Top 5 Ngôi chùa linh thiêng nhất Sóc Sơn, Hà Nội
Sóc Sơn là huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, là một trong những vùng đất được đánh giá là linh thiêng vì có nhiều đền, chùa, miếu, mạo nổi tiếng từ thời...xem thêm ...
Chùa Đức Hậu
Chùa Đức Hậu được biết đến là địa điểm linh thiêng nằm ở vùng ngoại ô Hà Thành, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km. Ngôi chùa này sở hữu quần thể kiến trúc mang nhiều ý nghĩa lịch sử và độ nổi tiếng đã được nhiều báo nước ngoài khen ngợi. Đây cũng là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Sóc Sơn để mọi du khách đến và chiêm ngưỡng nghệ thuật cũng như tìm hiểu văn hóa của làng quê Bắc Bộ lâu đời.
Chùa Đức Hậu thuộc cụm di tích Đình - Chùa Đức Hậu bao gồm một ngôi chùa và đình nằm ngay cạnh nhau. Cho đến thời điểm hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được bất cứ tư liệu nào ghi lại thời điểm chùa được thành lập. Tuy nhiên, dựa vào kiểu cách kiến trúc, hoa văn thiết kế của ngôi chùa, nhiều chuyên gia xác định chùa có thể được xây dựng dưới thời Lê Trung Hưng (cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỷ XVIII).
Chùa Đức Hậu mang hình dáng chữ Đinh quen thuộc với bố cục chung kiểu “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Công”. Chùa gồm tiền đường, thượng điện và gian hậu đường phía sau. Các khu thờ cúng đều được chạm trổ hoa văn công phu, mang đậm kiểu cách của chùa chiền khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Chùa Non Nước
Chùa Non Nước nằm trong khu di tích đền Sóc, là địa chỉ du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách thập phương. Tục truyền, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây. Khi lên đường, Thánh Gióng để quên cái roi sắt bị gãy trong chiến trận. Nhân đó, người dân lập đền thờ.
Chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Chùa có pho tượng Phật Tổ bằng đồng cao 6,5 mét đúc liền khối nặng 30 tấn, lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2001, bức tượng Phật khổng lồ này được rước lên đặt chính giữa nền chùa Non Nước ở độ cao 110 mét so với chân núi. Chùa được xây dựng trên nền đất chùa cũ từ thời Tiền Lê, theo kiểu kiến trúc chùa cổ 7 gian 2 trái, trang trí những hoạ tiết hoa văn cũng theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê.
Chùa Dược Thượng
Chùa Dược Thượng là một trong những ngôi chùa khá linh thiêng và có quang cảnh không phải ngôi chùa nào cũng có được. Đây là điểm đến được nhiều phật tử viếng thăm hàng năm. Chùa Dược Thượng có quang cảnh thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Hàng tuần, tại chùa sẽ có những buổi thuyết giảng Đạo Phật, làm từ thiện,…
Đến với Chùa Dược Thượng, bạn sẽ tìm được cho mình những phút giây tĩnh tâm và bình yên giữa cuộc sống đầy bộn bề, lo toan. Nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng tại Sóc Sơn, Hà Nội, Chùa Dược Thượng cũng như các ngôi chùa khác có kiến trúc Phật giáo nổi bật, là địa điểm được rất nhiều du khách quan tâm và ghé thăm mỗi khi có dịp đến Sóc Sơn.
Chùa Xuân Lai
Chùa Xuân Lai tọa lạc tại một làng quê cổ nằm ở phía Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 35km. Du khách tham quan càng đi sâu vào sẽ càng thấy những vẻ đẹp và giá trị tiềm ẩn của ngôi chùa. Toà chùa chính với các nét kiến trúc ở các đầu kê, các cốn, các kẻ cong được chạm nổi, chạm bong những vân lá hoa rồng, những hoa quả rất nhẹ nhàng.
Những viên gạch có kích thước 27cmx27cm được chạm nổi hình rồng yên ngựa và những mây. Chính giữa viên gạch có một vòng tròn lớn, bốn góc chạm nổi vân lá cách điệu, mang nghệ thuật ở thế kỷ XVI-XVII đã góp phần làm tăng giá trị cổ kính của ngôi chùa. Trong chùa chính và hai dãy hành lang, nhà thờ Mẫu, thờ Tổ đặt hơn 40 pho tượng tròn. Sự có mặt đầy đủ các lớp tượng cổ chứng minh sự tồn tại lâu dài của chùa.
Chùa Quan Thế Âm
Chùa Quan Thế Âm hay còn gọi là chùa Thế Trạch đã tồn tại được hơn ngàn năm tại Sóc Sơn, Hà Nội. Theo lời kể của dân làng, chùa Quan Thế Âm đã có từ thời nhà Minh, trước kia chùa ở khu nhà ga T2 của sân bay Nội Bài. Chùa được gọi là chùa Quan Thế Âm vì trong chùa có tượng Phật Quan Thế Âm lớn rất linh thiêng.
Đây là nơi lễ Phật của nhiều bà con phật tử mỗi dịp rằm, mồng một. Đến năm 2008 chùa đã được cúng 33 pho tượng. Chùa thường xuyên mở các khóa tu, giảng thuyết, cầu an, thu hút sự tham gia của nhiều người dân trong khắp Hà Nội. Trong đó, khóa tu "Một ngày an lạc" được tổ chức cho giáo viên, sinh viên các trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của mọi tầng lớp.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .