Top 10 Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng...xem thêm ...
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 1
Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Một vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng. Những cảm xúc này được thể hiện rất rõ qua từng ngôn từ trong văn bản trên. Đọc văn bản, em càng cảm thấy tự hào, trân trọng nhiều hơn những sản vật trên quê hương đất nước tươi đẹp của mình.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 2
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là một tản văn mang đậm màu sắc dân tộc. Mùa thu là mùa hạt dẻ Trùng Khánh chín, được hái hoặc nhặt để rang lên. Về trong nhan đề là hoạt động trở về quê của tác giả, chứng tỏ khi này ông không có ở quê hương, cũng có thể đang ở một nơi rất xa quê nhà. Tác giả sử dụng phép nhân hóa, biến hạt dẻ trở nên đặc biệt và thành một thức quà tuyệt vời của những người vùng cao. Từ những hình ảnh tả về đặc điểm của hạt dẻ, ta dễ dàng nhận ra được dù ở xa, ông vẫn lưu giữ tình yêu cho quê nhà Trùng Khánh. Nhưng điều hôm nay, tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu đó chính là tình yêu mãnh liệt của Y Phương dành cho những người cùng quê. Tác giả không trực tiếp thổ lộ tình cảm của mình, ông dùng hình ảnh hạt dẻ và công việc trồng hạt dẻ để thể hiện. Trong bài tản văn trên, không chỉ đơn giản là một bài thể hiện tình yêu và sự nhớ nhung với thức quà quê nhà, Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát còn là một bản tự tình. Đó là quê hương nơi ông sinh ra, với những con người chân chất, thật thà cùng bàn tay tạo nên những điều kỳ diệu.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 3
Hạt dẻ Trùng Khánh là một đặc sản mà chỉ mùa thu tại Trùng Khánh mới có thì rừng dẻ còn là một bức tranh vô cùng đẹp, ngoài cho hạt dẻ ra nơi đây còn là một điểm tham quan du lịch vô cùng tuyệt vời. Đến mùa thu hạt dẻ rơi như mưa màu nâu, đó là bản nhạc mùa thu tại quê hương tác giả báo hiệu mùa dẻ đã tới. Hạt dẻ vào mùa không chỉ là thức đặc sản với con người mà đối với cả các loại động vật như gà rừng, chồn hương,.. cũng không thể bỏ qua hương vị ngọt bùi của nó. Rừng dẻ còn như một điểm tham quan thú vị khi vào mùa thu. Thật tuyệt vời khi trong khung cảnh rừng dẻ thật lãng mạn mọi người đi với nhau dưới bầu trời xanh. Với Y Phương nói riêng hay là đối với tất cả con người vùng cao nói chung đều có một sự giao hảo với thiên nhiên. Nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ mà người tại Trùng Khánh thường sống lâu. Tại nơi vùng núi cao, không khí trong lành sống một đời người hồn nhiên như cây cảnh. Tác phẩm “Mùa thu Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” là tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên không chỉ của tác giả mà còn của cả tất cả những con người vùng cao nói chung.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 4
Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Đó chính là niềm tự hào, vui sướng, hạnh phúc khi đặc sản quê mình được coi là thứ đặc sản có một không hai
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 5
Trong tác phẩm, Y Phương miêu tả rõ cho người đọc những đặc điểm riêng của loại hạt này và những hiểu biết của ông về nó. Hạt dẻ có hình tròn đều nhau, có khi sẽ có một vài hạt méo, vỏ ngoài của nó căng bóng màu nâu sẫm. Khi hạt còn tươi, thịt của nó “rắn chắc” và “giòn tan”. Chính vì những sự đặc biệt đó, hạt dẻ Trùng Khánh thường bị làm nhái rất nhiều trên thị trường và khiến nhiều người có cái nhìn không tốt. Để phân biệt, tác giả cũng nói rõ hạt dẻ Trùng Khánh chính tông chỉ bán vào mùa thu, nhiều lông măng, vỏ cứng và dày. Một đặc điểm nữa được tác giả nói tới chính là khu rừng hạt dẻ tại Trùng Khánh. Đây là một địa điểm tham quan của địa phương, được các quan chức xem xét để biến thành một địa điểm tham quan nổi tiếng. Khi nhắc về khu rừng này, tác giả thể hiện rõ sự thích thú của mình, cảm thấy tuyệt vời khi đi lang thang tại đây. Từ đó, chúng ta càng thấy được lòng yêu quê hương được thể hiện từ tình yêu dành cho hạt dẻ hay khu rừng hạt dẻ được nhắc tới. Sau khi đọc tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, thứ khiến em ấn tượng nhất có lẽ chính là hình ảnh những túi hạt dẻ no tròn và khu rừng bát ngát, xinh đẹp. Đây là sự tự hào về quê hương mà Y Phương đã khéo léo thể hiện cho người đọc thấy được.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 6
Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” giúp người đọc hiểu hơn về hạt dẻ - một đặc sản của mảnh đất Trùng Khánh. Với Y Phương, hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho Trùng Khánh, không một nơi nào có thể trồng ra thứ hạt dẻ có hương vị như vậy. Nhà văn đã miêu tả một cách chi tiết hình dáng, màu sắc và hương vị của loại hạt dẻ này, từ đó chỉ ra điểm khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Không chỉ vậy, Y Phương còn đề cập đến cách thưởng thức hạt dẻ sao cho tinh tế, cũng như khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên Trùng Khánh bằng một niềm tự hào, sung sướng. Qua đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 7
Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Ngay từ đầu, Y Phương đã khẳng định hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất Trùng Khánh. Tác giả miêu tả thật tinh tế hình dáng, màu sắc, hương vị cũng như cách thưởng thức hạt dẻ. Không chỉ vậy, chúng ta còn biết thêm được cách nhận biết giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Trong những đoạn cuối, Y Phương còn miêu tả khung cảnh Trùng Khánh vào mùa thu hiện lên đầy thơ mộng khiến cho người đọc cảm thật bồi hồi. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó đã được thể hiện ở văn bản trên.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 8
Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của Y Phương đã mang người đọc cùng khám phá và thưởng thức một sản vật đặc trưng của xứ Trùng Khánh là hạt dẻ. Ông đã miêu tả tinh tế từ lúc hạt dẻ rơi rụng, đến vẻ ngoài, hương vị, cách chế biến rồi thưởng thức chúng. Ông còn cẩn thận chỉ cách tránh nhầm lẫn món hạt dẻ Trùng Khánh với hạt dẻ của các nơi khác. Thật sự phải vô cùng tỉ mẩn và có tình yêu sâu sắc với món ăn này, thì Y Phương mới có thể phân biệt tỏ tường đến thế. Đó cũng chính là chi tiết thể hiện rõ tình yêu và sự trân trọng của nhà văn dành cho các món sản vật đặc trưng của mỗi vùng miền.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 9
Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em được hiểu thêm rất nhiều về món hạt dẻ cũng như vùng đất Trùng Khánh. Tác giả Y Phương đã khắc họa lại vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, xanh tốt và tràn ngập sức sống của vùng Trùng Khánh. Đồng thời khéo léo miêu tả lại hình dáng, màu sắc, hương vị, cách chế biến của món hạt dẻ Trùng Khánh. Ông còn ý nhị chỉ ra cách để không bị nhầm lẫn giữa món ngon này với hạt dẻ các nơi khác. Tuy văn bản đưa ra rất nhiều thông tin, nhưng khi đọc không hề cảm thấy khó chịu hay lý thuyết sáo rỗng. Bởi tác giả đã sử dụng giọng văn của một người thưởng thức món ngon, với tâm thế thích thú, yêu quý và trân trọng vô cùng dành cho món hạt dẻ Trùng Khánh.
Đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" - mẫu 10
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là một tản văn mang đậm màu sắc dân tộc. Mùa thu là mùa hạt dẻ Trùng Khánh chín, được hái hoặc nhặt để rang lên. Về trong nhan đề là hoạt động trở về quê của tác giả, chứng tỏ khi này ông không có ở quê hương, cũng có thể đang ở một nơi rất xa quê nhà. Tác giả sử dụng phép nhân hóa, biến hạt dẻ trở nên đặc biệt và thành một thức quà tuyệt vời của những người vùng cao. Từ những hình ảnh tả về đặc điểm của hạt dẻ, ta dễ dàng nhận ra được dù ở xa, ông vẫn lưu giữ tình yêu cho quê nhà Trùng Khánh. Nhưng điều hôm nay, tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu đó chính là tình yêu mãnh liệt của Y Phương dành cho những người cùng quê. Tác giả không trực tiếp thổ lộ tình cảm của mình, ông dùng hình ảnh hạt dẻ và công việc trồng hạt dẻ để thể hiện. Người Trùng Khánh có tuổi thọ dài, một phần nhờ vào môi trường sinh thái ở những vùng núi cao và rừng hạt dẻ. Họ sống rất “hồn nhiên”, “không tính toán” và cũng chẳng “bon chen” ,… Rất nhiều những tính cách đặc biệt được thể hiện. Nhờ đó, hạt dẻ cũng thơm ngon đến lạ. Đối với nhà thơ Y Phương, hạt dẻ Trùng Khánh không chỉ là một món quà từ thiên nhiên, mà nó còn thể hiện tính cách và con người dân tộc.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .