Top 9 nữ nhà thơ nổi tiếng nhất trong nền văn học Việt Nam

924

Trong lĩnh vực thơ ca Việt Nam từ cổ chí kim cho đến bây giờ, bên cạnh rất nhiều nhà thơ nam nổi tiếng với hàng ngàn bài thơ được lưu truyền muôn thuở thì...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848)

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một nữ thi nhân trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Bà người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây (nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ), Hà Nội. Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783 đời vua Lê Hiển Tông. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ của Lưu Nghị (1804-1847) người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông Nghị đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà huyện Thanh Quan. Ông làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi). Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung trung giáo tập để dạy học cho các công chúa và cung phi. Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời. Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích.


Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều nhưng các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan đều thể hiện sự tài tình trong lối chơi chữ, đối vần điệu đúng luật nhưng vẫn đưa đầy đủ nét nữ tính vào trong thơ ca và trên hết là tấm lòng yêu nước, thương nhà da diết, khôn nguôi của người con đất Việt. Có lẽ hồn thơ của bà không những bắt nguồn từ chiếc nôi của gia đình có truyền thống khoa bảng mà trên ngay cả tại mảnh đất quê hương của bà - nơi xưa đã từng là nơi công chúa Từ Hoa, con dâu của vua Thần Tông nhà Lý ở thế kỷ XII mở trường dạy học và trồng dâu nuôi tằm.


Các tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan gồm: Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.

Bà Huyện Thanh Quan ảnh 1
Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan
Top 1
(có 0 lượt vote)

Hồ Xuân Hương (1771-1822)

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới" cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm. Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục".


Tại một thời kỳ đầy bão táp của lịch sử, vùng đất Nghệ An đã chứng kiến sự xuất hiện của một người con gái với tài năng thơ ca phi thường. Nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương lại giữ một bí mật không dễ giải mã. Không có nhiều tài liệu chính thống để khẳng định năm sinh và năm mất của bà. Nhưng trong lòng người Việt, tên tuổi Hồ Xuân Hương vẫn tồn tại và toả sáng như một viên ngọc quý. Bà sống chủ yếu tại kinh thành Thăng Long, nay là Hà Nội. Một ngôi nhà riêng tại gần bờ Hồ Tây đã chứng kiến những bước chân của bà, và ngôi nhà này đã được đặt tên là "Cổ Nguyệt Đường." Trong cuộc sống vốn đầy những khó khăn và biến cố, Hồ Xuân Hương đã khắc sâu dấu ấn tài hoa của mình vào thơ ca, để lại những bài thơ đầy sắc sảo và đôi khi là nghịch ngợm.


Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.


Tác phẩm nổi bật: Bánh trôi nước, Bỡn bà lang khóc chồng, Cái kiếp tu hành, Cái nợ chồng con, Cái quạt

Hồ Xuân Hương ảnh 1
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương
Top 2
(có 1 lượt vote)

Anh Thơ (1921 – 2005)

Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ. Anh Thơ sáng tác từ sớm, năm 17 tuổi với tập Bức tranh quê bà được nhận giải khuyến khích của Tự Lực Văn Đoàn. Sau đó bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác.


Bà không được đi học nhiều ở nhà trường, nhưng vốn ham thích văn học từ sớm, và phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ gia đình bên ngoại - cũng là một gia đình Nho giáo, mặt khác phải sống cuộc đời tù túng, buồn tẻ của một cô gái lớn lên trong gia đình Nho phong. Giữa lúc phong trào "Thơ mới" đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ như một con đường giải thoát và tự khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Từ 1931, Anh Thơ đã có thơ đăng báo. Tập thơ đầu - Bức tranh quê (in 1941) - gồm 45 bài, là những cảnh nông thôn được sắp xếp theo trình tự bốn mùa và được miêu tả bằng sự quan sát độc đáo, nhạy cảm. Có thể xem đây là tập thơ mở đầu cho một khuynh hướng riêng trong phong trào Thơ mới: tập trung toàn bộ cảm hứng vào phong cảnh làng quê, làm sống lại vẻ đẹp nghìn đời của nông thôn Việt Nam. Những bức tranh thiên nhiên tưởng chừng như khách quan vô tình này không phải không chứa đựng sự khao khát sống và yêu đương của tâm hồn thiếu nữ muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc nặng nề của xã hội đương thời.


Gần đến Cách mạng tháng Tám, Anh Thơ tham gia Việt Minh năm 1945, từng là Bí thư huyện Hội phụ nữ 4 huyện thời đó: Việt Yên, Lục Ngạn, Bắc Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Bắc Giang), ủy viên thường vụ Tỉnh hội phụ nữ hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Thơ của bà thời gian này nói nhiều đến tâm tình và hình ảnh người phụ nữ ở hậu phương, nhất là người phụ nữ cán bộ đã anh dũng vượt lên đau xót, mất mát và xa cách, gánh chịu những hy sinh thầm lặng, góp phần vào thắng lợi của dân tộc. Trong những năm chống Mỹ, Anh Thơ mở rộng đề tài và cảm xúc trong thơ của mình, nói đến những nét đẹp của cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ bình dị. Bà là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1 và 2).


Từ năm 1971 đến năm 1975 bà làm biên tập viên tạp chí Tác phẩm mới. Bà cũng là ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Bà mất tại Hà Nội do bệnh ung thư phổi. Nhà thơ Anh Thơ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.


Tác phẩm nổi bật: Bức tranh quê, Xưa, Răng đen

Anh Thơ ảnh 1
Anh Thơ
Anh Thơ ảnh 2
Anh Thơ
Top 3
(có 0 lượt vote)

Đoàn Thị Điểm

Đoàn Thị Điểm, hiệu là Hồng Hà Nữ sĩ, biệt hiệu là Ban Tang, quê quán ở làng Hiến Phạm (còn gọi là Giai Phạm, tên nôm là làng Giữa), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.Theo gia phả họ Đoàn, Tằng tổ của Bà Điểm là Ông Lê Công Nẩm, làm quan võ tới chức Thái Thường Tự Thiếu Khanh, được tước phong Thiêm Hào Tử; Nội tổ là Ông Lê Doãn Vi, người có tài văn học, làm quan đến chức Xã quan; Thân phụ là Ông Lê Doãn Nghi đậu Hương Cống (Cử Nhân) năm 21 tuổi. Từ đây, Ông đổi qua họ Đoàn, gọi là Đoàn Doãn Nghi. Ông có một thời gian dài dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương, nay thuộc Hải Phòng.


Mặc dù là phận gái, nhưng với tư chất thông minh đặc biệt, ngay từ thuở nhỏ bà Đoàn Thị Điểm đã được học đủ Tứ Thư, Ngũ Kinh… lại được mẹ dạy cho học nữ công gia chánh nên đến năm 16 tuổi, bà đã nổi tiếng là một tài nữ trẻ tuổi. Quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, vốn quen biết Đoàn Doãn Nghi, lại mến tài văn chương và đức hạnh của Đoàn Thị Điểm nên đã nhận bà làm con nuôi. Kể từ đó, bà về ở nhà của dưỡng phụ tại trường Bích Câu, kinh thành Thăng Long. Đây là thời gian bà đọc được rất nhiều sách vở quý trong kho sách của quan Thượng thư, nên vốn kiến thức được mở rộng, lại tiếp xúc với nhiều người danh vọng, khoa bảng vì vậy tiếng tăm về tài ứng đối văn chương, về hoa tay khéo léo của tài nữ họ Đoàn càng lan xa. Khi dưỡng phụ có ý tiến cử bà vào cung Chúa Trịnh để dạy các cung nữ, bà kiên quyết từ chối, vì không muốn bị gò bó trong chốn triều đình.


Năm 1724 nghe tin cha ốm nặng, tình hình chính trị ở Thăng Long lúc đó lại rối ren, bà đã xin phép Thượng thư về quê phụng dưỡng cha. Năm 1743 bà kết hôn với ông Nguyễn Kiều – một người học rộng tài cao ( 18 tuổi đỗ Giải nguyên, 21 tuổi đỗ Tiến sĩ). Sống với nhau chưa được bao lâu thì quan Thị lang Nguyễn Kiều nhận được lệnh phải đi sứ sang Trung Quốc. Bà Đoàn Thị Điểm, một mình chăm sóc cả hai gia đình nội ngoại. Trong khoảng thời gian này, bà nhận được bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng Hán văn của Đặng Trần Côn. Đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, bà dịch ra thơ Nôm bản Chinh phụ ngâm này, cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc Nguyễn Gia Thiều, Bản dịch Chinh phụ ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam. Chính tác phẩm này đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà. Tương truyền, bà Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng đến nay hầu hết bị thất lạc, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm của Hồng Hà nữ sĩ (trong đó có Truyền kỳ tân phả viết bằng chữ nho).


Tháng 8 năm 1748, trên đường theo chồng vào Nghệ An, bà bị ốm nặng và mất ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748). Phần mộ của bà hiện nay an táng tại phường Phú Thượng quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà Đoàn Thị Điểm được người đời sau tôn kính không chỉ vì tài văn thơ điêu luyện, đặc sắc, mà còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng và người mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đạiBà là ngôi sao sáng trong hàng ngũ những nữ sĩ Việt Nam, một nhà giáo, một lương y tài đức vẹn toàn.


Tác phẩm nổi bật: Chinh Phụ Ngâm Khúc


Đoàn Thị Điểm ảnh 1
Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm
Top 4
(có 0 lượt vote)

Lâm Thị Mỹ Dạ(1949 - 2003)

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế). Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam khóa V. Chồng bà Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt Nam. Bà qua đời lúc 5 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2023 tại nhà riêng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM sau 14 năm mắc bệnh Alzheimer. Chồng bà cũng qua đời chỉ 18 ngày sau đó.


Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999. Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Hội LH VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với  3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của chị được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ.


Tác phẩm nổi tiếng: Khoảng trời hố bom, Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ

Lâm Thị Mỹ Dạ ảnh 1
Lâm Thị Mỹ Dạ
Lâm Thị Mỹ Dạ
Top 5
(có 0 lượt vote)

Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.


Vào tháng 2/1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương và đã ở đây bà đã được đào tạo thành một diễn viên múa. Trong sự nghiệp nghề Múa của mình, đã nhiều lần bà được đi biểu diễn ở nước ngoài và được dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới vào năm 1962 tại Áo. Từ năm 1963 – 1964, Xuân Quỳnh bắt đầu tham gia vào sự nghiệp văn thơ của mình, bà được học tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa 1 của hội nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong bà về làm việc tại Báo Văn Nghệ và báo phụ nữ Việt Nam. Năm 1967, bà được kết nạp và trở thành ủy viên Ban chấp hành của hội nhà văn Việt Nam khóa III. Năm 1973, nhà thơ Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Trước đó, bà đã kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn văn công Nhân Dân Trung Ương và đã ly hôn.

Từ năm 1978 cho đến khi qua đời, bà đã làm biên tập viên cho NXB Tác phẩm mới. Nhà thơ Xuân Quỳnh mất 29/08/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại Hải Dương cùng với người chồng là Lưu Quang Vũ và con trai là Lưu Quang Thơ khi đó mới 13 tuổi. Năm 2001, Xuân Quỳnh được nhà nước phong tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thờ Xuân Quỳnh với 2 tập thơ đó là Lời Ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.


Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.


Tác phẩm nổi tiếng: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

Xuân Quỳnh ảnh 1
Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh
Top 6
(có 0 lượt vote)

Phan Thị Thanh Nhàn

Phan Thị Thanh Nhàn (sinh 9 tháng 8 năm 1943) là một nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam. Phan Thị Thanh Nhàn giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội; Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Thành phố Hà Nội. Bà đồng thời cũng là thành viên đã có nhiều năm công tác trong Ban Chung khảo Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam, do Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng Ban, có trách nhiệm bầu chọn bài dự thi tham dự cuộc thi cấp Quốc tế do Liên minh Bưu chính Thế giới tổ chức thường niên.


Phan Thị Thanh Nhàn sinh 9/8/1943 tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà làm thơ từ sớm, đầu thập niên 1960 đã có thơ đăng báo. Năm 1969, bài thơ Hương thầm của bà đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội trong giai đoạn 2001-2005. Ngoài làm thơ, bà còn viết báo, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi. Phan Thị Thanh Nhàn kết hôn với nhà thơ Thi Nhị, đã mất năm 1979. Hiện nay, bà đang sống cùng con gái duy nhất tại Hà Nội. Phan Thị Thanh Nhàn được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.


Tác phẩm nổi bật: Hương thầm, Chân dung người chiến thắng, Xóm đê ngày ấy .....

Phan Thị Thanh Nhàn ảnh 1
Phan Thị Thanh Nhàn
Phan Thị Thanh Nhàn
Top 7
(có 0 lượt vote)

Đoàn Thị Lam Luyến

Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14/6/1953, quê quán tại xã Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Bà xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo, năm 1966 (13 tuổi) trúng tuyển vào học Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc. Từ 1976-1982, bà học ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983, bà là biên tập viên mỹ thuật tại NXB Thanh niên, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, sống tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội.


Đoàn Thị Lam Luyến đã xuất bản 10 tập thơ; đã được giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1989-1990), tặng thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (1995), Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (2003)...  Xuất hiện tương đối muộn so với các cây bút nữ khác nhưng thơ Đoàn Thị Lam Luyến mang sắc thái mạnh mẽ đầy nữ tính của cuộc sống đời thường, mà giọng thơ lại hết sức nhuần nhị, mượt mà. Đọc thơ có cảm tưởng như bà đang tự hát về mình đang đối thoại với người ngoài cuộc, không nghĩ là bà đang vật vã với câu chữ để làm thơ. Tình yêu, gia đình, hạnh phúc bao giờ chẳng là cái đích của cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với cuộc đời của mỗi người con gái. Biết bao nhiêu nhà thơ đã viết về những chủ đề muôn thuở như thế và đã có bao nhiêu áng thơ hay đi vào sử sách. Nhưng với Đoàn Thị Lam Luyến, đó lại là những nét rất riêng, như riêng của một người, để mọi người cùng cảm.

Tác phẩm nổi bật: Mái nhà dưới bóng cây; Lỡ một thì con gái,

Đoàn Thị Lam Luyến ảnh 1
Đoàn Thị Lam Luyến
Đoàn Thị Lam Luyến
Top 8
(có 0 lượt vote)

Ý Nhi

Ý Nhi (sinh năm 1944) là một trong những nữ nhà thơ hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam. Thơ của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng và được các nhà nghiên cứu thơ phương Tây đánh giá là một trong những nhà thơ Việt Nam đương đại tiên phong sau Đổi mới. Bà tên thật là Hoàng Thị Ý Nhi, sinh tại thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có truyền thống nho học. Bà là con gái lớn của giáo sư Hoàng Châu Ký, một người hoạt động cách mạng đồng thời là một nhà nghiên cứu về nghệ thuật tuồng[2]. Bà lớn lên tại Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1968. Bà kết hôn với giáo sư Nguyễn Lộc, ông cũng là một nhà nghiên cứu về tuồng và là một trong những nhà sáng lập Trường Đại học Văn Hiến.


Bà nhận Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1985 với tác phẩm Người đàn bà ngồi đan. Cùng với Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Ý Nhi thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ nhưng thực sự nổi bật sau chiến tranh với những cách tân hiện đại, làm mới thơ Việt Nam về cả nội dung và hình thức. Thơ Ý Nhi giản dị mà đậm chất trí tuệ, giọng điệu thơ trầm lắng, suy tư, thiết tha mà chua xót. Với ngôn ngữ đậm chất triết luận, thơ Ý Nhi là sự ký thác sâu lắng của một trái tim không khi nào thôi khắc khoải trên hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Bà cũng đã viết một số truyện ngắn rất đặc sắc và là một trong số ít nhà thơ nữ được sự đón nhận rộng rãi của công chúng. Bà còn là một người mê bóng đá cuồng nhiệt (truyện ngắn: Roy Evan rời bỏ Liverpool).


Năm 2015, nhà thơ Hoàng Thị Ý Nhi đã được trao tặng giải thưởng văn học Thụy Điển Cikada. Giải thưởng được trao để vinh danh Ý Nhi vì "những bài thơ rất hay của bà đã bảo vệ cho tính bất khả xâm phạm của đời sống". Đây là lần đầu tiên một nhà thơ Việt Nam được trao giải thưởng cao quý này.


Tác phẩm nổi tiếng: Nỗi nhớ con đường, Đến với dòng sông, Người đàn bà ngồi đan

Ý Nhi ảnh 1
Ý Nhi
Ý Nhi ảnh 2
Ý Nhi
Trên đây alltop.vn vừa giới thiệu đến bạn những nữ nhà thơ nổi tiếng nhất trong nền văn học Việt Nam. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhé.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .