Top 7 Xã giàu nhất huyện Sóc Sơn, Hà Nội

78k

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, huyện Sóc Sơn có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 và dân số đông thứ 5 của thành phố. Cơ sở hạ tầng...xem thêm ...

Top 0
(có 13 lượt vote)

Xã Phù Lỗ


Phù Lỗ là một xã thuộc huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Xã có diện tích 6.26 km², dân số năm 1999 là 11957 người, mật độ dân số đạt 1910 người/km². Về địa giới hành chính xã Phù Lỗ phía Bắc giáp xã Mai Đình; phía Nam giáp 2 xã Nguyên Khê và Xuân Nộn của huyện Đông Anh; phía Đông giáp xã Đông Xuân; phía Tây giáp xã Phú Minh.


Là một địa danh giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, Phù Lỗ hôm nay đã trở thành vùng kinh tế phát triển trù phú với hàng trăm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhiều ngành nghề truyền thống. Phù Lỗ có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao thương, là cửa ngõ Sân bay Quốc tế Nội Bài và cũng là cửa ngõ giao thông đường bộ của Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.

Diện tích đất tự nhiên của xã là 603ha, trong đó diện tích đất canh tác là 346,3ha (chiếm 57,43% diện tích tự nhiên). Phần lớn đất đai của xã là đất bạc màu. Năm 1954, xã Phù Lỗ thuộc huyện Kim Anh tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 5 năm 1955, xã Phù Lỗ tách thành hai xã Phù Lỗ và Đông Xuân.


Dân cư: Tính đến tháng 12/2012, dân số xã Phù Lỗ có 14.858 người, mật độ dân số là 2464 người/km2.


Lịch sử: Trước Cách mạng tháng Tám, Phù Lỗ là địa bàn chiến lược năm 1945 thành công đã giúp nhân dân xã Phù Lỗ giành lại chính quyền. Ngày 13 tháng 8 năm 1954, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Phù Lỗ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.


Ngay sau đó Phù Lỗ tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội từ tháng 8 năm 1954 đến năm 1965. Tháng 12 năm 1959 xã Phù Lỗ lập được 12 hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1960, xã xây dựng các hợp tác xã mua bán và tín dụng hình thành phong trào “Ba ngọn cờ hồng” (nông – thương - tín) ở nông thôn. Năm 1961, số hộ nông dân vào hợp tác xã là 98,2%. Giai đoạn 1966-1975, xã Phù Lỗ vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Xã xây dựng 3 trận địa pháo 12 ly 7 trực chiến tại các thôn. Năm 1967, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc điều động đơn vị công binh của tỉnh về đóng quân tại thôn Liên Lý để cùng với quân dân xã làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường quan trọng. Ngày 18/12 /1972, chiếc máy bay B52-G của Mỹ bị tên lửa và pháo phòng không của quân và dân Hà Nội bắn rơi tại cánh đồng Trời và cánh đồng Bài thuộc xã Phù Lỗ. Trong mười năm chống Mỹ, cứu nước, Phù Lỗ đã tiễn đưa 478 thanh niên lên đường nhập ngũ, 28 người đi thanh niên xung phong.


Từ sau năm 1976 đến nay, đất nước thống nhất, xã Phù Lỗ thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế, tham gia các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc. Các danh hiệu và phần thưởng cao quý của xã Phù Lỗ: Huân chương Lao đông hạng Ba, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” năm 2002.


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

 ảnh 1
Top 1
(có 4 lượt vote)

Xã Phù Linh


Phù Linh là xã nằm ở phía bắc của huyện Sóc Sơn. Về địa giới hành chính: phía bắc giáp xã Hồng Kỳ, phía đông xã giáp Tân Minh, phía nam giáp Thị trấn Sóc Sơn và phía tây giáp với dãy núi Sóc cùng hai xã Nam Sơn, Minh Phú. Ở vào vị trí thuận lợi, tiếp giáp Thị trấn Sóc Sơn - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, Phù Linh có điều kiện để phát triển, hội nhập kinh tế, giao thương buôn bán, phát triển thương mại, dịch vụ ngoài sản xuất nông nghiệp.


Diện tích đất tự nhiên của Phù Linh là 1.442 ha, trong đó có tới 600 ha là đất rừng (41,63%), đất canh tác khoảng 424 ha, số còn lại là ao, hồ, các công trình thủy lợi và đường giao thông cùng đất dân sinh. Có thể nói, với địa hình bán sơn địa cùng tỉ lệ đất như vậy, nhân dân Phù Linh chủ yếu vẫn phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.


Phù Linh đã có nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, các làng, ấp của Phù Linh ngày nay đều thuộc các tổng khác nhau như Phổ Lộng, Tiên Dược, Trung Giã,...Sau cách mạng, việc thiết lập hệ thống chính quyền mới đã dẫn đến sự ra đời của xã Phù Linh năm 1946 gồm các thôn: Xuân Đoài, Phù Mã, Vệ Linh, Đạc Đức, Thanh Lại. Đến năm 1948, xã tiếp nhận thêm 2 thôn mới là Thanh Quang, Thanh Trì; đồng thời sáp nhập với xã Lạc Long để tạo thành một xã mới. Sau năm 1954, xã Lạc Long được tách ra thành 2 xã Tiên Dược và Phù Linh. Năm 1960, xã tiếp nhận thêm thôn Thái Ninh từ xã Hồng Kỳ. Ngoài ra, xã còn tiếp nhận thêm mấy chục hộ dân từ các xã Xuân Thu và Trung Giã chuyển sang làm kinh tế. Cuối năm 1963, một loạt các thôn là Thanh Lại, Thái Ninh, Thanh Quang, Thanh Trì đã hợp nhất thành thôn Cộng Hòa và giữ nguyên cho đến hiện nay. Như vậy, Phù Linh ngày nay có 4 đơn vị hành chính thôn là Xuân Đoài, Phù Mã, Cộng Hòa và Vệ Linh (đã sáp nhập Đạc Đức vào).


Dân cư: Tính đến tháng 12/2012, dân số xã Phù Linh có 9.526 người, mật độ dân số là 661 người/km2. Số người theo Công chúa giáo của xã tập trung ở thôn Phù Mã và Vệ Linh.


Lịch sử: Theo truyền thuyết, vào đời vua Hùng thứ 6, Phù Linh là nơi lưu lại chiến tích của người anh hùng Gióng trong công cuộc chống lại giặc Ân xâm lược. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, nhân dân Phù Linh đã lập đền thờ ông tại chân núi Sóc. Truyền thống đó được tiếp nối trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Nhân dân Phù Linh đã cùng nghĩa quân Đề Thám xây dựng căn cứ ở gò Đồng Cao (thôn Thanh Lại) và đánh phục kích nhiều trận.


Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc đấu tranh của nhân dân Phù Linh càng được tiếp thêm sức mạnh. Năm 1945, cơ sở Việt Minh tại Phù Linh được thành lập gồm 7 người, là tiền đề cho các hoạt động cách mạng sau này. Đặc biệt, ngày 19/8/1945, lực lượng Việt Minh của xã đã trở thành nòng cốt trong việc cướp chính quyền tại huyện lỵ Đa Phúc, thu giữ ấn tín, hồ sơ, sổ sách cùng 12 khẩu súng trường của giặc và tổ chức chính quyền mới ở các làng. Sau cách mạng, cuộc đấu tranh của nhân dân bước vào giai đoạn mới và có những tiến bộ lớn. Đầu năm 1946, xã đã có 3 đảng viên đầu tiên là đồng chí Đào Duy Nhân, Nguyễn Đoan Hồng, Hoàng Cương và tổ chức thành lập chi bộ Đảng đầu tiên do đồng chí Đào Duy Nhâm làm Bí thư. Từ đây, nhân dân Phù Linh tiếp tục cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và Mỹ, tiến hành những bước đi đầu tiên trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã có hàng trăm người con Phù Linh lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở các chiến trường. Kết thúc chiến tranh, xã Phù Linh có 144 liệt sỹ (43 liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp và 101 liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ), 3 mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng là mẹ Nguyễn Thị Nghi (thôn Vệ Linh), Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Thị Tít (thôn Xuân Đoài).


Ghi nhận những đóng góp to lớn đó của nhân dân Phù Linh đã được nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương chiến công, Huân chương lao động. Đối với các cá nhân, đó là 88 Huân chương kháng chiến hạng Nhất trong cả 2 cuộc kháng chiến, 194 Huân chương kháng chiến hạng Nhì, 283 Huân chương hạng Ba và rất nhiều Huy chương kháng chiến khác. Đặc biệt, năm 2002, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Phù Linh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là niềm tự hào của Phù Linh, là cơ sở, nền tảng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã tiếp tục đi lên trong công cuộc đổi mới hiện nay.


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

Đường vào Đền Sóc (Phù Linh, Sóc Sơn). ảnh 1
Đường vào Đền Sóc (Phù Linh, Sóc Sơn).
 ảnh 2
Top 2
(có 2 lượt vote)

Xã Phú Cường


Phú Cường là xã nằm ở phía tây nam huyện Sóc Sơn. Địa giới hành chính: phía bắc giáp sân bay quốc tế Nội Bài, phía đông giáp xã Phú Minh, phía nam giáp xã Quang Minh (huyện Mê Linh) và xã Nam Hồng (huyện Đông Anh) với ranh giới tự nhiên là con sông Cà Lồ dài khoảng 3,5 km, phía tây giáp xã Thanh Xuân với đường ranh giới tự nhiên là đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Với vị trí này, Phú Cường có điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ, thương mại bên cạnh nghề nông truyền thống.


Lịch sử: Với vị trí chiến lược quan trọng, Phú Cường trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Trong truyền thuyết về Thánh Gióng, khi đánh giặc Ân qua nhiều vùng đất khác nhau, đến làng Gia Hạ, một trận đánh lớn đã diễn ra. Giai đoạn 548 - 571, hai tướng Trương Hống, Trương Hát đã chỉ huy quân lính đánh tan giặc tại Phú Cường với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân trong vùng. Cũng từ đây, làng Gia Hạ được đổi tên thành làng Hương Gia. Thế kỷ XI, nhân dân trong làng tham gia rào hào đắp lũy, xây phòng tuyến dọc sông Cầu chống giặc Tống xâm lược. Đầu thế kỷ XX, nhân dân Phú Cường đã giúp đỡ nhiệt tình nghĩa quân của Đội Cấn - Đội Giá sau khi khởi nghĩa ở Thái Nguyên thất bại.


Truyền thống đánh giặc đó được tiếp nối trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 20/8/1945, ông Nguyễn Đình Mai - cán bộ Việt Minh đã tổ chức cho nhân dân trong vùng đến nhà lý trưởng thôn Hương Gia, Thụy Hương buộc từ chức, thu hồi sổ sách và thiết lập chính quyền lâm thời. Năm 1946, những đảng viên đầu tiên của xã được kết nạp là các đồng chí Trần Đình Tiếp, Nguyễn Văn Kế và Nguyễn Doanh Đăng. Từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng mạnh mẽ. Năm 1961, Đảng bộ Phú Cường được thành lập với 28 đảng viên.


Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xã đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, đặc biệt năm 2000, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang xã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Cá nhân, thời kì chống Pháp có 3 Huân chương kháng chiến hạng Ba; 26 Huy chương và 15 Bằng khen chính phủ; thời chống Mỹ có 32 Huân chương hạng Nhất, 58 Huân chương hạng Hai, 95 Huân chương hạng Ba và 303 Huy chương các loại. Phúc Cường có 3 mẹ được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" là mẹ Trần Thị Sáu (thôn Tân Phú), mẹ Nguyễn Thị Bảy và mẹ Nguyễn Thị Thảo (thôn Thụy Hương) và 2 mẹ được truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" là mẹ Nguyễn Thị Mát, mẹ Nguyễn Thị Bện (Thoái) đều ở thôn Thụy Hương. Những thành tích đó là niềm tự hào của xã và là động lực lớn thúc đẩy nhân dân trong xã tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ năm 1986 đến nay.


Thời gian qua, xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn) đã tạo dựng những cung đường nở hoa với mục tiêu xây dựng làng quê xanh - sạch - đẹp, góp phần vào thành công chung của chương trình nông thôn mới tại địa phương. Ý nghĩa hơn, từ việc làm này đã hình thành và lan tỏa những nét đẹp văn hóa mới trong đời sống nông thôn.


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

Một tuyến đường nở hoa ở xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn). ảnh 1
Một tuyến đường nở hoa ở xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn).
 ảnh 2
Top 3
(có 3 lượt vote)

Xã Tiên Dược


Xã Tiên Dược nằm ở trung tâm huyện Sóc Sơn.Về địa giới hành chính: phía bắc giáp xã Phù Linh và Thị trấn Sóc Sơn, phía nam giáp xã Đông Xuân và Mai Đình, phía tây giáp xã Quang Tiến, phía đông bắc giáp xã Tân Minh, phía đông giáp xã Đức Hòa.


Kinh tế: Kinh tế nông nghiệp của xã có nhiều chuyển biến quan trọng. Diện tích và sản lượng lương thực hàng năm đều tăng. Năm 1985, tổng diện tích gieo trồng là 2.937 mẫu, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 1.790 tấn. Lương thực bình quân năm 1988 đạt 300kg/người/năm. Xã còn chú trọng phát triển cây hoa màu và công nghiệp ngắn ngày. Thu nhập từ 1 ha đất canh tác năm 2000 là 33 triệu đồng. Năm 2010, diện tích gieo trồng của xã là 1.139 ha, sản lượng lương thực quy thóc là 3.568 tấn.


Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996-2001, xã đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm là 7,5%, giá trị tổng sản phẩm xã hội là 25 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 2,3 triệu đồng. Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề dịch vụ tăng từ 25% năm 1996 lên 35% năm 2000.


Văn hóa - Xã hội: Về giáo dục, tổng kết phong trào bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất (1959-1963) với thành tích xuất sắc, xã Tiên Dược được Bộ giáo dục cấp Bằng khen. Năm học 1985-1986, toàn xã có 2.300 học sinh cấp I và cấp II với tỷ lệ học sinh lên thẳng đạt 93%, có 2 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và 3 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Đến năm học 1995-1996, xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Năm học 2009-2010, bậc tiểu học xã có 43 giáo viên và 939 học sinh, bậc trung học cơ sở có 37 giáo viên và 644 học sinh.


Về y tế: trạm y tế xã được thành lập từ giai đoạn 1954-1957, với 01 y sĩ, 01 y tá và 01 nữ hộ sinh. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân với các chương trình y tế cộng đồng và tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em rất được xã quan tâm. Tỷ lệ sinh giảm từ 1,83% năm 1996 xuống 1,7% năm 2000. Tiên Dược được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế năm .......


Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng nông thôn được triển khai đi vào thực tiễn cuộc sống. Năm 1996, xã được thành phố công nhận là đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới.


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

 ảnh 1
Top 4
(có 3 lượt vote)

Xã Minh Phú

Minh Phú nằm ở phía bắc huyện Sóc Sơn. Về địa giới hành chính: phía bắc giáp xã Nam Sơn, phía đông giáp xã Hiền Ninh, phía nam giáp xã Tân Dân và phía tây giáp xã Minh Trí. Xã Minh Phú có đường tỉnh lộ 35 nối giữa quốc lộ 2 với quốc lộ 3 và trở thành một huyết mạch giao thông quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế của toàn huyện Sóc Sơn.


Kinh tế: Trước Cách mạng tháng Tám, xương sống của nền kinh tế Minh Phú là nông nghiệp nhưng sản lượng lại hết sức bấp bênh vì hay gặp hạn hán và thiên tai. Sau Cách mạng tháng Tám thành công đến trước đổi mới, kinh tế của xã vẫn chủ yếu là nông nghiệp nhưng đã có bước phát triển rất nhiều nhờ chủ động hơn trong công tác thủy lợi, cải tiến kỹ thuật, từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Năm 1966, năng suất lúa đạt 2,6 tấn/ha, sản lượng 1.336 tấn, năm 1985 sản lượng lương thực đạt 1.548 tấn.


Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Minh Phú định hướng phát triển kinh tế theo hướng nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Năm 1992, tổng diện tích gieo trồng 3 vụ đạt 3.502 mẫu, tổng sản lượng lương thực đạt 2.452 tấn. Từ năm 1991-1992, xã đã bắt đầu hình thành mô hình trại rừng với cây trồng chủ yếu là chè và vải thiều. Hệ số sử dụng đất năm 1995 là 2,2 lần, đến năm 2000 là 2,6 lần, sản lượng lương thực đạt 3.530 tấn. Giá trị/ha canh tác năm 1995 đạt 19 triệu, đến năm 2000 tăng lên 25 triệu. Năm 2005, cả xã đã trồng mới hơn 110 ha rừng, bảo vệ an toàn hơn 140 ha rừng, vận động nhân dân chuyển đổi gần 40 ha sang trồng cây ăn quả; toàn xã có 110 hộ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại với hơn 300 ha nhãn, xoài. Xã Minh Phú có hồ Ban Tiện khá nổi tiếng, là nơi chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã.


Những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của xã luôn duy trì 7-10%/năm. Năm 2010, diện tích gieo trồng của xã là 1.526 ha, sản lượng lương thực quy thóc là 4.940 tấn. Năm 2012, giá trị/ha canh tác đạt 90 triệu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 45% tổng thu nhập của xã.


Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã nhanh chóng thích ứng với nền kinh tế thị trường gồm các ngành nghề như: sản xuất gạch, đồ mộc, hàn xì, xay xát, làm đậu phụ, may đo và thương nghiệp dịch vụ. Năm 2009, xã có 132 hộ gia đình kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ cá thể. Năm 2012, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng 55% tổng thu nhập của xã.


Năm 2012, thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới còn 4,5% (142 hộ). Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, xã Minh Phú xác định sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2 - năm 2020. Đến nay, xã đã có 6 tiêu chí đạt (1, 4, 8, 9, 12, 19).


Về văn hóa: Nhân dân Minh Phú còn duy trì được nhiều nét đẹp trong truyền thống văn hóa của cha ông. Các lễ hội dân gian cổ truyền như hội đánh đu, hội kéo dây,... vẫn được tổ chức thường niên, góp phần bảo vệ nét đẹp của văn hóa Việt trước làn sóng văn hóa mới hiện nay. Trước kia, Minh Phú có nhiều đền như: đền Cây Xanh, đền Gốc Nhãn, đền Phú Hạ, đền Thanh Trí, đền Ông Cộc, trong đó, đền Thanh Trí có lịch sử lâu đời nhất, thờ Đức thánh Quý Minh và còn lưu giữ được tấm bia đá cùng 5 đạo sắc và một cuốn lịch sử ghi lại công lao của thánh Quý Minh (được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm 2007). Ngoài ra, Minh Phú còn có nhiều đình, chùa ở Liên Phú, Phú Hạ, Phú Thịnh, Thanh Trí cùng với 7 ngôi miếu ở các thôn trong xã. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh và thiên tai, những ngôi đình, chùa trên phần nhiều đã bị hư hỏng nặng và đang từng bước được các cấp chính quyền cùng nhân dân trùng tu, phục dựng. Hiện nay, xã có 18 di tích.


Xã có 3/8 thôn làng được công nhận đạt danh hiệu làng văn hóa, gồm: Thanh Trí trong và Phú Hạ (năm 2002), Phú Hữu (2003). Từ năm 1996-2010, xã đã hoàn thành xây dựng 8/8 nhà văn hóa thôn.


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

 ảnh 1
Top 5
(có 4 lượt vote)

Xã Đông Xuân


Đông Xuân nằm ở phía Đông Nam huyện Sóc Sơn. Về địa giới hành chính: phía bắc giáp xã Tiên Dược, phía đông giáp xã Đức Hòa và xã Kim Lũ, phía tây giáp xã Phù Lỗ và xã Mai Đình, phía Nam giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là con sông Cà Lồ).


Xã Đông Xuân có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua: đường quốc lộ số 3 đi Việt Bắc nằm ở phía tây của xã, đường 16 nối liền con đường quốc lộ 3 từ Phù Lỗ đi bến Đò Lo sang Bắc Ninh là con đường chiến lược trong kháng chiến chạy qua địa bàn xã trên 3 km, đường quốc lộ 18 nối Thủ đô Hà Nội với vùng tam giác kinh tế Đông Bắc chạy qua địa bàn xã gần 4 km, đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc qua địa bàn xã hơn 2 km. Đây là điều kiện quan trọng để Đông Xuân có thể giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác.


Kinh tế: Sau chiến tranh đến trước đổi mới, cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp. Cuối năm 1958, xã thí điểm thành lập hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên ở Đồng Dành với 20 hộ tham gia, đến năm 1960, 95% số hộ nông dân đã vào 9 hợp tác xã trong toàn xã. Cũng trong năm 1960, xã thành lập hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng hình thành phong trào “3 ngọn cờ hồng” ở nông thôn. Năm 1976, xã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp qui mô toàn xã với 1.600 lao động, 21 đội sản xuất và các đội chuyên, trên 1.000 mẫu đất canh tác. Thực hiện khoán 100 (từ năm 1981) đã đưa kinh tế nông nghiệp Đông Xuân phát triển đi lên.


Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là khoán 10 trong nông nghiệp (từ năm 1989), đến nay, cơ cấu kinh tế của xã phát triển theo hướng nông nghiệp-dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện. Tổng diện tích gieo trồng các năm 1991-1993 duy trì ở mức 2.800-2.900 mẫu trong đó cây lương thực 2.300-2.400 mẫu, cây xuất khẩu và cây hàng hóa hơn 500 mẫu. Giá trị thu nhập từ năm 1996 đến năm 1999 tăng mạnh. Từ năm 2000, xã triển khai mô hình sind hóa đàn bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2009, xã có 157 hộ kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ cá thể. Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 949 ha với sản lượng lương thực quy thóc là 2.759 tấn. Năm 2012, tổng giá trị thu nhập toàn xã đạt 91 tỷ đồng, trong đó: Nông nghiệp - 54,8 tỷ đồng, (Trồng trọt - 35,3 tỷ đồng, chăn nuôi - 19,5 tỷ), chiếm 60%, ngành nghề dịch vụ đạt 36,2 tỷ đồng, chiếm 40%. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 6,1%. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, xã Đông Xuân được huyện xác định sẽ hoàn thành trong giai đoạn 1 - năm 2015. Đến nay, xã đã có 8 tiêu chí đạt (1, 4, 7, 8, 9, 12, 13, 19), 3 tiêu chí cơ bản đạt (2, 14, 18).


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

 ảnh 1
Top 6
(có 9 lượt vote)

Xã Thanh Xuân


Thanh Xuân vốn là trung tâm huyện lỵ Kim Anh, nay thuộc phía tây huyện Sóc Sơn. Địa giới hành chính xã: phía đông giáp xã Quang Tiến, phía đông bắc giáp xã Hiền Ninh, phía đông nam giáp xã Phú Cường; phía tây giáp xã Phúc Thắng (Mê Linh), phía tây nam giáp với xã Kim Hoa, Quang Minh (Mê Linh), phía bắc giáp xã Tân Dân. Chạy dọc qua địa bàn xã là đường quốc lộ 2 (dài 5 km) và sông Cà Lồ (dài 6 km) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài chạy qua phía đông nam của xã. Bên cạnh đó, xã còn có 2 đường giao thông liên huyện chạy qua là đường 131 từ ngã ba Thạch Lỗi qua xã Quang Tiến đi Thị trấn Sóc Sơn, và đường 35 từ Thanh Nhàn qua Hiền Ninh lên Trung Giã. Với hệ thống giao thông thuận tiện như vậy, xã có điều kiện mở rộng giao lưu, buôn bán không chỉ với các xã trong huyện mà còn với các huyện, tỉnh khác.


Diện tích đất tự nhiên của xã khoảng 732,34 ha; trong đó, đất nông nghiệp chiếm 464,88 ha (63,45%), đất chuyên dùng là 179,4 ha (24,51%), đất thổ cư là 74,56 ha (10,18%) và đất chưa sử dụng là 13,5 ha (1,86%). Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng 2 vụ lúa trở lên là 409,02 ha, trồng một vụ lúa là 27,1 ha và đất trồng hoa màu là 28,36 ha.


Kinh tế: Thu nhập trên 1 ha đất canh tác năm 2002 đạt 36 triệu đồng. Tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn khá cao: năm 2001 là 77%. Năm 2010, diện tích gieo trồng là 1.208,4 ha, sản lượng lương thực quy thóc là 4.126 tấn.


Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã có những bước tiến mới; xã có 2 xưởng cưa, 2 cửa hàng xăng dầu, 10 ô tô tải, 2 taxi, 2 máy ủi, 2 máy xúc, 33 máy xát gạo, 6 xưởng hàn xì, 6 xưởng mộc,... Thu nhập trong ngành dịch vụ năm 2002 đạt 5.239 triệu đồng, (chiếm 23% tổng thu nhập của xã). Năm 2009, xã có 216 hộ kinh doanh thương nghiệp - dịch vụ cá thể.


Xem thêm: Top 6 Xã giàu nhất huyện Quốc Oai, Hà Nội

 ảnh 1
Từ nay đến năm 2025, huyện Sóc Sơn sẽ phấn đấu có 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm. Cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% trở lên.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .