Top 13 loại đá quý hiếm, đắt giá nhất thế giới

1352

Nhắc tới đá quý, nhiều người cho rằng kim cương là loại đá quý hiếm nhất thế giới. Nhưng trên thực tế có một số loại đá còn có giá trị và quý hiếm hơn...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Jeremejevite – 2.000 USD/Cara

Jeremejev là tinh thể màu lam thuần khiết tuyệt đẹp, được xếp vào hàng những loại ngọc hiếm hoi nhất trên thế giới. Tinh thể này được đặt theo tên của nhà khoáng vật học người Nga Pavel Jeremejev sau khi ông phát hiện ra nó vào năm 1883, tại Namibia.


Trong tự nhiên, khoáng vật này còn có màu vàng nhạt hoặc không màu, và ở hình dạng thuôn dài hình tháp. Nó cũng đã từng bị nhầm với ngọc biển Aquamarine trong quá khứ. Vào đầu năm 2005, một viên Jeremejev nặng 2,93 cara được rao bán trên mạng với giá 2.000 đôla Mỹ/cara (tương đương với 42 triệu VND/cara).

Jeremejev là tinh thể màu lam thuần khiết tuyệt đẹp ảnh 1
Jeremejev là tinh thể màu lam thuần khiết tuyệt đẹp
Top 1
(có 0 lượt vote)

Ngọc Opal đen – 2.355 USD/Cara

Opal bắt nguồn từ tiếng La Mã cổ là Opalus (nghĩa là có màu cầu vồng). Viên ngọc hình mắt mèo này được xếp vào hàng quý hiếm bởi Opal có đầy đủ các màu của những loại đá quý khác cộng lại. Riêng Opal đen là loại đá có giá trị cao nhất khi xếp bên cạnh những loại như Opal trắng, Opal lửa… Chúng còn được cho là có tác dụng tăng thị lực, giúp tóc không bị bạc.


Trên thế giới, Úc được xem là quốc gia sở hữu mỏ khoáng chất chứa Opal nhiều nhất (chiếm 95%), còn lại nằm rải rác ở các quốc gia như Mexico, bắc Brazil, hai tiểu bang Idaho và Nevada của Mỹ, mới được tìm thấy ở Ethiopia và Mali.

Opal có đầy đủ các màu của những loại đá quý khác cộng lại ảnh 1
Opal có đầy đủ các màu của những loại đá quý khác cộng lại
Top 2
(có 0 lượt vote)

Poudretteite - 3.000 USD/carat

Những viên đá Poudretteite đầu tiên được phát hiện vào giữa thập niên 60 ở một mỏ khoáng sản tại núi Saint Hilaire, Quebec. Tuy nhiên loại đá này chỉ được chính thức công nhận vào năm 1987 và được miêu tả đầy đủ như một loại khoáng sản vào năm 2003.


Poudretteite thường có màu hồng, tím hoặc không màu, với độ cứng từ 5 đến 6 trên thang Mohs. Ngày nay, người ta còn tìm thấy loại đá này ở vùng Mogok thuộc bang Shan của Myanmar. Giá của loại đá này rơi vào khoảng 3.000 USD/carat (khoảng 63 triệu VND).

Poudretteite thường có màu hồng, tím hoặc không màu, ảnh 1
Poudretteite thường có màu hồng, tím hoặc không màu,
Top 3
(có 0 lượt vote)

Benitoite - khoảng 3.000 - 4.000 USD/carat

Loại đá quý có giá 3.000 đến 4.000 USD/carat (khoảng 63 - 84 triệu VND) này chỉ mới được phát hiện tại sông San Benito ở thành phố San Benito, California. Chính vì thế mà Benitoite đã trở thành loại đá biểu trưng của bang California.


Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của Benitoite là phát ra ánh sáng huỳnh quang vô cùng rực rỡ dưới ánh đèn UV.

Mặc dù được tìm thấy vào đầu thế kỷ XX và thành phần hóa học của Benitoite đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nguồn gốc của màu sắc và tính huỳnh quang của loại đá này vẫn là một bí ẩn.

Benitoite đã trở thành loại đá biểu trưng của bang California ảnh 1
Benitoite đã trở thành loại đá biểu trưng của bang California
Top 4
(có 0 lượt vote)

Ngọc lục bảo Beryl đỏ - 10.000 USD/Cara

Viên Beryl đỏ quý hiếm này chủ yếu được khai thác ở dãy Thomas và núi Wah Wah ở tiểu bang Utah (Mỹ) và một số nơi ở Mexico. Tại những nơi này, người ta tìm thấy Beryl đỏ trong khoáng Rhyolite, nơi những viên ngọc được kết tinh ở mức áp suất vô cùng thấp và nhiệt độ cực kỳ cao, dọc các khe nứt và lỗ hổng chứa magma của núi lửa. Có thể nói, trên thế giới rất khó có thể tìm thấy mẫu khoáng vật quý hiếm được cắt mài tự nhiên như viên ngọc Beryl đỏ này.

Top 5
(có 0 lượt vote)

Musgravite – 35.000 USD/Cara

Musgravite là một trong những loại đá quý mới nhất và hiếm nhất trên thế giới. Chúng là một khoáng chất silicat có thành phần là beryllium (Be), magiê (Mg) và nhôm (Al). Tinh thể này được đặt theo tên của dãy núi Musgrave ở miền trung nước Úc – nơi chúng được tìm thấy lần đầu tiên. Về sau, người ta tiếp tục tìm thấy Musgravite ở đảo Greenland (Đan Mạch) và ở Madagascar. Năm 1993, hai viên Musgravite mài giác quý hiếm được tìm thấy lần đầu tiên tại Sri Lanka.

Musgravite là một trong những loại đá quý mới nhất và hiếm nhất trên thế giới ảnh 1
Musgravite là một trong những loại đá quý mới nhất và hiếm nhất trên thế giới
Top 6
(có 0 lượt vote)

Grandidierite – 50.000 USD/0,5 Cara

Khoáng chất quý hiếm màu lục phớt lam này được tìm thấy chủ yếu ở bán đảo Madagascar và được đặt theo tên của nhà thám hiểm kiêm sử học tự nhiên người Pháp Alfred Granidier – là một trong nhóm người khai quật được bộ xương chim voi nặng gần nửa tấn ở Ambolisatra, Madagascar. Viên đá cắt giác đầu tiên và duy nhất được tìm thấy cho tới tận bây giờ là ở Sri Lanka. Ban đầu, nó bị nhầm tưởng với ngọc Long Serendibite và sau đó được giáo sư khoáng vật học người Thụy Sĩ Edward J. Gübelin (1913 – 2005) mua lại vào tháng 5/2000. Viên đá này có khối lượng là 0,29 cara và có khả năng thay đổi màu sắc từ lam, lục sang sáng trắng.

Grandidierite  là khoáng chất quý hiếm màu lục phớt lam ảnh 1
Grandidierite là khoáng chất quý hiếm màu lục phớt lam
Top 7
(có 0 lượt vote)

Painite – 50.000 đến 60.000 USD/Cara

Viên đá này từng được cho là khoáng vật quý hiếm nhất trên Trái Đất, và cho đến nay vẫn được xem là hiếm có. Năm 1950, nhà khoáng vật học người Anh đã phát hiện ra viên đá này lần đầu tiên tại Myanmar. Khi được thẩm định là loại khoáng vật mới, nó đã được đặt theo tên của ông là Arthur C.D. Pain. Qua nhiều năm, người ta cũng mới chỉ tìm thấy 3 tinh thể Painite nhỏ trên thế giới. Cho đến trước năm 2005, có khoảng dưới 25 tinh thể được khai quật ở Myanmar.

Viên đá này từng được cho là khoáng vật quý hiếm nhất trên Trái Đất ảnh 1
Viên đá này từng được cho là khoáng vật quý hiếm nhất trên Trái Đất
Top 8
(có 1 lượt vote)

Ngọc hồng lựu màu lam – 1,5 triệu USD/Cara

Trên thế giới hiện nay, ngọc hồng lựu được tìm thấy với rất nhiều màu sắc như đỏ, cam, hồng, vàng, lục, tím, nâu, đen và không màu. Trong đó, ngọc hồng lựu màu lam là hiếm nhất, được phát hiện vào cuối những năm 1990 ở Bekily, Madagascar và một số nơi khác tại Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.


Viên ngọc này có khả năng đổi màu từ lục pha lam dưới ánh sáng mặt trời sang màu tím dưới ánh sáng của đèn dây tóc. Có hiện tượng này là vì trong thành phần ngọc hồng lựu lam có chứa nhiều khoáng chất Vanadi – một kim loại hiếm có màu xanh, bạc, xám. Năm 2003, viên hồng lựu lam nặng 4,2 cara được bán với giá 6,8 triệu đôla Mỹ.

Ngọc hồng lựu màu lam là hiếm nhất ảnh 1
Ngọc hồng lựu màu lam là hiếm nhất
Top 9
(có 0 lượt vote)

Ngọc long Serendibite – 1,8 đến 2 triệu USD/Cara

Viên ngọc có công thức hóa học phức tạp khác thường gồm canxi, magiê, nhôm, silicon, boron và oxy này là loại khoáng vật màu xanh (cyan), có nguồn gốc từ Sri Lanka. Cho đến nay, trên thế giới chỉ mới có 3 viên Serendibite cắt giác được tìm thấy, với khối lượng lần lượt là 0,35 cara, 0,55 cara và 0,56 cara. Hai viên đầu tiên được phát hiện bởi chuyên gia đá hiếm D. P. Gunasekera, sau đó được giáo sư người Thụy Sĩ E. J. Gübelin mua lại. Trong đó, viên nhỏ nhất được tính với giá 1,43 triệu đôla Mỹ/1Cara.

Viên ngọc có công thức hóa học phức tạp khác thường ảnh 1
Viên ngọc có công thức hóa học phức tạp khác thường
Top 10
(có 0 lượt vote)

Kim cương đỏ - 2 đến 2,5 triệu USD/Cara

Hiện nay trên thế giới, kim cương đỏ là loại khoáng vật hiếm được phát hiện nhất trong các loại đá quý tự nhiên, thậm chí còn có rất ít người có cơ hội nhìn chúng trực tiếp. Viên đá quý hiếm này không đơn thuần là có màu đỏ thẫm hay đỏ tươi mà mang màu đỏ tía. Dù ở kích thước và khối lượng nào thì kim cương đỏ là một trong những viên kim cương đắt nhất trên thế giới. Vùng mỏ Argyle của Úc là nơi sản xuất lượng nhỏ loại đá quý này và cứ một hoặc hai năm người ta lại chọn lấy viên kim cương đỏ đẹp nhất, lớn nhất ra bán đấu giá để thu về hàng triệu đôla.

Kim cương đỏ là loại khoáng vật hiếm được phát hiện nhất trong các loại đá quý tự nhiên ảnh 1
Kim cương đỏ là loại khoáng vật hiếm được phát hiện nhất trong các loại đá quý tự nhiên
Top 11
(có 0 lượt vote)

Ngọc bích Jadeite – hơn 3 triệu USD/Cara

Cho đến nay, ngọc bích Jadeite vẫn được xem là loại đá kỳ bí, hiếm có và đắt đỏ trên thế giới. Do tính chất đổi màu từ lam sang đỏ và ngược lại nên ngọc bích Jadeite còn có tên là “Phỉ thúy”. Loại ngọc tuyệt đẹp này có nguồn gốc chủ yếu ở Madagascar. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy ở Mexico và tiểu bang California (Mỹ). Năm 1997, mức giá kỷ lục cho món đồ trang sức gồm 25 viên ngọc Jadeite đường kính 0,5mm được bán với giá 9,3 triệu đôla Mỹ (tương đương 195 tỉ VND).

Ngọc bích Jadeite vẫn được xem là loại đá kỳ bí, hiếm có và đắt đỏ trên thế giới ảnh 1
Ngọc bích Jadeite vẫn được xem là loại đá kỳ bí, hiếm có và đắt đỏ trên thế giới
Top 12
(có 0 lượt vote)

Okavango Blue - 3,93 triệu USD/cara

Giống viên kim cương Hope (Hy vọng) được khai thác từ Golconda, Ấn Độ và đang được cất giữ tại Bảo tàng quốc gia Smithsonian ở Washington, viên Okavango Blue được đánh giá có màu xanh tuyệt đẹp loại IIb. Mặc dù có trọng lượng chỉ bằng khoảng một nửa viên kim cương Hope (45,52 carat), nhưng giá trị của viên Okavango Blue được đánh giá cao ở độ tinh khiết của nó. Viện Đá quý Mỹ xếp hạng viên kim cương này có màu “rất, rất sáng” và “khó phát hiện khiếm khuyết dưới độ phóng đại 10x”.


Marcus ter Haar, Giám đốc điều hành công ty kim cương Okavango, nhận định: Kim cương xanh luôn được ưa chuộng trên thế giới vì chỉ rất ít kim cương được phân loại có màu sắc khác thường kiểu này, và trong số đó, chỉ vài viên được đánh giá có màu xanh khác thường… Okavango Blue chứng tỏ là một trong những viên kim cương có giá trị lớn nhất”.

Okavango Blue là một trong những viên kim cương trong suốt nhất thế giới ảnh 1
Okavango Blue là một trong những viên kim cương trong suốt nhất thế giới
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn về các loại đá quý giá trị nhất trên thế giới.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .