Top 9 nhà văn nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam sau 1975

92

Dù chưa thể nhận dạng đầy đủ văn học thời kỳ đổi mới, nhưng có một điều chúng ta có thể khẳng định, thế hệ nhà văn xuất hiện trên văn đàn sau năm 1975...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Nguyễn Huy Thiệp

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh tại Thái Nguyên, quê gốc ở H.Thanh Trì, Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên… Năm 1970, ông tốt nghiệp Khoa Sử Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Trước khi trở thành người viết văn chuyên nghiệp, ông có nhiều năm dạy học tại Tây Bắc. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại một công ty thiết bị sách của Bộ GD-ĐT, sau đó làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến lúc nghỉ hưu.


Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là “tiểu thuyết đầu tay” của ông được chính thức xuất bản bởi NXB Công an nhân dân. Sở trường của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là các truyện ngắn với mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, đời sống làng quê và những người lao động. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận. Tên tuổi của ông với hàng chục truyện ngắn như: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… Trong đó, truyện ngắn Tướng về hưu đã được chuyển thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên vào năm 1988. Bộ phim này cũng gây tiếng vang lớn, đến nay vẫn là một trong những phim truyện Việt Nam nổi tiếng, để lại dấu ấn khó quên cho người xem.


Ngoài truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã xuất bản nhiều tiểu thuyết  như: Tuổi 20 yêu dấu, Gạ tình lấy điểm, Tiểu long nữ… Ông cũng là tác giả của nhiều kịch bản như: Gia đình (hay Quỷ ở với người, dựa theo truyện ngắn Không có vua), Nhà tiên tri… Bên cạnh đó, ông còn làm thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và viết tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước.


Với ngòi bút đầy bản lĩnh và tài năng sáng tạo, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật so với truyền thống. Những tác phẩm của ông mang lại cho bạn đọc một cảm giác vừa thân quen, vừa lạ lẫm, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Nét cá tính và phóng khoáng, không bị gò bó bởi khuôn mẫu đã khiến cho văn chương của ông có sức hút một cách kỳ lạ, khó có thể diễn tả. Điều đó cho thấy ông không chỉ bao quát cuộc sống, không chỉ xoáy vào nhiều đề tài mà còn mở ra một phong cách mới của văn học Việt Nam hiện đại.


Trong sự nghiệp sáng tác, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng nhận nhiều giải thưởng văn chương, trong đó nổi bật là Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp (năm 2007); giải thưởng Premio Nonino Italia (năm 2008). Ông vừa được Hội đồng cấp cơ sở gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp nhà nước đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2021. 2 tác phẩm được đề nghị xét giải của ông là truyện ngắn Tướng về hưuNhững ngọn gió Hua Tát.


Tác phẩm nổi bật: Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Không có vua, Con gái thủy thần,...

Nguyễn Huy Thiệp ảnh 1
Nguyễn Huy Thiệp
Top 1
(có 0 lượt vote)

Phạm Thị Hoài

Phạm Thị Hoài (tên đầy đủ: Phạm Thị Hoài Nam) sinh ngày 29/3 năm 1960. Bà là một nhà văn hiện đại, nhà biên soạn và dịch giả có tầm ảnh hưởng. Bà đang sống ở Đức. Phạm Thị Hoài sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Năm 1977, bà đến Đông Berlin và học ở Đại học Humboldt, nơi mà bà đã tốt nghiệp chuyên ngành về văn khố. Năm 1983, bà trở về Việt Nam, sống ở Hà Nội, làm chuyên viên lưu trữ văn thư rồi bắt đầu viết văn một cách nghiêm chỉnh. Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của bà được xuất bản tại Hà Nội nhan đề Thiên sứ rồi sau đó quyển này bị chính quyền Việt Nam cấm lưu hành. Về sau, Thiên sứ được dịch sang tiếng Anh (The Crystal Messenger, ISBN 1875657711), Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức (Die Kristallbotin) và Phần Lan. Năm 1993, bản dịch Thiên sứ bằng tiếng Đức đã đoạt giải “Tiểu thuyết nước ngoài hay nhất” của tổ chức Frankfurter LiBeraturpreis trao tặng hàng năm cho tiểu thuyết xuất bản tại Đức.


Ngoài tác phẩm Thiên sứ, được ca ngợi trên bình diện quốc tế, Phạm Thị Hoài còn xuất bản những tiểu luận, hai tuyển tập truyện ngắn. Đó là Mê Lộ (1989) và Man Nương (1995). Ngoài ra, bà còn một tác phẩm khác là Marie Sến (1996). Bà là một dịch giả nổi tiếng về văn chương Đức. Bà đã dịch những tác phẩm của Franz Kafka, Bertolt Brecht, Thomas Bernhard và Friedrich Dürrenmatt sang tiếng Việt. Bà còn là người biên soạn quyển Trần Dần – Ghi: 1954-1960 (Paris, TD Mémoire, 2001), một tuyển tập các bài báo của Trần Dần. Những tiểu luận và truyện ngắn của bà xuất hiện trong những tạp chí văn chương ở Hoa Kỳ, Úc, Thụy Sĩ và Đức, ngoài ra còn xuất hiện trong một số tuyển tập về truyện Việt Nam đương đại, gồm có: Night, Again và Vietnam: A Traveler’s Literary Companion. Riêng quyển Sunday Menu, một tuyển tập truyện ngắn của bà do Tôn Thất Quỳnh Du dịch sang tiếng Anh, quyển này được xuất bản lần đầu tại Pháp năm 1977 nhan đề Menu de dimanche còn bản tiếng Anh Sunday Menu thì do Pandarus Books xuất bản tại Úc năm 2006 và được University of Hawaii Press xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 2007.


Tác phẩm nổi bật: Thiên sứ, Mê lộ...

Phạm Thị Hoài ảnh 1
Phạm Thị Hoài
Top 2
(có 0 lượt vote)

Tạ Duy Anh

Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Việt Đãng, sinh ngày 9/9/1959 tại xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Ðông, đã trải qua những thời kỳ nhập ngũ, giải ngũ, làm việc tại công trường thủy điện Hòa Bình và từ đó bắt đầu viết văn. Theo học trường viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp khóa IV, làm cán bộ giảng dạy tại trường. Tạ Duy Anh là hội viên Hội Nhà Văn từ 1993.


 Mười năm, kể từ truyện ngắn Bước qua lời nguyền viết tại Sông Ðà tháng 4 năm 1989, đến truyện dài Lão Khổ (1992) rồi tiểu thuyết Ði tìm nhân vật (hoàn tất năm 1999). Mười năm, Tạ Duy Anh đã phát triển hai luận đề chính trong tiểu thuyết của mình: lời nguyền và tội ác, qua những hướng khác nhau trong bút pháp cũng như trong cách biến thiên nhân vật. Từ lối viết hiện thực phê phán xã hội trong hai tác phẩm đầu, nhà văn đã đạt được lối viết đa âm trong tiểu thuyết mới nhất: Ði tìm nhân vật. Bước qua lời nguyền làm nổi danh tác giả ngay khi được đăng trên báo Văn Nghệ, tháng 11 năm 1989. Tác phẩm xác định một ngòi bút hiện thực sắc sảo, can đảm nhìn lại quá khứ đớn đau của mình, của một thế hệ lớn lên trong hai lớp hận thù: hận thù dòng họ và hận thù giai cấp.


Đã in khoảng 20 cuốn sách: Bước qua lời nguyền, Lãng du, Ba đào ký tục biên (tập truyện); Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối (tản văn) và các tiểu thuyết: Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối, Sinh ra để chết… cùng nhiều tập sách cho thiếu nhi trong đó có truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi được đưa vào giảng dạy chính thức trong trường phổ thông…


Tác phẩm nổi bật: Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Những truyện không phải trong mơ

Tạ Duy Anh ảnh 1
Tạ Duy Anh
Top 3
(có 0 lượt vote)

Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái (sinh năm 1960) là một nhà văn đương đại của Việt Nam, ông được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ văn nhân thời hậu chiến sau 1975. Ông được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2005 và 2005-2010). Ông còn là một nhà ngoại giao, là tham tán công sứ, phó đại sứ Việt Nam tại Iran (2011-2015), tham tán công sứ, phó đại sứ Việt Nam tại Indonesia (2015-2018). Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội. Nguyên quán ông ở Nghệ An. Ông theo học bậc đại học ngành Quan hệ Quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo, làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu - Mỹ và một số nước châu Á như Ấn Độ, Iran, Indonesia. Giỏi ngoại ngữ, ông là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên thỉnh giảng Đại học Washington và một số đại học nước ngoài.


Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Những tác phẩm tiêu biểu của ông thời gian này được biết đến là "Trong sương hồng hiện ra", "Người và xe chạy dưới ánh trăng", "Người đàn bà trên đảo", truyện ngắn "Món tái dê", "Chàng trai ở bến đợi xe"... Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu - Mỹ, đặc biệt là sáu năm tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với những truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: "Người đứng một chân", "Người Ấn", "Tiếng thở dài qua rừng kim tước", "Cuộc đổi chác"...


Từ sau năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh luận như "Cõi người rung chuông tận thế", "Tự sự 265 ngày", "Bốn lối vào nhà cười", "Mười lẻ một đêm", "SBC là săn bắt chuột", "Dấu về gió xóa", "Những đứa con rải rác trên đường", "Năm lá quốc thư"... Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho đến năm 2010. Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hành hội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010. Hồ Anh Thái trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết "Đức Phật, nàng Savitri và tôi" năm 2007. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái hiện chân dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị, một đa cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kích không gian và thời gian. Năm 2022 ông xuất bản tiếp một tiểu thuyết về Ấn Độ: "Đức Phật, Nữ Chúa và điệp viên".


Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số phận của người Việt và đất nước thời hiện đại. Ông là nhà văn có phát kiến về ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong phú hơn. Những tác phẩm tiêu biểu của ông vì vậy cũng khó chuyển dịch sang ngôn ngữ khác. Sách của ông thường được phát hành với số lượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển, Hàn Quốc...


Tác phẩm nổi bật: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988)...

Hồ Anh Thái ảnh 1
Hồ Anh Thái
Top 4
(có 0 lượt vote)

Sương Nguyệt Minh

Đại tá, nhà văn, nhà báo Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn (sinh năm 1958). Nhà văn Sương Nguyệt Minh xuất thân từ vùng quê nông thôn nghèo thuộc huyện Yên Mô (Ninh Bình) lên thành phố học hành, công tác rồi bước vào con đường viết văn. Có lẽ vậy mà ngòi bút của anh có phần “thiên vị” khi lựa chọn đối tượng là phụ nữ nông thôn để đưa vào tác phẩm của mình. Anh viết bằng một cái đầu lạnh và trái tim ấm nóng. Viết bằng con mắt tinh tường, bằng sự quan sát từng trải của một người đàn ông thông minh nhìn về phái khác giới.


Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì. Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân độ


Anh đã giành nhiều giải thưởng văn học như Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003-2004, Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bộ Quốc phòng 5 năm (1999-2004)... Một số tác phẩm tiêu biểu của anh gồm: “Đêm thánh vô cùng,” “Người về bến sông Châu,” “Lửa cháy trong rừng hoang”, “Mây bay cuối đường”, “Đi qua đồng chiều”, “Mười ba bến nước”, “Miền hoang”, “Dị hương”...


Tác phẩm nổi bật: Đêm Thánh Vô Cùng, Lửa cháy trong rừng hoang, Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ...

Sương Nguyệt Minh ảnh 1
Sương Nguyệt Minh
Top 5
(có 0 lượt vote)

Võ Thị Hảo

Bút danh Võ Thị Hảo trở nên quen thuộc không chỉ do thái độ bất khuất trước các hiểm họa đe dọa cuộc sống an lành của con người mà còn qua các sáng tác văn học độc đáo từ tố chất nội dung tới phong cách nghệ thuật. Võ Thị Hảo sinh ngày 13 tháng 4 năm 1956 tại nguyên quán Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An, từ năm 1973 là sinh viên Văn Khoa Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp năm 1977, Võ Thị Hảo tham gia sinh hoạt báo chí với các vai trò biên tập viên, phóng viên, và năm 2002 được trao vai trò phó tổng biên tập một tạp chí nhưng chỉ sau ba tháng đã rời bỏ chức vụ này, vì từ chối yêu cầu gia nhập Đảng Cộng Sản. Năm 1989, Võ Thị Hảo khởi sự góp mặt trong dòng văn học nghệ thuật với các sáng tác ngắn đăng tải trên báo. Năm 1992, tác phẩm đầu tay Biển Cứu Rỗi được xuất bản và Võ Thị Hảo mau chóng xác định vị thế trong làng văn.


Tới nay, Võ Thị Hảo đã xuất bản gần 20 tác phẩm gồm hầu hết là truyện ngắn, ba kịch bản phim và cuốn tiểu thuyết dã sử Giàn Thiêu. Bà chuyên viết về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết với những tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc như Biển cứu rỗi, Chuông vọng cuối chiều, Một trăm cái dại của đàn ông, Giàn thiêu, Người sót lại của rừng cười... Với cách viết theo hình thức nghệ thuật là kiểu kết cấu theo logic nhân quả tâm lí trong những sáng tác của mình, nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật và làm cho câu chuyện hiện lên rõ nét nhất đối với bạn đọc.


Tác phẩm nổi bật: Biển cứu rỗi, Giàn thiêu...

Võ Thị Hảo ảnh 1
Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo ảnh 2
Võ Thị Hảo
Top 6
(có 0 lượt vote)

Y Ban

Y Ban - một cái tên không còn xa lạ với những người yêu văn học đương đại Việt Nam. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay bà nổi tiếng với hàng loạt tập truyện ngắn, tiểu thuyết như: Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm (tập truyện ngắn, 1995); Vùng sáng ký ức (tập truyện ngắn, 1996); Miếu hoang (tập truyện ngắn, 2000); Cẩm Cù (tập truyện ngắn, 2002); Đàn bà xấu thì không có quà (tiểu thuyết, 2004); I am đàn bà (truyện ngắn, 2006); Này hỏi thật thấy gì chưa đấy? (tập truyện ngắn, 2011); Trò chơi hủy diệt cảm xúc (tiểu thuyết, 2012); Sống ở đời biết khi nào ta khôn? (tập truyện ngắn, 2014); Cuối cùng thì đàn bà muốn gì? (tập truyện ngắn, 2015); Có thể có có thể không (tập truyện ngắn, 2019)… đều được truyền thông và người đọc đánh giá cao.


Mỗi trang viết của bà đều ấn tượng và chứa đựng sự tinh tế, mẫn cảm, vừa bạo liệt vừa dịu dàng của một người phụ nữ và viết về phụ nữ cũng như cách họ nhìn thế giới, nói về thế giới. Truyện ngắn Y Ban lôi cuốn người đọc bằng những “tình tiết ly kỳ, đôi khi éo le, nhưng không phải là kiểu éo le của văn chương câu khách, bởi đằng sau đó luôn đọng lại nỗi ám ảnh mơ hồ, khiến ta day dứt”. Thẳm sâu trong tâm hồn mỗi nhân vật đều khao khát sống, yêu như đúng cách sống, cách yêu của nó…


Tác phẩm nổi bật: Đàn bà xấu thì không có quà (tiểu thuyết, 2004); I am đàn bà...

Y Ban ảnh 1
Y Ban
Top 7
(có 0 lượt vote)

Nguyễn Thị Thu Huệ

Nguyễn Thị Thu Huệ, một tên tuổi nổi bật trong làng văn học Việt Nam, sinh ngày 8 tháng 12 năm 1966 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Với bút danh Nguyễn Thị Thu Huệ, bà đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong văn chương và nghệ thuật biên kịch. Bà đã tốt nghiệp khoa Ngữ văn tại Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam.


Nguyễn Thị Thu Huệ nổi tiếng với các tác phẩm văn học ngắn như "Cát Đợi," "Hậu Thiên Đường," và "Phù Thủy." Những tác phẩm này đã đem lại cho bà nhiều giải thưởng và đánh dấu sự xuất sắc của bà trong lĩnh vực này. Ngoài việc viết văn, bà còn có sự nghiệp thành công trong việc biên kịch. Các tác phẩm điện ảnh và truyền hình của bà như "Làn Khói Xám" và "Cõi Mê" đã thu hút sự quan tâm của khán giả.


Tác phẩm nổi bật: Cát Đợi, Hậu Thiên Đường, Thành Phố Đi Vắng...

Nguyễn Thị Thu Huệ ảnh 1
Nguyễn Thị Thu Huệ
Top 8
(có 0 lượt vote)

Phan Thị Vàng Anh

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh sinh ngày 18 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, còn có bút danh là Thảo Hảo; là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Bà tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993, hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996. Năm 2005, bà được bầu làm Ủy viên ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 7.


Xuất hiện như một cây bút truyện ngắn xuất sắc. Sau đó chị làm thơ, chỉ tập thơ duy nhất Gửi VB, đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2007. Và từ năm 2002, chị viết tạp văn phê bình văn hoá nghệ thuật, trên các báo Thể thao Văn hoá, Đại biểu Nhân dân, Tuổi trẻ, Tia sáng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn… khiến người đọc mở rộng tầm mắt vì sự đọc nhiều hiểu rộng, lập luận sắc sảo, hài hước.


Tác phẩm nổi bật: Khi người ta trẻ (tập truyện, NXB Hội Nhà văn, 1993), Ở nhà (truyện thiếu nhi, NXB Trẻ, 1994)...

Phan Thị Vàng Anh ảnh 1
Phan Thị Vàng Anh
Trên đây là những nhà văn nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam sau năm 1975. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/

Chủ đề liên quan

Đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam” (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtthời trang Nam nổi tiếng nhất Việt Namtrường đại học của Việt Nam lọt top 500 đại học thế giới ở nền kinh tế mới nổiĐoạn văn tiếng Anh về ngày Nhà giáo Việt Nam hay nhấtBài văn phân tích tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhấtĐoạn văn tiếng Anh nói về lợi ích của việc học tiếng Anh hay nhấtnền văn học Việt Namnổi tiếng nhất ở Việt Namđại học nổi tiếng tại Việt NamĐoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản "Bạch tuộc" trong đó có sử dụng phó từ và số từ (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhấtsự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản “Cây tre Việt Nam”Đoạn văn tiếng Anh về giới thiệu Việt Nam hay nhấtĐoạn văn viết về ngôi nhà của em bằng tiếng Anh hay nhấtĐoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản "Bạch tuộc"Đoạn văn tiếng Anh về người nổi tiếng hay nhấtĐoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca HuếĐoạn văn tiếng Anh về lợi ích của học trực tuyến hay nhấtBài văn phân tích tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam CaoĐoạn văn tiếng Anh về mặc đồng phục của học sinh hay nhấtĐoạn văn tiếng Anh về cách học tiếng Anh hiệu quả hay nhất