Top 12 Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

123

Mời các bạn tham khảo một số đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 1

Ca ngợi người mẹ có vô vàn lời thơ lời văn còn đồng cảm chia sẻ với nỗi cực khổ vất vả của mẹ thì lại ít người nhắc tới. Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ, Đỗ Bạch Mai đã viết lên bài thơ Một mình trong mưa. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Khắc họa hình ảnh thân cò vất vả tác giả sử dụng các biện pháp đối lập: ngang- dọc, trên- dưới, xa-gần và biện pháp điệp từ “đồng”. Cò bươn trải hết đồng gần rồi đồng xa, hết đồng trên lại xuống đồng dưới để mưu sinh. Trong công cuộc mưu sinh đó những mong cò đừng sai đường lạc lối, đừng mệt mỏi để che chở bảo vệ đứa con bơ vơ tội nghiệp của mình thông qua biện pháp điệp cấu trúc “cò đừng+…”. Qua đó chúng ta thấy được sự đau đớn, xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay chính là hình ảnh người mẹ. Không chỉ khắc họa hình ảnh cò lam lũ vất vả mà tác giả còn khắc họa hình ảnh cò cô đơn thông qua biện pháp điệp câu “một mình một lối/ một mình trog mưa”. Hai câu thơ được nhắc đi nhắc lại 2 lần càng nhấn mạnh sự đơn độc của cò hay của chính người mẹ. Mượn hình ảnh cò để nói về mẹ, nói về sự vất vả, cực nhọc, cô đơn lẻ loi của người mẹ, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với tất cả người làm mẹ luôn luôn hi sinh vì con.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 2

Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh con cò đã gợi lên hình ảnh những người mẹ tần tảo sớm hôm, luôn sẵn sang hi sinh, chở che cho những người con thân yêu của mình. Mẹ luôn là một người vĩ đại nhất trong trái tim mỗi người con. Và em chỉ mong sao mau chóng trưởng thành để mẹ bớt nỗi lo toan, bớt vất vả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 3

“Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Trong ca dao, con cò là một biểu tượng quen thuộc, xuất hiện với nhiều ý nghĩa khác nhau. Còn ở trong bài thơ này, con cò là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của người mẹ. Sự vất vả, nhọc nhằn cũng như những hy sinh của mẹ đáng trân trọng biết bao nhiêu. Một mình mẹ vất vả kiếm sống từng ngày để nuôi lớn con lên người. Tình cảm yêu thương của mẹ khiến chúng ta cảm thấy thật xúc động, nghẹn ngào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 4

Nhiều bài thơ viết về mẹ đã ra đời để ghi nhận công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ, trong đó bài thơ “Một mình trong mưa” của nhà thơ Đỗ Bạch Mai đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Qua hình ảnh con cò, nhà thơ nói lên nỗi vất vả, khổ cực của những người mẹ nói chung, qua đó ca ngợi tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa mẹ và con. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ dùng hình ảnh “con cò” để ẩn dụ cho hình ảnh người “mẹ” tần tảo sớm hôm. Ngay ở khổ thơ đầu, hoàn cảnh trớ trêu của con cò càng làm cho em hiểu sâu sắc hơn những nỗi vất vả của mẹ: “Từ nay thân cò/ Thân cò lam lũ/ Một mình nuôi con”. Từ “kẹt” gợi bao khó khăn, trở ngại mà cò vẫn phải đương đầu, một mình nuôi con. Ở khổ thơ tiếp theo, ta không khỏi xót xa cho thân hình nhỏ bé của con cò đối lập hoàn toàn với không gian rộng lớn “Đồng ngang dọc/ Đồng trên ruộng dưới/ Ruộng xa ruộng gần”. Hai câu thơ “Phía đông thì nổ/Phía tây thì mưa” là những khó khăn, vất vả mà con cò phải gánh chịu. Nó gợi cho ta nhớ về những vất vả của người mẹ trong hành trình mưu sinh để lo cho con ăn học. Đó là một hành trình cô độc như thế, khi con cò luôn “một mình một mình/ Một mình trong mưa/ Lặn ngụp trong thân cò/ Trong bóng tối”. Cò phải chịu thiệt thòi, không ai thấu hiểu, chia sẻ. Hình ảnh “Con cò bơ vơ/ nóng lòng chờ cò về” trở thành nguồn động lực to lớn để con cò tung cánh bay về tổ bảo vệ đàn con. Thủ pháp kết cấu “Một mình một lối đi/ Một mình trong mưa”, “Cò lặn” nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi, qua đó thể hiện sự đồng cảm, xót xa của tác giả đối với người mẹ thân yêu. Thể thơ bốn chữ ngắn gọn, ca từ hàm súc, hình ảnh thơ gần gũi, phép tu từ ẩn dụ, ám chỉ đã gợi cho tôi và người đọc rất nhiều cảm xúc. Bài thơ còn cho ta bài học về lòng kính trọng, yêu thương mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 5

Bài thơ "Một mình trong mưa" của nhà thơ Đỗ Bạch Mai đã khơi gợi cho em biết bao xúc cảm về tình mẫu tử thiêng liêng. Xuyên suốt bài thơ, tác giả sử dụng hình ảnh "con cò" để ẩn dụ cho "người mẹ" chịu thương chịu khó. Đọc khổ thơ thứ hai, em không khỏi xót thương trước sự nhỏ bé của thân cò đối lập hẳn với không gian rộng lớn "Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần". Nó gợi cho chúng ta về nỗi cực nhọc của người mẹ trong hành trình mưu sinh để chăm lo những đứa con. Những hi sinh và nhọc nhằn của "cò" còn được nhấn mạnh thông qua biện pháp điệp cấu trúc "Đồng... đồng...", "Cò đừng... ", "Đằng...", "Một mình...", "Cò về...". Tác phẩm đã cho em thấy được tình cảm trân trọng, biết ơn của nhà thơ đối với mẹ kính yêu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 6

Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng tới những người mẹ tảo tần vất vả nuôi con, chăm lo cho gia đình. Trong các khổ thơ, em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ thứ ba, khổ thơ khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ cô đơn lặn lội giữa bập bùng mưa gió, không ngại khó không ngại khổ, miệt mài bươn chải vì con, vì chồng. Qua đây, em lại càng thêm trân trọng và yêu thương những người chị, người mẹ, người bà. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành thật tốt để không phụ lòng mẹ mong mỏi, chăm lo.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 7

Bài thơ “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã khắc họa hình ảnh người mẹ hiện lên với nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã sử dụng hình ảnh con cò - một biểu tượng quen thuộc trong ca dao để nói về cuộc đời của người mẹ. Con cò lặn lội trên cánh đồng, bước cao bước thấp một mình trong mưa. Cũng giống như người mẹ trong cuộc mưu sinh, kiếm sống để nuôi lớn những đứa con. Sự hy sinh của mẹ khiến mỗi người cảm thấy trân trọng và yêu thương nhiều hơn. Bài thơ đã gửi gắm trọn vẹn tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi thấu hiểu của nhà thơ dành cho những người mẹ vĩ đại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 8

Bài thơ “Một mình trong mưa” gợi cho người đọc những liên tưởng về sự hy sinh, chịu thương vì con cái của mẹ. Từ xưa, hình ảnh cò đã xuất hiện trong lời hát ru của mẹ như một hình ảnh thân thương, gần gũi. Trong bài thơ này, hình ảnh cò hiện nên ẩn dụ chỉ người mẹ. Người mẹ chịu thương, chịu khó, làm lụng vất vả luôn bao bọc, che chở cho con. Đức hy sinh cao cả của mẹ đã được tác giả Đỗ Bạch Mai ngợi ca qua hình ảnh con cò cần cù, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để trở về chở che cho con của mình. Qua đó, ta thấy tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng, cao cả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 9

Bài thơ Một mình trong mưa là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người mẹ một mình nuôi con. Bài thơ đã gây xúc động khi để hình ảnh "cò" đối lập với những hình ảnh thuộc phạm trù thế giới tự nhiên. Nói cách khác, đó là hình ảnh người mẹ phải một mình đối diện với những khó nhọc, vất vả trong cuộc sống. Qua bài thơ, người ta có thể thấy được sự chia sẻ yêu mến và sẻ chia của tác giả với "cò" - người mẹ. Sẽ có đâu đó trong bài thơ là sự đồng cảm, xót thương. Tuy nhiên với hai câu thơ: "Cò đừng mỏi cánh/ Cố về với con" thì bài thơ thực sự là lời động viên, yêu mến và chia sẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 10

Bài thơ '' Một mình trong mưa '' là 1 bài thơ hay , giàu cảm xúc . Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để cài cắm hình ảnh '' cò '' - 1 hình ảnh rất đỗi quen thuộc với Việt Nam - vào hình ảnh '' mẹ '' . Nhà thơ Đỗ Bạch Mai cũng đã cho ta thấy được mạch cảm xúc xót thương với hình ảnh '' cò '' mẹ đang cố gắng lặn lội để về với đàn con thân yêu của mình . Qua bài thơ trên , em  cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng , cao cả - thứ tình cảm thật sự đẹp đẽ!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 10
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 11

Em vô cùng xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ "Một mình trong mưa" của nhà thơ Đỗ Bạch Mai. Thông qua hình ảnh con cò, tác giả muốn bày tỏ nỗi vất vả, chịu thương chịu khó của những người mẹ nói chung, từ đó ngợi ca tình cảm gắn kết, thiêng liêng giữa mẹ và con. Đọc từng câu thơ, em không khỏi xót thương trước tình cảnh cô độc, lẻ loi của cò: "Từ nay cò ơi/ Thân cò lận đận/ Một mình nuôi con", "Một mình một lối/ Một mình trong mưa". Thân cò bé nhỏ "bước cao bước thấp" đối lập hẳn với không gian rộng lớn "Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần". Để nhấn mạnh nỗi vất vả, truân chuyên của cò, tác giả còn sử dụng biện pháp điệp cấu trúc "Đồng... đồng...", "Cò đừng... ", "Đằng...", "Một mình...", "Cò về...". Có thể nói, bài thơ đã gợi cho em cảm nhận sâu sắc tình yêu cũng như sự kính trọng, biết ơn của tác giả đối với mẹ của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 11
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ "Một mình trong mưa" - mẫu 12

Bài thơ “Một mình trong mưa” của Đỗ Bạch Mai đã khắc họa hình ảnh người mẹ hiện lên với nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã sử dụng hình ảnh con cò - một biểu tượng quen thuộc trong ca dao để nói về cuộc đời của người mẹ. Con cò lặn lội trên cánh đồng, bước cao bước thấp một mình trong mưa. Cũng giống như người mẹ trong cuộc mưu sinh, kiếm sống để nuôi lớn những đứa con. Sự hy sinh của mẹ khiến mỗi người cảm thấy trân trọng và yêu thương nhiều hơn. Bài thơ đã gửi gắm trọn vẹn tình yêu thương, sự kính trọng và nỗi thấu hiểu của nhà thơ dành cho những người mẹ vĩ đại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .