Top 8 cây cầu dài nhất Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc cũng như có một đường bờ biển kéo dài. Dọc theo mảnh đất hình chữ S, ở Việt Nam đâu đâu cũng là...xem thêm ...
Cầu Đình Vũ – Cát Hải
Điểm đầu là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (nút Tân Vũ, phường Tràng An, quận Hải An) – Điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện (cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, huyện Cát Hải). Cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải hay còn có tên gọi khác là Tân Vũ - Lạch Huyện được khởi công xây dựng vào ngày 15/2/2014 và khánh thành vào ngày 2/9/2017. Không phải tự nhiên mà Cầu Đình Vũ Hải Phòng được mệnh danh là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, thậm chí là Đông Nam Á. Sở hữu chiều dài khoảng 5,44 km, Cầu Đình Vũ Hải Phòng giúp rút ngắn lộ trình đến huyện đảo Cát Hải một cách triệt để khi gói gọn trong chưa đầy 30 phút đồng hồ. Điều này khiến hội nghiện xê dịch đam mê du lịch Hải Phòng đặc biệt thích thú và nôn nóng trải nghiệm. Bề rộng Cầu Đình Vũ Hải Phòng tầm 29,5 m nên khá rộng rãi với 4 làn đường phân chia rõ rệt cho xe cơ giới và xe thô sơ, được phép lưu thông với vận tốc tối đa 80 km/h. Cây cầu có đến 88 nhịp, mỗi nhịp tương đương 60m, thông thành một đường hầm 4,5km theo chiều dài của cầu.
Từ ngày cây cầu đi vào hoạt động, đã góp phần tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ việc vận tải hàng hóa ra cảng của khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần phát huy tối đa lợi thế biển. Đồng thời, cây cầu cũng kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng, thúc đẩy các hoạt động du lịch tại khu vực dự trữ sinh quyển trên đảo Cát Bà và các khu vực lân cận.
Địa chỉ: RR4P+MMQ, Cầu Đình Vũ - Cát Hải, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng
Tổng chiều dài: 5.440 m
Khoảng hở bên dưới: 12 m
Chiều rộng: 16 m
Cầu Vĩnh Thịnh
Cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng có chiều dài 5487m nối liền thị xã Sơn Tây của Hà Nội với huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc, đây là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Cây cầu có chiều dài là 5.487m (trong đó cầu dài 4.480m và đường hai đầu cầu dài 1.007m) với điểm đầu tuyến theo lý trình của dự án tại Km4+313m (nút giao QL32 với tuyến tránh thị xã Sơn Tây); điểm cuối tuyến theo lý trình của dự án tại Km9+800m (vượt qua đê tả sông Hồng khoảng 200m kết nối với quốc lộ 2C). Cầu Vĩnh Thịnh được đưa vào sử dụng với mục đích kết nối 2 trục trung tâm (Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2), các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh để tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối trung tâm Thủ đô với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang. Bên cạnh đó, cây cầu còn giúp giảm áp lực giao thông cho các trục đường hướng trung tâm như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32 khi lưu thông qua trung tâm thành phố Hà Nội để đi các tỉnh phía Nam và ngược lại.
Cầu Vĩnh Thịnh là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cầu được thiết kế xây dựng đảm bảo chịu đựng được động đất cấp 8. Cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng... của Hà Nội, Vĩnh Phúc và rộng hơn là của các tỉnh vùng Tây Bắc.
Địa chỉ: 5F8Q+M47, Phú Đa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Tổng chiều dài: 5.487 m
Chiều rộng: 16 m
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài là 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Đường trên cầu thông thoáng đi chỉ mất 10 – 15 phút là sang bên bờ bên kia. Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỉ đồng. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2009 phải hết gần 6 năm cây cầu mới hoàn thành (tháng 1 năm 2015).
Kết cấu của cây cầu thuộc loại hiện đại của thế giới, được thi công bởi các chủ thầu uy tín đến từ Nhật Bản. Cây cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu, năm trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính của Hà Nội. Cầu Nhật Tân được xây dựng có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lưu thông phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc xây cầu Nhật Tân kết nối với tuyến đường Nhật Tân tạo nên tuyến huyết mạch thống nhất giữa sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội. Đồng thời giúp giảm áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác đặc biệt là cầu Thăng Long, cũng như rút ngắn thời gian di chuyển. Trước khi có cầu Nhật Tân thì cầu Thăng Long giữ vai trò chính là tuyến giao thông ngắn nhất giữa Nội Bài và trung tâm Hà Nội.
Địa chỉ: điểm đầu từ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km7+ 100, thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Tổng chiều dài: 9,17 km
Chiều cao: 110 m
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu nối hai quận của thủ đô, gồm quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên bắc ngang sông Hồng. Điểm đầu cầu nằm ở phía trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa phận của phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Điểm cuối thuộc phố Đàm Quang Trung, quận Long Biên. Cầu Vĩnh Tuy được đưa vào hoạt động với việc phân làn xe cơ giới rõ ràng nhằm giảm tải vấn đề ùn tắc giao thông từ khu vực trung tâm về phía Đông thành phố Hà Nội qua cầu Chương Dương. Cầu Vĩnh Tuy và cầu Thanh Trì là hai cây cầu mới được hình thành có ý nghĩa giao thông quan trọng, nối các tuyến đường huyết mạch trọng yếu của thủ đô, tuy nhiên đều chậm tiến độ không dưới 2 năm.
Cầu Vĩnh Tuy được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 2 năm 2005. Sau nhiều lần trì hoãn, đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân, sau gần 5 năm kể từ ngày khởi công xây dựng, cây cầu mới đi vào hoạt động. Ngày 25 tháng 9 năm 2009, cầu Vĩnh Tuy đã chính thức được cắt băng khánh thành và trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam lúc bấy giờ (trước khi cầu Đông Trù được khánh thành vào 9/10/2014). Ngày 9 tháng 1 năm 2021, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Cầu Vĩnh Tuy bao gồm tuyến cầu vượt sông và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài lên tới 5,8km. Chiều dài cầu vượt sông là 3,7km, chiều dài cầu vượt quốc lộ 5 là 364m và chiều dài tuyến chính hai đầu cầu dài đến 1,7 km. Với chiều rộng 38km, đây là cây cầu rộng thứ hai (sau cầu Đông Trù) tại Việt Nam. Đầu cầu được bố trí các chuỗi nhịp dài 990m. Thiết kế cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ liên tục nhiều nhịp và chịu được động đất cấp 8. Cầu Vĩnh Tuy 1 được phân chia thành 2 làn xe cơ giới riêng biệt, 1 làn của xe hỗn hợp, 1 làn dành riêng cho xe buýt.
Lưu lượng xe cộ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng tăng cao đòi hỏi hệ thống cầu đường phải được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Cầu Vĩnh Tuy được đưa vào hoạt động góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm thủ đô ra các tỉnh phía Đông Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương,… Đây là các tỉnh thành tập trung nhiều khu công nghiệp lớn cả ở trong nước lẫn nước ngoài đầu tư. Việc kết nối giao thông huyết mạch giữa thành phố đến các địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế giữa các vùng miền, tăng khả năng lưu thông hàng hoá giúp tăng trưởng nền kinh tế toàn quốc.
Địa chỉ:Điểm đầu cầu nằm ở phía trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa phận của phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Điểm cuối thuộc phố Đàm Quang Trung, quận Long Biên
Tổng chiều dài: 5.830 m
Chiều rộng: 38 m
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long dù đã đi vào hoạt động gần 40 năm, song, đến nay cây cầu này vẫn là một trong những công trình giao thông lớn của Thủ đô. Cầu Thăng Long xây dựng từ năm 1974 đến 1985. Cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300 trên quốc lộ Nam Thăng Long, con đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm Hà Nội. Cầu Thăng Long có phần cầu chính (vượt sông) gồm 15 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp 112 m. Móng trụ cầu chính đều dùng giếng chính. Phần cầu dẫn ở hai bên bờ đều dùng dầm bê tông dự ứng lực. Các trụ dẫn cầu đều dùng móng cọc ống phi 55 cm. Cầu Thăng Long có hai tầng. Tầng dưới, ở giữa là hai tuyến đường sắt (thiết kế theo khổ ray 1.435 mm), hai bên là đường xe thô sơ 3,5 m (có thể chạy ô tô 10 tấn). Tầng trên là đường ô tô rộng 15 m, cho bốn làn xe chạy; hai bên là đường cho người đi bộ rộng 1,5 m. Chiều dài toàn cầu tính theo đường sắt (tầng dưới) hơn 5,5 km, tính theo đường ô tô (tầng trên) hơn 3,1 km, theo đường xe thô sơ hơn 2,6 km. Cầu Thăng Long được áp dụng những công nghệ hiện đại nhất, xứng danh với tên gọi “công trình thế kỷ”, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
Sau gần 40 năm khai thác, đến nay cầu Thăng Long vẫn góp phần không nhỏ trong giao thông, vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa các tỉnh phía Bắc với Hà Nội.
Địa chỉ: bến Chèm, thuộc địa bàn xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm (bờ Nam) và đầu cầu còn lại thuộc xã Võng La, huyện Đông Anh (bờ Bắc)
Tổng chiều dài: 3.500 m
Chiều rộng: 21 m
Cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu trọng yếu bắc qua sông Hồng thuộc địa phận Đông Dư, Gia Lâm, thủ đô Hà Nội. Cầu nằm trên lý trình km 164 + 646 thuộc Quốc lộ 1, kết nối quận Hoàng Mai với huyện Gia Lâm. Cầu bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân - Thanh Trì, sau đó giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Long Biên, Thạch Bàn. Điểm cầu cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng - Gia Lâm và nối với Quốc lộ 1 mới. Toàn tuyến có tổng cộng 5 nút giao thông lập thể tại Pháp Vân, đường Lĩnh Nam, Nguyễn Tam Trình, đê Gia Lâm, Quốc lộ 5 (cả đường bộ và đường sắt). Toàn bộ dự án có tổng chiều dài hơn 12.000 m. Trong đó, cầu chính dài 3.084m, chiều rộng là 33.1m. 6.100m cầu chạy trên đường đô thị phía Thanh Trì với chiều rộng 71m và 3.500m chạy ở phía Gia Lâm, rộng gần 49m. Cầu Thanh Trì được chia làm 6 làn xe chạy, trong đó có 4 làn cao tốc cho phép chạy với tốc độ tối đa 80 km/h.
Cầu Thanh Trì được khởi công xây dựng cuối năm 2002 theo phát lệnh của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải. Thời gian thi công dự kiến là 48 tháng. Đến năm 2007, cầu được thông xe, trở thành một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại nhờ vốn ODA Nhật Bản. Tổng kinh phí xây dựng lên tới 5.700 tỷ đồng.
Nắm giữ vị trí quan trọng trong bản đồ giao thông thành phố, Thanh Trì là cây cầu kết nối trung tâm thành phố với đại đô thị Vinhomes Ocean Park. Từ trung tâm nội đô, người dân có thể lựa chọn nhiều lộ trình linh hoạt đến Vinhomes Ocean Park. Một trong số đó là di chuyển thông qua cầu Thanh Trì, cụ thể: từ trung tâm Hà Nội đi đến đường vành đai 3, hướng về cầu Thanh Trì, rẽ phải vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cuối cùng tới Vinhomes Ocean Park. Được xây dựng bằng nguồn vốn vay của chính phủ Nhật Bản, cầu Thanh Trì được xem là công trình tầm cỡ biểu tượng cho tình hữu nghị Việt - Nhật. Bên cạnh đó, cùng với 6 cây cầu khác là Thăng Long, Long Biên, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Đông Trù, Chương Dương, cầu Thanh Trì sở hữu vị trí trọng yếu trong bản đồ hạ tầng thủ đô.
Địa chỉ: bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm)
Tổng chiều dài: 3.084 m
Chiều rộng: 33 m
Cầu Bạch Đằng
Cầu Bạch Đằng và hệ thống đường dẫn được xây dựng vượt qua sông Cấm tại tỉnh Quang Ninh và TP Hải Phòng, tổng chiều dài của dự án gần 5km, quy mô 4 làn xe với vận tốc thiết kế 100km/h.
Dự án xây dựng cầu Bạch Đằng là điểm chốt kết nối trục Hà Nội - Hải phòng - Quang Ninh theo các hợp phần cao tốc Hà Nội – Hải phòng và cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, giúp rút ngắn quãng đường từ TP Hạ Long đi Hà Nội từ 180km xuống còn 130km với thời gian đi bằng ô tô giảm từ 3,5 tiếng đồng hồ xuống còn 1,5 tiếng và thời gian Hải Phòng – Hạ Long còn 30 phút. Cầu Bạch Đằng dài gần 3km, kết cấu chính đây văng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, tĩnh không thông thuyền rộng 250m, cao 48,4m. Tháp cầu gồm 3 trụ tháp chữ H có chiều cao 100m, cao độ thông thuyền 48,4m, mặt cắt ngang toàn cầu 25m với tốc độ thiết kế 100km.
Đây là một trong những cây cầu lớn nhất cả nước và đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới và cũng là một trong những cây cầu dây văng có tính chất phức tạp nhất với 4 nhịp dây văng liên tục, nhưng lại hạn chế chiều cao tháp, nên góc nghiêng dây văng rất nhỏ, đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp hơn những cầu dây văng khác. Sau 38 tháng triển khai thi công thần tốc, cầu Bạch Đằng đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ: 70km cọc khoan nhồi các loại đã được khoan, 500 nghìn m3 bê tông các loại đã được đổ, 80 nghìn tấn sắt thép kết cấu các loại đã được gia công và lắp dựng, gần 400 phiến dầm đã được gia công, chế tạo ngay tại công trường, được lao lắp đảm bảo an toàn, 144 bó cáp dây văng được lắp đặt chính xác tuyệt đối.
Địa chỉ: đầu cầu tại trạm thu phí cầu Bạch Đằng thuộc địa phận xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, còn đầu cầu phía nam thuộc nút giao Bạch Đằng tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Chiều dài: 3054 m
Rộng: 25 m
Cao: Trung bình mỗi trụ tháp 99,6m
Cầu Vàm Cống
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu có chiều dài 2,97km và đường dẫn dài 5,88km nằm trên địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Cầu được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ôtô và hai làn xe máy tách biệt để tạo sự an toàn khi tham gia giao thông. Đường dẫn vào cầu được thiết kế với tốc độ 80km/h.
Vàm Cống sẽ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài và lớn thứ hai, chỉ sau cầu Cần Thơ. Đối với người dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ sẽ không còn cảnh “lụy phà”, tốn thời gian và tiền vé nhất là vào mỗi dịp Tết đến. Đây là một lợi thế vô cùng lớn thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong tương lai. Cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng sẽ thuận tiện cho việc đi lại của người dân TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp cũng như các địa phương trong vùng ĐBSCL, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Đây là cây cầu di văng lớn thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ.
Địa chỉ: quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp)
Tổng chiều dài: 2.970 m
Chiều rộng: 24 m
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .