vị xuất hiện trong truyền thuyết vào năm 1671, những con dê sau khi ăn một loại quả có quả đỏ, hoa trắng đã vận động cả đêm không ngủ và không biết mệt mỏi. Những người chăn dê thấy lạ và các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả như quả anh đào. Họ uống chúng và đã tỉnh cả đêm trò chuyện. Như vậy, câu chuyện về cây cà phê cũng được phát hiện rất tình cờ phải không? Sau đó, cà phê được lan rộng ra toàn thế giới vì là thứ tạo ra loại đồ uống rất được ưa chuộng cùng tên.


Cà phê là một loại cây có rễ bám sâu trong lớp đất. Chính vì thế mà thổ nhưỡng phù hợp cho trồng loại cây cà phê phải là nơi có  đất sâu 70cm trở lên, đất thoáng, hấp thụ nước tốt. Đất giàu mùn và tơi xốp cây sẽ phát triển mạnh. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng cây cà phê chính là chất lượng đất. Vì thế mà loại đất bazan trên trên các cao nguyên là thích hợp để trồng cây cà phê sạch năng suất cao. Ở nước ta vùng Tây Nguyên với điều kiện tự nhiên hợp, nên cây cà phê phát triển mạnh, là nơi phân phối đi cả nước.


Cây cà phê chè có thể cao tới 6m, cà phê vối tới lại  tới 10 m. Nhưng để thuận lợi cho việc thu hoạch, người ta tỉa đi chỉ còn 2-4m. Cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4–6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Hoa cà phê màu trắng, mọc thành chùm, mỗi bông có 3-5 cánh. Cà phê tự thụ phấn, gió và côn trùng liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh sản của cây. Thời gian tự thụ phấn ngắn, khoảng ba tiếng. Qủa có hình giống quả anh đào, màu sắc chuyển từ xanh sang vàng rồi đỏ.


Cà phê là loại quả có năng suất cao và đã giúp nhân dân miền núi có nguồi lợi kinh tợi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 12
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 13

Năm 2017, Việt Nam đã vượt Brasil để trờ thành nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới. Và cũng theo đó, cây cà phê trở thành cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người dân lao động của vùng nuôi trồng nên nó.


Cây cà phê trước hết xuất hiện phổ biến ở Châu Phi và được trồng ở một số nước thuộc Ấn Độ Dương. Sau đó, cà phê được nhân giống rộng ra các nước lân cận và sau là trên toàn thế giới. Cây cà phê tropng tự nhiên có thể cao tới hơn 6 mét nhưng để tiện cho việc trồng và thu hoạch, người ta giữ độ cao của cây trong khoảng 2 đến 4 mét. Tán cây cà phê khá rộng với những cành thon mảnh. Lá cây cà phê không đều màu, dù cùng mang màu xnah nhưng mặt trên đậm hơn mặt dưới, có hình oval và cuống lá ngắn. Để thân cây và lá phát triển tốt, người ta phải chú ý chăm soc cho bộ rễ khỏe, có thể cắm sâu vào lòng đất 1 đến 3 mét để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.


Một lần cây cà phê có thể ra hơn 30000 bông hoa, hoa mọc thành chùm 2 hoặc 3, có mùi hương thoang thoảng nhẹ như hoa nhài. Sau hoa cà phê phát triển thành quả hình bầu dục. Khi còn non, quả cà phê có màu xnah, sua chuyển thành màu vàng và cuối cùng là chuyển sang màu đỏ còn khi quả đã chín nẫu sẽ có màu đen. Khi thu hoạch, những quả cà phê kết thành chùm đỏ sậm trên ngọn cây. Bên trong mỗi quả cà phê có hai hạt ép sát vào nhau, mõi hạt được bao bởi lớp màng mỏng và được bọc tất cả bởi thịt quả.


Một cây cà phê trưởng thành trong khoảng 11 tháng, bắt đầu từ tháng 10 năm trước và đến tháng 9 năm sau, sau đó sẽ được thu hoạch trong vòng 4 tháng. Và để cây cà phê có thể thu hoạch được thuận lợi, người dân vùng Tây Nguyên, Buôn  Ma Thuột và Đắc Lắc phải bỏ ra rất nhiều công sức. Chăm sóc cây cà phê trưởng thành và tạo được ra thành phẩm là hạt cà phê cũng là cả một quá trình kì công của người dân lao động Miền Tây. Không chỉ phải gieo hạt cho kịp thời vụ, người dân lao đồng còn phải chăm bón phù hợp cho cây, luôn chuẩn bị trước tình huống thời thiết xấu, cày rạch hàng ép xanh và còn tỉa cây để giữ được độ cao phù hợp. Cả quá trình này yêu cầu người trồng phải có sự cẩn thận, tỉ mị và kinh nghiệm cao.


Hiện cà phê có vai trò vô cùng lướn trong đời sống sinh hoạt của con người. Đối với những người trồng ra nó, cây cà phê lđã tạo ra công ăn việc làm ổn định và cũng nguồn thu nhập chính giúp họ duy trì cuộc sống và cải thiện mức sống của gia đình. Đối với những người sử dụng, cà phê là thứ nguyên liệu vô cùng được ưa chuộng. Hạt cà phê có thể xay ra để hãm thành những tách cà phê vừa có hương vị thơm ngon vừa giữ vững sự tỉnh táo của con người cũng có thể trở thành nguyên liệu làm bánh với hương vị đậm đà đặc sắc. Ngoài ra, cà phê còn có tác dụng như một nguyên liệu tự nhiên trong các loại mỹ phẩm với công dụng làm trắng và đều màu da, vô cùng hữu ích.


Như đã nói, Việt Nam đang dẫn đầu trong sản lượng xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới, chúng ta cần lợi dụng điều đó để quảng bá thương hiệu Việt Nam, đẩy mạnh chất lượng cà phê để duy trì thành tích hiện tại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 13
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về cây cà phê số 14

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, hình ảnh những người nhâm nhi, thư thái bên cốc cà phê trở nên vô cùng thân thuộc. Từ rất lâu, những tách cà phê đã đi vào đời sống của con người một cách bình dị, thế nhưng nguồn gốc, đặc điểm của cây cà phê thế nào thì không phải ai cũng biết.


Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiên thảo. Đi tìm cội nguồn của cây cà phê, có truyền thuyết kể lại rằng cách đây rất lâu, có một người nông dân chăn dê ở vùng núi Ethiopia đã tình cờ phát hiện ra một loại quả lạ, ăn vào thấy tỉnh táo lạ thường, đem đốt trong lửa thì có mùi thơm ngây ngất. Từ đó người ta đem trồng và trở thành loại quả được dùng chủ yếu ở các nhà thờ. Có những tài liệu khác ghi lại, cà phê bắt nguồn từ những vùng nhiệt đới Châu Phi, sau đó được nhân rộng sang các vùng khác rồi trở nên phổ biến trên thế giới.


Ở Việt Nam, cây cà phê được du nhập trong khoảng thời gian thực dân Pháp sang xâm lược. Chúng mang những giống cà phê sang nước ta, bắt dân ta trồng và sau đó thu hoạch đem về nước. Cho đến nay, cây cà phê đã thực sự ghi dấu trên đất Việt. Khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột được xem là thủ phủ của loài câu này. Hàng chục ngàn hecta cà phê được canh tác hằng năm cho ra sản lượng vô cùng. Ngoài ra, các vùng Nam Bộ và Tây Bắc cũng là những khu vực có tiềm năng canh tác cà phê ở nước ta. Với những lợi thế về đất đai và khí hậu, cùng những cải tiến kĩ thuật hiện đại, ngày nay cây cà phê đã trở thành cây công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta, không chỉ đáp ứng như cầu trong nước mà Việt Nam còn là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng đã tạo dựng được danh tiếng ở khắp các châu lục như cà phê Trung Nguyên, cà phê G7, vinacafe, nescafe,…Các thương hiệu ấy cũng đã góp phần quảng bá hình ảnh của đất và người Việt Nam trên trường quốc tế.


Đến với Tây Nguyên, chúng ta hãy đến tham quan những cao nguyên cà phê xanh mướt bạt ngàn. Thân cây cà phê thon nhỏ, cao tầm 5 – 10 mét thường có nhiều nhánh. Lá có cuống ngắn, hình ô van màu xanh đậm, chiều dài khoảng từ 5-15 cm, còn chiều rộng từ 4 -8 cm. Rễ cây cà phê là rễ cọc cắm sâu vào lòng đất khoảng từ 1 đến 2 mét để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Hoa cà phê có màu trắng năm cánh, nở thành chùm. Ở Tây Nguyên, tháng ba được xem là thời điểm đẹp nhất trong năm bởi đó là lúc hoa cà phê trổ bông ngào ngạt khắp đất trời. Mùa hoa cà phê nở đã bao lần làm ngỡ ngàng du khách phương xa. Quả cà phê có hình bầu dục, mọc thành chùm. Ban đầu chúng có màu xanh, đến khi chín thì chuyển thành màu đỏ mọng. Nhìn những chùm cà phê đỏ rực kết bện lại với nhau rung rinh trong nắng thật đẹp mắt. Quả cà phê chín đen lại sẽ lộ ra những hạt cà phê. Hạt có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng hoặc xám xanh. 


Cà phê là loại cây kén đất, nó sinh trưởng tốt nhất trên mảnh đất badan – loại đất tơi xốp, có khả năng giữ nước và hấp thụ chất dinh dưỡng đặc trưng của Tây Nguyên. Cà phê được trồng bằng hạt, vì thế muốn có giống tốt thì hạt phải khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh và cho nhiều quả. Trước khi trồng, phải làm cho đất thật tơi xốp, đào thành rãnh hoặc phân rạch để đảm bảo nguồn nước cho cây. Trong quá trình cây lớn lên, cần phải thường xuyên chăm sóc, dặm thêm những cây bị chết, nhổ bớt những cành khô, cây che hoặc chỗ cây mọc dày. Người nông dân cần năng làm cỏ, bón phân, quan sát và kịp thời trị sâu bệnh cho cây. Có như vây, cây cà phê mới có thể cho sản lượng cao, chất lượng tốt.


Người ta yêu cây cà phê còn bởi những giá trị to lớn mà nó mng lại cho con người. Trước hết, phải kể đến ý nghĩa kinh tế của loài cây này. Với sản lượng cà phê lớn đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho người dân, mang lại công việc ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Ở Tây Nguyên, những cao nguyên cà phê còn là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Với hạt ca phê, chị em phụ nữ có thể dùng để nhuộm tóc, làm đẹp.


Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những li cà phê thơm ngất ngây còn mang lại giá trị văn hóa vô hình, gắn kết con người. Họ mời nhau tách cà phê cũng là lời chào để mở đầu cho câu chuyện. Thời gian không ngừng chảy trôi, phút giây tĩnh lặng nhâm nhi bên tách cà phê cũng là cách để chúng ta sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống, quên đi những giây phút căng thẳng của cuộc sống thường ngày. Cà phê có hai loại: Cà phê đen và cà phê sữa đáp ứng ngày càng tốt với khẩu vị và nhu cầu của người thưởng thức. Cây cà phê cũng không ít lần đi vào thế giới nghệ thuật, đi vào trang thơ của bao thi sĩ. Ngay cả nhà thơ Xuân Diệu cũng phải thốt lên rằng: “Em đến đây em, đặng bốn bềTa cùng lạc giữa hoa cà phêCho sương ướt tóc, hương đầy áoCho trĩu hồn thơm, mới trở về”.


Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cây cà phê càng được chăm sóc tỉ mỉ và kĩ lưỡng hơn để khai thác hiệu quả nhất giá trị chúng trong đời sống hiện nay. Thấy được đặc điểm, vai trò của cây cà phê, mỗi chúng ta càng thêm yêu và tự hào về loài cây ấy. Chúng ta sẽ mãi nhớ về cà phê – một loài cây không chỉ mang đến hương sắc cho đời mà còn để lại những giá trị vô cùng lớn lao và ý nghĩa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .