Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

6118

Trong các bài học về văn bản nghị luận SGK Ngữ văn 6 bộ Cánh diều, chúng ta có bài thực hành tiếng Việt về từ biện pháp tu từ hoán dụ. Để hiểu rõ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" số 1

CÂU 1 TRANG 36 NGỮ VĂN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

Câu hỏi: Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tố Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a) Viết hoa tên riêng.

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

Gợi ý:

a) Viết hoa tên riêng:

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Hồ Chí Minh

Lượm của Tố Hữu: Lượm, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Bác, Cha


CÂU 2 TRANG 36 NGỮ VĂN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

Câu hỏi: Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

Gợi ý:

- Các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặng, vội vàng, mau mau, mênh mông.

- Vẻ mặt Bác trầm ngâm: từ láy trầm ngâm trong câu thơ có tác dụng miêu tả dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ của Bác khi ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ ngủ.


CÂU 3 TRANG 36 NGỮ VĂN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

Câu hỏi: Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

Chú bé loắt choát
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Gợi ý:

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Qua việc sử dụng các từ láygiàu giá trị tạo hình giúp em hình dung chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch đúng với độ tuổi của em.


CÂU 4 TRANG 36 NGỮ VĂN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

Câu hỏi: Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a) Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. […]
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
(Bình Nguyên)

b) Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè
(Tố Hữu)

c) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người
(Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

a) Bàn tay mẹ chỉ sự lao động vất vả nhọc nhằn của người mẹ.

- Mối liên hệ tương đồng - ẩn dụ.

- Tác dụng: Làm nổi bật những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.

b) Đổ máu là dấu hiệu của mất mát – ám chỉ chiến tranh.

- Mối liên hệ tương cận: lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật – hoán dụ.

- Tác dụng: Làm giảm bớt sự đau thương, mất mát của đất nước trong bối cảnh chiến tranh.

c) Từ in đậm trong câu thơ chỉ:

  • Mười năm chỉ thời gian trước mắt
  • Trăm năm chỉ thời gian lâu dài

- Mối quan hệ tương cận: lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – hoán dụ.

- Tác dụng: Nhấn muốn có lợi ý lâu dài thì phải chú trọng vào việc giáo dục con người.


CÂU 5 TRANG 37 NGỮ VĂN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

Câu hỏi: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.

Thành ngữ

Nghĩa

1) Buôn thúng bán mẹt

a) giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

2) Châm lấm tay bùn

b) làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng

3) Gạo chợ nước sông

c) buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

4) Một nắng hai sương

d) cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

5) Nhường cơm sẻ áo

e) sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

Gợi ý:

(1-c) Buôn thúng bán mẹt: buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

(2-e) Châm lấm tay bùn: sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

(3-d) Gạo chợ nước sông: cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

(4-b) Một nắng hai sương: làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng

(5-a) Nhường cơm sẻ áo: giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn


CÂU 6 TRANG 37 NGỮ VĂN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

Câu hỏi: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng), trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5

Gợi ý:

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc của chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" số 2

Trả lời câu 1 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tổ Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a) Việt hoa tên riêng.

b) Viết hoa tu tử (viết hoa để thế hiện sự kính trọng).

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ ghép, từ láy.

Lời giải chi tiết:

a) Viết hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá.

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha, Lượm.


Trả lời câu 2 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tim các tử láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ láy.

Lời giải chi tiết:

- Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.

- Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

+ Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...

+ Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...


Trả lời câu 3 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thể nào?

Chủ bé loắt choát

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Tố Hữu)

Phương pháp giải:

So sánh các thành ngữ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

- Tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi


Trả lời câu 4 (trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mỗi liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a. Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

( Bình Nguyên)

b. Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

( Tố Hữu)

c. Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

Phương pháp giải:

Liệt kê và tìm cụm chủ ngữ trong từng câu.

Lời giải chi tiết:

Bàn tay là bộ phận của cơ thế người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động.

=> Bàn tay mẹ chỉ người mẹ.

Đổ máu: là thương tích mất mát hi sinh, ở đây nhắc đến sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế.

Mối quan hệ:

- mười năm: gọi cái cụ thể,

- trăm năm thay cho cái trừu tượng, không rõ ràng.

=> Những cách diễn đạt này làm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao, tăng ý nghĩa giá trị cho câu văn.


Trả lời câu 5 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bảng và nối cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

1 – c: Buôn thúng bán mẹt - Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ.

2 – e: Châm lấm tay bùn - Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

3 – d: Gạo chợ nước sông - Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

4 – b: Một nắng hai sương - Làm lụng vất vả dãi dầu sương nắng

5 – a: Nhường cơm sẻ áo - Giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn


Trả lời câu 6 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5

Phương pháp giải:

Em chọn thành ngữ trong bài 5 và viết đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu trên.

Lời giải chi tiết:

     Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt  để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" số 3

1. Sắp xếp các danh từ vào nhóm sau:

2. Tìm các từ láy trong bài Đêm nay Bác không ngủ và phân tích tác dụng của một từ

- Các từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, lâm thâm, mau mau, mênh mông.

- Tác dụng của từ lồng lộng: miêu tả hình dáng của Bác được phản chiếu qua chiếc bóng của ánh lửa trong chiến khu. Từ lồng lộng làm chúng ta có cảm giác Bác có tầm vóc lớn lao và ấm áp, tầm vóc ấy đã che chở những người con dân Việt Nam.


3. Từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung Lượm như thế nào?

- Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt” “nghênh nghênh” được dử dụng trong khổ thơ để miêu tả ngoại hình và hành động của chú bé Lượm, làm cho hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm hơn.


4. Tên và tác dụng của biện pháp tu từ được in đậm

a.

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

( Bình Nguyên)

     Bàn tay mẹ: phép hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. Ở đây là chỉ người mẹ chứ không phải chỉ bàn tay

b.

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

( Tố Hữu)

      Đổ máu: phép hoán dụ lấy cái chứa đựng để chỉ cái được chứa đựng. Ở đây là chỉ người dân Huế 

c.

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

      Mười năm, trăm năm: phép hoán dụ lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng. Ở đây chỉ lợi ích tức thời và lợi ích lâu dài


5. Ghép thành ngữ với nghĩa của thành ngữ rồi nêu tác dụng

Thành ngữ

Nghĩa

 1. Buôn thúng bán mẹt

 a. giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

 2. Châm lấm tay bùn

 b. Làm lụng vất vat dãi dầu sương nắng

 3. Gạo chợ nước sông

 c. Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

 4. Một nắng hai sương

 d. cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

 5. Nhường cơm sẻ áo

 e. Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

1 - c: lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể: thúng, mẹt là những vật quen thuộc ở những khu chợ. Vì vậy, nói “buôn thúng bán mẹt” là để chỉ công việc buôn bán những thứ lặt vặt ở chợ 

2 - e: hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể: Chân tay để chỉ con người. “Chân lấm tay bùn” để chỉ những người nông dân làm công việc đồng áng phải lấm lem bùn đất

3 - d: Hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng: gạo chợ nước sông là những thứ tự nhiên ban cho, ý chỉ cuộc sống phụ thuộc, không ổn định

4 - b: Hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng: một nắng hai sương chỉ cuộc sống chỉ xoay quanh sương nắng, vất vả, cực nhọc

5 - a: Hoán dụ lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng: cơm, áo để chỉ những thứ vật chất tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa với người nghèo trong lúc họ không có cơm ăn áo mặc.


6. Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất một trong số các thành ngữ trên

Đồng bào ta thường có câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đúng vậy, truyền thống tương thân tương ái từ lâu đã trở thành văn hóa sống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong lúc những người đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn thì những người may mắn hơn “nhường cơm sẻ áo” là đúng với đạo lý và châm ngôn sống mà ông bà ta đã dạy. Vậy nên, cho dù là bát cơm, manh áo cũ, hay lớn lao hơn là tiền bạc, nhà cửa, nếu giúp được thì chúng ta hãy mở lòng ra giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Khi giữ lại những thứ đó không làm ta hành phúc, nhưng khi cho đi, cả chúng ta và người nhận đều sẽ hạnh phúc. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" số 4

Câu 1: Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tổ Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a) Việt hoa tên riêng.

b) Viết hoa tu tử (viết hoa để thế hiện sự kính trọng).

Bài làm:

a) Việt hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha, Lượm


Câu 2. Tim các tử láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

Bài làm:

Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.

Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

  • Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...
  • Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...

Câu 3: Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thể nào?

Chủ bé loắt choát

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đâu nghênh nghênh

(Tế Hữu)


Bài làm:

  • Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
  • Tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi

Câu 4: Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mỗi liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a.

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

( Bình Nguyên)

b.

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

( Tố Hữu)

c. 

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người


Bài làm:

=> Những cách diễn đạt này làm tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao, tăng ý nghĩa giá trị cho câu văn


Câu 5: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:

Thành ngữ

Nghĩa

Bài làm:

1.c

2.e

3.d

4.b

5.a


Câu 6: Viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5

Bài làm:

Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt  để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" số 5

Kiến thức Ngữ Văn

*Từ láy
- Khái niệm: Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng trở lên, trong các tiếng có sự láy lại phần nguyên âm hoặc phụ âm hoặc láy cả phần nguyên âm và phụ âm.
- Đặc điểm: Trong mỗi từ láy, có thể chỉ 1 tiếng có nghĩa hoặc có thể không tiếng nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.
- Tác dụng:
+Gợi tả hình ảnh, âm thanh sinh động;
+ Mang giá trị biểu cảm cao, gây ấn tượng cho người đọc
+Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.
- Phân loại:
Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
+Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh..
+Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt.. Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

* Biện pháp tu từ hoán dụ:
- Khái niệm: Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phân loại:
Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
+Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng;
+Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

* Thành ngữ
- Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh..
- Đặc điểm:
+Thành ngữ thường có nghĩa nói về các khái niệm, nhận xét mang nghĩa tổng quát.
- Các loại thành ngữ thông dụng:
+Thành ngữ so sánh:
+ Thành ngữ có từ trái nghĩa:

Câu 1. Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ và “Lượm” của Tố Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

Câu 2. Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

- Những từ láy có trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lâm thâm, mau mau, mênh mông.
- >Tác dụng:
+Gợi tả hình ảnh, âm thanh sinh động;
+ Mang giá trị biểu cảm cao, gây ấn tượng cho người đọc
+ Gợi dáng vẻ Bác ngồi lặng im, trầm ngâm, suy tư, lo lắng cho chiến sĩ, dân công; lo nghĩ cho sự nghiệp cách mạng (thể hiện qua các từ láy: Trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh)
+ Làm nổi bật hình tượng Bác Hồ gần gũi, ấm áp, vĩ đại, cao đẹp (thể hiện qua các từ láy: Nhẹ nhàng, lồng lộng, mau mau)
+Thể hiện tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ, biết ơn của anh đội viên với Bác (thể hiện qua các từ láy mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc, mênh mông)


Câu 3. Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

(Tố Hữu)

- Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
- Tác dụng:
+Gợi tả hình ảnh, âm thanh sinh động
+ Mang giá trị biểu cảm cao, gây ấn tượng cho người đọc
+ Thể hiện dáng vẻ chú bé giao liên Lượm có dáng người nhỏ nhắn nhưng đáng yêu, nhanh nhẹn, hoạt bát (thể hiện qua các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt)
+Làm nổi bật phẩm chất đẹp của Lượm: Thái độ yêu thích làm cách mạng, dũng cảm, gam dạ, không sợ hiểm nguy (thể hiện qua từ láy nghênh nghênh)


Câu 4. Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a.

Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con

(Bình Nguyên)

b.

Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè

(Tố Hữu)

c.

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

(Hồ Chí Minh)

Gợi ý:

Các từ ngữ in đậm: Bàn tay mẹ, đổ máu, mười năm, trăm năm
A. Bàn tay mẹ: Chỉ người mẹ
- Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ:
+ bàn tay mẹ là từ chỉ bộ phận của cơ thế người mẹ, tượng trưng cho sức lao động
+ đây là cách lấy bộ phận để nói thay cả tổng thể
(các em xem các kiểu hoán dụ, đặc điểm của hoán dụ ở đầu bài viết)
- > tác giả sử dụng phép tu từ hoán dụ qua từ "bàn tay mẹ"
B. Đổ máu: Chỉ ngày ở Huế xảy ra chiến sự
- Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ:
+ đổ máu là từ chỉ thương tích, mất mát, hi sinh. Ở đây ngày được nhắc đến là sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế
+ đây là cách lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- > tác giả sử dụng phép tu từ hoán dụ qua từ "đổ máu"
C. Mười năm: Chỉ thời gian trước mắt
Trăm năm: Chỉ thời gian lâu dài
- Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ là:
+ mười năm, trăm năm: Chỉ thời gian cụ thể. Trong đó mười năm là chỉ thời gian ngắn, xảy ra trước; trăm năm là thời gian dài, xảy ra trong tương lai
+ đây là cách lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- > tác giả sử dụng phép tu từ hoán dụ qua từ "mười năm", "trăm năm"
=> Tác dụng:
+ là biện pháp tu từ, diễn đạt như thế nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ gây ấn tượng cho người đọc
+ tăng giá trị tu từ cho lời thơ


Câu 5. Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải:

Thành ngữ
Nghĩa
A. Buôn thúng bán mẹt
A. Giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn
B. Châm lấm tay bùn
B. Làm lụng vất vat dãi dầu sương nắng
C. Gạo chợ nước sông
C. Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ
D. Một nắng hai sương
D. Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc
E. Nhường cơm sẻ áo
E. Sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng
Trả lời:
C Buôn thúng bán mẹt - Buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ
E Châm lấm tay bùn - Làm lụng vất vat dãi dầu sương nắng
D Gạo chợ nước sông - cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc
B Một nắng hai sương - Làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng
A Nhường cơm sẻ áo - giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn


Câu 6. Viết một đoạn văn ( khoảng 5 - 7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5.

Mẹ là người mà em yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ của em bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt đen nhánh, luôn nhìn em thật dịu dàng. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ em là công nhân của một nhà máy may dệt. Hàng ngày công việc của mẹ rất vất vả và bận rộn. Nhưng mẹ vẫn chăm sóc gia đình. Mọi công việc nhà mẹ đều lo toan cẩn thận. Em thương mẹ đã một nắng hai sương vì gia đình. Nên em tự hứa sẽ học tập thật tốt để mẹ cảm thấy vui lòng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt bài 7" số 6

Câu 1 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tìm các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ và Lượm của Tổ Hữu. Xếp các từ được viết hoa vào hai nhóm:

a) Viết hoa tên riêng.

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

Trả lời: 

a) Viết hoa tên riêng:

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Hồ Chí Minh

- Lượm của Tổ Hữu: Lượm, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Bác, Cha


Câu 2 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tìm các tử láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Phân tích tác dụng miêu tả hoặc biểu cảm của một từ láy trong số đó.

Trả lời: 

- Các tử láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặng, vội vàng, mau mau, mênh mông.

- Lòng vui sướng mênh mông: Tô đậm, nhấn mạnh sự vui sướng khi được thức cùng Bác Hồ.


Câu 3 trang 36 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các từ láy trong khổ thơ sau giúp em hình dung chú bé Lượm như thế nào?

Chú bé loắt choát

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Tố Hữu) 

Trả lời:

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

→ Gợi ra dáng vẻ tinh nghịch, nhanh nhẹn, dễ thương của chú bé Lượm.


Câu 4 trang 36, 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì? Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biểu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mỗi liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a)

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. […]

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

(Bình Nguyên)

b)

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú, cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(Tố Hữu)

c. 

Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm phải trồng người

(Hồ Chí Minh)

Trả lời: 

a) Bàn tay mẹ chỉ sự lao động vất vả nhọc nhằn của người mẹ. → Mối quan hệ tương đồng – ẩn dụ. 

Tác dụng: Làm nổi bật những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.

b) Đổ máu là dấu hiệu của mất mát – ám chỉ chiến tranh. → Mối quan hệ tương cận: lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật – hoán dụ. 

Tác dụng: Làm giảm bớt sự đau thương, mất mát của đất nước trong bối cảnh chiến tranh.

c)

Mười năm chỉ thời gian trước mắt

Trăm năm chỉ thời gian lâu dài

→ Mối quan hệ tương cận: lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – hoán dụ.

Tác dụng: Nhấn muốn có lợi ý lâu dài thì phải chú trọng vào việc giáo dục con người.


Câu 5 trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.

Thành ngữ

Nghĩa

1) Buôn thúng bán mẹt

a) giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

2) Châm lấm tay bùn

b) làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng

3) Gạo chợ nước sông

c) buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

4) Một nắng hai sương

d) cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

5) Nhường cơm sẻ áo

e) sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

Trả lời:

1) – c) → Gợi ra sự buôn bán vặt ở đầu đường với vốn liếng không đáng kể.

2) – e) → Gợi ra dáng vẻ lao động của người nông dân trên ruộng đồng.

3) – d) → Gợi ra cảnh sống nghèo túng, bữa ăn đong đếm từng bữa.

4) – b) → Gợi ra thời tiết khắc nghiệt.

5) – a) → Gợi ra sự chia sẻ những vật dụng cần thiết – tình cảm nhân ái, thương người của người dân.


Câu 6 trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng), trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5

Trả lời: Trận lũ lụt năm 2020 tại miền Trung được đánh giá là một trong những thiên tai khủng khiếp nhất từ trước đến giờ. Hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy khủng khiếp. Người dân phải sống trong cảnh ngập lụt, không có điện, không có nước sinh hoat, không có đồ ăn,… Chứng kiến cảnh tượng khốn khổ đó, các mạnh thường quân trên cả nước đã nhường cơm sẻ áo cùng nhau quyên góp ủng hộ người dân miền Trung. Để họ mau chóng quay trở về cuộc sống bình thường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .