Top 6 Cách khắc phục tật nói leo và mất trật tự của học sinh tiểu học hay nhất

62.7k

Trong các giờ học, không gì khó chịu bằng việc lời giảng của thầy cô thường bị ngắt quãng bởi những câu nói theo, nói leo của một số học sinh. Biểu hiện của “bệnh”...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Hãy để học sinh quen với tính cách của cô

Để khắc phục tình trạng này thì ngày đầu nhận lớp cô giáo cần thể hiện tính nghiêm khắc của mình. Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo.


Hãy cho học sinh hiểu, cô tôn trọng ý kiến của học sinh thì học sinh cũng phải tôn trọng cô. Cô luôn yêu thương các em, lắng nghe ý kiến các em, nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ. Cô hỏi thì phát biểu trả lời, cô đang giảng bài thì ngồi im lắng nghe, không xen ngang vì nếu học sinh nào cũng như vậy, cả lớp rất mất trật tự,...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Không nhắc nhở chung chung, phải xử lý cụ thể học sinh vi phạm

Với những học sinh nói leo, cô giáo có thể yêu cầu học sinh đứng lên phát biểu. Sau khi học sinh phát biểu xong, cô cần nói cho học sinh hiểu, nói leo là tật rất xấu, vì như thế rất không tôn trọng cô. Hãy hỏi học sinh những câu hỏi như: "tại sao lúc cô hỏi thì em không giơ tay phát biểu?", sau đó giải thích để em hiểu lỗi sai của mình.


Một số giáo viên đưa ra các hình phạt như: cho học sinh chép phạt 5 lần câu: "con xin lỗi cô lần sau con không nói leo nữa".


Hay cũng có giáo viên cho học sinh đứng dậy 5 phút và im lặng rồi hỏi, em có biết lỗi của mình chưa, nếu em nêu được lỗi thì cho em ngồi xuống. Còn trong trường hợp em không nhận ra lỗi của mình, cô giáo cần giải thích và cho em hiểu lỗi của mình để lần sau không tái phạm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Khen học sinh

Nếu sau lần nhắc nhở, thấy các em tiến bộ, không nói leo, không nói chuyện riêng nữa, cô giáo nên khem em trước lớp và bảo các học sinh khác cùng noi gương theo bạn, biết vâng lời cô, ngoan ngoãn. Chắc chắn trong các giờ học tiếp theo, khả năng tái phạm sẽ ở mức "0" và đương nhiên cũng cải thiện nề nếp lớp học rất nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Giao nhiệm vụ cho học sinh

Đối với những học sinh nghịch ngợm hay nói chuyện thì giáo viên giao cho các em làm cán bộ lớp: lớp phó phụ trách lao động vệ sinh; phụ trách thư viện phát sách vở, chăm sóc cây, trang trí lớp... các giờ học tổ chức trò chơi: ai ngoan thì được tham gia; cho học sinh xây dựng nội quy: bàn kỹ, chặt chẽ dán lên tường lớp, cuối ngày cuối tuần bình chọn cắm cờ hoặc hoa cho những em điển hình... động viên khi thấy các em có tiến bộ, nghiêm khắc khi các em vi phạm nội quy...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Thực hiện theo nội quy, quy tắc

Đầu tiên, giáo viên phải đưa ra nội quy của lớp, có thưởng có phạt rõ ràng. Đồng thời giáo viên phải làm gương mẫu từ lời ăn tiếng nói... Nhất là phải trao đổi với phụ huynh về nội quy của mình. Nếu em nào bị phạt hay khen ngày nào thì bạn trao đổi với phụ huynh ngày hôm đó cho kịp thời. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.


Chẳng hạn áp dụng các hình phạt như: trực nhật, dọn dẹp, chép phạt, làm bài tập theo yêu cầu,... tùy mức độ. Quan trọng giáo viên phải giám sát việc thực hiện của học sinh bị phạt thật nghiêm túc. Dần dần học sinh sẽ thích ứng được nề nếp, nội quy và tuân thủ theo.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Cho các em thi đua

Cô giáo có thể cho các em thi đua dưới các hình thức như:

  • Chia tổ thi đua như sau: Đầu tuần cho mỗi tổ 100 điểm. Nếu tổ nào có bạn nói chuyện, chạy lộn xộn, nói leo,... thì bị trừ số điểm quy định nào đó (chẳng hạn 1 người nói chuyện 1 lần bị cô nhắc thì trừ 1 điểm). Đến cuối tuần tổng kết thi đua xem tổ nào còn nhiều điểm là tổ đó thắng cuộc và có hình thức khen thưởng theo ý thích của học sinh trong lớp (mua cho mỗi em ngoan 1 cái bút chì chẳng hạn)...
  • Phát cho mỗi em một quyển vở theo dõi thi đua trong tuần các nề nếp như đi học muộn, nói tục chửi bậy, không mặc đồng phục do trường qui định, không đủ đồ dùng học tập ... gạch một lỗi nếu vi phạm, nếu làm đúng bài tập hay trả lời đúng gạch một thành tích,.. cuối tuần tiết sinh hoạt cộng điểm xếp loại thi đua từng học sinh. Em nào không lỗi xếp loại: A và cứ nhiều lỗi tùy xếp loại : B , C... Dọa những em trong năm học nhiều lần xếp loại: B, C ....mời phụ huynh lên và những em ngoan cuối năm tặng vở giấy khen.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Chẳng ai thích thú khi mình đang say sưa giảng giải điều gì lại bị người khác chen vào, nhất là các học sinh của mình. Và dù vô tình hay cố ý thì nói leo luôn là một hành động rất bất lịch sự, thậm chí là vô lễ. Trên đây là các cách khắc phục tật nói leo và mất trật tự của học sinh tiểu học hay nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho các thầy cô giáo.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .