Top 10 Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

10694

Mời các bạn tham khảo một số đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất...xem thêm ...

Top 0
(có 5 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 1

Chúng ta vừa cùng nhau học bài thơ Gấu con chân vòng kiềng và nó mang đến cho chúng ta một vấn đề lớn đó lại liệu ngoại hình có quan trọng hay không?


Bài thơ kể về chú gấu hồn nhiên đang hái thông thì bị ngã do quả rơi vào đầu. Mọi chuyện sẽ chẳng sao nếu không có những lời trêu ghẹo của mọi người về ngoại hình của gấu con. Gấu con đã vô cùng xấu hổ, chạy về nhà, tủi thân và cậu cho rằng bản thân thật xấu xí. Mẹ gấu đã khuyên ngăn và giảng giải cho cậu hiểu rằng chân vòng kiềng này không phải xấu, nó là đặc điểm riêng. Thậm chí mẹ gấu còn chứng minh cho gấu con biết rằng tuy chân vòng kiềng nhưng gấu ông vẫn là người giỏi nhất vùng. Bản thân tôi thấy ý kiến ngoại hình không quan trọng là một ý kiến đúng.


Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người chúng ta. Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng mà chúng ta thấy rõ nhất qua câu ca dao “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người". Ở đây phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng.


Vậy từ câu ca dao trên, chúng ta liên hệ với đời sống thì thấy rằng một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý. Ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.


Cuối cùng, chúng ta không được bình phẩm, đánh giá ngoại hình của một ai đó. Điều dó sẽ biến bản thân chúng ta thành những kẻ xấu và khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân. Cái mà chúng ta nên nhìn nhận ở một con người là qua cách họ ứng xử với bản thân và người khác chứ không phải là qua ngoại hình bên ngoài.


Vậy hình thức thực sự không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 3 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 2

Tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để khẳng định rằng vẻ đẹp bên ngoài sẽ mai một theo thời gian, chỉ có vẻ đẹp tâm hồn là còn mãi.


Hiểu một cách đơn giản nhất, ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, thân hình. Bản thân tôi cho rằng ngoại hình là quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.


Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình. Bởi ấn tượng ban đầu chính là đến từ ngoại hình. Khi nhìn thấy một người có ngoại hình ưa nhìn, cùng với phong cách ăn mặc hợp lí trong mọi hoàn cảnh, chắc chắn sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp hơn. Bởi vậy mà hiện nay, không ít người đầu tư để thay đổi ngoại hình trở nên đẹp hơn, để cảm thấy tự tin hơn và có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.


Nhưng ngoại hình không phải là tất cả. Theo thời gian, vẻ đẹp đó cũng sẽ dần tàn phai. Chỉ có vẻ đẹp bên trong - một tâm hồn đẹp đẽ mới đáng trân trọng. Điều đó được thể hiện qua cách hành động, cách cư xử của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, có nhiều người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Chúng ta cần phải hiểu rằng hình thức bên ngoài không tồn tại mãi với thời gian, chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Vì vậy, việc giữ gìn một tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ là vô cùng quan trọng.


Những người có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có ngoại hình tốt thì giá trị sẽ càng cao hơn, cơ hội rộng mở hơn. Tuy nhiên, việc người khác có khiếm khuyết về ngoại hình là một điều bình thường. Bởi không có ai làm hoàn hảo. Chúng ta không nên lấy việc đó ra chế giễu, chê bai. Điều đó sẽ gây ra những hậu quả xấu đối.


Bài thơ của “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp là một lời khuyên khôn ngoan và thiết thực trong việc đánh giá tầm quan trọng của ngoại hình. Không chỉ vậy, tác giả còn muốn gửi gắm lời cảnh báo cho những người chỉ chăm chăm hình thức hào nhoáng. nhưng quên đi những phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo ra giá trị thực sự của một con người.


Như vậy, theo quan điểm cá nhân của tôi, vẻ đẹp ngoại hình là một yếu tố quan trọng. Nhưng vẻ đẹp bên trong càng quan trọng hơn. Chúng ta cần nâng cao giá trị của bản thân để gặt hái được thành công trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 4 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 3

Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay em rất vui khi được đứng ở đây trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề “Ngoại hình của con người có quan trọng không”


Vậy theo các bạn ngoại hình là gì? Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người. Mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau, không ai giống ai, có người đẹp, có người xấu. Vậy ngoại hình có quan trọng không? Với tôi ngoại hình có quan trọng tuy nhiên nó không phải là tất cả. Việc có ngoại hình đẹp sẽ giúp chúng ta tạo được những ấn tượng ban đầu tốt, giúp chúng ta tự tin hơn trong cuộc sống, có nhiều cơ hội thăng tiến phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng giúp con người khẳng định được bản thân thì đó phải là năng lực là phẩm chất đạo đức, nhân cách của họ đó mới là những điều căn bản quan trọng mà chúng ta cần phải cố gắng.


Ông cha ta đã có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay "xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" những câu nói này đều nhằm đề cao năng lực, phẩm chất vào đạo đức của con người. Các bạn hãy thử quan sát xem có rất nhiều người sinh ra thiệt thòi không có được một ngoại hình bình thường, đẹp đẽ như bao người khác nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng họ vẫn khẳng định được giá trị của bản thân mình. Như diễn giả truyền cảm hứng Nick Vujicic dù liệt tứ chi nhưng bằng trái tim và trí tuệ anh vẫn lan tỏa được suy nghĩ tích cực của mình tới rất nhiều người. Hay rất nhiều những tấm gương khác như thầy Nguyễn Ngọc Kí một nhà giáo ưu tú của dân tộc Việt Nam ta, người mà mỗi khi nhắc tới ta sẽ nhớ ngay đó là một người thầy giỏi giang, mẫu mực một người có thể viết chữ rất đẹp bằng bàn chân của mình chứ không phải những khuyết điểm trên cơ thể của thầy.


Các bạn ơi, tất cả những lí lẽ tôi đưa ra nhằm khẳng định rằng ngoại hình chỉ là một yếu tố rất nhỏ trong cuộc sống. Điều mà quan trọng nhất phải là phẩm chất, đạo đức, đó mới là thước đo giá trị của con người. Chúng ta đừng bao giờ soi mói, kì thị ngoại hình của người khác vì không ai có quyền lựa chọn cho mình một ngoại hình hoàn hảo cả. Hãy yêu thương, đoàn kết, sẻ chia để cùng nhau vui sống hạnh phúc nhé!


Trên đây là bài trình bày của tôi. Mong rằng sẽ nhận được những góp ý của cô giáo và các bạn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 4

Xin chào thầy cô và các bạn! Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước, Gấu con chân vòng kiềng chắc chắn không phải là một bài thơ chê bai về ngoại hình. Mặc dù chú gấu con đã từng rất tự ti khi nghe những loài vật khác chế giễu, chê bai đôi chân vòng kiềng của mình. Tuy nhiên, người mẹ đã làm thay đổi suy nghĩ của gấu con khi tâm sự rất tự hào về đôi chân vòng kiềng được di truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt hơn, mẹ gấu còn nhắc đến ông nội - con gấu có đôi chân vòng kiềng giỏi nhất vùng - như một sự khẳng định sự tài giỏi của gia đình. Ngoại hình, mà trong bài thơ là đôi chân vòng kiềng, không quyết định sự tài giỏi hay tấm lòng của bất kì loài động vật nào. Vậy nên đến cuối bài thơ, gấu con có thể kiêu hãnh mà hét lên rằng "Vòng kiềng là ta!". 


Với quan điểm của bản thân em, ngoại hình không phải là không quan trọng nhưng nó không chiếm vai trò to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con người, sự vật. Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ lại có những tiêu chuẩn ngoại hình riêng mà ở đó người ta phân biệt ra những người đẹp và những người chưa đẹp. Em xin phép sử dụng từ chưa đẹp vì từ xấu phần nhiều mang hơi hướng tiêu cực. 


Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận về vị trí của ngoại hình trong cuộc sống. Mặc dù luôn gạt đi luận điểm này, nhưng rõ ràng các bạn có ngoại hình tốt hơn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong công việc hay sinh hoạt. Chúng ta có thể bắt gặp những phóng sự ẩn trên mạng về vấn đề này. Ví dụ cùng dựng lên một tình huống là "Xin được giúp đỡ vì quên mang tiền khi thanh toán". Trên 10 người được khảo sát thì có đến 8 người sẽ cho người trông có vẻ tử tế, gọn gàng và xinh đẹp hơn mượn tiền thay vì người nhìn hơi bề bộn, không đẹp đẽ. Thậm chí, đối với những người trông có vẻ không đẹp, thái độ của người được hỏi còn có vẻ khá xa lánh, khinh thường. Nếu các bạn cảm thấy chưa đủ thì tôi xin đề cử một ví dụ điển hình khác như sau. Trong thời buổi hiện tại, rất nhiều thông tin tuyển dụng đều có dòng chữ "Ưu tiên người có ngoại hình khá đến tốt", đặc biệt là những nghề nghiệp như tiếp viên hàng không, diễn viên, ca sĩ,... Bởi vì nếu có ngoại hình tốt thì bạn đã chiếm 70% cảm tình của người đối diện kể cả khi mới vừa gặp mặt và chưa tiếp xúc. Đó cũng là lí do mà trước đây rất khó để mọi người có thể không đánh giá một người có hình xăm là vào tù ra tội, con cái anh chị xã hội,... Tuy nhiên, như ở trên đã nói, đẹp hay chưa đẹp thì phụ thuộc nhiều vào thẩm mĩ của thời đại, quốc gia. Nếu như người châu Âu coi trọng thân hình khỏe mạnh, có da có thịt thì Trung Quốc lại hướng tới vẻ đẹp cao cao thanh mảnh. Nếu như người xưa ở Việt Nam ưa chuộng nét đẹp phúc hậu, tròn trịa trên gương mặt thì hiện nay xu hướng chung của các diễn viên, người mẫu là phải có cằm V-line. Vì vậy, rất khó để có thể nhận định chung như thế nào là đẹp.


Mặc dù ngoại hình có vai trò rất quan trọng, nhưng theo em nó không phải nhân tố quyết định khi đánh giá một người. Một người có ngoại hình đẹp không chắc sẽ có tâm hồn đẹp. Trên báo có nhan nhản những bài viết về tội phạm giết người, lừa đảo với dáng vẻ thư sinh, khuôn mặt thanh tú, xinh đẹp ngây thơ. Mặt khác, không phải cứ ngoại hình không đẹp hay khiếm khuyết là đáng khinh, đáng chê trách hay xấu xa. Những người có hình xăm trên người đôi khi chỉ vì họ đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Họ thấy hình xăm ấy đẹp và có ý nghĩa nên họ muốn ghi dấu lên cơ thể. Chứ không phải vì họ muốn chứng tỏ sức mạnh, muốn làm cho mọi người sợ mình hay bất kì điều gì xấu mà họ chọn xăm mình. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy rất nhiều người có ngoại hình không đẹp, không hoàn chỉnh là những doanh nhân thành công, đáng ngưỡng mộ. Hay đơn cử là những người khiếm khuyết như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí của chúng ta cũng có một tâm hồn đẹp vô cùng. Thầy là đại diện cho một lớp người cố gắng phấn đấu, nỗ lực để vượt lên hoàn cảnh cá nhân, mong muốn góp sức cho đời, cho người. 


Như vậy, em xin khẳng định lại quan điểm của mình "Ngoại hình có quan trọng nhưng không mang tính chất quyết đinh". Chúng ta không thể "trông mặt mà bắt hình dong" với tất cả các đối tượng. Cần phải tìm hiểu, nói chuyện với một người thì mới có thể đánh giá họ tốt hay xấu chứ đừng nhận xét họ chỉ bởi vẻ bề ngoài. Trên đây là ý kiến của em về vấn đề ngoại hình. Mong rằng sẽ được sự góp ý, trao đổi từ thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 3 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 5

Khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của nhà thơ U-xa-chốp, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay “Xấu người đẹp nết”. Cả bài thơ và những câu tục ngữ muốn gửi gắm cho mỗi người bài học về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống.


Với câu chuyện về chú gấu con có đôi chân vòng kiềng, tác giả không nhằm chê bai đôi gấu con. Mà ngược lại, với lời khuyên của gấu mẹ đã giúp cho gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì đôi chân của mình. Có lẽ trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều người giống như gấu con, cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Và cũng có rất nhiều người giống như thỏ, như sáo trong bài thơ – chế giễu, chê bai ngoại hình của người khác.


Trước hết, ngoại hình được hiểu là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Có rất nhiều quan điểm về vấn đề vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Riêng tôi cho rằng yếu tố ngoại hình là quan trọng, nhưng không mang tính quyết định đến cuộc sống của một con người.


Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó không phải là tất cả, quan trọng nhất vẫn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Cũng giống như chiếc bàn gỗ vậy, lớp sơn bao phủ bên ngoài khiến cho chiếc bàn trở nên sang trọng hơn. Nhưng nếu như bóc hết lớp sơn đó ra, bên trong sẽ chỉ thấy được lớp gỗ mục rũa mà thôi. Hình thức bên ngoài không tồn tại mãi với thời gian, chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người.


Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong…) thì giá trị càng tăng. Nhưng nếu như một người có khiếm khuyết về ngoại hình, thì mọi người không nên đem điều đó ra để chế giễu. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.


Có thể khẳng định rằng, ngoại hình có vai trò quan trọng. Nhưng nó chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 7 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 6

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài sẽ mờ dần theo thời gian, vậy nên điều để đánh giá vẻ đẹp của một người phụ nữ là vẻ đẹp bên trong tâm hồn.


Khi chúng ta nhìn vào và đánh giá một điều, chúng ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất, nhưng thông thường, mọi thứ có hình thức không hấp dẫn lại có chất lượng hơn hẳn. 


Một vật dụng như tủ, giường, bàn gỗ được sơn và trang trí bằng sơn sáng bóng, đầy màu sắc. Mỗi người bất tài thường giả vờ lịch sự và hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn còn phổ biến trong xã hội. 


Do đó, khi tiếp xúc hàng ngày với mọi thứ, mỗi con người phải tập trung vào chất lượng bên trong của mọi thứ, vào vẻ đẹp của tâm hồn con người, không phải vì sự hấp dẫn bên ngoài mà quên đi mục đích. trống rỗng, thối rữa, xấu xí và vô vị bên trong. 


Hãy suy nghĩ cẩn thận, sau tất cả, nếu giá trị thực sự của con người là bản chất, thì giá trị thực sự của một người là đức tính của tài năng và trí tuệ. Đó là lý do tại sao vẻ ngoài của mọi người không được đánh giá cao hiện nay.


Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn xinh đẹp không biết cách chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài của mình rất khó có thể thành công. Vẻ đẹp bên ngoài luôn là bước đầu tiên, sau đó đã đến lúc chứng minh vẻ đẹp bên trong. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 7

Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng mà chúng ta nói về chú gấu con hồn nhiên vui vẻ, thường xuyên bị các bạn trong rừng trêu trọc vì đôi chân vòng kiềng của mình. Vậy liệu ngoại hình có quan trọng hay không?


Những lời trêu ghẹo của mọi người về ngoại hình của gấu con đã khiến gấu con vô cùng xấu hổ, chạy về nhà, tủi thân và cậu cho rằng bản thân thật xấu xí. Mẹ gấu đã khuyên ngăn và giảng giải cho cậu hiểu rằng chân vòng kiềng này không phải xấu, nó là đặc điểm riêng. Thậm chí mẹ gấu còn chứng minh cho gấu con biết rằng tuy chân vòng kiềng nhưng gấu ông vẫn là người giỏi nhất vùng. Bản thân tôi thấy ý kiến ngoại hình không quan trọng là một ý kiến đúng.


Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người chúng ta. Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng mà chúng ta thấy rõ nhất qua câu ca dao được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

"Cái nết đánh chết cái đẹp"


Ở đây phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng.


Vậy từ câu ca dao trên, chúng ta liên hệ với đời sống thì thấy rằng một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý. Ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.


Cuối cùng, chúng ta không được bình phẩm, đánh giá ngoại hình của một ai đó. Điều đó sẽ biến bản thân chúng ta thành những kẻ xấu và khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân. Cái mà chúng ta nên nhìn nhận ở một con người là qua cách họ ứng xử với bản thân và người khác chứ không phải là qua ngoại hình bên ngoài.


Vậy hình thức thực sự không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 8

Trong câu chuyện “Gấu con chân vòng kiềng”, U-xa-chốp đã đề cập đến vấn đề ngoại hình. Vậy, yếu tố ngoại hình liệu có quan trọng trong cuộc sống hay không?


Nhân vật trong truyện là chú gấu con có đôi chân vòng kiềng. Khi chú vào rừng đi dạo, vô tình bị quả thông rơi trúng đầu khiến gấu bị ngã. Điều đó khiến cho chị sáo, đàn thỏ rồi tất cả động vật trong khu rừng hùa vào trêu chọc về đôi chân vòng kiềng của gấu. Điều đó khiến cho gấu con cảm thấy x ấu hổ, tủi thân hơn và phải chạy về mách mẹ. Nhưng gấu mẹ đã chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, vì cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì điều đó.


Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con người, được thể hiện qua khuôn mặt, vóc dáng, thân hình. Ngoại hình có một tầm quan trọng nhất định trong cuộc sống. Bởi đó chính là yếu tố đầu tiên để chúng ta đánh giá một con người. Một người có ngoại hình ưa nhìn, lại ăn mặc gọn gàng chắc chắn sẽ để lại cho những người xung quanh ấn tượng tốt đẹp, sự trân trọng và tình cảm yêu mến. Nhiều người có ngoại hình tốt sẽ dễ dàng gặp được thuận lợi trong công việc hơn, đặc biệt với những nghề như diễn viên, người mẫu hay ca sĩ…


Nhưng ngoại hình không quyết định tất cả, quan trọng vẫn là năng lực, phẩm chất của mỗi người. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Xấu người đẹp nét”... Nhiều người bên có ngoại hình đẹp đẽ, nhưng tấm lòng lại độc ác, vô cảm. Họ coi thường những người xung quanh, sống ích kỉ hoặc thường chê bai người khác. Những người như vậy chỉ lấy được thiện cảm ban đầu, nhưng trải qua quá trình tiếp xúc lâu dài sẽ bộc lộ rõ bản chất, khiến cho mọi người xung quanh dần xa lánh.


Chúng ta cần hiểu được rằng hình thức bên ngoài sẽ không tồn tại mãi với thời gian. Và chỉ có một nhân cách tốt đẹp, một tấm lòng cao cả mới khiến cho mọi người yêu thương, trân trọng. Bên cạnh đó, nếu như một người có khiếm khuyết về ngoại hình, thì chúng ta không nên đem điều đó ra để chế giễu. Bởi như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, khiến cho họ cảm thấy tự ti cũng như gây thêm lòng thù hận.


Quả thật, ngoại hình là một yếu tố quan trọng. Nhưng ngoại hình không phải là tất cả. Con người cần quan tâm đến trí tuệ, đạo đức của bản thân, như vậy mới có được thành công, được nhiều người yêu mến.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 9

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.


Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.


Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao


Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc.


Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.


Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.


Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 1 lượt vote)

Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề: Ngoại hình của con người có quan trọng không? mẫu 10

Qua bài học Gấu con chân vòng kiềng mà chúng ta đã được tìm hiểu. Vậy theo các bạn chúng ta có nên kì thị ngoại hình của người khác không?


Như các bạn thấy với những lời trêu ghẹo của mọi người về ngoại hình của gấu con đã khiến gấu con vô cùng xấu hổ, chạy về nhà, tủi thân và cậu cho rằng bản thân thật xấu xí. Mẹ gấu đã khuyên ngăn và giảng giải cho cậu hiểu rằng chân vòng kiềng này không phải xấu, nó là đặc điểm riêng. Thậm chí mẹ gấu còn chứng minh cho gấu con biết rằng tuy chân vòng kiềng nhưng gấu ông vẫn là người giỏi nhất vùng. Bản thân tôi thấy ý kiến ngoại hình không quan trọng là một ý kiến đúng.


Ngoại hình là vẻ đẹp bên ngoài của con người chúng ta. Bằng chứng về việc ngoại hình không quan trọng mà chúng ta thấy rõ nhất qua câu ca dao được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"

"Cái nết đánh chết cái đẹp"


Ở đây phẩm chất của gỗ là giá trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng.


Vậy từ câu ca dao trên, chúng ta liên hệ với đời sống thì thấy rằng một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý. Ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.


Cuối cùng, chúng ta không được bình phẩm, đánh giá ngoại hình của một ai đó. Điều dó sẽ biến bản thân chúng ta thành những kẻ xấu và khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân. Cái mà chúng ta nên nhìn nhận ở một con người là qua cách họ ứng xử với bản thân và người khác chứ không phải là qua ngoại hình bên ngoài.


Vậy như các bạn đã thấy ngoại hình là điều quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên nó không phải là yếu tố quyết định phẩm chất của con người đó. Điều quan trọng nhất là phẩm chất, tính cách và cách ứng xử với mọi người. Đó mới là những giá trị bền vững.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .