Top 5 kim loại nặng có tính độc nhất
Kim loại nặng không độc khi ở dạng nguyên tố tự do, nhưng rất độc ở dạng Ion, vì nó có thể gắn kết các chuỗi cacbon ngắn khó đào thải và gây ngộ độc....xem thêm ...
Asen ( As )
Asen là một á kim rất độc, được mệnh danh là “Vua của các chất độc” hay “chất độc của các Vua”, nó có thể giết chết ngay một người trưởng thành nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp); Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế: “Asen là một chất độc, độc gấp 4 lần thủy ngân”; Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và liên minh Châu Âu (EU) công nhận đây là chất gây ung thư nhóm I; Độc tính của Asen phụ thuộc rất nhiều vào dạng hóa học của nó. Nhìn chung, Asen ở dạng hợp chất hữu cơ ít độc hơn dạng hợp chất Asen vô cơ.
Asen là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm. Asen và các hợp chất của nó được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong một loạt các hợp kim.
Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi Asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh. Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư… Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét); Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân – phần cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh cứng màu trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân.
Thủy ngân ( Hg )
Thủy ngân là một kim loại rất độc, có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc hít thở hay ăn phải. Nó có thể tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng và có thể gây khuyết tật với thai nhi…
Thuỷ ngân có trong đất đá, bầu khí quyển. Trong khí quyển, thuỷ ngân tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất có công thức là: HgO và (CH3)2Hg. Thời gian tồn tại của Hg trong bầu khí quyển khoảng hơn 1 năm. Thuỷ ngân có trong bùn cống rãnh: theo Andersson (1985) cho rằng, mức 5-10 μg/g Hg là một đặc trưng của bùn. Thủy ngân tinh khiết hầu hết tập trung trong các loại khoáng ở trong đá, việc đào và khai thác mỏ kim loại, đặc biệt là Cu và Zn đã giải phóng Hg và ô nhiễm vào đất. Thủy ngân có rất nhiều trong đất than đá, theo Brosse (1989) đã phát hiện 50% Hg phát ra từ đất than đá trong quá trình đốt than đá. Nike Air Max Thea Print Women. Quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là quá trình sản xuất chlorate kali, có liên quan tới Hg, Cl, luyện kim và chất ăn da Soda cũng phát thải nhiều Hg. Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử, hỗn hống nha khoa. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế, máy đo huyết áp.
Tác hại cấp tính do nhiễm độc thủy ngân có các triệu chứng như ho, khó thở, sốt, buồn nôn, cảm giác đau thắt ở ngực. Bệnh nhân có biểu hiện rét run, tím tái, nặng hơn có thể ngất đi và tử vong; Tác hại mãn tính như gây tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh và thận, về lâu dài có thể bị ung thư. Thủy ngân vô cơ tác động chủ yếu đến thận, trong khi đó methyl thủy ngân (CH3)Hg+ ( ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi nhiễm độc, người bệnh dễ bị kích thích, cáu gắt, xúc động, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh,viêm lợi, run chân. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể tử vong. Nhiễm độc methyl thủy ngân còn dẫn tới phân lập thể nhiễm sắc, phá vỡ thể nhiễm sắc và ngăn cản phân chia tế bào. Động vật bị nhiễm độc do ăn phải thực vật bị nhiễm thủy ngân làm hư hại não, cơ bắp suy yêu, run rẩy…
Chì (Pb)
Chì (Pb) là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khoẻ con người. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ enzim có. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc. Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí và thức ăn bị nhiễm chì. Chì tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hoá vitamin D.
Chì có trong ắc quy sử dụng cho xe, trong sơn. Chì có trong thành phần màu trong tráng men đặc biệt là tạo màu đỏ và vàng. Chì cũng được sử dụng trong lưới đánh cá của ngư dân….
Nếu liều 0.5 mg/ngày bắt đầu có triệu chứng ngộ độc, thì liều 10mg/ngày ngộ độc nặng sau vài tuần. Mujer Air Jordan 14 Liều tử vong: 1gam chì (tương đương 5% acetat chì) hấp thụ vào cơ thể một lần. Cardale Jones Ohio State Buckeyes Jersey (theo GS – TS Trần Đáng). Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời: 0,025 mg/kg thể trọng.
Cadimi ( Cd )
Cadimi là kim loại có độc tính cao đối với động vật thủy sinh và con người. Khi người bị nhiễm độc Cadimi, tuỳ theo mức độ nhiễm sẽ bị ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, đặc biệt là gây tổn thương thận dẫn đến protein niệu. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới nội tiết, máu, tim mạch…
Cadimi có sẵn trong đất, đá. Đá núi lửa có chứa lượng Cd 0,1 – 0,3 mg/kg, trong các mỏ khai thác quặng mỏ than, mỏ quặng apatite, mỏ sielfhide có thể chứa 5% Cd. Cd có nhiều trong các loại Pin, que hàn. Cadimi có từ sản xuất công nghiệp như: các ngành sản xuất kim loại không có sắt, cũng như sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra và việc sản xuất sắt và thép đã phát thải Cd lắng đọng ở bầu khí quyển. Cadimi có từ nguồn phân bón: Phân phosphate chứa lượng Cd cao, những loại phân phosphate đang trở thành nguồn Cd có mặt hầu như khắp nơi, gây ô nhiễm cho đất nông nghiệp.
Nhiễm độc Cadimi xảy ra tại Nhật ở dạng bệnh “itai itai” hoặc “Ouch Ouch” làm xương trở nên giòn, ở nồng độ cao, Cadimi gây đau thận, thiếu máu và phá hủy tủy xương.
Mangan ( Mn )
Mangan (Mn) là nguyên tố vi lượng, nhu cầu mỗi ngày khoảng 30 – 50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong.
Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn, do các chất thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân hoá học.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .