Top 14 trò chơi sử dụng để củng cố, thảo luận nhóm, tự luận, trắc nghiệm, khởi động khi dạy Ngữ Văn THCS
Khối 9 cũng như khối 12, là khối có tính chất bước ngoặt nên khi dạy, giáo viên gặp không ít áp lực. Đối với giáo viên lâu năm thì khó khăn trong việc nghĩ...xem thêm ...
Trò chơi" Ông nói gà, bà nói vịt" - khởi động
Học bài Từ Ghép
Gv chia nhóm thành 4 tổ, luật chơi như sau: một tổ sẽ viết vế đầu của câu, bắt đầu bằng từ "Nếu", một tổ sẽ viết vế thứ 2 của câu, bắt đầu bằng từ "thì", sau đó sẽ ghép câu của 2 bạn bất kì lại với nhau
Vd: Nếu không chơi game...thì tôi sẽ bị mẹ mắng
Tương tự, 2 tổ còn lại sẽ viết về cặp từ Vì- Nên
Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên chuyển ý vào bài: Các bạn vừa góp sức để tạo ra rất nhiều câu ghép, song đó toàn là những câu Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Để có thể đặt được những câu ghép hoàn chỉnh, chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài Từ ghép
Trò chơi "Nhanh như chớp" - Khởi động
Học bài: Từ Hán Việt
Giáo viên cho học sinh tham gia cuộc thi Nhanh như chớp với thể lệ như sau: chia lớp ra thành bốn đội, các đội hãy ghi tên những thành viên trong lớp có chứa yếu tố Hán Việt. Và nêu ý nghĩa của những tên đó. Đội nào nhanh nhất và có nhiều đáp án đúng nhất sẽ dành chiến thắng
Học sinh thảo luận, làm việc nhóm
Giáo viên tổng kết, nhận xét phần chơi và dẫn dắt vào bài mới
Tổ chức cuộc thi "Sứ giả văn hóa" - khởi động
Học bài thơ: Bánh trôi nước
Tổ chức cuộc thi " Sứ giả văn hóa", yêu cầu học sinh kể tên các loại bánh tự làm hoặc gắn liền với các địa phương mà em biết. Bánh chưng, bánh giày, bánh trôi nước...; bánh tét, bánh ú, bánh ít-Nam Bộ; bánh xèo Miền Trung, bánh cáy Thái Bình, bánh gai Thanh Hóa; bánh bèo, bánh bột lọc của Huế....
Tổng kết và trao phẩn thưởng và danh hiệu cho học sinh trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất. Có thể chiếu trên máy hoặc in hình ảnh bánh trôi, nhưng thú vị hơn cả là mang một tô bánh trôi nước ra và hỏi học sinh: Các em có biết đây là bánh gì không ?
Đây chính là bánh trôi nước, một món ăn không thể thiếu trong ngày mùng ba tháng ba âm lịch, cũng là hình ảnh được nữ sĩ Hồ Xuân Hương đưa vào thơ của bà để gửi gắm những tâm tư, tình cảm.... Để lí giải tại sao Hồ Xuân Hương lại mượn hình ảnh bánh trôi nước mà không phải là thứ bánh khác, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước nhé
Hoặc có thể nghe bài hát Bánh trôi nước.
Chơi ghép hình - khởi động
Học bài: Từ đồng nghĩa
Gv sử dụng bộ ghép hình Puzzile lên bảng, mỗi miếng ghi một chữ, ghi hai dòng thơ trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau và chỉ ra nét nghĩa của chúng
Học sinh lấy từ nước với quốc, nhà với gia
Nước và quốc có nghĩa giống nhau chỉ một đất nước, quốc gia. Nhà và gia đều chỉ không gian ở, sinh hoạt của mỗi người.
Những từ mà các em vừa phát hiện ra và phân tích chính là từ đồng nghĩa. Để hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa, chúng ta tìm hiểu bài học.
Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu thế giới động vật" - khởi động
Học bài: Con Hổ có nghĩa
Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu thế giới động vật" (tích hợp giáo dục kĩ năng sống)
Kể tên các loài động vật nguy hiểm mà em biết?
Hổ, báo, chó sói, rắn, báo, sư tử, cá sấu, hà mã, tê giác...
Gv: Có rất nhiều loài vật nguy hiểm mà các em vừa kể, nhưng có thể khẳng định rằng hổ luôn là loài vật được mệnh danh là "gương mặt vàng của làng nguy hiểm". Thế nên, bao đời nay, trong suy nghĩ của loài người, hổ là một con vật cực kì đáng sợ. Vậy mà có một tác phẩm văn học đã ca ngợi loài động vật này. Để hiểu được tại sao tác giả lại ca ngợi con hổ thì chúng ta cùng tìm hiểu bài: Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh.
Tổ chức cuộc thi "Body language" - khởi động
Học bài: Động từ
Giáo viên tổ chức cuộc thi "Body language"
Luật chơi như sau: Giáo viên/ học sinh sẽ diễn tả một số hành động, và học sinh sẽ gọi chính xác hành động đó, một thư kí sẽ ghi các đáp án lên bảng
Đi, đứng, ngồi, nhảy, chạy, bò, nói, hát, múa, bơi.....
Gv: Chúng ta vừa tham gia một trò chơi khởi động, sản phẩm của trò chơi đã được thư kí ghi trên bảng, các con theo dõi lên bảng và cho cô biết: Những từ này thuộc từ loại gì?
Hs : Động từ
Gv: Để hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm của động từ, lớp chúng ta sẽ tìm hiểu tiết..... Động từ
Tổ chức cuộc thi " Hỏi xoáy đáp xoay" - khởi động
Học bài: Câu Nghi Vấn
GV: Tổ chức cuộc thi " Hỏi xoáy đáp xoay"
Câu 1. Tháng nào ngắn nhất trong năm?
Đáp án: Ba, tư
Câu 2. Loài chó nào nhảy cao bằng toà nhà cao nhất thế giới?
Đáp án: Tất cả các loài vì nhà ko biết nhảy.
Câu 3. Câu đố mẹo có đáp án: Ai có nhà di động đầu tiên?
Đáp án: Rùa và ốc sên
Câu 4. Tại sao sư tử ăn thịt sống?
Đáp án: Không biết nấu chín
Câu 5. Bạn làm việc gì đầu tiên mỗi buổi sáng?
Đáp án: Mở mắt
Câu 6. Có cổ nhưng không có miệng là gì?
Đáp án: Cái áo
Chức năng của các câu nghi vấn trên dùng để làm gì? Ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn chức năng nào khác, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay.
Tổ chức trò chơi: Tinh thần đồng đội - khởi động
Học bài: TỨC CẢNH PÁC PÓ
Giáo viên tổ chức trò chơi: Tinh thần đồng đội, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ liệt kê các địa danh gắn liền với cuộc đời Bác Hồ. Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
Học sinh thực hiện yêu cầu, báo cáo kết quả: Làng Sen, trường Dục Thanh, Bến Nhà Rồng, Cao Bằng(Núi các- Mác, suối Lê Nin, Hang Pác Bó) Chiến khu Việt bắc, tân Trào, quảng trường Ba Đình, đường Trường Sơn....)
Giáo viên: quan sát, định hướng, nhận xét
Giáo viên: Từ câu trả lời dẫn dắt vào bài
Bác Hồ- vị cha già kính yêu luôn là niềm tự hào của chúng ta. Nơi nào ghi dấu ấn của Bác, nơi đó đã trở thành miền đất thiêng liêng của dân tộc. Hang Pác Bó là một địa danh như thế. Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người đặt chân đầu tiên về Tổ quốc là mốc 108, nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước. Nơi đây cũng là nguồn cảm hứng đề Bác viết bài thơ Tức Cảnh Pác Bó - nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay.
Trò chơi: Ai nhanh hơn? - Củng cố
Học bài: Bánh trôi nước
Luật chơi: Lớp chia thành 3 đội chơi, trong thời gian 2’, đội nào tìm được nhiều câu hát than thân đội đó chiến thắng.
? Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (Kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ thân em?
Bài tập trắc nghiệm
Học bài Cô Tô
GV đưa ra các bài tập trắc nghiệm nhanh.
Câu 1:
Trong đoạn trích Cô Tô, quần đảo Cô Tô thuộc địa phương nào?
- A. Quảng Ninh.
- B. Nghệ An.
- C. Hải Phòng.
- D. Vũng Tàu.
Câu 2:
Trong đoạn trích Cô Tô, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của bức tranh bình minh trên biển?
- A. So sánh.
- B. Nhân hóa.
- C. Hoán dụ.
- D. Ẩn dụ.
Câu 3:
Đoạn trích Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- A. Tự sự.
- B. Biểu cảm.
- C. Miêu tả.
- D. Nghị luận.
Câu 4:
Trong đoạn đầu của bài kí Cô Tô, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?
- A. Nóc đồn Cô Tô.
- B. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo.
- C. Đầu mũi đảo.
- D. Trên dốc cao.
Câu 5:
Trong đoạn trích Cô Tô, cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào?
- A. Khẩn trương, thanh bình.
- B. Êm ả, bình lặng.
- C. Hân hoan, vui vẻ.
- D. Hối hả, vội vã.
Câu 6:
Trong đoạn trích Cô Tô, cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô hiện ra như thế nào?
- A. Trù phú và đông đúc.
- B. Nên thơ và gần gũi.
- C. Tươi sáng và độc đáo.
- D. Hoang sơ và thanh vắng.
Câu 7:
Trong đoạn trích Cô Tô, ngày thứ năm trên đảo của tác giả là ngày như thế nào?
- A. Một ngày mưa tầm tã.
- B. Một ngày nắng ấm chan hòa.
- C. Một ngày trong trẻo và sáng sủa.
- D. Một ngày sôi động và thật nhiều ý nghĩa.
Câu 8:
Đoạn trích Cô Tô thuộc thể loại:
- A. tùy bút.
- B. kí.
- C. truyện ngắn.
- D. hồi kí.
Trò chơi Nhìn tranh đặt câu ghép - củng cố
Học bài: Câu Ghép
Luật chơi: quan sát hai bức tran và đặt câu ghép có nội dung tương ứng.
Trò chơi Tìm những câu tục ngữ cùng chủ đề - củng cố
Học bài TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Trò chơi: Tìm những câu tục ngữ cùng chủ đề.
Gợi ý:
- Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Rồng đen lấy nước thì nắng,
Rồng trắng lấy nước thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào thật to.
Viết ra bảng nhóm nội dung câu trả lời đại diện trình bày - thảo luận nhóm
Học bài: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Văn bản: "Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
Thảo luận nhóm: Viết ra bảng nhóm nội dung câu trả lời đại diện trình bày
Phân công nhóm 1+2: Văn bản TM những đặc điểm gì của cây chuối?
Tìm các câu văn trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối Việt Nam?
Nhóm 3: Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối trong VB?
*Đáp án mong muốn
Nhóm 1+2
- Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối .
- Cây chuối rất ưa nước ... bạt ngàn vô tận
- Người phụ nữ nào ...từ gốc đến hoa quả
- Quả chuối là một món ăn ngon .
- Nào chuối hương... hương thơm hấp dẫn mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối
- Có buồng chuối trăm quả nghìn quả .
- Quả chuối chín ... da dẻ mịn màng
- Nến chuối chín... bữa ăn hàng ngày
- Chuối xanh nấu ... không thay thế được .
- Người ta có thể ... trên mâm ngũ quả chuối thờ ... dùng nguyên nải .
- ngày lễ tết ...thờ chuối chín
Nhóm 3
+ Tả thân cây chuối: Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng ...
+ Tả vòm tán lá: Toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng
+ Tả chuối trứng cuốc : Vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc.
+ Tả cách ăn chuối: Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc...hay ăn gỏi.
Trò chơi tiếp sức - Củng cố
Yêu cầu: Tìm nhanh các thành ngữ theo yêu cầu
Phân công:
- Tổ 1 Tìm những thành ngữ ,ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c cách thức
- Tổ 2 Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c quan hệ
- Tổ 3 Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c lịch sự
Đáp án mong muốn
Tổ 1:- Nửa úp nửa mở
- Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo
-Ăn không nên miếng nói không nên lời
Tổ 2 - Đánh trống lảng
- Ông nói gà bà nói vịt
Tổ 3 - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
-Nói như đấm vào tai
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .