Top 12 Bài văn thuyết minh về con lợn (lớp 9) hay nhất

12532

Lợn là một vật liệu vô cùng quen thuộc trong mỗi cuộc sống của mỗi chúng ta, nhất là với con người Việt Nam. Lợn không chỉ cung cấp một nguồn lợi kinh tế cho...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 1

Cuộc sống của con người sẽ trôi đi tẻ nhạt và buồn chán biết bao nếu như không có những con vật để bầu bạn. Nếu như những chú mèo nhỏ xinh là con vật cưng của nhiều người, chú chó là người canh dữ dũng cảm, thì chú lợn hiền lành và đáng yêu luôn đem lại cho người ta những giây phút thư giãn và yêu đời.


Lợn đã trở thành một con vật nuôi quen thuộc với con người, đặc biệt là những người nông dân. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, đầu tiên do con người săn bắn và hái lượm, họ bắt được lợn rừng rồi đem về nuôi. Dần dần con người ý thức và chọn lựa những con lợn tốt để nuôi còn những con kém chất lượng có thể giết thịt nhằm cung cấp thực phẩm. Tổ tiên của lợn chính là lợn rừng, nhiều nghiên cứu cho rằng lợn nhà được tạo ra từ các giống lợn rừng châu Âu và châu Á.


Các giống lợn được phân thành các giống lợn chính và các giống lợn phụ. Ở châu Á và châu Âu có tới bốn giống lợn chính và hai mươi lăm giống lợn phụ. Lợn ngày nay được tạo thành ba giống lợn phụ của châu Á là Sus orientalis, Sus vitatus, một giống lợn châu Âu Sus crofa. Lợn rừng và lợn hoang dã cũng là những giống lợn khác nhau ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Lợn nước hoặc lợn đầm lầy là giống lợn thích nghi như các động vật bán thủy sinh.


Lợn thuộc vào thứ có guốc. Kích cỡ và hình dạng của lợn thường thay đổi khác nhau tùy theo từng giống. Đầu và toàn thân lợn có thể dài đến 190.500mm, đuôi dài từ 35 - 450mm. Lợn trưởng thành cơ thể nặng tới 350kg. Mắt của chúng nhỏ và dẹt, nằm cao trên hộp sọ. Tai của lợn khá dài và rủ xuống với một nhúm lông nằm gần đầu mút. Hộp sọ của lợn thường dài và có một điểm chấm khá bằng phẳng. Mũi của lợn to bằng bàn tay nắm lại và khá linh động. Cả bốn chân của lợn đều có móng nhưng nó chỉ thể hiện chức năng trong vận động ở các ngón giữa. Những chú lợn khoác lên mình bộ áo màu trắng phớt hồng, điểm xuyết một vài chiếc lông trắng.


Lợn được nuôi để lấy thịt có chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỉ lệ mỡ cao trong thân thịt. Lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn, giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Ngoài ra thịt lợn vốn là loại thực phẩm có giá cao, ổn định trên thị trường. Lợn có rất nhiều đóng góp giá trị cho đời sống của con người. Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người. Da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ. Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt hun khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người.


Sau khi được thuần hóa, lợn sớm trở thành một món hàng có giá trị cho việc kinh doanh và buôn bán. Trước khi tiền tệ xuất hiện, con người đã tiến hành trao đổi lợn để lấy các loại hàng hóa khác. Quá trình thương mại diễn ra cũng có nghĩa là con lợn bắt đầu có giá trị kinh tế. Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu gia đình nông dân trên thế giới. Các sản phẩm này đã ảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như: thương mại, vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn và nhiều lĩnh vực khác nữa. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích cầu đối với các ngành chế biến thức ăn, sản xuất con giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Khi lợn có giá trị kinh tế, chúng là một hình thức tiết kiệm cho người dân.


Lợn đã được xem là một loài vật nuôi có tầm quan trọng không chỉ vì giá trị thức ăn mà còn có các giá trị văn hoá độc đáo. Điều này được thể hiện trong các bài hát, thơ ca, tranh ảnh hội họa, sách vở. Lợn được xem là có các đặc tính của con người. Nó được thể hiện là các đấng anh hùng hay là kẻ hung dữ trong các truyện ngụ ngôn.


Những con lợn đem lại nguồn lợi không hề nhỏ cho người dân và mang những giá trị tinh thần to lớn. Vì vậy, ta cần chăm sóc và yêu quý loài vật này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 2

Từ xa xưa, lợn là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam, nó là nét đặc trưng của vùng quê lam lũ, một con vật hiền lành và được nuôi phổ biến trong những hộ gia đình. Nó đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó.


Trong ngành chăn nuôi gia súc, lợn là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi như: lợn ỉn, lợn sề, lợn mán, lợn cắp nách. Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng có thân màu đen, hoặc đen khoang trắng, lông chúng thưa, mõm ngắn, bụng sệ khiến lưng của chúng cũng võng xuống theo, có bốn chân nhỏ và thấp chính vì thế mà chúng di chuyển khá chậm chạp, ì ạch và nặng nhọc. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60 - 70 ki-lô-gam. Khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoắc tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ.


Lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối. Chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ, chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng, dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Trong các gia đình nông thôn, thường hộ nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm chục con, không chỉ nuôi lấy thịt, phân của chúng còn được tận dụng bón cho cây trồng.


Ngoài lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như : lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ, mõm dài,lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán.


Hiện nay, khi Việt Nam càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới, quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân. Ví dụ như giống lợn của nước Anh, chúng có thân trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ và hai tai dựng, thân dài bụng thon gọn và bốn chân cao. Trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể lên tới 100 ki lô, cơ thể khá săn chắc do quy cách chăn nuôi được nâng cao và đổi mới. Giống lợn này hiện nay hầu như đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng trên thị trường, Từ thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như: Thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng... Hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết... Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam.


Lợn là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn bó thân thiết với người nông dân, với xóm làng, vườn tược và quê hương Việt Nam.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 2 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 3

Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu con vật có ích như trâu, chó, gà, bò… thế nhưng chúng ta cũng không thể nào không nhắc đến con lợn. Có thể nói lợn là một con vật rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ là một con vật nuôi cung cấp nguồn thực phẩm cho con người mà nó còn có nhiều vai trò khác nữa.


Trước hết là về đặc điểm ngoại hình, lợn thường có da màu khoang trắng đen hoặc màu trắng. Lợn khi còn bé thì có màu hồng nhạt rất dễ thương và đáng yêu. Bụng của chúng rất là to cái đuôi thì xoắn vào, bốn cái chân ngắn, móng to. Lông thường rất thưa và dài có màu trắng. Đôi mắt của nó thì rất tròn to đen lắm. Cái miệng mà người ta hay gọi là mõm thì dài khi ăn thức ăn thì nó sục mõm cho nước rơi vào cả mũi nhưng vẫn ăn được. Tiếp đến, về thức ăn thì lợn là một con vật ăn tạp và thức ăn chủ yêu của nó là cái loại rau xanh và cám, gạo, cám ngô. Người thường cho nó ăn vào một cái máng dài. Về phân loại thì lợn được chia ra làm hai loại lợn cơ bản đó là lợn sề và lợn cỏ. Lợn sề có màu khoang trắng đen kích cỡ to hơn và thịt thường dai hơn thịt lợn bình thường không tạo nên sự hấp dẫn cho con người. Chính vì thế mà trên thị trường thịt lợn sề bao giờ cũng rẻ hơn thịt lợn bình thường. Những con lợn khác thì có màu trắng bình thường. Về sinh sản thì mỗi một lứa lợn sẽ đẻ ra gần mười con lợn con. Khi mới đẻ những con lợn ấy phải được tiến hành bẻ răng nanh không thì sẽ cắn mẹ nó khi bú. Lợn con sinh ra màu hồng hào trông rất đẹp và sạch sẽ.


Không chỉ thế lợn là một con vật có ích bởi vì nó có công dụng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Thứ nhất là trong kinh tế và đời sống thực phẩm hàng ngày. Ngày nay chúng ta đi ra chợ món thịt lợn là món mà mọi người thường hay mua nhiều nhất. Chính bởi thịt lợn rất ngon và dễ ăn số lượng lại nhiều nên giá cả phải chăng khiến cho nhà ai cũng có thể ăn chứ không như thịt bò đắt. Vậy nên những người nhà không có điều kiện cũng có thể mua về ăn trong bữa cơm hàng ngày. Còn những người bán hàng thì lại có thu nhập đều đều. Trong đời sống thì chúng ta có thể thấy được đó là thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ngon đẹp mắt như: thịt kho tàu, thịt rang, thịt xào xả ớt, thịt băm… Nói tóm lại lợn cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người.


Vai trò thứ hai đó là lợn trở thành nhiều biểu tượng cho con người và còn trở thành cả biểu tượng nghệ thuật. Lợn vô cùng may mắn khi lọt vào top mười hai con giáp để chỉ cho số phận con người. Những người sinh năm lợn được người ta phán rằng có một cuộc sống sung sướng bởi dựa theo đặc tính của con vật này thì cả ngày chỉ có ăn với nằm mà thôi. Đói thì lại kêu no thì lại ngủ. Vì thế những người sinh năm hợi đều mang số phận sướng. Không những thế mà hẳn những con người Việt nam chúng ta không quên được hình ảnh của những bức tranh Đông Hồ với đàn lợn dưới hình một cây khoai nước. Đó là nghệ thuật của nước ta mà cụ thể là ở Bắc Ninh.


Như vậy có thể thấy được vai trò và những đặc điểm cơ bản của con lợn trong cuộc sống của con người chúng ta. Có lẽ chính vì những vai trò to lớn từ vật chất cho đến tinh thần ấy đã khiến cho lợn trở thành một con vật có ích.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 4

Trong cuộc sống, mỗi con vật lại mang những ý nghĩa và vai trò riêng biệt trong cuộc sống của con người. Nếu như con gà như chiếc đồng hồ báo thức mỗi sớm mai giúp mọi người tỉnh giấc, con mèo lại giúp mọi người bắt chuột để nó không phá phách, thì con lợn lại đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó.


Lợn được thuần hóa từ lợn rừng. Trước đây, các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ đã cho rằng lợn được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hoặc cùng khoảng thời gian này tại Trung Quốc. Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Cho đến ngày này, lợn càng ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành con vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam.


Ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều giống lợn phổ biến như lợn ỉn, lợn sề, lợn mán, lợn cắp nách. Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn thân màu đen, chân ngắn, bụng sệ khiến cho lưng lúc nào cũng võng xuống trông rất nặng nề khó di chuyển. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi ki lô gam. Mỗi lứa lợn có thể đẻ tới hàng chục con. Mỗi con sinh ra nhỏ nhắn khoảng ba, bốn ki lô gam, thường có màu hồng trông rất đẹp. Những con lợn nằm thành từng đàn nung núc vây quanh mẹ. Đôi mắt lợn tròn, to đen, cái miệng dài khi ăn thức ăn thì nó sục vào máng húp tạo ra tiếng kêu rất to.


Lợn là một con vật rất dễ nuôi, chúng thường ăn bèo cái, cám lỏng hay khoai thái nhỏ nấu với cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau muống hoặc cây chuối băm nhỏ. Người ta thường nói rằng con lợn rất lười, chỉ có ăn xong rồi nằm ườn ra chả làm việc gì cả có lẽ bởi chúng không có những đặc điểm giống như những loài động vật khác. Lợn có vai trò rất to lớn trong cuộc sống của con người. Lợn là một con vật gần gũi và thân thiết với con người, nó như người bạn chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Thịt lợn ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng , dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung, Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ.


Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Thịt lợn người ta còn dùng để làm những loại bánh ngon, nổi tiếng. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Không chỉ lấy thịt mà người ta còn dùng phân của lợn làm phân bón cho cây trồng rất tốt. Không những thế lợn cũng mang thế giới tâm linh bởi vì nó nằm trong 12 con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, lợn được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa lợn Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây Du Ký. Đối với Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con lợn trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực bởi người ta nghĩ đến sự lười biếng của chúng. Hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều dịch bệnh nên mọi người cần có cách chăm sóc và đề phòng đúng cách, tránh để vật nuôi mắc bệnh sẽ làm cho kinh tế giảm sút. Hãy dọn dẹp chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, khô ráo thoáng mát, cho ăn đúng cách.


Lợn là một con vật mang vẻ đẹp giản dị của đời sống con người Việt Nam vì thế hãy yêu quý, gắn bó thân thiết và coi nó như một người bạn của người dân quê nhé.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 5

Đã từ lâu thì lợn đã được biết đến chính là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam ta. Con lợn cũng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó và giúp người dân vượt khó đi lên.


Có thể thấy được ở trong ngành chăn nuôi gia súc thì lợn luôn luôn được biết đến chính là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ngay ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi có thể kể tên ra đó chính là giống lợn ỉn, lợn sề, lợn mán, lợn cắp nách. Và trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, và nó được phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Toàn phần thân của chúng có màu đen hoặc có khi là đen khoang trắng, lông thưa, phần mõm ngắn và có các bụng sệ xuống khiến cho lưng của chúng cũng bị võng xuống theo. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60 - 70 ki lô-gam trên một con. Rồi khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoặc có thể tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Cứ mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ.


Không thể phủ nhận được rằng lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối cũng được. Loài lợn chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, có thể thấy được với đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ mà thôi. Loài lợn chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thêm với đó thì phần thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và ngay cả phần da của chúng cũng rất mỏng nên được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Thịt lợn dần dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung nữa.


Không chỉ có lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc có thể kể tên ra đó chính là thịt lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Loài lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ có phần mõm dài, lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Thế rồi khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán.


Hiện nay khi Việt Nam chúng ta ngày càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, đã xuất hiện thêm nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới. Đồng thời kéo theo quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân Việt Nam. Từ chính phần thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như thành các món như món thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng. Và hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết. Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam.


Tóm lại lợn còn chính là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn bó thân thiết với người nông dân, gắn bó với xóm làng, vườn tược, quê hương Việt Nam chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 6

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, vậy nên con lợn đã trở thành một con vật quen thuộc, đặc biệt là đối với những người nông dân.


Lợn nhà là loài có nguồn gốc từ lợn rừng, những bằng chứng khảo cổ cho thấy loài lợn này đã tồn tại từ rất sớm khoảng những năm 13.000 - 12.700 TCN ở vùng Cận Đông, thung lũng Tigris. Và theo những nghiên cứu gần đây nhất, người ta đã thống nhất rằng loài lợn nhà có nguồn gốc từ loài lợn rừng bản địa của vùng Đông Nam Á, sau nhiều năm được thuần hóa chúng bắt đầu được con người đưa sang các vùng đất khác như châu u, Cận Đông và các đảo ở Thái Bình Dương để nuôi lấy thịt và trở thành loài gia súc phổ biến nhất trong nông nghiệp. Lợn nhà có tên khoa học là Sus scrofa domesticus thuộc họ Lợn (Suidae).


Xét về đặc điểm ngoại hình, một con lợn nhà có hình dáng thấp, thân tròn, lông thưa và ngắn. Tùy theo những giống lợn khác nhau mà da có màu khác nhau. Có thể ví dụ như lợn Móng Cái nổi bật với vùng da đen hình yên ngựa trên lưng. Còn lợn Ỉ thì cả da và lông đều đen bóng. Điểm đặc biệt nhất của lợn chính là khuôn mũi tròn, với hai lỗ mũi, khá nhạy cảm. Đặc điểm này hình thành là do tập tính dùng mũi ủi, dũi đất để tìm thức ăn từ xa xưa của loài này. Đa số số các giống lợn có tai dài, phẳng, mắt có thị lực kém, chân ngắn có móng cứng chẻ làm ba. Một con lợn trưởng thành có kích thước khoảng 60cm, nặng từ 130 - 350 kg tùy loài, tuổi thọ dao động từ 12 - 17 năm.


Tiếp đến là về tính sinh hoạt, lợn là loài ăn tạp. Thức ăn của nó gồm cả động và thực vật. Chúng dùng cái mũi nhạy và khỏe cùng bốn chân để ủi và đào bới tìm kiếm thức ăn. Do lông thưa ngắn, lại không có tuyến mồ hôi nên chúng thích đắm mình trong các vũng bùn để bảo vệ cơ thể. Ngày nay mặc dù được nuôi dưỡng trong điều kiện mát mẻ, sạch sẽ nhưng những tập tính này vẫn chưa từng bị mất đi. Lợn cũng là loài có khả năng chịu đựng những điều kiện sống kham khổ và có tính thích nghi mạnh mẽ với nhiều điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, vì vậy nên nó có địa bàn phân bố rộng khắp trên thế giới, và trở thành một trong những loài gia súc phổ biến nhất. Một trong những đặc tính đặc biệt nữa là lợn có khả năng sinh sản nhanh và rất mắn đẻ, một năm lợn có thể mang thai hai lứa mỗi lứa đẻ có thể sinh ra từ 10 - 15 con.


Ở Việt Nam, có rất nhiều trang trại nuôi lợn. Chúng được nuôi với nhiệm vụ chủ yếu nhất của lợn là nuôi để lấy thịt. Hiện nay trên thế giới việc nuôi lợn đã sớm phát triển thành một ngành công nghiệp có giá trị cao. Thịt và nội tạng lợn có thể dùng chế biến những món ăn thơm ngon như xúc xích, lạp xưởng, chả giò... rất được con người ưa chuộng. Da lợn có thể dùng trong kỹ nghệ làm bóng, lông thì dùng làm bàn chải. Trong y học, da lợn còn được sử dụng để cấy ghép thay thế cho vùng da bị hủy hoại của con người (bỏng) bởi những tương đồng trong cấu trúc, ngoài ra lợn cũng được nuôi để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, thử tác dụng của thuốc mới. Ông cha ta có câu: “Ngu như lợn”, nhưng thực ra không phải vậy, chúng là một loài rất thông minh, dễ huấn luyện, điều này được áp dụng trong việc dùng lợn để tìm kiếm và khai thác nấm cục ở Châu u, ngoài ra những giống lợn nhỏ, xinh còn được con người nuôi làm thú cưng.


Tóm lại, lợn là một giống vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Chúng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 7

Lợn là một vật liệu vô cùng quen thuộc trong mỗi cuộc sống của mỗi chúng ta, nhất là với con người Việt Nam. Lợn không chỉ cung cấp một nguồn lợi kinh tế cho sản xuất nông sản ở nước ta mà còn đóng một vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng về thịt của Việt Nam ta.


Giống lợn hiện nay của Việt Nam là một loài gia súc được thuần hóa từ loài lợn rừng và được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Lợn nhà thường được cho rằng là một phân loài từ tổ tiên hoang dã của chúng là lợn rừng, trong trường hợp này chúng được đặt tên sinh học là Sus scrofa domesticus. Một số nhà phân loại học cho rằng lợn nhà là một loài riêng và gọi tên chúng là Sus domesticus, và lợn rừng là S. scrofa. Lợn rừng đã quần hợp với con người cách đây 13.000–12.700 năm. Những con lợn nhà thoát khỏi nơi nuôi dưỡng đã trở về với cuộc sống hoang dã ở một số nơi trên thế giới và gây ra một số hiểm họa môi trường như là loài gây hại.


Lợn thuộc vào loại gia súc nuôi trong nhà ở Việt Nam ta. Lợn cũng có rất nhiều loại như: lợn rừng, lớn máng, lợn ỉn, lợn xề... Thân hình của giống lợn Việt Nam thì không to lắm, dáng người hơi thấp và lùn, mông hơi cong và bụng hơi xệ xuống dưới. Chân lợn thì ngắn cũn cỡn. Lông lợn thì mỏng như sợi tơ. Lợn là loại động vật ăn tạp, rất dễ cho ăn và nuôi. Lợn lớn và phát triển rất nhanh. Một con lợn trưởng thành có thể nặng từ 100kg – 200kg. Lợn là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Một lứa đẻ, lợn mẹ có thể đẻ từ 10-12 chú lợn con.


Như đã nói ở trên, lợn mang lại cho con người rất nhiều lợi ích về mặt đời sống vật chất, kinh tế cũng như là đời sống tâm hồn. Thịt lợn là thực phẩm ăn chủ yếu của người dân Việt Nam mỗi ngày bởi nó là loại thịt thông dụng, không quá đắt nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi năm, nước ta tiêu thụ hàn nghìn tấn thịt lợn để cung cấp cho ngành chế biến lương thực thực phẩm. Và để chăm sóc cho đàn lợn thật tốt và chu đáo, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh trang trại, chuồn lợn thật tốt, để không gian luôn luôn khô thoáng và dễ chịu, sạch sẽ.


Như vậy, lợn là một loài động vật vô cùng quen thuộc của người dân trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Và lợn cũng là một người bạn thân thiết của người dân Việt ta từ bao đời cho tới nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 8

Nếu những chú trâu khỏe mạnh chăm chỉ là bạn đi cày trên đồng ruộng của người nông dân, những chú chó, chú mèo ngày đêm quanh quẩn bầu bạn trong nhà thì những chú lợn trắng trẻo hồng hào bụ bẫm lại là những người bạn vừa đem lại nguồn thu nhập chăn nuôi vừa mang đến niềm vui cho con người.


Những chú lợn thuần chủng có nguồn gốc từ Á-Âu. Lợn nhà ngày nay có nguồn gốc từ lợn rừng được thuần hóa. Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Lợn càng ngày càng được phổ biến rộng rãi và trở thành con vật nuôi quen thuộc trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam. Ngày nay có rất nhiều giống lợn phổ biến như lợn ỉn, lợn xề, lợn máng, lợn cắp nách,…trong đó lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triện mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ.


Những chú lợn có bốn chân, chân lợn thấp, có móng guốc.Mỗi bước đi của chúng đều phát ra âm thanh đều đều, y như những bước chân của những người mẫu chuyên nghiệp. Toàn thân chú phủ một lớp lông cứng nhìn như những sợi cước tí hon. Do đặc tính của loài nên lợn có mõm to, mũi to, hai tai to và luôn vểnh lên. Đôi mắt lợn tròn, to đen, cái miệng dài khi ăn thức ăn thì nó sục vào máng húp tạo ra tiếng kêu to náo động. Khi chúng đói hoặc đòi ăn, chúng sẽ tạo dấu hiệu cho con người bằng cách kêu thật to để gây chú ý. Lợn là loại động vật ăn tạp, có khứu giác phát triển, thích đào bới và sống ở nơi ẩm ướt, râm mát. Do thích nghi này của chúng mà người nông dân thường nuôi chúng ở xa nhà, gần ao, hồ… Lợn ỉn sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi ki lô gam. Mỗi lứa lợn có thể đẻ tới hàng chục con. Mỗi con sinh ra nhỏ nhắn khoảng  ba, bốn ki lô gam, thường có màu hồng trông rất đẹp. Những con lợn nằm thành từng đàn nung núc vây quanh mẹ…


Ngày nay, con người có xu hướng nuôi thú cưng trong nhà để bầu bạn, làm niềm vui. Ngoài những con vật gắn bó thân thiết từ lâu đời như chó, mèo… thì lợn cũng được nhiều người lựa chọn nuôi lamg kiểng. Không những thế, nó còn đóng vai trò rất lớn trong chăn nuôi, là sự thúc đẩy kinh tế chăn nuôi phát triển. Một chú lợn đủ thàng ngày, đủ tuổi trưởng thành có thể cung cấp thịt và da để làm thực phẩm. Những thực phẩm ăn liền ngày nay như xúc xích, lạp xưởng… cũng đều làm từ thịt lợn. Thịt lợn còn là nguyên liệu chính trong những món ăn gia đình. Dù là lợn còn nhỏ hay đã trưởng thành đều có thể trở thành vật phẩm trao đổi, mua bán tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Trong quan niệm tâm linh của con người, dùng thủ lợn để dâng lên cũng thần linh, dùng để lễ nạp,cúng bái. Những chú lợn còn xuất hiện trong danh sách 12 con giáp đại diện cho một năm nhàn hạ, sung túc. Chẳng những ở giá trị kinh tế, tâm linh mà còn ở giá trị tinh thần, những chú lợn cũng có những đóng góp rất đáng giá. Người xưa thường có những câu ca dao, đồng dao về những chú lợn:


“Con gà cục tá́c lá́ chanh

Con lợ̣n ủ̉i ỉn mua hành cho tôi”

Hoặc: “Con lợ̣n có bé́o thì̀ lòng mới ngon”.


Trong tranh dân gian Đông Hồ thời xưa, những chú lợn xuất hiện rất nhiều, gần như trở thành cảm hững sáng tạo của những nghệ nhân tài ba. Là một vật nuôi quen thuộc, hiền lành xuất hiện trong nhiều gia đình, đem lại nhiều lợi ích cho con nguời, những chú lợn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta.


Nếu nói những chú trâu là bạn dân cày, chú chó là bạn giữ nhà thì những chú lợn lại chính là nguồn kinh tế sống, nuôi lớn biết bao thế hệ trong các gia đình chăn nuôi. Sau này dù có lai tạo được những con vật đem lại giá trị kinh tế cao nhưng những chú lợn vẫn có vị trí và giá trị của riêng mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 1 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 9

Xung  quanh chúng ta có rất nhiều những con vật thân thiện đáng yêu và có những lợi ích nhất định. Nếu như chú chó được coi là một người gác cổng bảo vệ cho mọi người trong gia đình, cô mèo có nhiệm vụ bắt những con chuột tinh nghịch chuyên ăn vụng thì chú lợn lại là một con vật đem lại lợi nhuận cao cho mọi người để trang trải cuộc sống.


Lợn có nguồn gốc từ lợn rừng, các nhà khoa học cho rằng lợn nhà được tạo ra từ các giống lợn rừng châu Âu và châu Á. Sau đó được cha ông săn bắt và đem về thuần chủng. Từ đó hình ảnh chú lợn đã trở thành một động vật vô cùng quen thuộc trong các gia đình đặc biệt là ở vùng nông thôn. Lợn là một loài động vật có vú và được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau như lợn sề, lợn ỉn, lợn nái… Mỗi loài sẽ có đặc điểm khác nhau tuy nhiên một con lợn sẽ có những đặc điểm cơ bản sau. Lợn có dáng hình to đồ sộ to hơn rất nhiều so với các loài động vật thân thuộc khác như chó, mèo hay thỏ. Một con lợn trưởng thành sẽ có cân nặng khoảng 100kg có con lợn còn nặng đến 300kg.


Chính vì vậy mà việc đi lại của chúng khá khó khăn bởi thân hình to lớn. Lợn có cái tai to rủ xuống, thân hình dài khoảng tầm 1m-1,2m. Điểm dễ nhận dạng chúng nhất đó là chiếc mũi to với hai chiếc lỗ mũi tròn tròn lúc nào cũng vểnh lên trông rất ngộ. Mũi của chúng rất linh hoạt để phân biệt các mùi và lúc nào cũng ươn ướt. Tùy từng loài lợn mà lông của chúng có màu sắc khác nhau và điển hình nhất là hai loại màu hồng nhạt và màu đen bóng. Lợn có bốn chân, để nâng đỡ cả cơ thể của mình nên chân lợn khá to và có móng ở phía dưới. Vào mùa sinh sản, lợn có thể đẻ một lúc rất nhiều lợn con, có thể lên đến 12 hoặc 14 con. Những chú lợn con khi mới sinh ra đều chưa mở mắt và đi được vững nên lúc nào cũng nằm xung quanh lợn mẹ để uống sữa mẹ trông rất đáng yêu. Lợn là một loài động vật rất dễ nuôi, chúng ăn tạp nên có thể ăn mọi loại thức ăn  và chủ yếu ăn bèo, cám hay khoai thái nhỏ…


Lợn được nuôi để lấy thịt nên chất lượng thịt của nó rất cao. Thịt lợn cũng có rất nhiều loại như lợn nạc, lợn mỡ và có cả lợn ba chỉ( trộn lẫn cả nạc và mỡ). Từ một miếng thịt lợn, chúng ta có thể làm ra rất nhiều món ăn ngon như thịt rán, thịt nướng thơm ngon đầy hấp dẫn, hoặc có thể dùng xương sườn lợn để nấu canh đỗ, canh rau ngót… đây đều là những món ăn phổ biến những không kém phần hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Vì vậy mà thịt lợn được coi là loại thịt phổ biến nhất trong bữa ăn gia đình bởi không chỉ nó thơm ngon mà giá cả còn rất hợp lí. Không chỉ vậy, thịt lợn còn có thể được dùng để chế ra những món ăn vặt thơm ngon như xúc xích, lạp xưởn… để làm hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó con lợn cũng là một nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình làm nghề chăn nuôi. Những con lợn khi đã đến tuổi trưởng thành sẽ được người dân bán đi để lấy tiền trang trải cuộc sống. Tuy nhiên cũng có một số nhà nuôi lợn để ăn chứ không lấy nó làm hàng hóa. Còn đặc biệt trong phong tục văn hóa của người Việt Nam, hình ảnh chú lợn từ lâu đã là một biểu tượng cho sự giàu ấm, thịnh vượng, đem lại may mắn cho mọi người.


Như vậy, lợn là một loài động vật vô cùng thân quen và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Do đó tất cả chúng ta- những người hiểu được điều đó, hãy biết trân trọng, gìn giữ nuôi nấng và bảo vệ những chú lợn để nó có thể phát triển một cách tốt nhất. Mỗi khi có dịch bệnh đến thì mỗi người cần phải chú ý tiêm phòng đầy đủ cho những chú lợn của mình để nó có thể khỏe mạng mà phát triển.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 10

Nhắc đến vật nuôi, trước tiên người ta vẫn nghĩ về những con vật quen thuộc trong nhà như chó, mèo, chim chóc đó là những loài vốn gắn bó với con người, được con người nuôi nấng chăm sóc làm cảnh, trở thành những người bạn thân thiết của con người. Thế nhưng đối với người nông dân, thú vui nuôi thú cảnh thường hiếm thấy, họ chỉ quanh năm suốt tháng với ruộng đồng, gắn bó với con trâu, con bò, con gà, là những con vật làm ra giá trị kinh tế. Tương tự như vậy, trong nông nghiệp lợn là loài gia súc được chăn nuôi phổ biến nhất tạo ra giá trị kinh tế cao, là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường, với giá cả phải chăng, nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người đã rất nhiều lần sử dụng thịt lợn cho bữa ăn hàng ngày của mình, nhưng vẫn chưa thể hình dung ra hình dáng, tập tính của lợn, bài viết này sẽ giúp mọi người làm điều đó.


Lợn nhà là loài có nguồn gốc từ lợn rừng, những bằng chứng khảo cổ cho thấy loài lợn này đã tồn tại từ rất sớm khoảng những năm 13000-12.700 TCN ở vùng Cận Đông, thung lũng Tigris. Theo những nghiên cứu gần đây nhất, người ta đã thống nhất rằng loài lợn nhà có nguồn gốc từ loài lợn rừng bản địa của vùng Đông Nam Á, sau nhiều năm được thuần hóa chúng bắt đầu được con người đưa sang các vùng đất khác như châu u, Cận Đông và các đảo ở Thái Bình Dương để nuôi lấy thịt và trở thành loài gia súc phổ biến nhất trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, nghề nuôi lợn đã sớm phát triển từ thời các vua Hùng, cho đến tận ngày hôm nay như một ngành nghề có truyền thống lâu đời tương tự với nghề trồng lúa nước. Lợn nhà có tên khoa học là Sus scrofa domesticus thuộc họ Lợn (Suidae), ở nước ta có hai tên gọi phổ biến cho loài này là lợn đối với miền Bắc, còn miền Trung và Nam vẫn hay gọi là heo.


Về đặc điểm hình dáng, lợn nhà có dáng thấp, thân tròn, lông thưa và ngắn, tùy theo giống mà da có màu khác nhau, ví như lợn Móng Cái nổi bật với vùng da đen hình yên ngựa trên lưng, còn lợn Ỉ thì cả da và lông đều đen bóng. Đặc điểm đặc biệt nhất của lợn chính là khuôn mũi tròn, để lộ hai lỗ mũi, có lông, rất nhạy cảm đặc điểm này hình thành là do tập tính dùng mũi ủi, dũi đất để tìm thức ăn từ xa xưa của loài này. Đa số số các giống lợn có tai dài, phẳng, mắt có thị lực kém, chân ngắn có móng cứng chẻ làm ba. Một con lợn trưởng thành có kích thước khoảng 60 cm, nặng từ 130 - 350 kg tùy loài, tuổi thọ dao động từ 12-17 năm.


Về tập tính sinh hoạt, lợn là loài ăn tạp thức ăn của nó gồm cả động và thực vật, chúng dùng cái mũi nhạy và khỏe cùng bốn chân để ủi và đào bới tìm kiếm thức ăn. Do lông thưa ngắn, lại không có tuyến mồ hôi nên chúng thích đắm mình trong các vũng bùn để bảo vệ cơ thể, đến ngày nay tuy rằng được nuôi dưỡng trong điều kiện mát mẻ, sạch sẽ nhưng những tập tính này vẫn chưa từng bị mất đi. Lợn cũng là loài có khả năng chịu đựng những điều kiện sống kham khổ và có tính thích nghi mạnh mẽ với nhiều điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, vì vậy nên nó có địa bàn phân bố rộng khắp trên thế giới, và trở thành một trong những loài gia súc phổ biến nhất. Một trong những đặc tính đặc biệt nữa là lợn có khả năng sinh sản nhanh và rất mắn đẻ, một năm lợn có thể mang thai hai lứa mỗi lứa đẻ có thể sinh ra từ 10-15 con.


Công dụng chủ yếu nhất của lợn là nuôi để lấy thịt, hiện nay trên thế giới việc nuôi lợn đã sớm phát triển thành một ngành công nghiệp có giá trị cao, thịt và nội tạng lợn có thể dùng chế biến những món ăn thơm ngon, các sản phẩm như xúc xích, lạp xưởng, chả giò,... đều có nguồn gốc từ thịt lợn. Da lợn có thể dùng trong kỹ nghệ làm bóng, lông thì dùng làm bàn chải. Trong y học, da lợn còn được sử dụng để cấy ghép thay thế cho vùng da bị hủy hoại của con người (bỏng) bởi những tương đồng trong cấu trúc, ngoài ra lợn cũng được nuôi để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng, thử tác dụng của thuốc mới. Cuối cùng, một điều thú vị mà mọi người vẫn nhầm tưởng về trí khôn của lợn, thực ra lợn là một loài rất thông minh, dễ huấn luyện, điều này được áp dụng trong việc dùng lợn để tìm kiếm và khai thác nấm cục ở Châu u, ngoài ra những giống lợn nhỏ, xinh còn được con người nuôi làm thú cưng.


Như vậy, lợn là một loài vật quen thuộc và gần gũi có những đóng góp và vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là một loại thực phẩm phổ biến, giá cả phải chăng cung cấp phần lớn protein trong khẩu phần ăn cho con người. Hiện nay chăn nuôi lợn đã trở thành một ngành có giá trị kinh tế cao, nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nông dân. Hy vọng rằng trong tương lai nghề chăn nuôi lợn sẽ tiếp tục có những phát triển vượt bậc, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 11

Lợn là gia súc thân cận và thân thiết với con người, nhất là những người ở thôn quê nước ta. Đồng thời hình ảnh con lợn cũng xuất hiện trong văn thơ, nghệ thuật như Lợn đàn hay Lợn ăn cây ráy trong nghệ thuật dân gian Việt Nam, trong tranh Đông Hồ. Với khoảng một tỷ cá thể sống bất cứ lúc nào, lợn nhà là một trong những loài động vật có vú nhiều nhất trên thế giới.


Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa từ loài lợn rừng cách đây khoảng 13.000 năm, được chăn nuôi để cung cấp nguồn thịt cho con người. Một vài nước còn nuôi lợn để lấy da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da, có thể dùng để sàn xuất bóng bầu dục.


Tổ tiên của lợn nhà là lợn rừng, là một trong những động vật có vú nhiều và phân bố rộng nhất. Nhiều phân loài tự nhiên phân bố gần như hoàn toàn ở cả các vùng khí hậu khắc nghiệt của lục địa Á – Âu và các đảo cũng như châu Phi, từ Ireland và Ấn Độ đến Nhật Bản và phía bắc đến Siberia.


Căn cứ vào các giống lợn có ở nước ta, có thể phân thành nhiều loài khác nhau theo đặc tính: lợn Móng Cái, lợn Ỉ, lợn Lan Hồng, lợn Mường Khương, lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu…. Hầu hết các giống lợn đã được thuần hóa hoàn toàn. tuy nhiên, vẫn còn giống lợn ở một vài địa phương do điều kiện nuôi thả tự nhiên nên còn mang nhiều đặc tính của lợn rừng như bộ lông rậm, răng nanh dài, bản tính nhút nhát. Lợn trưởng thành có có 44 răng, mõm và tai lớn, chân có 4 ngón, 2 ngón giữa lớn hơn và có lông cứng. Thời kì mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Lợn không có tuyến bài tiết mồ hôi, vì thế chúng phải tìm các nơi râm mát hay ẩm ướt (các nguồn nước, vũng bùn,…) để tránh nóng trong điều kiện thời tiết nóng. Chúng cũng dùng bùn làm lớp bảo vệ để khỏi bị cháy nắng.


Lợn là các loài động vật ăn tạp, chúng ăn cả thức ăn có nguồn gốc động và thực vật cũng như thức ăn thừa của con người. Trong điều kiện hoang dã, chúng là các động vật chuyên đào bới, tức là luôn dũi đất dể tìm kiếm thức ăn. Lợn là động vật rất dễ huấn luyện, vì thế do đặc tính đào bới và khứu giác rất nhạy của chúng nên ở một số nơi, người ta còn dùng lợn để tìm nấm. Một đàn lợn con thông thường có từ 6 đến 12 con.


Nghề chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi vì nó là nguồn cung cấp thịt nhiều nhất, thường xuyên nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Thịt lớn chứa nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ chế biến và bảo quản vì thế thịt lợn trở thành loại thịt được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Phan lợn là nguồn phân chủ yếu (chỉ sau nguồn phân trâu bò) cho ngành trồng trọt nước ta. Lợn còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (da, làm đồ hộp,…).


Kỹ thuật chăn nuôi lợn khá đơn giản. Thời điểm mua lợn về nuôi thì nên chọn ngày mát, lúc sáng sớm hay chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tôt. Phải vệ sinh sạch sẽ, quét vôi nền chuồng (tẩy uế xung quanh, có đủ nước) trước khi thả lợn; cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, cho uống Glucoza hay thuốc điện giải; tạo thói quen cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy định, tuyệt đôi không được tắm cho lợn ngay. Tạo môi trường phù hợp cho lợn: khi nhiệt độ quá cao lợn thở nhiều, giảm ăn dẫn đến tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, dễ mắc bệnh, về thức ăn cho lợn, nên chọn thức ăn đậm đặc của các công ti thức ăn lớn, phối hợp thêm cám, ngô, sắn,…


Ở một số nước phát triển và đang phát triển, lợn thuần hóa là loài bản địa thường được nuôi thả ngoài trời hoặc trong chuồng. Ở một số vùng lợn được thả tìm thức ăn trong rừng có thể có người trông coi. Ở các quốc gia công nghiệp nuôi lợn thuần hóa được chuyển từ việc nuôi chuồng trại truyền thống sang hình thức nuôi công nghiệp. Nhờ đó mà có chi phí sản xuất thấp nhưng sản lượng lại cao. Lợn là nguồn cung cấp thực phẩm rất quan trọng và chủ yếu của nước ta vì chúng cho nhiều thịt, có khả năng sinh sản cao. Hiện nay, lợn và sản phẩm của nó còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.


Con lợn không những là một thú nuôi có giá trị kinh tế cao mà từ xưa vốn đã gắn bó sâu sắc với đời sống và văn hóa của dân tộc ta. Lợn là một trong số 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can-Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. Hình ảnh con lợn nái với đàn con đi vào làng tranh Đông Hồ với tất cả nết dung dị, thân thiết, phản ánh đời sống văn hóa hiền hòa của dân tộc Việt. Hình ảnh con lợn với dáng đi bệ vệ là biểu tượng cho cuộc sống thịnh vượng, may mắn và an lành. Bởi thế, những người sinh năm tuổi hợi (năm con lợn) được cho là sẽ có cuộc đời sung sướng.


Ngày nay, khi đời sống phát triển, việc nuôi lợn (con heo) được quy hoạch, không còn chăn thả tự nhiên như trước, con lợn cũng không còn gần gũi với con người nhưng nó vẫn được con người mến yêu sâu sắc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Bài văn thuyết minh về con lợn số 12

Lợn là loài vật nuôi xuất hiện từ xa xưa trong đời sống của người dân nước ta. Sự tích bánh chưng bánh giầy kể rằng hoàng tử Lang Liêu đã biết dùng gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh để làm ra bánh chưng dâng lên vua cha là Hùng Vương thứ mười sáu và cúng trời Đất cùng các bậc Tiên Vương. Tranh lợn Đông Hồ nổi tiếng của vùng Kinh Bắc cũng góp phần thể hiện nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi của người Việt cổ.


Ở Việt Nam có rất nhiều giống lợn. Nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thường nuôi giống lợn ỉ, toàn thân màu đen, hoặc có khoang trắng, lông thưa, mõm ngắn, lưng võng, bụng sệ, chân nhỏ và thấp. Lợn ỉ sau bảy, tám tháng nuôi, lúc trưởng thành nặng khoảng sáu, bảy mươi kí lô. Mỗi lứa, lợn nái có thể đẻ tới hàng chục con.


Lợn ỉ rất dễ nuôi. Chúng thường ăn bèo cái, khoai nước xắt nhỏ nấu chung với tấm cám. Các loại rau ăn sống là rau lang, rau mưống hoặc cây chuối băm nhỏ. Thịt lợn ỉ rất ngon, da mỏng, thịt nạc mềm và ngọt nên được nhiều người ưa chuộng. Các gia đình ở nông thôn mỗi năm nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm con, vừa có phân bón ruộng, vừa là nguồn thu nhập đáng kể.


Đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Việt Bắc hay nuôi lợn Móng Cái, thân nhỏ, mõm dài, lông cứng và nặng chỉ độ dăm chục kí. Lợn Móng Cái có thể nuôi theo kiểu thả rông, không cần chuồng trại và chúng ăn được nhiều loại thức ăn dễ kiếm, do đó thích hợp với kiểu chăn nuôi gia đình tự cung tự cấp.


Trong vài chục năm gần đây, quy mô ngành chăn nuôi của nước ta phát triển khá mạnh. Nhiều giống lợn ngoại được nhập và nuôi theo phương thức công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là giống lợn Y-oóc-sai của nước Anh. Lợn Y-oóc- sai màu da trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ, tai dựng, thân dài, bụng thon và bốn chân cao, vững chãi. Sau từ năm đến sáu tháng nuôi theo đúng quy cách, (cám hợp chất, tiêm phòng dịch, chế độ chăm sóc đầy đủ, khoa học…) trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể đạt từ một trăm kí lô trở lên. Người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng thịt lợn Y-oóc-sai siêu nạc.


Lợn là con vật nuôi quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, Từ thịt lợn, người ta có thể chế biến ra các loại thức ăn ngon và bổ. Trong bữa cơm hằng ngày của mọi gia đình, không thể thiếu thịt lợn. Trong bữa tiệc ngày giỗ, ngày Tết, các món ăn phần lớn cũng được chế biến từ thịt lợn. Đối với người nông dân thì sau con trâu là đầu cơ nghiệp phải kể đến con lợn loài vật nuôi mang lại lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế và cũng là loài vật gắn bó với cuộc sống ở nông thôn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .