Top 15 Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Khoa học 4 Cánh diều

1534

Alltop xin gửi tới thầy cô Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách giáo khoa Khoa Học 4 Cánh Diều giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để đạt kết quả cao trong...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Câu 1: SGK Khoa học lớp 4 bộ Cánh Diều được biên soạn dựa trên những quan điểm nào sau đây?

  • (1) Dạy học phân hóa.
  • (2) Dạy học theo chủ đề.
  • (3) Dạy học tích hợp.
  • (4) Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4). (Đáp án)

D. (1), (3), (4).

Top 1
(có 0 lượt vote)

Câu 2: SGK Khoa học lớp 4 bộ Cánh Diều được biên soạn nhằm hình thành cho HS năng lực đặc thù nào?

A. Năng lực tư duy sáng tạo.

B. Năng lực giải quyết vấn đề.

C. Năng lực khoa học.

D. Năng lực khoa học tự nhiên. (Đáp án)

Top 2
(có 0 lượt vote)

Câu 3: Năng lực đặc thù của môn Khoa học bao gồm những thành phần nào?

  • (1) Nhận thức khoa học tự nhiên.
  • (2) Tìm hiểu về môi trường tự nhiên xung quanh.
  • (3) Tìm hiểu về giá trị đạo đức.
  • (4) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4). (Đáp án)

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Top 3
(có 0 lượt vote)

Câu 4: SGK Khoa học lớp 4 bộ Cánh Diều được biên soạn nhằm hình thành cho HS những năng lực chung được ghi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:

A. Năng lực tính toán; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác.

B. Năng lực ngôn ngữ; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học.

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác. Đáp án

D. Năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Top 4
(có 0 lượt vote)

Câu 5: Phẩm chất nào dưới đây có thể được hình thành cho HS qua các hoạt động học tập trong môn Khoa học?

A. Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

B. Trung thực. Đáp án

C. Ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường sống.

D. Ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng.

Top 5
(có 0 lượt vote)

Câu 6: SGK Khoa học lớp 4 bộ Cánh Diều có những điểm mới, nổi bật nào sau đây?

  • (1) Tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học.
  • (2) Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp nhằm giáo dục phẩm chất cho HS.
  • (3) Góp phần hình thành các năng lực chung.
  • (4) Chú trọng đến việc hình thành năng lực đặc thù cho HS - Năng lực khoa học tự nhiên.
  • (5) Được biên soạn theo hướng “mở” không quy định số tiết cho mỗi chủ đề.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4). (Đáp án)

B. (1), (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (3), (4), (5).

Top 6
(có 0 lượt vote)

Câu 7: Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, chương trình môn Khoa học 2018 đã đưa ra những định hướng giáo dục sau đây:

  • (1) Học qua trải nghiệm, qua điều tra, khám phá.
  • (2) Học qua quan sát, thí nghiệm, thực hành.
  • (3) Học qua xử lí tình huống thực tiễn.
  • (4) Học qua hợp tác, trao đổi với bạn.

A. Đúng (Đáp án)

B. Sai

Top 7
(có 0 lượt vote)

Câu 8: Trong số các phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng trong SGK Khoa học 4 bộ sách Cánh diều dưới đây, phương pháp dạy học nào yêu cầu HS phải tự lực thực hiện ở các mức độ khác nhau:

  • (1) Dự đoán kết quả
  • (2) Đề xuất cách làm
  • (3) Thay thế hoặc tác động vào các dụng cụ, vật liệu

A. Quan sát.

B. Đóng vai.

C. Thí nghiệm. (Đáp án)

D. Thảo luận.

Top 8
(có 0 lượt vote)

Câu 9: Cấu trúc một bài học trong SGK Khoa học 4 bộ sách Cánh diều thường bao gồm các hoạt động:

  • (1) Mở đầu: gắn kết, dẫn vào bài học.
  • (2) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
  • (3) Luyện tập và vận dụng.
  • (4) Kiến thức cốt lõi được chốt lại sau mỗi đơn vị nội dung hoặc sau toàn bài học.
  • (5) Một số bài có lời nhắc nhở của con ong hoặc mục Em có biết.

A. Đúng (Đáp án)

B. Sai

Top 9
(có 0 lượt vote)

Câu 10: Các sơ đồ, biểu bảng được sử dụng trong SGK Khoa học lớp 4 bộ Cánh Diều có tác dụng gì?

  • 1) Giúp GV đánh giá được năng lực hợp tác của HS.
  • (2) Làm đơn giản hóa các kiến thức khoa học khó hiểu, trừu tượng đối với HS.
  • (3) Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức đã học
  • (4) Giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (3), (4). Đáp án

Top 10
(có 0 lượt vote)

Câu 11: Khi tổ chức dạy bài học mới, GV cần thực hiện theo các bước nào?

  • (1) Mở đầu (tương ứng với hoạt động gắn kết trong SGK).
  • (2) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
  • (3) Luyện tập và vận dụng.
  • (4) Đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh cuối mỗi tiết học hoặc cuối bài học.
  • (5) Đánh giá quá trình học tập của học sinh ở các hoạt động từ kết nối, hình thành kiến thức kĩ năng mới đến luyện tập và vận dụng.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5). Đáp án

C. (1), (2), (4), (5).

D. (2), (3), (4), (5).

Top 11
(có 0 lượt vote)

Câu 12: Những biểu hiện của năng lực tự học ở HS trong học tập môn Khoa học là HS có thể:

  • (1) Đọc và thực hiện được những yêu cầu/nhiệm vụ trong SGK; thực hiện quan sát, làm thí nghiệm đơn giản và ghi lại được một số sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên qua quan sát hoặc làm thí nghiệm.
  • (2) Tìm tòi được thông tin từ các nguồn khác nhau để phát hiện kiến thức mới, mở rộng hiểu biết, phát triển kĩ năng của bản thân.
  • (3) Vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

A. Đúng (Đáp án)

B. Sai

Top 12
(có 0 lượt vote)

Câu 13: Những biểu hiện của thành phần năng lực nhận thức khoa học tự nhiên ở HS trong học tập môn Khoa học là HS có thể:

  • (1) Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng đơn giản; Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật, hiện tượng đơn giản.
  • (2) Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.
  • (3) So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện tượng dựa trên một số tiêu chí xác định.
  • (4) Xử lí tình huống, đưa ra được các cách để giải quyết vấn đề.
  • (5) Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các sự vật và hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,…).

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (3), (4), (5).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (2), (3), (5). Đáp án

Top 13
(có 0 lượt vote)

Câu 14: Những biểu hiện của thành phần năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh ở HS trong học tập môn Khoa học là HS có thể:

(1) Quan sát và đặt được câu hỏi. Đưa ra dự đoán; đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.

(2) Thu thập được thông tin bằng nhiều cách khác nhau.

(3) Trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập.

(4) Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thí nghiệm, thực hành.

(5) Rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (4), (5). Đáp án

D. (2), (3), (4), (5).

Top 14
(có 0 lượt vote)

Câu 15: Những biểu hiện của thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở HS trong học tập môn Khoa học là HS có thể:

(1) Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật.

(2) Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.

(3) Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan.

(4) Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống; trao đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

(5) Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn với đời sống.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4), (5).

D. (2), (3), (4), (5). Đáp án

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .