Top 10 Bí quyết để đọc sách hiệu quả

105

Đọc sách mỗi ngày là thói quen hữu ích mà không phải ai cũng có thể duy trì đều đặn. Lý do có thể là vì lười biếng, vì không có thời gian hoặc không...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Xác định mục đích đọc sách

Đây là vấn đề rất quan trọng. X.I. Povarlin đã nói: “Phương pháp đọc tuỳ thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định”. Mục đích đọc sách sẽ chi phối toàn bộ quá trình đọc sách. Xác định được mục đích đọc sách sẽ giúp các bạn tránh được đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Mục đích đọc còn giúp các bạn có cách đọc hợp lí, phù hợp với nhiệm vụ và thời gian có thể dành cho đọc sách.


Xác định mục đích đọc sách là trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì?”. Từ đó mới trả lời được câu hỏi: “Đọc sách gì, chỗ nào, và đọc như thế nào?”.


Mục đích đọc sách còn quyết định cả phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Ví dụ, khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có bạn yêu thơ thì tìm những cách diễn đạt các sự vật, hiện tượng bằng thơ và những câu thơ lục bát hay; có bạn tìm hiểu cuộc đời nàng Kiều và cốt truyện; có bạn lại qua đó mà hiểu biết đời sống văn hoá, phong tục, tập quán, lễ nghi phong kiến; có bạn lại đi tìm sự phê phán những định kiến và luật lệ đã áp bức người phụ nữ… Vì vậy, xác định rõ mục đích đọc sách là việc làm quan trọng trước tiên đối với mỗi người chúng ta.

Xác định mục đích đọc sách ảnh 1
Xác định mục đích đọc sách
Xác định mục đích đọc sách ảnh 2
Xác định mục đích đọc sách
Top 1
(có 0 lượt vote)

Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách và xem mục lục

Bạn vừa đọc xong một quyển sách hay, bạn gặp một người bạn thân và trò chuyện huyên thuyên với người bạn này về quyển sách đó. Nhưng khi người bạn hỏi tên quyển sách và tên tác giả để bạn đó tìm đọc, thì bạn lại không nhớ, không trả lời được. Bạn có rơi vào tình trạng này bao giờ chưa? Nếu có thì chắc chắn là bạn đã bỏ qua thao tác tưởng chừng vô ích ở trên rồi đó.


Về phần mục lục, mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn giải đáp được câu hỏi: “Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?”.


Bạn không nên xem thường những thao tác này, sẽ giúp bạn rất nhiều.

Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách và xem mục lục ảnh 1
Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách và xem mục lục
Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách và xem mục lục ảnh 2
Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách và xem mục lục
Top 2
(có 0 lượt vote)

Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu)

Nếu như bìa mục lục cho ta biết bộ khung của cuốn sách thì lời tựa đi sâu hơn một chút, thông qua lời tựa các bạn sẽ biết được cuốn sách viết về vấn đề gì, nội dung cơ bản của nó ra sao, mục đích tác giả hướng đến là như thế nào và bước đầu hình thành mục tiêu cho bạn trong đầu.


Lợi ích của việc đọc kỹ lời tựa:

  • Biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả
  • Lời nói đầu do tác giả cuốn sách viết nên qua lời nói đầu, bạn dễ dàng hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được một cách khái quát vấn đề cơ bản được đề cập và tác dụng; mục đích của cuốn sách mà tác giả mong muốn; biết vấn đề quan trọng nhất cuốn sách sẽ trình bày
  • Thu lượm được cả lời khuyên của tác giả nên tìm hiểu và nghiên cứu cuốn sách như thế nào
  • Có hứng thú hơn với sách
Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu) ảnh 1
Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu)
Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu) ảnh 2
Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách

Tập trung chú ý là nỗ lực, cố gắng định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực và ghi nhớ nhanh những điều rút ra khi đọc. Đây là việc khó, đòi hỏi ở bạn một sự say mê, có nghị lực và mục đích thật rõ ràng.


Bạn đừng suy nghĩ tản mạn ra khỏi nội dung cuốn sách; đừng để ý tới những chi tiết vụn vặt như lối in ấn, câu chữ… Cố gắng không để những công việc khác, những tác động bên ngoài làm xao nhãng quá trình tư duy trong khi đọc. Khi gặp vấn đề khó hiểu thì đừng nản. Hãy cố gắng suy nghĩ hoặc ghi lại để tìm hiểu sau.


Làm được như vậy thì việc đọc mới có hiệu quả.

Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách ảnh 1
Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách
Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách ảnh 2
Tập trung chú ý cao độ khi đọc sách
Top 4
(có 0 lượt vote)

Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí

Kĩ thuật đọc sách bao gồm từ khâu tổ chức, xác định phương pháp đọc và các thao tác đọc. Khâu tổ chức đọc sách trước hết là sự bố trí, sắp xếp và bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc đọc có kết quả.

  • Bạn nên cố gắng chọn nơi đọc sách thích hợp để có thể tập trung tư tưởng cao và liên tục.
  • Tránh những nơi ồn ào, ánh sáng luôn thay đổi hoặc quá tối tăm.
  • Nơi đọc sách cũng cần thoáng mát, sạch sẽ và gọn gàng.
  • Không nên đọc sách trong tư thế nằm, dễ ảnh hưởng đến trí nhớ. Tốt nhất là đọc tại bàn viết, ngồi thoải mái, để sách vừa tầm mắt.
  • Bút, vở ghi chép và các dụng cụ cần thiết khác để bên cạnh, sao cho khi cần có thể lấy được ngay.
Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí ảnh 1
Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí
Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí ảnh 2
Rèn luyện để có kĩ thuật đọc hợp lí
Top 5
(có 0 lượt vote)

Lựa chọn sách đọc phù hợp

Lựa chọn một quyển sách phù hợp với công việc, sở thích, tính cách... sẽ giúp cho việc đọc sách của bạn đạt hiệu quả cao hơn. Vì khi tiếp xúc với những gì liên quan đến vấn đề bản thân đang quan tâm, chúng ta sẽ tò mò và chú tâm nhiều hơn đến nội dung cuốn sách. Từ đó, giúp bạn tập trung khi đọc sách và không cảm thấy chán nản trong quá trình đọc. Do vậy, khi chọn sách bạn không nên chỉ dựa vào những lời giới thiệu của người khác hoặc quá phụ thuộc vào tiêu đề cuốn sách.


Thay vào đó hãy cố gắng đọc lướt qua lời mở đầu hay phần mục lục để nắm được nội dung chính của sách, nhằm xác định được cuốn sách đó có phù hợp với mình không.

Lựa chọn sách đọc phù hợp ảnh 1
Lựa chọn sách đọc phù hợp
Lựa chọn sách đọc phù hợp ảnh 2
Lựa chọn sách đọc phù hợp
Top 6
(có 0 lượt vote)

Đặt ra mục tiêu đọc sách

Tiếp theo, trước khi bắt đầu với một cuốn sách, thì bạn cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu đọc sách rõ ràng và cụ thể. Bạn có thể đặt cho mình một mục tiêu là 15 – 20 phút đọc sách mỗi ngày nếu bạn không có quá nhiều thời gian. Hoặc đọc sách 1 – 2 tiếng mỗi ngày nếu bạn có nhiều thời gian rảnh.


Nhưng dù là mỗi ngày đọc sách nhiều hay ít, thì bạn cũng cần đặt cho mình một khoảng thời gian cụ thể, không nên xác định “Rảnh sẽ đọc” vì bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự rảnh. Hơn nữa, đọc sách chỉ có hiệu quả nếu bạn thực sự dành thời gian cho nó.


Từ việc đặt thời gian cố định để đọc sách, lâu dần, đọc sách sẽ giống như một thói quen không thể thiếu trong thời gian biểu của bạn. Và việc “nạp” tri thức vào đầu mỗi ngày trở thành một thói quen sinh hoạt là một điều vô cùng tốt.

Đặt ra mục tiêu đọc sách ảnh 1
Đặt ra mục tiêu đọc sách
Đặt ra mục tiêu đọc sách ảnh 2
Đặt ra mục tiêu đọc sách
Top 7
(có 0 lượt vote)

Chọn môi trường và thời gian đọc hiệu quả

Để đảm bảo đọc sách hiệu quả, hiểu sâu và nhớ lâu, bạn cần có sự sắp xếp hợp lí về cả không gian và thời gian. Bạn nên đọc sách ở những nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, không gian thoáng mát và rộng rãi. Không nên đọc sách ở những nơi quá ồn ào, nơi quá tối vì có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và thị giác.


Bên cạnh đó, việc phân bổ thời gian đọc sách cũng rất quan trọng. Bạn nên hình thành cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày, thời gian thích hợp là buổi sáng sớm hoặc chiều tối, đọc sách trong khoảng thời gian này giúp não bộ tập trung và ghi nhớ tốt hơn.

Chọn môi trường và thời gian đọc hiệu quả ảnh 1
Chọn môi trường và thời gian đọc hiệu quả
Top 8
(có 0 lượt vote)

Dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc được

Một cách hay giúp bạn đọc sách hiệu quả, nhớ lâu chính là hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì mình đã đọc được từ quyển sách ấy. Trong quá trình đọc, hãy cố gắng chú tâm đến nội dung, đừng suy nghĩ quá lan man xa rời sách. Bạn có thể ghi chép lại những câu văn ý nghĩa, hoặc bất cứ thứ gì khiến bạn thích thú và đọng lại trong đầu.


Sau khi đọc hết quyển sách hoặc 1 chương, 1 phần của sách, bạn nên dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc được. Việc này sẽ giúp bạn có thể ghi nhớ chúng và áp dụng vào thực tế, cuộc sống.

Dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc được ảnh 1
Dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc được
Dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc được ảnh 2
Dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc được
Top 9
(có 0 lượt vote)

Thường xuyên luyện tập

Hãy dành ra cho mình mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định cho việc đọc sách, điều này vừa giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc của mình một cách thuần thục, vừa giúp bạn tạo thói quen tốt để làm chủ những tri thức bao la. Hãy luôn mang bên mình những cuốn sách cần thiết coi sách như những người bạn để bất cứ khi nào rảnh cũng có thể mang ra để đón nhận bài học mới.


Chúng ta hãy chắc chắn rằng dành 15 -30 phút mỗi ngày để đọc sách. Tạo cho mình một thói quen đến khi có cảm giác không thể thiếu việc đọc sách hằng ngày. Có như vậy, nhờ việc thư dãn vài phút mỗi ngày bằng thói quen đọc sách, chúng ta sẽ hình thành được việc đọc sách thường xuyên.

Thường xuyên luyện tập ảnh 1
Thường xuyên luyện tập
Thường xuyên luyện tập ảnh 2
Thường xuyên luyện tập
Nói tóm lại, cuộc đời của mỗi con người có thể đi theo chiều hướng nào là do thái độ của người đó quyết định, nhưng thái độ của con người lại có thể được thay đổi bởi những quyển sách hay, những câu từ đẹp. Hay nói cách khác, cuộc đời của mỗi con người có thể trở nên tốt đẹp nếu như người đó hiểu được lợi ích mà sách mang lại cũng như nắm trong tay những bí quyết đọc sách hiệu quả.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .