Top 8 Xã giàu nhất huyện Hoài Đức, Hà Nội

81.4k

Hoài Đức là huyện ngoại thành cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 16 km. Với tổng diện tích đất tự nhiên 8.246 ha, dân số trên 23 vạn người, 20 đơn vị hành chính...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Xã Yên Sở

Xã Yên Sở được đánh giá là 1/50 xã tiêu biểu của thành phố Hà Nội và là 1/27 xã tiêu biểu toàn quốc.


Nhiều hộ dân trong xã đã chuyển đổi trên 120 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, như: phật thủ, cam Canh, bưởi Diễn… Với mô hình nhiều hộ cùng sản xuất, cùng chia sẻ kinh nghiệm, đến nay, mỗi ha cây ăn quả, hoa màu các loại ở đây cho người nông dân thu nhập trung bình từ 800 triệu đến gần 1 tỷ đồng/năm.


Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, Yên Sở còn là điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần. Xã đã hoàn thành bản hương ước làng gồm 6 chương và 63 điều nhấn mạnh vấn đề đạo đức, văn hóa, đạo lý gia đình, giữ gìn vệ sinh chung, đảm bảo an ninh - trật tự làng xã, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội…

Bên cạnh đó, nhiều hạng mục công trình như: nhà văn hóa cộng đồng, trường mầm non, sân vận động xã, hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng, điểm bưu điện văn hóa xã… đã được xây dựng khang trang phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển sản xuất đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.


Với mục tiêu xây dựng xã Yên Sở thành phường khi huyện Hoài Đức trở thành quận, Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở Nguyễn Đình Khoa cho biết, địa phương chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông, chiếu sáng, trung tâm thể thao, vườn hoa, cây xanh...

Trong phát triển kinh tế xã hội, Yên Sở đạt được nhiều thành tích, kinh tế phát triển toàn diện ảnh 1
Trong phát triển kinh tế xã hội, Yên Sở đạt được nhiều thành tích, kinh tế phát triển toàn diện
Top 1
(có 0 lượt vote)

Xã Sơn Đồng

Xã Sơn Đồng có diện tích 3,33 km², nằm ở phía Bắc huyện Hoài Đức. Xã này giáp với nhiều xã khác ở huyện Hoài Đức.

Cụ thể, phía Bắc xã Sơn Đồng giáp xã Đức Giang (huyện Hoài Đức), phía Tây giáp xã Yên Sở (huyện Hoài Đức), phía Nam giáp xã Đắc Sở, xã Song Phương và xã Lại Yên (huyện Hoài Đức), phía Đông giáp xã Kim Chung (huyện Hoài Đức).


Trên địa bàn xã Sơn Đồng hiện nay có các tuyến giao thông quan trọng là các đường Tỉnh lộ 422. Bên cạnh đó, tuyến đường lớn tại xã có đường Đình Hát.


Ngoài ra, từ trung tâm xã Sơn Đồng tới Đường tỉnh lộ 70 cách khoảng 5,5 km; tới Quốc lộ 32 (tuyến huyết mạch phía Tây Hà Nội đi qua 4 tỉnh thành gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu) khoảng 4 km; tới Đường cao tốc 08 (Đại lộ Thăng Long, tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với Quốc lộ 21A cũ) khoảng 4,5 km.


Được biết, xã Sơn Đồng cũng là địa phương vốn nổi tiếng trong và ngoài nước với nghề điêu khắc, mỹ nghệ truyền thống. Hiện nay, toàn xã có 70% lao động theo nghề, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Một góc xã Sơn Đồng ảnh 1
Một góc xã Sơn Đồng
Top 2
(có 3 lượt vote)

Xã Minh Khai

Xã Minh Khai có diện tích 1,95 km², nằm ở phía Tây Bắc huyện Hoài Đức. Xã này giáp với nhiều xã khác ở huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ.


Cụ thể, phía Bắc xã Minh Khai giáp xã Song Phượng (huyện Đan Phượng), phía Tây giáp xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), phía Nam giáp xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức), phía Đông giáp xã Dương Liễu và xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức).


Trên địa bàn xã Minh Khai hiện nay có đường lớn nhất là đường đê. Ngoài ra, từ trung tâm xã Minh Khai tới Quốc lộ 32 (tuyến huyết mạch phía tây Hà Nội đi qua 4 tỉnh thành gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu) cách khoảng 3 km; tới Đường tỉnh lộ DT422 khoảng 2,5 km.


Là địa phương “nhất làng – nhất xã”, lại có nghề chế biến nông sản thực phẩm; vì vậy cơ cấu kinh tế của Minh Khai là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 74%, thương mại dịch vụ 23,7%, nông nghiệp chỉ chiếm 2,2%. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở xã Minh Khai là 52 triệu đồng/người/năm.

Đình Mậu Hòa Xã Minh Khai Huyện Hoài Đức. ảnh 1
Đình Mậu Hòa Xã Minh Khai Huyện Hoài Đức.
Top 3
(có 0 lượt vote)

Xã Kim Chung

Kim Chung là xã điểm của huyện Hoài Ðức, TP Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Năm 2013, Kim Chung đã đạt 97/100 điểm theo thang điểm chuẩn NTM và chính thức được TP Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng NTM công nhận xã đạt chuẩn NTM.


Địa bàn xã Kim Chung có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, như: Quốc lộ 32, tỉnh lộ 422A, 422B và gần 100 doanh nghiệp đóng trên địa bàn... Đây chính là những điều kiện thuận lợi giúp xã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.


Thôn Đại Tự của Kim Chung được xây dựng điểm công nghiệp làng nghề từ năm 2005, góp phần tạo điều kiện cho những hộ làm cơ kim khí, mộc dân dụng có nơi sản xuất ổn định, xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến môi trường dân sinh. Ngoài ra, thôn có các nghề phụ khác như: May công nghiệp, sản xuất sơn tĩnh điện… không chỉ tạo việc làm cho 100% lao động của địa phương với thu nhập từ 7 triệu đồng đến 12 triệu đồng/người/tháng, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương lân cận.


Kim Chung hiện đang phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, nên có nhiều loại hình doanh nghiệp được mở ra, tạo điều kiện cho lao động địa phương có việc làm.

Top 4
(có 1 lượt vote)

Xã Di Trạch

Di Trạch là một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía tây của Thủ đô Hà Nội và nằm ở phía bắc huyện Hoài Đức, diện tích đất tự nhiên là: 267,87 ha.


Trong nhiệm kỳ 5 năm (2005-2010), Di Trạch đã phát huy tối đa mọi tiềm năng để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội: Đó là lợi thế nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội - trung tâm khu vực phát triển năng động về công nghiệp, dịch vụ với vùng văn hóa Xứ Đoài giàu tiềm năng; kết cấu hạ tầng không ngừng được đầu tư, tăng cường; tiềm năng nhân văn với lực lượng lao động dồi dào có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất.


Thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô nên Xã có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, Đảng bộ tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ đã tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế. Xã tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, xây dựng mới các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, trường Mầm non, các công trình phúc lợi công cộng phục vụ dân sinh.


Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ đặc biệt chú trọng đầu tư, phát triển văn hóa - xã hội và đạt được những thành tựu nổi bật. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân.


Thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa giáo dục, mô hình bán công ở hệ mần non phát triển. Quy mô trường lớp tăng nhanh. Thành lập 1 trung tâm học tập cộng đồng. Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng nâng cao, đảm bảo thực chất. Cơ sở vật chất giáo dục được quan tâm.

Top 5
(có 1 lượt vote)

Xã Đắc Sở

Xã Đắc Sở có diện tích 2,02 km², nằm ở phía Tây huyện Hoài Đức. Xã này giáp với nhiều xã khác ở huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai.


Cụ thể, phía Bắc xã Đắc Sở giáp xã Yên Sở (huyện Hoài Đức), phía Tây giáp xã Sài Sơn và xã Phượng Cách (huyện Quốc Oai), phía Nam giáp xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai) và xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức), phía Đông giáp xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức).


Khu vực Xã Đắc Sở, Huyện Hoài Đức, Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa cao, đời sống vật chất của người dân cũng tốt hơn. Vị trí của Xã Đắc Sở, Huyện Hoài Đức, Hà Nội đẹp, thuận tiện cho việc định cư lâu dài. Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Xã Đắc Sở, Huyện Hoài Đức, Hà Nội sẽ sớm trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân.


Được biết, Xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là vùng trồng phật thủ có tiếng. Đây là nơi cung cấp loại quả này khắp cả nước, nhất là dịp Tết đến, Xuân về.


Người dân xã Đắc Sở vẫn đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây phật thủ. Ngoài diện tích đồng bãi vốn có tại địa phương, người dân Đắc Sở còn thuê thêm đất tại các xã bên cạnh như Phượng Cách, Sài Sơn (huyện Quốc Oai) để nâng cao sản lượng đủ cung ứng cho thị trường./.

Top 6
(có 1 lượt vote)

Xã La Phù

La Phù là xã nằm ở phía Nam huyện Hoài Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 18 km. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 334 ha (trong đó, đất thổ cư là 114 ha). Toàn xã La Phù thường xuyên có khoảng gần 11.400 nhân khẩu.


Sơ khai xã La Phù có nghề nấu mạch nha để cung cấp cho các cơ sở bánh kẹo Hà Nội. Từ đó, nghề nấu mạch nha được người dân địa phương vận dụng khéo léo với việc sản xuất bánh kẹo và phát triển rất nhanh trên toàn xã. Đến nay, ngoài nghề dệt kim, nghề sản xuất bánh kẹo ở La Phù phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành mũi nhọn của huyện Hoài Đức góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm không chỉ cho lao động địa phương mà còn thu hút lao động ở các địa phương khác, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.


Đến nay, làng nghề La Phù có gần 700 cơ sở sản xuất bánh kẹo, 165 doanh nghiệp tư nhân và nhiều tổ hợp sản xuất. Trung bình mỗi năm, La Phù cung ứng cho thị trường khoảng 80 nghìn tấn bánh kẹo các loại. Đặc biệt, vào dịp Tết, lượng tiêu thụ bánh kẹo của làng nghề tăng cao. Ngoài việc cung cấp cho thị trường vùng lân cận, bánh kẹo La Phù còn theo chân các tiểu thương đến nhiều địa phương trong cả nước.


Với mẫu mã, chủng loại phong phú, chất lượng sản phẩm của La Phù cũng không ngừng được nâng cao. Ông Nguyễn Hữu Khoa cho biết, thay vì sản xuất thủ công, nhỏ lẻ như trước đây, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm dây chuyền sản xuất bánh kẹo rất hiện đại, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (hiện có khoảng 50 dây truyền sản xuất bánh kẹo). Nhiều cơ sở còn được các thương hiệu bánh kẹo lớn đặt hàng gia công sản phẩm cho họ với yêu cầu, kiểm định chất lượng sản phẩm rất chặt chẽ, nghiêm ngặt.

 ảnh 1
 ảnh 2
Top 7
(có 1 lượt vote)

Xã Vân Canh

Xã Vân Canh nằm ở phía Đông huyện Hoài Đức. Phía Bắc giáp xã Di Trạch; Phía Tây giáp xã Lại Yên; Phía Tây Nam giáp xã An Khánh; Phía Đông giáp phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm; Phía Đông Nam giáp phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm; Phía Đông Bắc giáp phường và Phương Canh quận Nam Từ Liêm.


Tổng giá trị sản xuất của xã Vân Canh 08 tháng đầu năm ước đạt 201 tỷ đồng, tăng 5,8% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó: Giá trị sản xuất Thương mại- Dịch vụ là 136 tỷ đồng, tăng 6,25% so cùng kỳ; giá trị sản xuất Công nghiệp- Xây dựng 62,5 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ; giá trị sản xuất Nông nghiệp 2,5 tỷ đồng, giảm 31,82% so cùng kỳ năm 2020. Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 212,4 tỷ đồng, đạt 176,2% dự toán HĐND xã giao, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Xã đã đạt 12/15 tiêu chí xây dựng thành phường.


Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song các lĩnh vực sản xuất của xã vẫn tiếp tục được duy trì trong đó tiếp tục động viên nhân dân gieo trồng 35,23ha cây rau màu ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản tận dụng trên đất lúa là 26,22ha. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đảm bảo chăn nuôi phát triển an toàn. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với điểm công nghiệp, tổ công tác của xã đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ... Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm. Đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ đối với các công trình xây dựng do UBND xã là chủ đầu tư; đồng thời giám sát thi công các dự án do huyện làm chủ đầu tư; giải quyết các công trình còn tồn đọng.

 ảnh 1
Diện mạo nông thôn trên quê hương Hoài Đức đã và đang có sự đổi thay rõ nét, kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần được nâng lên đáng kể.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .