Top 18 Loại rượu ngâm tốt cho sức khỏe đã được kiểm nghiệm
Các loại rượu ngâm từ xưa luôn được đồn thổi là những loại “thần dược” tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe, đặc biệt là trong vấn đề sinh lý. Trong mỗi gia đình thường...xem thêm ...
Rượu nhân sâm
Rượu nhân sâm là một loại rượu nổi tiếng bởi được làm từ thứ rượu thơm ngon cùng với thảo dược nhân sâm quý giá. Hiện nay, nó được đánh giá là thuộc loại rượu hảo hạng.
Nhân sâm Hàn Quốc chứa một hàm lượng cao các hợp chất có hoạt tính sinh học như ginsenosides, axit amin, polysaccharides và chất chống oxy hóa. Vì vậy công dụng nổi bật nhất của rượu nhân sâm Hàn Quốc phải kể đến là giúp tăng cường sinh lực và năng lượng. Ngoài ra rượu nhân sâm còn được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu diệt các gốc tự do và đặc biệt có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử bệnh tim và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rượu nhân sâm không phải là thuốc thay thế cho các phương pháp điều trị y tế chính thống, và việc sử dụng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là đối với những người đang điều trị các bệnh tim mạch.
Rượu nhung hươu
Trong số các loại rượu ngâm tốt cho sức khỏe phải kể đến là rượu ngâm nhung hươu, có công dụng bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt, bổ tủy. Nhung hươu được y học cổ truyền xếp vào một trong bốn thứ “thượng dược”, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhung được lấy từ sừng non của những con hươu hoặc nai đực, thu hoạch vào đầu mùa xuân.
Đây cũng là một phương thuốc tốt cho những người thường xuyên bị mất ngủ, đau đầu, mỏi lưng và suy nhược. Rượu nhung hươu không chỉ được y học cổ truyền liệt vào một trong tứ đại bổ dưỡng cho người già, trẻ em trên 6 tuổi, phụ nữ và nam giới. Hơn nữa, nhung hươu ngâm rượu đặc biệt tốt với những người bị tiêu chảy, viêm dạ dày mãn và người mắc bệnh về gan.
Rượu cá ngựa
Rượu cá ngựa được nhiều người coi là một trong những loại rượu ngâm tốt cho sức khỏe đã được kiểm nghiệm. Theo nghiên cứu, cá ngựa chính là một bài thuốc quý của đại dương. Rượu cá ngựa với công dụng điều hòa khí huyết, bổ thận, tiêu viêm thường dùng cho nam giới bị liệt dương hoặc dùng cho những người suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, cá ngựa còn hỗ trợ đau lưng, thoái hóa cột sống, mụn nhọt và ghẻ lở. Hỗ trợ các bệnh hiếm muộn, vô sinh. Nó rất tốt cho nam giới và hỗ trợ phụ nữ đang mang thai.,…
Cá ngựa và rượu đều có tính ấm, vì vậy không nên dùng với những người đang bị nóng trong, tiêu chảy, mụn nhọt, sốt hoặc nhiệt miệng, viêm xoang. Tuyệt đối không sử dụng đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú....
Rượu tắc kè
Là một trong các loại rượu ngâm quý, rượu tắc kè được đánh giá là thần dược để bồi bổ sức khỏe, bồi bổ khí huyết, đặc biệt hiệu quả để chữa các chứng ho lâu ngày không hết. Không những thế, nó còn giúp bổ phế, ích thận, tráng dương, chỉ khái, trị các bệnh ho hen, khạc ra máu hoặc suy nhược thần kinh,…
Bên cạnh đó, loại rượu ngâm này còn tăng cường chức năng sinh lý cho cánh mày râu, cải thiện các vấn đề về sinh lý yếu, xuất tinh sớm, cậu nhỏ khó cương cứng… Từ đó, giúp phái mạnh có thể tự tin và sung sức hơn trong mỗi cuộc yêu. Chính những công dụng này đã khiến cho món rượu tắc kè ngày càng được tìm kiếm và sử dụng nhiều hơn.
Rượu đinh lăng
Đinh lăng là cây thuốc quý được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, thậm chí về lợi ích, đinh lăng được ví như “nhân sâm” với mức giá dễ chịu hơn rất nhiều. Rễ cây đinh lăng có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như các acid amin, vitamin B, Saponin, Glucozit. Rễ (củ) đinh lăng thường dùng tươi hoặc dạng khô trong nhiều bài thuốc dân gian.
Rượu đinh lăng giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phù hợp với người có thể trạng suy nhược, yếu kém. Giúp sức khỏe tốt hơn, thêm phần dẻo dai, giảm tình trạng mệt mỏi, đào thải độc tố cho cơ thể. Ngủ ngon hơn và tinh thần tốt hơn, đối với sinh lý cũng góp phần cải thiện cuộc yêu thêm thăng hoa.
Rượu chuối hột rừng
Chuối hột rừng ngâm rượu là một loại rượu ngâm rất tốt cho sức khỏe. Thực tế, không quá khó để có thể ngâm được một bình rượu chuối hột rừng. Nếu thực hiện ngâm đúng cách, sản phẩm sẽ giữ được hương vị thơm ngon và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Đây là nguyên liệu không chứa độc tính nên hầu như không có giới hạn về liều lượng sử dụng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, không nên sử dụng chuối còn xanh, có thể gây ngộ độc và táo bón.
Với sản phẩm chuối hột rừng ngâm rượu, mỗi người chỉ nên dùng 15 – 20ml một lần và ngày sử dụng 2 – 3 lần. Không dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt tới dạ dày.
Rượu rắn
Đông y coi rượu rắn là một vị thuốc bổ có công dụng chữa những bệnh phong tê thấp, bệnh thần kinh đau, tê, nhức, mỏi. Rượu rắn chủ yếu dùng để chữa chứng đau nhức cơ xương khớp (thấp khớp), đổ mồ hôi chân tay. Người cao tuổi, người lao động nhiều, gặp thời tiết thay đổi thường thấy đau mỏi cơ xương khớp, uống rượu rắn sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, rượu rắn chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chứ không điều trị triệt để bệnh.
Trên thực tế, những người còn trong độ tuổi sinh đẻ không nên uống rượu rắn. Đặc biệt, đối với những người có bệnh nội khoa, nhất là các bệnh suy thận, tăng huyết áp, bệnh gan, tim mạch không nên sử dụng loại rượu này. Và nếu lạm dụng nó, sử dụng nhằm tăng cường sinh lý nam giới thì các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng.
Khi ngâm rượu, bạn có thể dùng cả nguyên liệu khô và nguyên liệu tươi. Nhưng theo kinh nghiệm của những người chuyên ngâm rượu với rắn thì dùng được rắn tươi sẽ có hiệu quả tốt nhất.
Rượu gừng
Rượu gừng được biết đến là một trong các loại rượu ngâm thực vật có công dụng tăng cường sức khỏe rất tốt. Trong gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tiêu mỡ bụng, giảm cholesterol trong cơ thể. Đồng thời, nó còn có khả năng làm tăng nồng độ pH trong dạ dày và cải thiện các vấn đề về tim mạch.
Bởi vậy, bạn có thể sử dụng rượu gừng thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, người dùng cũng chỉ nên sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng để mang đến công dụng tốt nhất.
Ngoài ngâm rượu với gừng, bạn còn có thể kết hợp cùng với nghệ, vừa để giảm béo, vừa giảm thâm, làm sáng và đều màu da hơn.
Rượu tỏi
Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong rượu tỏi có chứa các thành phần iot, tinh dầu, đặc biệt là Allicin với công dụng kháng khuẩn, virus hay ký sinh trùng rất hiệu quả.
Trong Đông y, loại thực phẩm này được xem là một vị thuốc có khả năng tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị cho nhiều loại bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch hoặc đường tiêu hoá…
Cách ngâm và sử dụng rượu
- Tỏi sau khi mua về thì tiến hành rửa sạch rồi để ráo
- Thái tỏi thành lát mỏng hoặc đập dập để tăng khả năng phân hóa chất anilaza, anilin có trong tỏi thành allicin.
- Xếp tỏi vào chum rồi đổ rượu gạo vào theo tỉ lệ 1 phần tỏi 2 phần rượu.
- Đậy kín nắp rồi bảo quản nơi khô ráo trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần.
- Sử dụng 1 -2 chén rượu tỏi hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Rượu quả na rừng
Cây na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh. Trong đó rễ cây, thân cây và quả của cây na rừng đều có tác dụng chữa bệnh. Quả na rừng có thể sử dụng để điều trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức.
Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả, mà người Mông hay gọi là rượu Tứn khửn – "thần dược phòng the". Rượu quả na rừng có vị ngọt nhẹ, hơi the rất thơm và có tác dụng tăng cường sinh lực cho quý ông và được dùng để xoa bóp điều trị đau lưng, phong thấp, nhức mỏi tay chân hữu hiệu.
Bạn có thể ngâm na rừng nguyên vị hoặc kết hợp với nhiều loại thảo dược khác. Từ đó mang đến nhiều công dụng khác nhau.
Rượu cây mật gấu
Khi tìm hiểu các loại thảo dược ngâm rượu thì không thể không nhắc đến là cây mật gấu. Loại thảo dược này có công dụng rất tốt trong việc bổ gan trị gút, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là làm đẹp da cho mọi người.
Cây mật gấu trong Đông y còn có một tên gọi khác là cây lá đắng. Rượu ngâm từ loại lá này có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về gan, xương, khớp, mật… Ngoài ra các vấn đề về men gan cao khi sử dụng loại rượu ngâm này cũng giảm đi trông thấy.
Đặc biệt đây cũng là một trong các loại rượu ngâm dễ làm mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
Rượu sáp ong
Trên thực tế, hàm lượng dinh dưỡng có trong sáp ong được đánh giá tương tự như mật ong, cụ thể là các axit amin, axit béo, este, vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E, D, caffeine, bioflavonoids, axit phenethyl ester,…
Nhờ đó, sáp ong ngâm rượu có thể mang tới những tác dụng như sau:
- Củng cố hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón.
- Hỗ trợ lưu thông máu, giảm cholesterol có hại và ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp.
- Giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong mùa đông.
- Cải thiện tình trạng da bị bỏng rát, làm mềm và giúp giữ ẩm cho da.
- Làm đẹp da, giúp da trở nên mịn màng, tươi trẻ và rạng ngời hơn.
- Tăng cường sinh lý, khắc phục tốt tình trạng rối loạn cương dương cũng như hỗ trợ điều trị tình trạng suy giảm ham muốn tình dục.
Rượu sâm cau
Rượu sâm cau là một loại rượu được làm từ sâm cau, một loại thảo dược phổ biến ở các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ. Sâm cau được sử dụng trong y học truyền thống như một loại thuốc quý để chữa trị nhiều loại bệnh. Từ đó, rượu sâm cau được sản xuất và sử dụng như một loại đồ uống bổ dưỡng và có tác dụng tốt cho sức khỏe.
- Giảm tình trạng ức chế, căng thẳng thần kinh
- Bổ thận tráng dương
- Ngăn ngừa một số vấn đề về da
- Cải thiện tình trạng tiểu tiện không kiểm soát
Rượu sâm cau được làm từ những thành phần chính như: sâm cau, rượu, đường và một số thành phần khác. Trong đó sâm cau chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có những chất saponin, đường, tinh dầu, axit hữu cơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và những chất có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rượu đương quy
Đương Quy là một trong những dược liệu quý có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được các lương y tìm hiểu và áp dụng vào rất nhiều bài thuốc. Điển hình như đau nhức xương khớp, thiếu máu, cơ thể suy nhược, yếu mệt… Bên cạnh đó, giúp tăng cường sức khỏe, khả năng sinh lý, bổ sung chất dinh dưỡng cho tuyến vú, giúp trẻ hóa cơ thể.
Rượu đương quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Nếu kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối.
Rượu cây tầm gửi
Một trong top các loại rượu ngâm tốt cho sức khỏe đã được kiểm nghiệm phải kể đến là rượu tầm gửi. Mặc dù là cây sống ký sinh trên các loại thực vật khác, tuy nhiên tầm gửi lại mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Sử dụng tầm gửi thường xuyên có thể trừ phong thấp, giải độc gan, điều hòa huyết áp hay tiêu trừ các chứng đau nhức, mỏi xương khớp… Bên cạnh đó, rượu tầm gửi còn có thể sử dụng nếu bạn muốn bổ huyết, ích gan, trị đau nhức thần kinh hay chứng thấp tý, thần kinh ngoại biên…
Rượu hà thủ ô
Rượu ngâm hà thủ ô cũng là loại rượu thuốc không thể vắng mặt trong danh sách tăng cường sức khỏe, bồi bổ sinh lực. Loại dược liệu này rất được khuyến khích sử dụng để phòng và chữa bệnh.
Hà thủ ô không chỉ làm tăng khí huyết, điều trị bệnh trĩ, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch mà còn làm mạnh gân cốt. Sử dụng rượu ngâm hà thủ ô thường xuyên sẽ giúp bổ máu, dưỡng huyết, điều trị thần kinh suy nhược và hạn chế tình trạng bạc tóc.
Để đảm bảo sức khỏe và phát huy tối đa công dụng của rượu hà thủ ô thì liều lượng dùng hàng ngày phải tuyệt đối điều độ, chỉ nên sử dụng 1 đến 2 chén, mỗi ngày không nên vượt quá 150ml rượu và tốt nhất nên sử dụng vào buổi trưa.
Rượu ba kích tím
Nhắc đến các loại rượu ngâm tốt cho sức khỏe thì không thể không nhắc đến rượu ba kích tím, loại rượu có vị ngọt, màu tím nhạt.
Công dụng chính của rượu ba kích tím đó chính là tăng cường sức khỏe sinh lý cho phái mạnh, bổ thận tráng dương. Không những vậy, người ta còn dùng rượu Ba Kích tím trong điều trị các chứng bệnh về khớp, mất ngủ, sức khỏe kém…
Tuy nhiên các chuyên gia cho biết mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1-2 ly rượu ba kích tím trong bữa ăn hằng ngày, khoảng 20ml/ngày là được, tránh lạm dụng, không nên dùng quá 15g/ngày. Nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây nên một số tác dụng phụ như lượng máu tăng cao, tim đập nhanh, hồi hộp, huyết áp hạ thấp, chóng mặt, rối loạn cương dương, tinh trùng yếu, vô sinh, ...
Rượu trái Nhàu
Quả nhàu có thể chế biến và sử dụng nhiều dạng khác nhau: viên nhàu, ép nhàu hoặc bột nhàu. Trong đó rượu trái nhàu là cách sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Đây được coi là vị thuốc thần có tác dụng tốt đối với sức khoẻ người dùng.
Công dụng với sức khỏe đã được các nghiên cứu y học hiện đại chứng minh:
- Giảm nhanh các triệu chứng, bệnh lý về xương khớp với tác dụng lâu dài
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng
- Hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa giúp nhuận tràng, giảm chứng táo bón
- Hỗ trợ phòng ngừa các chứng bệnh về hệ hô hấp: hen suyễn, viêm phế quản
- Giảm giảm tần suất và mức độ của các cơn đau
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, viêm khớp, hội chứng ống cổ tay
- Giảm đau lưng, mỏi cổ, đau mỏi vai gáy
- ...
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .