Top 10 loài cá thịt nước ngọt có giá trị kinh tế cao
Cá thịt nước ngọt đang là hướng đi mới giúp nhiều bà con thoát nghèo bền vững. Hãy cùng AllTop điểm lại top 10 loài cá thịt nước ngọt có giá trị kinh tế cao,...xem thêm ...
Cá Chép
Cá chép là một trong những loài có mặt sớm nhất trong nghề nuôi cá ở nước ta. Trên thế giới, cá chép phân bố rất rộng và phát triển theo nhiều hướng thích nghi: Cá chép vảy, cá chép kính, cá chép trần, cá chép gù, cá chép không râu…
- Chọn giống cá chép:
Loài cá chép Việt nuôi truyền thống ở nước ta là chép vảy hay chép trắng. Trong quá trình nuôi và nâng cao chất lượng đàn cá chép các nhà khoa học bằng phương pháp chọn lai giống đã tạo ra giống cá chép hai máu (giữa cá chép Việt và cá chép Hung) và cá chép ba máu (cá chép Việt, chép Hung và chép Indonexia).
Trong sản xuất hiện nay, người nuôi thường ưa chuộng nuôi cá chép 3 máu, do có đặc điểm về ngoại hình, kích cỡ, tốc độ lớn và hiệu quả kinh tế cao. Cá chép lai 3 máu phải được tạo ra sau quá trình chọn lọc và gìn giữ cẩn thận 3 dòng cá thuần là cá chép Việt, chép Hung và chép Ibdonexia. Vì vậy, không phải cơ sở cá giống nào cũng sản xuất được cá chép lai 3 máu.
- Thức ăn của cá chép:
Cá chép sống ở tầng đáy và tầng giữa. Lúc nhỏ, cá chép ăn các sinh vật phù du, ấu trùng và côn trùng. Ở giai đoạn trưởng thành, thức ăn của cá chép là các động vật đáy như nhuyễn thể giáp xác, côn trùng, ấu trùng, giun, củ, rễ và mầm non thực vật, mùn bã hữu cơ…
Trong sản xuất, cá chép có thể nuôi được với mật độ cao, do có thể chịu được ngưỡng ô xi thấp. Thức ăn nuôi cá chép rất đa dạng: Nước, bã đậu nghiền, bột ngũ cốc, thức ăn tổng hợp, phân bón…
Cá chép là loài cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 1 năm chăn nuôi từ cá giống có thể cho thu hoạch với trọng lượng từ 0,8kg đến 1,5kg.
Cá chép trưởng thành và bắt đầu sinh sản sau 1 năm nuôi. Chúng có thể sinh sản nhiều lần trong năm. Trong các ao nuôi, cá chép có thể sinh sản tự nhiên. Vào mùa xuân và đầu mùa hạ, gặp thời tiết thuận lợi, cá chép cặp đôi và tìm các cây cỏ thủy sinh để đẻ trứng. Vì vậy, trong các ao nuôi cá chép, đặc biệt là trong các ao rộng nếu không được làm sạch hàng năm, thu hoạch triệt để. Cá chép rất dễ bị thoái hóa do cùng nguồn gốc huyết thống. Người nuôi cá có thể tự sản xuất tự túc được giống cá chép nếu giữ được giống bố mẹ tốt.
Cá Trắm cỏ
Cá trắm cỏ hiện đang nuôi ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về năm 1958. Chúng sống ở tầng nước giữa và dưới, vùng ven bờ, trong các khu vực nước tương đối trong, có nhiều cây cỏ thủy sinh.
Trong điều kiện nuôi dưỡng, thức ăn sử dụng cho cá trắm cỏ là các loại cỏ non, bèo dâu, rau, lá sắn…Người nuôi cá có thể chủ động gây nuôi một số loại thực vật có chất lượng và năng suất cao làm thức ăn cho cá trắm cỏ như cỏ voi, bèo dâu, rau muống… Ngoài những loại thức ăn thực vật, cá còn ăn được các loại bột ngũ cốc, thức ăn tổng hợp. Tuy nhiên, cá trắm cỏ không có men tiêu hóa thức ăn tinh nên nếu nuôi bằng thức ăn chế biến tổng hợp sẽ không kinh tế (hệ số sử dụng thức ăn viên là 7), khó có thể nuôi theo hướng công nghiệp. Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các mô hình như nuôi cá ao, nuôi cá ruộng và nuôi cá lồng bè.
Trong ao nuôi cá, cá 1 năm tuổi có thể đạt cỡ >1kg, 2 năm đạt 3kg. Cá cái thành thục ở tuổi thứ 3 nhưng không thể sinh sản tự nhiên trong ao. Cá Trắm cỏ được coi là loài cá thịt được nuôi phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay.
Cá Mè Trắng
Hiện nay, ở nước ta tồn tại 2 loài cá mè trắng là cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Hoa Nam ( Trung Quốc). Trong tự nhiên và cả trong sản xuất, 2 loài này đã bị lai tạp với nhau. Mới đây, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã có công trình nghiên cứu nhằm chọn lọc lại 2 loại cá mè trắng riêng biệt.
Cá mè trắng sống ở tầng nước giữa và trên. Giai đoạn cá nhỏ, thức ăn của cá mè trắng là động vật nổi và thực vật nổi. Giai đoạn trưởng thành, thức ăn của cá mè trắng là thực vật nổi và một ít động vật nổi, tỉ lệ động vật nổi trong thức ăn của cá mè trắng là rất ít. Cá mè trắng cũng có thể ăn được các loại thức ăn dạng bột như cám gạo, bã đậu…Tuy nhiên, ít có khả năng nuôi theo hướng công nghiệp.
Trong ao nuôi, tốc độ sinh trưởng của cá nhanh. Cá 1 năm tuổi đạt cỡ từ 0,5kg – 0.9kg, 2 năm đạt cỡ 1,5kg- 1,9kg, 3 năm đạt cỡ 2 – 4kg. Cá cái thành thục ở tuổi thứ 3, nhưng không sinh sản tự nhiên tỏng ao nuôi nước tĩnh.
Cá Mè Hoa
Cá mè hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng tuổi với cá mè trắng, cá mè hoa có kích thước và khối lượng lớn hơn. Trong điều kiện ao nuôi, cá mè hoa 1 tuổi có thể nặng 1,5kg-3kg, cá 2 tuổi nặng trên 4- 5kg.
Cá mè hoa sống ở tầng nước giữa và trên. Thức ăn chủ yếu của cá mè hoa giai đoạn nuôi thương phẩm là động vật phù du, một ít thực vật phù du. Thông thường, cá mè hoa được nuôi ghép với cá mè trắng, trắm cỏ, rô phi, chép..trong các ao đầm có diện tích rộng. Tỉ lệ ghép cá mè hoa trong cá ao nuôi thấp, chỉ nên chiếm 3- 5% tổng số lượng cá trong ao. Cá cái tuổi thứ 3 thành thục nhưng không sinh sản tự nhiên trong ao.
Cá ROHU (Cá Trôi Ấn Độ)
Cá rohu (cá trôi Ấn Độ) được nhập vào Việt Nam từ năm 1982, là loài cá ăn tạp, có sức chịu đựng tốt với môi trường.Cá sống ở tầng đáy, khi nhỏ, thức ăn của cá rohu chủ yếu là động vật phù du. Từ khoảng 1 tháng tuổi, cá chuyển dần sang ăn mùn bã hữu cơ. Giai đoạn trưởng thành, thức ăn chính của cá rohu là mùn bã hữu cơ.
Trong điều kiện nuôi, cá rohu có thể sử dụng các loại thức ăn như cám gạo, bột ngo, bã đậu, thức ăn tổng hợp… Cá rohu thích hợp với các ao đầm có nhiều mùn bã hữu cơ, ruộng nuôi cá một vụ… Cá rohu nuôi trong ao, 1 năm tuổi đạt cỡ 0,5 – 1kg, 2 năm tuổi đạt cỡ 1- 2kg. Cá cái tuổi thứ 3 thành thục nhưng không có khả năng sinh sản tự nhiên trong ao.
Cá MRIGAL
Cá Mrigal cũng là một loài cá nhập nội. Đặc điểm sinh học chính tương tự cá rohu. Chúng sống ở tầng đáy, khi nhỏ ăn động vật phù du, khi trưởng thành ăn chủ yếu sinh vật đáy và mùn bã hữu cơ. Trong điều kiện nuôi, cá Mrigal 1 năm tuổi đjat 0.5 – 1kg. Cá cái thành thục ở tuổi thứ 3 nhưng không thể tự sinh sản trong ao.
Cá Trôi (Trôi Việt)
Cá trôi phân bố tự nhiên trên các sông suối miền Bắc. Trong thủy vực tự nhiên, cá trôi sống ở tầng đáy, ăn mùn bã hữu cơ, tảo bám đáy, rêu… Trong cá ao nuôi, chúng ăn mùn bã hữu cơ, các loại thức ăn trực tiếp như các loại nột hạt, bột củ, cám tổng hợp, bã đậu, bã bia…
Cá trôi Việt sinh trưởng chậm hơn so với các loài cá khác. Cá 1 năm tuổi có khối lượng 100 – 150gam, cá 2 năm tuổi nặng 200 – 350gam. Cá trôi thành thục ở tuổi thứ 3 nhưng cũng không có khả năng tự sinh sản trong ao.
Cá Chim trắng nước ngọt
Cá chim trắng nước ngọt có nguồn gốc từ các sông suối vùng Amazon – Châu Mỹ, được nhập vào Việt Nam năm 1998 qua Trung Quốc. Hình dáng của cá chim trắng nước ngọt gần giống cá chim biển.
Trong ao, cá chim trắng sống ở cá tầng nước giữa và đáy, kiếm ăn theo đàn. Phổ thức ăn của cá chim trắng rất rộng. Lúc còn nhỏ, cá chim trắng ăn chủ yếu động vật phù du, giai đoạn trưởng thành cá ăn tạp. Các loại thức ăn của cá chim có: rau cỏ, mùn bã, động vật thủy sinh, bột ngũ cốc, thịt động vật… Có thể nuôi cá chim trắng trong các mô hình nuôi cá ao, nuôi cá ruộng và nuôi cá lồng.
Cá chim trắng là loài cá dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng nhanh. Cá nuôi 1 năm có thể cho cỡ thu hoạch từ 1 – 2kg. Cỡ thương phẩm trên thị trường từ 0.8 – 1,5kg. Khả năng chịu rét của cá chim trắng tương đối kém, không nên nuôi cá thương phẩm qua Đông. Muốn giữ cá giống qua Đông phải có biện pháp chống rét cho cá.
Tuổi thành thục sinh dục của cá chim trắng là tuổi thứ 4, nhưng cá chim trắng không có khả năng sinh sản tự nhiên trong ao.
Cá Tra
Cá tra phân bố tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, được di giống ra miền Bắc từ năm 1979, phổ biến từ năm 2001 – 2002. Đến nay, cá tra đã thành đối tượng nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh phía Bắc.
Khả năng chống chịu với môi trường của cá tra tương đối tốt. Chúng sống được trong các ao tù bẩn. Cá tra là loài cá ăn tạp, phổ thức ăn tất rộng: các loại thức ăn động vật, rau bèo, phế và phụ phẩm nông nghiệp, các loại bột ngũ cốc, các loại thức ăn tổng hợp, phân chuồng…
- Cá tra có thể nuôi ao, nuôi lồng cho năng suất cao, sản lượng lớn
- Tốc độ sinh trưởng của cá tra tương đối nhanh. Cá 1 năm tuổi có thể đạt 1 – 1,5kg/con.
- Hiện nay, nước ta đã nghiên cứu thành công kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo đối với cá tra, do vậy lượng con giống có thể chủ động được. Ở các tỉnh miền Bắc hiện nay, giống cá tra đều được đưa ra từ các tỉnh miền Nam.
Cá Rô Phi
Cá rô phi là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, chúng ăn các loại động vật phù du, động vật đáy, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ… Trong nuôi trồng, các loại thức ăn người ta dùng để nuôi cá rô phi có: phân chuồng, rau bèo, các loại bột ngũ cốc, thức ăn tổng hợp…
Rô phi là loài cá có giá trị kinh tế cao, nên được ứng dụng nuôi rất rộng rãi. Rô phi có thể nuôi trong ao, trong ruộng, tỏng lồng. Cũng có thể nuôi ghép hoặc nuôi thâm canh cá rô phi.
Các dòng của loài rô phi vằn có chung đặc điểm là lớn nhanh, đẻ thưa , cỡ thu hoạch lớn hơn so với cá rô phi đen. Người ta đang chú ý nuôi nhiều nhất đến rô phi vằn dòng Gift, được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nhập về và nghiên cứu chọn giống từ năm 1994. Con giống rô phi vằn dòng Gift có 2 loại: loại đã được xử lý giới tính (rô phi đơn tính đực) và loại rô phi không được xử lý giới tính (rô phi “thuần”).
Rô phi lai kể trên là con lai giữa 2 loài đã được chọn giống thuần là rô phi vằn và rô phi xanh. Loại rô phi này có đặc điểm là tỉ lệ cá đực trong đàn cao, tốc độ sinh trưởng nhanh và cỡ thu hoạch lớn.
Cá rô phi có phổ thức ăn rộng, lớn nhanh, ít bệnh, thời gian nuôi ngắn. Chất lượng thịt cá cao, không có xương dăm, là loài cá có nhiều ưu điểm để nuôi theo hướng công nghiệp.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .