Top 10 Ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay

10753

Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao là một trong những vấn đề nan giải ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, cả nước hiện có đến 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp...xem thêm ...

Top 0
(có 4 lượt vote)

Ngành sư phạm

Sinh viên sư phạm ra trường không tìm được nơi giảng dạy không còn là câu chuyện mới trong những năm gần đây. Trước kia, nghề sư phạm rất được nhà nước coi trọng tạo điều kiện việc làm ổn định cho tất cả những sinh viên ra trường có ý định cống hiến. Nhưng thời đại ngày nay, câu chuyện ổn định trong nghề sư phạm trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi có quá nhiều nhân lực lựa chọn học ngành sư phạm trong khi đó nhu cầu đáp ứng việc làm lại rất hạn chế.


Một thực tế trong đào tạo nguồn nhân lực thời gian qua ở nước ta là mạnh ai nấy đào tạo, bất chấp nhu cầu của xã hội ra sao. Đào tạo sư phạm cũng không là ngoại lệ, thậm chí độ “vênh” giữa đào tạo và sử dụng ngày càng lớn làm cho tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp tăng.


Chính sách không thu học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm thực hiện từ Luật Giáo dục năm 1998. Nhưng nhu cầu thị trường lao động thay đổi, số sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành nhiều, gây lãng phí lớn. Luật Giáo dục 2019 quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt nhưng phải bồi hoàn nếu công tác trong ngành không đủ thời gian.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Ngành ngân hàng

Dựa vào định hướng xã hội, có thể nói ngành ngân hàng thuộc vào top nghề nghiệp có lương cao và nhiều người mơ ước. Thế nhưng, không phải vì vậy mà bạn cứ lao theo những định hướng đó. Điều quan trọng nhất đó là việc bạn xác định bản thân có được những điều kiện cần và đủ để theo đuổi ngành này hay không. Chính vì dựa vào sức hút của ngành và tâm lý đám đông cho nên bạn cứ chăm chăm chạy theo mục tiêu – theo đuổi ngành nghề hái ra tiền như ngành ngân hàng cho nên bạn dễ bị rơi vào thế khó khăn như bao nhiêu người cùng chung tâm lý như bạn. Ai cũng đổ xô vào một ngành nghề thì đương nhiên tình trạng việc làm và bất cứ đâu cũng sẽ bị thừa nhân lực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Ngành dược

Xét về cơ cấu, ngành dược có số lượng trường Đại học đào tạo rất nhiều. Chỉ tiêu tuyển sinh lại ồ ạt cho nên tình trạng quá nhiều dược sĩ ra trường cạnh tranh việc làm là điều không khó hiểu. Nếu như mặt bằng nhân lực là như nhau thì bạn hãy xem xét năng lực của mình xem có đủ sức để theo đuổi ngành y hay không? Ngành liên quan tới sức khỏe đòi hỏi tay nghề phải vững. Cho nên các cơ sở y tế sẽ chỉ tuyển dụng những người thực sự có năng lực. Những người không có năng lực thực sự thì đương nhiên sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Diễn viên

Sau 4 năm vất vả học tập, phần lớn diễn viên ra trường rơi vào cảnh thất nghiệp. Mỗi năm, theo thống kê từ hai trường đào tạo diễn xuất chuyên nghiệp là ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM và CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM có đến hàng trăm học viên trẻ tốt nghiệp diễn viên. Họ cầm tấm bằng tự tìm việc làm và phần lớn rơi vào cảnh thất nghiệp.


Với tâm lý không cần bằng tốt nghiệp, chỉ mong có vai, sô diễn đã khiến 2/3 nguồn lực bị đào tạo dở dang trong các trường chính quy. Hiện tượng nghỉ học đồng loạt của sinh viên các trường nghệ thuật chính quy để chạy qua các lò dạy nghề tư nhân là một thực tế mà nhiều nhà sư phạm ngành sân khấu lo ngại.


Có một thực tế là số lượng diễn viên đi học nghề diễn chỉ mong được "tỏa sáng" trong các game show truyền hình.


Với thâm niên trên 60 năm giảng dạy, nhà giáo - NSND Trần Minh Ngọc nhận định rằng chính cách học chụp giựt là một trong những nguyên nhân khiến các diễn viên không giỏi nghề, dẫn đến thất nghiệp. "Nguồn nhân lực đáng lẽ được đào tạo bài bản đã rơi rụng hoặc không được các sân khấu tuyển dụng bởi chất lượng kém nên lâm vào cảnh thất nghiệp là tất yếu" - NSND Trần Minh Ngọc nói.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Kế toán – kiểm toán

Với mức lương hấp dẫn nên ngành kế toán từng được xem là ngành nghề “hot”. Trong nhiều năm liền số sinh viên lựa chọn ngành kế toán tăng cao ồ ạt. Song hàng năm có hàng ngàn doanh nghiệp mới ra đời và đương nhiên phải cần tới đội ngũ kế toán có năng lực.


Tuy nhiên, thực tế thì hầu hết sinh viên chuyên ngành kế toán tốt nghiệp ra trường lại không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Sở dĩ để xảy ra tình trạng này một phần là do chương trình đào tạo không sát với thực tế, còn quá nhiều lý thuyết,… Một phần là do năng lực học của sinh viên chưa được toàn diện, không được va chạm trong nghề thì làm sao có được kỹ năng giải quyết vấn đề dẫn dến công việc không biết mình có thể làm được gì? Các doanh nghiệp tuyển dụng có thể bỏ số tiền lớn để thuê người làm được việc chứ không bỏ số tiền nhỏ để thuê người vào học việc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Cử nhân lịch sử

Lịch sử chuyên nghiên cứu, bàn luận về những vấn đề trong quá khứ, để từ những kiến thức của quá khứ có thể rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhà sử học là người nghiên cứu về những vấn đề của quá khứ để từ đó hiểu biết, tạo dựng những sự kiện đã qua, rồi phân tích, đánh giá và chia sẻ những kiến thức mà mình tích luỹ được cho cộng đồng xã hội.

Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Thế nhưng đối với một nước đang phát triển và chưa đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử thì việc chạy đôn chạy đáo xin việc vẫn không được là điều khá phổ biến. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Cử nhân tâm lý học

Ngành cử nhân tâm lý học với điểm đầu vào thấp, cộng thêm việc chưa rõ sau này ra trường sẽ làm những việc gì đã khiến nhiều sinh viên tâm lý hoang mang, tự ti khi bị đem ra so sánh với sinh viên các ngành học khác. Không ít người đã xin ngừng học, ôn thi tiếp để chuyển ngành, chuyển trường. Một số coi việc học là cách để kiếm được tấm bằng, còn phần lớn thời gian là để đầu tư cho “sở trường” của mình như: sale, marketing, viết báo,...

Đến khi tốt nghiệp ra trường, tân cử nhân rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong thời buổi kinh tế khó khăn này, nhiều cử nhân tâm lý học phải cất tấm bằng đại học và kiếm việc khác để mưu sinh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 7
(có 1 lượt vote)

Ngành Công nghệ Sinh học

Ngành công nghệ sinh học là một ngành khá thú vị dành cho những bạn yêu thích môn sinh vật. Bạn sẽ cảm thấy rất hứng thú với nghề này vì sự ứng dụng đa dạng và thực tế của nó. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chuyên môn lẫn nghiệp vụ, các em còn quá thiếu về kiến thức. Hiện tại, số nhiều sinh viên sau tốt nghiệp đều đa số thất nghiệp hoặc làm không đúng chuyên ngành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Ngành biên tập xuất bản

Ngành biên tập xuất bản là ngành dành cho những ai có niềm đam mê với sách, với ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm. Không những thế, ngành còn đòi hỏi bạn phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và nhiều kĩ năng. Biên tập, xuất bản không phải là ngành quá nổi bật, song theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay số cử nhân xuất bản đang vượt quá nhu cầu tuyển dụng.Thực tế thì những bạn trẻ theo học và đi làm về chuyên ngành biên tập xuất bản bạn phải có niềm đam mê cháy bỏng, va chạm cuộc sống kèm với đó là những kĩ năng mềm đa dạng. Người biên tập cần trau dồi chuyên môn, hiểu biết, và kiên trì vì sản phẩm làm ra cần phải trải qua rất nhiều khâu, đồng thời bạn cũng cần phải có khả năng giao tiếp, đàm phán và nhanh nhạy. Do vậy, rất nhiều bạn trẻ ra trường phải làm trái ngành hoặc chưa thật sự đáp ứng được với thực tế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Ngành Công nghệ Môi trường

Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.


Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, sinh viên ra trường có thể xin vào làm tại các công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,... Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì định hướng công việc sẽ thiên về đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,... Còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,...


Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, trách nhiệm bảo vệ môi trường và xử lý chất thải vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng từ phía doanh nghiệp, nên nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này hầu như rất ít. Một vị trí tưởng chừng như vô cùng thiết yếu trong doanh nghiệp ở các nước phát triển, lại trở thành gánh nặng về việc làm ở nước ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Chính vì vậy, Alltop mong thí sinh muốn theo học ngành nào cần xem xét lại định hướng nghề nghiệp và nghiêm túc chuẩn bị hành trang, kiến thức, kỹ năng trong quá trình học để sẵn sàng ra thị trường.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .