Top 6 Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất

6167

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất maf Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" - mẫu 1

Anh hùng tiếng đã gọi rằng
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

* Nội dung chính: Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi là (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí, có khát vọng lớn lao. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.


I. Trước khi đọc.

– Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: Thúy Kiều gặp Từ Hải khi ở lầu xanh lần thứ hai và nàng được người anh hùng có chí khí, tài năng hơn người cứu giúp thoát khỏi cuộc sống lầu xanh. Khi đã lập nên sự nghiệp “hùng cứ một phương”, Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán. Đoạn này tiếp ngay sau cuộc trả ân, báo oán của Thúy Kiều (từ câu 2419 đến câu 2450).

– Tập đọc diễn cảm đoạn Anh hùng tiếng đã gọi rằng theo ngôn ngữ nhân vật (đối thoại giữa Thúy Kiều – Từ Hải) và theo ngôn ngữ của người kể chuyện.


II. Trong khi đọc.

Câu 1. Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói Từ Hải có gì đáng lưu ý?

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của Thúy kiều đối với Từ Hải thể hiện qua cách dùng hình ảnh ẩn dụ:

“bồ liễu”: Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

“sấm sét”: Ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

– Cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

→ Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều tự nhận mình là một người con gái yếu đuối và Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng trả thù. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.


Câu 2. Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Trả lời:

– Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Thúy Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.

– Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều còn cho thấy Từ Hải là một người chí chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.


Câu 3.  Hành động và kì tích của Từ Hải.

Trả lời:

– Từ Hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”.

→ Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng trong sử thi.


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Trả lời:

– Có thể chia văn bản thành 2 phần:

+ Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

+ Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.


Câu 2. Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Trả lời:

“Chút thân bồ liễu nào mong có rày!
Trộm nhờ sấm sét ra tay”

– Thúy Kiều được miêu tả là một cô gái thông minh, chân thành, khiêm tốn và đầy tình nghĩa thông qua cách nói, cách xưng hô của cô. Thông qua cách gọi Từ Hải, Kiều tỏ ra rất biết ơn và tôn trọng, đánh giá Từ Hải là một người quyết đoán, một anh hùng đã giúp đỡ nàng trong việc báo ơn, trả oán.

– Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa. Nhìn thấy những kẻ xấu chàng không thể dung tha. Chí khí anh hùng nổi lên qua con người Từ Hải.

Khi Thúy Kiều nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Bằng những lời ước lệ, thậm xưng, Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tám vóc vũ trụ, phi phàm: “Trộm nhờ sấm sét ra tay”, “Dế đem gan óc đền nghì trời mây”.


Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích).

Trả lời:

– Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là “quốc sĩ”, nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là “anh hùng”.

+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức “trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.


Câu 4. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

Trả lời:

– Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và lẽ công bằng, khát vọng tự do của thời đại. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”.

– Đoạn trích thể hiện chủ đề của tác phẩm Truyện Kiều là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy, giữa xã hội đầy bất công vẫn còn tồn tại những người mang chí anh hùng.


Câu 5.  So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng Trao duyên.

Trả lời:

– Trong đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

– Trong khi đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Nguyễn Du đã dùng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hóa, sử dụng các từ Hán Việt, từ ngữ mang tính ước lệ để tô đậm cốt cách, tầm vóc phi thường của nhân vật Từ Hải, đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" - mẫu 2

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Thúy Kiều gặp Từ Hải khi ở lầu xanh lần thứ hai và nàng được người anh hùng có chí khí, tài năng hơn người cứu giúp thoát khỏi cuộc sống lầu xanh. Khi đã lập nên sự nghiệp “hùng cứ một phương”, Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán. Đoạn này tiếp ngay sau cuộc trả ân, báo oán của Thúy Kiều (từ câu 2419 đến câu 2450).

- Tập đọc diễn cảm đoạn Anh hùng tiếng đã gọi rằng theo ngôn ngữ nhân vật (đối thoại giữa Thúy Kiều – Từ Hải) và theo ngôn ngữ của người kể chuyện.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải giàu nghĩa khí. Qua đó, nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại.


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải.

Trả lời:

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.


Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Trả lời:

- Lời của Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người chí chí nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau riêng và ước mong của Kiều.


Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý hành động và kì tích của Từ Hải.

Trả lời:

- Hành động và kì tích của Từ Hải: “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”,” sấm ran trong ngoài,..góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải.


* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Trả lời:

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.


Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thúy Kiều?

Trả lời:

- Khi Thúy Kiều khi nói về Từ Hải, nàng lại mang một sắc thái khác. Tự nhận mình hèn mọn, nhỏ bé, Kiều tôn vinh Từ Hải như một bậc cứu nhân độ thế, rửa sạch oan khiên. Bằng những lời ước lệ, thậm xưng, Từ Hải trong tâm trí Kiều đã hiện lên trong tám vóc vũ trụ, phi phàm: "Trộm nhờ sấm sét ra tay", "Dế đem gan óc đền nghì trời mây".


Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thưc, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".

+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức ‘trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.


Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều?

Trả lời:

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”.


Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Trả lời:

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng: sử dụng các từ Hán Việt để góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Trao duyên: sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, ngôn ngữ kể, độc thoại nội tâm nhân vật có sức thuyết phục cao đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" - mẫu 3

Câu 1. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Trả lời:

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (18 câu thơ đầu): Là cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

+ Phần 2 (Còn lại): Từ Hải được xem như một người anh hùng đích thực với lòng can đảm và sự dũng cảm


Câu 2. Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hộ đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Trả lời:

“Chút thân bồ liễu nào mong có rày!

Trộm nhờ sấm sét ra tay”

- Thúy Kiều được miêu tả là một cô gái thông minh, chân thành, khiêm tốn và đầy tình nghĩa thông qua cách nói, cách xưng hô của cô. Thông qua cách gọi Từ Hải, Kiều tỏ ra rất biết ơn và tôn trọng, đánh giá Từ Hải là một người quyết đoán, một anh hùng đã giúp đỡ nàng trong việc báo ơn, trả oán.

- Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa. Nhìn thấy những kẻ xấu chàng không thể dung tha. Chí khí anh hùng nổi lên qua con người Từ Hải.


Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích).

Trả lời:

Câu nói của Từ Hải cho thấy anh xem mình là một “quốc sĩ”, và xem Thúy Kiều là “tri kỉ”. Việc anh giúp đỡ Kiều là hành động đầy ý nghĩa, giống như các anh hùng hào kiệt trong xưa luôn tôn trọng. Từ Hải không dung thứ cho những tội ác trong cuộc đời và luôn khát khao đấu tranh với sự bất công. Với đội quân hùng hậu, Từ Hải đi đến nơi nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ như cơn bão vũ:

 “Thừa cơ trúc chẻ mái tan

Binh từ đấy sấm ran trong ngoài”

Từ Hải đã xây dựng lên một triều đình lớn, đặt binh lính trong trận hình rõ ràng. Từ Hải thắng ở đâu thì chiến thắng ở đó:

"Đòi cơn gió quét mưa sa,

Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam."

Từ Hải coi bọn gian thần trong triều đình như là “loài giá áo túi cơm”. Nguyễn Du đã mô tả Từ Hải như một vị thần huyền thoại, như một anh hùng sử thi với vẻ ngoài oai phong lẫm liệt.


Câu 4. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

Trả lời:

Các câu từ 2419 đến 2450 trong Truyện Kiều ca ngợi Từ Hải là một anh hùng đích thực, với nghĩa khí cao cả, đem lại hy vọng và khát vọng tự do cho con người trong thời đại đầy bất công và vô nhân đạo. Đoạn trích này thể hiện chủ đề của tác phẩm, một xã hội đầy bất công và số phận khó khăn của con người trong xã hội đó đồng thời giới thiệu nhân vật anh hùng mang đầy tình nghĩa và lòng can đảm. Từ Hải là một anh hùng đích thực giàu nghĩa khí. Câu nói “anh hùng” cũng trở thành biểu tượng của hy vọng và tinh thần chiến đấu cho sự tự do của con người.


Câu 5. So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Trả lời:

+ “Trao duyên”: Nguyễn Du miêu tả tâm trạng Thúy Kiều như một nhịp điệu của tâm trạng, đó là nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Thông qua các biện pháp ẩn dụ, điệp từ cùng với sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ và biện pháp diễn tả, từ đó tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, khiến người đọc cảm thụ được sâu sắc những nỗi đau đớn, giằng xé trong tâm hồn Kiều.

+ “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”: Nguyễn Du sử dụng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hoá và những từ ngữ đầy tính ước lệ để miêu tả hình ảnh Từ Hải. Ông không chỉ tập trung vào một khía cạnh, mà sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để khắc họa Từ Hải, từ những màn đánh trận hùng tráng, đến sự tận tụy với nghĩa vụ và sự bất khuất trước bất công. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" - mẫu 4

Câu hỏi giữa bài

Câu 1. Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói Từ Hải có gì đáng lưu ý?

Bài làm

"bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

"sấm sét": ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

=> Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều tự nhận mình là một người con gái yếu đuối và Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng trả thù. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.


Câu 2. Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Bài làm

Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.


Câu hỏi cuối bài

Câu 1. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Bài làm

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

  • Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.
  • Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.

Câu 2. Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Bài làm

"bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

"sấm sét": ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

=> Qua cách xưng hô, em thấy Kiều là một cô gái thông minh, lchân thành, nhoe nhẹ, khiêm nhường (thân bồ liễu, tấc riêng, gan óc,...) đầy tình nghĩa. Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều nói Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng báo ơn, trả oán. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.

=> Câu nói của Từ Hải thể hiện, Từ Hải tự coi mình là "quốc sĩ", xem Thúy Kiều là "tri kỉ".. Từ Hải giúp Kiều là một việc đầy nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa vẫn coi trọng "Lộ kiến....tượng trợ". Chàng không thể dung tha cho những tội ác ở đời. Qua đó ta thấy được chí anh hùng của Từ Hải.


Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích).

Bài làm

Câu nói của Từ Hải thể hiện, Từ Hải tự coi mình là "quốc sĩ", xem Thúy Kiều là "tri kỉ".. Từ Hải giúp Kiều là một việc đầy nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa vẫn coi trọng "Lộ kiến....tượng trợ". Chàng không thể dung tha cho những tội ác ở đời. Qua đó ta thấy được lý tưởng cao đẹp của Từ Hải như một lời thách đấu với tội ác, với bất công của cuộc đời.

Từ hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chè mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Từ Hải coi bọn gian thần triều đình là “loài giá áo túi cơm”. Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi.


Câu 4. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

Bài làm

Anh hùng tiếng đã gọi rằng nằm từ câu 2419 đến câu 2450 ca ngợi Từ Hải là một anh hùng đích thực giàu nghĩa khí qua đó nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại. Đoạn trích thể hiện chủ đề của tác phẩm Truyện Kiều là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy, giữa xã hội đầy bất công vẫn còn tồn tại những người mang chí anh hùng.


Câu 5. So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Bài làm

Trong văn bản trao duyên, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

Trong khi văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Nguyễn Du đã dùng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hoá, những từ ngữ mang tính ước lệ để tô đậm tầm vác phi thường của hình tượng Từ Hải. Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Từ Hải bằng nhiều cách, từ nhiều phía.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" - mẫu 5

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói Từ Hải có gì đáng lưu ý?

=> Xem hướng dẫn giải

"bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

"sấm sét": ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

=> Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều tự nhận mình là một người con gái yếu đuối và Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng trả thù. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.


Câu 2. Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.


CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

=> Xem hướng dẫn giải

Có thể chia văn bản thành 2 phần: 

  • Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.
  • Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.

Câu 2. Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thuý Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thuý Kiều? Qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em thấy Từ Hải là một người như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

  • "bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.
  • "sấm sét": ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

=> Qua cách xưng hô, em thấy Kiều là một cô gái thông minh, lchân thành, nhoe nhẹ, khiêm nhường (thân bồ liễu, tấc riêng, gan óc,...) đầy tình nghĩa. Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều nói Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng báo ơn, trả oán. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.

=> Câu nói của Từ Hải thể hiện, Từ Hải tự coi mình là "quốc sĩ", xem Thúy Kiều là "tri kỉ".. Từ Hải giúp Kiều là một việc đầy nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa vẫn coi trọng "Lộ kiến....tượng trợ". Chàng không thể dung tha cho những tội ác ở đời. Qua đó ta thấy được chí anh hùng của Từ Hải.


Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích).

=> Xem hướng dẫn giải

Câu nói của Từ Hải thể hiện, Từ Hải tự coi mình là "quốc sĩ", xem Thúy Kiều là "tri kỉ".. Từ Hải giúp Kiều là một việc đầy nghĩa khí như các anh hùng hào kiệt xưa vẫn coi trọng "Lộ kiến....tượng trợ". Chàng không thể dung tha cho những tội ác ở đời. Qua đó ta thấy được lý tưởng cao đẹp của Từ Hải như một lời thách đấu với tội ác, với bất công của cuộc đời. 

Từ hải cùng đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chè mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Chàng gây dựng nên triều đình làm bá chủ một phương, bày binh bố trận rõ ràng. Từ Hải đánh đâu thắng đấy, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Từ Hải coi bọn gian thần triều đình là “loài giá áo túi cơm”. Nguyễn Du đã tái hiện hình ảnh Từ Hải oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi.


Câu 4. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì và có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?

=> Xem hướng dẫn giải

Anh hùng tiếng đã gọi rằng nằm từ câu 2419 đến câu 2450 ca ngợi Từ Hải là một anh hùng  đích thực giàu nghĩa khí qua đó nêu bật và khẳng định cảm hứng nhân văn, nói lên khát vọng tự do của con người thời đại. Đoạn trích thể hiện chủ đề của tác phẩm Truyện Kiều là  thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy, giữa xã hội đầy bất công vẫn còn tồn tại những người mang chí anh hùng.


Câu 5. So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

=> Xem hướng dẫn giải

Trong văn bản trao duyên, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

Trong khi văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Nguyễn Du đã dùng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hoá, những từ ngữ mang tính ước lệ để tô đậm tầm vác phi thường của hình tượng Từ Hải. Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Từ Hải bằng nhiều cách, từ nhiều phía. 


PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng

=> Xem hướng dẫn giải

- Giá trị nội dung:

  • Đoạn trích làm nổi bật lên khát vọng tự do của Từ Hải. Với màu sắc sử thi và hình tượng kì vĩ, Nguyễn Du đã thành công đưa nhân vật Từ Hải từ một hảo hán trở thành bậc anh hùng đích thực. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải như một con đại bàng mà mỗi khi cất cánh, nó che trở và cứu đỗi những con người thấp cổ bé họng, cứu đỗi nạn nhân của xã hội tăm tối mù mịt như cuộc đời Thúy Kiều.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Câu từ cô đọng, ước lệ với tầm vóc hoành tráng của bậc nghĩa sĩ oai hùng. 
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" - mẫu 6

Dàn ý phân tích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

a, Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm

b, Thân bài

- Hình tượng anh hùng Từ Hải qua lời nói của Thúy Kiều

- Khí phách ngang tàn, oai phong của bậc anh hùng càng nổi bật qua lời tự bộc bạch của Từ Hải

- Từ Hải – vị anh hùng đích thực khi dành cả giang sơn, mở rộng bờ cõi chỉ để cho Kiều gặp lại gia đình, song thân.

c, Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Cảm nhận của em về lý tưởng cao đẹp, khát khao công lý mà Nguyễn Du gửi gắm.


Bài văn phân tích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm văn chương bất hủ. Trong đó có tác phẩm “Truyện Kiều” nói về người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bị chà đạp dưới thế lực phong kiến xưa. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn gửi gắm trong tác phẩm này một giấc mơ anh hùng, giấc mơ về tự do công bằng xã hội. Điều đó thể hiện qua nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” với bút pháp lãng mạng, hào sáng nhất.


Mở đầu đoạn trích là lời nói của Thúy Kiều:

Nàng từ ân oán rạch ròi

Bể oan dường đã vơi vơi cạnh long

Tạ ân lạy trước Từ công

“Chút thân bồ liễu nào mong có rày!”

Trộm nhờ sấm sét ra tay,

Tấc riêng như cất gánh đầy đồ đi


Đối mặt với Tù Hải, Kiều không thể hiện giống một người bạn nữa mà như một nạn nhân được ân nhân Từ Hải cứu vớt và che trở đã ra tay tế độ. Nếu Từ Hải là giấc mơ của Nguyễn Du thì ngay đến mơ Kiều cũng không nghĩ cuộc đời mình sẽ gặp được Từ Hải. Tự thấy mình không xứng với Từ Hải, Kiều ca ngợi Từ Hải như một bậc từ bi giáng thế cứu đỗi tâm hồn đầy oan trái, rửa sạch oan khiên cho mình. Bằng những từ ngữ mang tính ước lệ, Từ Hải hiện lên trong cái nhìn của Kiều thật phi thường, mang tầm vóc vũ trụ: “Trồm nhờ sấm sét ra tay”. Ơn nghĩa này với Kiều vô cùng rộng lớn, để rồi phải khắc vào xương, ghim sâu vào dạ, đời đời kiếp kiếp không thể nào quên:


Chạm xương Chép dạ xiết chi

Dễ đem gan óc đền nghì trời mây


Phẩm cách anh hùng bình dị, siêu phàm của Từ Hải không chỉ được bộc lộ qua lời nói của Kiều mà còn được khắc họa rõ nét qua chính lời nói của nhân vật. Với Kiều, việc Từ Hải đã cứu đỗi mình từ kiếp ô nhục hồi sinh trở về bậc mệnh phụ phu nhân là một ơn nặng nghĩa đầy cả đời không trả hết. Nhưng với Từ Hải, đều đó là việc quá đỗi thường tình:


Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay,

Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?

Anh hùng tiếng đã gọi rằng:

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!

Huống chi việc cũng việc nhà,

Lọ là thâm tạ với là tri ân?


Từ Hải tự nhận mình là “quốc sĩ”, coi Kiều là “tri kỉ” nên việc giúp đỡ Kiều là việc nghĩa khí đương nhiên mà bậc hảo hán xưa nay vẫn xem trọng. Trong cuộc đời Từ Hải không có hai chữ “dung tha” cho bất cứ “bất bằng” nào ở xã hội. Chỉ với một câu nói đĩnh đạc mà bậc anh hùng đã thể hiện lý tưởng cao đẹp như một lời thách đấu với tội ác, với bất công của cuộc đời. Trong khi Kiều thì coi trọng ân nghĩa, từ Hải thì xem đó là “việc nhà” đó chính là sự tương phản càng làm cho Từ Hải hiện lên lớn lao, vĩ đại hơn. Đó phải chăng cũng là nét oai hùng của kẻ sĩ? Phải chăng cũng là sự khâm phục, đề cao của Nguyễn Du về người anh hùng ngang tàn, lừng lẫy. Từ Hải không chỉ biết mình mà còn rất biết người. Bậc anh hùng này là người có tình có nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau và ước muốn thầm kín của Kiều:


Xót nàng còn chút song thân,

Bấy nay kẻ Việt người Tấn cách xa

Sao cho muôn dặm một nhà,

Cho người thấy mặt là ta cam lòng”


Ước mong riêng của Kiều đã được Từ Hải cảm nhận với tư cách là tri ân, tri kỉ. Tuy nàng không nói nhưng chàng tự cho mình cái bổn phận để thấu hiểu. Biết rằng Kiều có mong ước trở về cố hương, đoàn tụ với người thân, người anh hùng đó đã chủ động đáp ứng nguyện vọng đó nhưng với cách khác thường chỉ mong thấy Kiều được hạnh phúc thì “ta mới cam lòng”:


Vội truyền sửa tiệc quân trung

Muôn bình nghìn tướng hội đồng tẩy oan.

Thừa cơ trúc chè mái tan

Bình uy từ đấy sấm ran trong ngoài.

...

Nghênh ngang một cõi biên thùy,

Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!

Trước cờ ai dám tranh cường?

Năm năm hùng cứ một phương hải tần.


Với đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chè mái tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải đã gây dựng nên triều đình làm chủ “một góc trời”, bày binh bố trận rõ ràng “Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Từ Hải đánh đến đâu thắng đến đấy như “gió quét mưa sa”, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Đối với Từ Hải, bọn gian thần triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm” mà thôi. Từ Hải hiện lên dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền thoại, như bậc anh hùng sử thi. Từ Hải không hẳn chỉ giúp Kiều đổ đời mà còn hi sinh vì Kiều, đem đến hạnh phúc cho Kiều cũng như bao sinh linh khác. Với những ngôn từ đầy quyền uy: binh uy, bá vương, sơn hà,... hay những động từ chỉ sự mạnh mẽ, ngang tàn: trúc chè, gió quét mưa sa, đòi phen, ai dám,... Không gian vũ trụ trở thành khoảng không gian rộng lớn tung hoành y như khí chất hơn người của Từ Hải. 


Đoạn trích trên thể hiện khát vọng tự do của Từ Hải thể hiện qua những câu từ cô đọng, ước lệ với tầm vóc hoành tráng của bậc nghĩa sĩ oai hùng. Với màu sắc sử thi và hình tượng kì vĩ, Nguyễn Du đã thành công đưa nhân vật Từ Hải từ một hảo hán trở thành bậc anh hùng đích thực. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải như một con đại bàng mà mỗi khi cất cánh, nó che trở và cứu đỗi những con người thấp cổ bé họng, cứu đỗi nạn nhân của xã hội tăm tối mù mịt như cuộc đời Thúy Kiều.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .