Top 6 Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm "Bạn đến chơi nhà"" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo ) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong...xem thêm ...
Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 1
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 101 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?
Trả lời:
- Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những đồ ăn, thức uống ngon: bánh kẹo, hoa quả, bữa cơm thân mật…
* Trải nghiệm cùng văn bản
Tưởng tượng: Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?
- Hình dung ra hoàn cảnh của nhà thơ, mọi thứ đều không có người đi mua, cá không thể đánh bắt, gà khó đuổi, rau chưa thể thu hoạch….
Suy luận: “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?
"Ta" trong câu thơ cuối là dùng để chỉ nhà thơ với người bạn của mình.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về hoàn cảnh của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà?
Trả lời:
– Từ ngữ, hình ảnh: trẻ thời đi vắng, chợ thời xa, ao sâu nước cả, vườn rộng, rào thưa, cải chửa ra cây, cà mới mẹ, bầu vừa rụng rốn (bầu còn nhỏ), mướp đương hoa, trầu không có.
– Biện pháp nghệ thuật phóng đại.
Cảnh nhà tác giả: Bạn đến chơi đúng lúc không có ai ở nhà để phụ giúp, câu cá, bắt gà đều khó, rau quả trong vườn chưa đến độ thu hoạch, không có gì để thết đãi bạn.
Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.
Trả lời:
- Tác giả dùng từ khéo léo, “ta” là bạn mà cũng là mình, là chúng mình. Câu thơ cho thấy: tuy không có gì để thết đãi bạn nhưng tác giả có một tấm lòng, tình cảm chân thành với bạn. Và đó là điều quan trọng nhất, chỉ thế cũng là đủ.
Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.
Trả lời:
Bằng cách sử dụng lối nói phóng đại, tác giả đã tạo ra tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy tác giả tả cảnh không có gì thết đãi bạn nhưng qua câu thơ cuối lại làm cho mọi người thấy tình cảm của tác giả với bạn khăng khít hơn bao giờ hết.
Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Trả lời:
– Tình cảm trân trọng, yêu quý bạn.
– Phân tích: Dù tác giả than cảnh khó không có gì thết đãi bạn ở bảy câu thơ đầu, nhưng câu thơ cuối với cách dùng đại từ “ta” độc đáo đã cho thấy tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn, tuy hai mà là một: ta với ta.
Câu 5 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 2 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):
Nêu chủ đề của bài thơ và chỉ ra những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.
Trả lời:
– Chủ đề: Qua tiếng cười tự trào hóm hỉnh, bài thơ khẳng định tình cảm trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả dành cho bạn.
– Căn cứ xác định chủ đề: cách sử dụng thủ pháp trào phúng, nội dung câu thơ cuối, đặc biệt là cách sử dụng đại từ “ta”.
Câu 6 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng về tình bạn chân thành, sâu sắc.
Câu 7 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Bạn - một người không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tình bạn cũng là một trong những tình cảm vô cùng cao đẹp, đáng quý, đáng trân trọng nhất của con người. Mỗi người hãy biết trân trọng tình bạn và những người bạn ở xung quanh mình ngay từ hôm nay. Tình bạn là tình cảm nghĩa những người có thể đồng trang lứa hoặc không, tuy không có mối quan hệ ruột thịt nhưng lại hiểu nhau, yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ mọi điều của cuộc sống và gắn bó với nhau. Tình bạn là một tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và chúng ta hãy kiếm tìm những người bạn chân chính cho riêng mình để cùng nhau chia sẻ và phát triển. Tình bạn chân chính là khi chúng ta sẵn sàng quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau san sẻ, vượt qua mọi khó khăn hoạn nạn mà không đòi hỏi quyền lợi gì hơn. Bên cạnh đó còn là việc ta hợp về tâm hồn, hiểu nhau, hợp nhau trên một phương diện nào đó, có thể tâm sự, trải lòng với sự tin tưởng nhất. Khi đủ thân, chân thành và tin tưởng, chúng ta coi nhau như người thân trong gia đình, không so đo tính toán thiệt hơn, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại. Tình bạn có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống: Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, người bạn tốt là người giúp đỡ ta bằng năng lực của họ để ta vượt qua khó khăn. Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi nhiều điều hay lẽ phải từ những người bạn chân chính, cùng nhau phát triển hơn. Mỗi người muốn có một tình bạn đẹp thì trước hết phải có cách sống đúng đắn, làm một người tốt, sẵn sàng cho đi, không vụ lợi. Sống với mọi người bằng tình cảm chân thành nhất, đối xử công bằng, yêu thương với những người xung quanh và trân trọng những người đối xử tốt với bản thân mình. Bên cạnh đó, chúng ta cần có cho mình cá tính, chính kiến của bản thân để có thể “bắt sóng” với những người bạn tương thích để cùng nhau phát triển một tình bạn đẹp. Tình bạn cũng quan trọng như bao tình cảm cao đẹp khác. Chúng ta hãy nâng niu, trân trọng những người bạn ở xung quanh mình và sống hết mình vì họ để cùng nhau tốt hơn mỗi ngày, tô đậm vẻ đẹp tình người cho xã hội ngày càng nhân văn, tích cực hơn.
Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 2
Chuẩn bị đọc
(trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị tiệc với những món ăn ngon để tiếp đón.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Đọc bảy câu đầu em thấy được sự thiếu thốn, lâu ngày bạn đến chơi mà không có gì để thiết đãi bạn, ngay cả thứ đơn giản như miếng trầu cũng không có.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
“Ta” trong câu thơ cuối là những ai?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
“Ta” trong câu thơ cuối là tác giả và người bạn lâu ngày mới gặp của tác giả.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để mô tả gia cảnh của mình khi bạn đến chơi nhà?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng:
+ Muốn ra chợ thì chợ xa
+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
+ Muốn bắt cá thì ao sâu
+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
+ Miếng trầu cũng không có
- Nghệ thuật đối kết hợp với biện pháp nghệ thuật liệt kê những điều mà tác giả không có.
=> Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của câu thơ cuối: Nếu như các câu trên cho chúng ta thấy sự khó khăn, thiếu thốn không có gì để thiết đãi khi bạn đến chơi nhà thì đến câu thơ cuối dù thiếu tất cả nhưng lại có một thứ duy nhất, cũng là thứ quan trọng nhất đó là tình bạn thân thiết “ta với ta”.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Tác giả cười chính bản thân mình, cười cho hoàn cảnh thiếu thốn của chính mình.
Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ: Tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm sâu, có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ là tình cảm yêu mến, quý trọng với những người bạn của mình. Câu thơ cuối cùng của bài thơ thể hiện điều đó, “ta với ta” chỉ cần có tôi và bạn, có tình cảm giữa chúng ta là đủ tất cả.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu chủ đề của bài thơ. Phân tích những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của bài thơ: Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời văn bản cho ta hiểu rõ hoàn cảnh nhà thơ, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn.
Căn cứ: Trong quá trình tác giả liệt kê bạn đọc thấy được không có một thứ gì đáng giá, không có bất kỳ thứ gì có thể đem ra để mời bạn. Tuy nhiên ở câu thơ cuối nhà thơ sử dụng cụm từ “ta với ta” để khẳng định, tình bạn được tạo nên bởi tình cảm chân thành không phải vì vật chất
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tiếng cười chính mình và sự quý trọng bạn bè của thi nhân.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Viết một đoạn văn (khoảng một trăm năm mươi chữ) trình bày cách hiểu của em về tình bạn chân chính.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Tình bạn không phải là điều gì cao sang, mà nó nhẹ nhàng đến với chúng ta bằng những cái ôm, những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống hay những cái tung hứng với nhau khi bạn ta khoe khoang về một thứ gì đó. Tình bạn là sự chấp nhận những cái khác biệt của nhau, là những lúc cùng nhau làm những điều điên rồ, cùng nhau ngồi khóc thâu đêm chỉ vì thất tình. Tình bạn không phải là trò chơi, cũng không phải là tiền bạc mà đó là sự quan tâm chia sẻ, sự cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, đôi khi một vài lúc vu vơ giận hờn nhưng rồi cũng sẽ làm lành lại. Một tình bạn thực sự là khi ta có thể vô tư đùa giỡn, hay từ những câu chuyện ngồi lê đôi mách, cho đến những tâm sự thầm kín nhất cùng nhau, cùng nhau chia sẻ bí mật. Tình bạn như một món quà mà thượng đế ban tặng cho con người, nhưng việc sử dụng nó như thế nào là do chính chúng ta quyết định.
Có nhiều người luôn tự hỏi tại sao mình khó kết bạn và khó để có được tình bạn lâu dài trong khi đối với người khác vấn đề ấy lại vô cùng đơn giản. Vậy những yếu tố để tạo nên một tình bạn đẹp là gì? Không có một công thức nào có thể tạo nên nó. Để hai người trở thành bạn của nhau rất cần có sự thấu hiểu, bởi mỗi con người là mỗi cá thể khác nhau với những tính cách và cá tính khác nhau, sẽ khó khăn để trở thành bạn thân khi một trong hai người không biết thấu hiểu và cảm thông cho nhau.
Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 3
CHUẨN BỊ ĐỌC
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?
Trả lời:
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những thứ như đồ ăn, thức uống ngon: bánh kẹo, hoa quả, bữa cơm thân mật… để tiếp đón họ.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Tưởng tượng: Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?
Trả lời:
Đọc xong bảy câu thơ đầu của bài thơ, em hình dung ra được hoàn cảnh thiếu thốn của gia đình tác giả. Lâu ngày bạn đến chơi mà không có gì để đãi bạn, mọi thứ đều không có người đi mua, cá không thể đánh bắt, gà khó đuổi, rau chưa thể thu hoạch…. ngay cả thứ đơn giản như miếng trầu cũng không có.
Suy luận: “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?
Trả lời:
“Ta” trong câu thơ cuối chính là chỉ nhà thơ với người bạn lâu ngày chưa gặp lại của ông.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Trả lời các câu hỏi trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về hoàn cảnh của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà?
Trả lời:
Trong bảy câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những từ ngữ đơn giản, hình ảnh thân quen, nghệ thuật đối kết hợp biện pháp liệt kê, điệp ngữ, lối nói phóng đại,... để giới thiệu về hoàn cảnh của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà.
- Muốn ra chợ thì chợ xa
- Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
- Muốn bắt cá thì ao sâu
- Muốn bắt gà nhưng vườn thì rộng, rào thì thưa
- Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu trong vườn có mà lại chưa ăn được
- Miếng trầu cũng không có
=> Bạn đến chơi đúng lúc không có ai ở nhà để phụ giúp, câu cá, bắt gà đều khó, rau quả trong vườn chưa đến độ thu hoạch, không có gì để đãi bạn.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.
Trả lời:
Ý nghĩa của câu thơ cuối: Nếu như các câu trên cho chúng ta thấy sự khó khăn, thiếu thốn không có gì để thết đãi khi bạn đến chơi nhà thì đến câu thơ cuối dù thiếu tất cả nhưng lại có một thứ duy nhất, cũng là thứ quan trọng nhất đó là tình bạn thân thiết “ta với ta”. Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa, thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai người bạn.
Câu 3: Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.
Trả lời:
Bằng cách sử dụng lối nói phóng đại, tác giả đã tạo ra tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy tác giả tả cảnh không có gì thết đãi bạn nhưng qua câu thơ cuối lại làm cho mọi người thấy tình cảm của tác giả với bạn khăng khít hơn bao giờ hết. Tác giả cười mình, cười vì bạn tới chơi mà không có gì tiếp đã bạn, tất cả đều có nhưng đều không dùng được.
Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ: Tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm sâu, có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất.
Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Trả lời:
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ là tình cảm yêu mến, quý trọng với những người bạn của mình. Dù tác giả than cảnh khó không có gì thết đãi bạn ở bảy câu thơ đầu, nhưng câu thơ cuối với cách dùng đại từ “ta” độc đáo đã cho thấy tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn, tuy hai mà là một: ta với ta.
Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ và chỉ ra những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ: tình bạn chân thành, sâu sắc, giản dị mộc mạc, không vật chất.
Căn cứ xác định được chủ đề là: Cách sử dụng thủ pháp trào phúng, nội dung câu thơ cuối, đặc biệt là cách sử dụng đại từ “ta”.
Câu 6: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là tình bạn chân thành, sâu sắc.
Câu 7: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính.
Trả lời:
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp mà chúng ta không thể nào quên. Có rất nhiều câu nói nói về tình bạn và trong đó có câu nói “tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người bạn. Một người bạn mang nghĩa là một người quen biết thôi, đó là một người bạn rất bình thường. Trong số đó có những người bạn mà chỉ lợi dụng chúng ta không thật lòng với ta và chỉ tìm đến ta mỗi khi họ buồn hay những lúc họ khó khăn. Đó đều không phải là tình bạn mà đó chỉ là những người qua đường của chúng ta mà thôi. Tình cảm chân chính phải một tình cảm chân thành trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. Đó chính là lí do mà tại sao chỉ có tình bạn chân chính mới được ví như viên ngọc quý mà không phải là tình bạn bình thường nào khác mà chúng ta thường thấy.
Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 4
Chuẩn bị đọc
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?
Gợi ý:
Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những món ăn ngon để tiếp đón.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?
Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung hoàn cảnh sống thiếu thốn của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?
- Từ “ta” trước: nhân vật trữ tình - chủ nhà
- Từ “ta” sau: người khác
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về gia đình của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà?
- Từ ngữ, hình ảnh: trẻ thời đi vắng, chợ thời xa, ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có.
- Biện pháp tu từ: phóng đại
=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất.
Câu 2. Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.
- Bác đến chơi đây: Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi.
- “Ta với ta”:
- Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà
- Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách
- Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.
=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.
Câu 3. Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ?
- Tác giả cười bản thân, cười hoàn cảnh thiếu thốn của mình.
- Tác dụng: Tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy hoàn cảnh thiếu thốn nhưng lại thấy được tình bạn gắn bó, khăng khít hơn bao giờ hết.
Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Chi tiết:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời vắng, chợ thời xa
....
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu 5. Nêu chủ đề của bài thơ và chỉ ra căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy
Chủ đề của bài thơ là tình bản giản dị mộc mạc không vật chất.
Câu cuối tác giả đã có câu" Bác tới chơi đây ta với ta" để ta thấy được Tác giả cười mình, cười vì bạn tới chơi mà không có gì tiếp đã chào đón bạn, tất cả đều có nhưng đều không dùng được
Câu 6. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
Cảm hứng chủ đạo của bài này là cảm hứng về một tình yêu trong sáng, đầy sức sống, niềm tin và hi vọng. Tình yêu trong bài thơ mang đến cho con người ánh sáng của sự sống, niềm tin và hi vọng.
Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính.
Mỗi người con chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi không chỉ là kiến thức mà còn cả tình cảm để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Một trong những tình cảm tốt đẹp mà chúng ta cần có đó chính là tình bạn. Tình bạn là tình cảm nghĩa những con người không có mối quan hệ ruột thịt nhưng lại hiểu nhau, yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ mọi điều của cuộc sống và gắn bó với nhau. Tình bạn là một tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và chúng ta ai cũng sẽ có những người bạn cho riêng mình. Mỗi con người ai cũng có nhu cầu chia sẻ, nhu cầu kết bạn và gắn bó với người khác, chính vì vậy lựa chọn được một người bạn “tâm đồng ý hợp” để trải qua những cung bậc khác nhau trong cuộc sống là điều tất yếu. Tùy theo nhu cầu mà mỗi người có lượng bạn bè khác nhau, mỗi người một ưu điểm, một tính cách khác nhau và từ đó chúng ta cũng học hỏi được nhiều điều hay ho khác nhau và rút ra được những bài học cho bản thân mình. Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, người bạn tốt là người giúp đỡ ta bằng năng lực của họ để ta vượt qua khó khăn. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người chỉ biết đến cái lợi của bản thân mình, độc đoán, ích kỉ hoặc lạnh lùng, vô cảm mà không có lấy những người bạn thân thiết để cùng nhau san sẻ mọi điều của cuộc sống. Lại có những người lợi dụng lòng tốt của bạn bè để trục lợi, chơi với bạn bè vì tư lợi cá nhân, không có sự chân thành với người khác… những người này khó có được những người bạn chân chính trong cuộc sống. Tình bạn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và thể hiện nhân cách con người rõ nét. Mỗi người con chúng ta hãy đối xử thật tốt, yêu thương chân thành với những người bạn của mình để có một cuộc sống hạnh phúc hơn và làm cho đất nước, xã hội phát triển giàu đẹp văn minh hơn về nhân cách con người.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG TÁC PHẨM
Câu hỏi 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Bạn đến chơi nhà
Bài giải:
- Nội dung: tác giả sử dụng những câu từ đơn giản, gần gũi và mộc mạc cho bài thơ Bạn đến chơi nhà. Thể hiện được tình bạn thân thiết, chân thành đánh giá. Tình bạn của cả hai không dựa trên vật chất mà là sự đồng lòng, thấu hiểu và cảm thông. Bằng việc sử dụng những lời thơ hài hước, dí dỏm càng làm nổi bật một tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Bài thơ ca ngợi tình bạn trong sáng, giản dị và vô cùng đeph, tình bạn trong bài thơ như ví von cho con người Việt giản dị và mộc mạc.
- Nghệ thuật: bài thơ "Bạn đến chơi nhà" thể hiện sự gần gũi, hóm hỉnh và hài hước của những lời thơ và có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
+ Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
+ Bút pháp trào phúng trong bài thơ
+ Lời thơ hóm hỉnh, giản đơn những gần gũi
+ Nhịp điệu của bài thơ phối hợp một cách nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, nhẹ nhàng như lời nói chuyện tâm tình gần gũi
+ Bài thơ còn sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt
=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn trong sáng, chân thành và sâu sắc, hiếm có trong cuộc sống, không thân quen bằng vật chất mà bằng tình bạn đẹp thật sự, trong bài thơ cho thấy niềm vui xen lẫn tự hào của tác giả với người bạn tri kỷ.
Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 5
I. Tác giả văn bản Bạn đến chơi nhà
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)
- Quê quán: Bình Lục – Hà Nam
- Là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu ba kỳ thi” Hương, Hội, Đình. →Tam Nguyên Yên Đổ
= > Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc.
II. Tìm hiểu tác phẩm Bạn đến chơi nhà
Thể loại: Thơ trào phúng - Thất ngôn bát cú Đường luật
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
Phương thức biểu đạt:
Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
Bố cục bài Bạn đến chơi nhà
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi
+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
+ Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
Giá trị nội dung:
- Qua tiếng cười tự trào, hóm hỉnh đùa vui tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, yêu quý sâu sắc của mình dành cho bạn
Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng phá cách thể thơ Thất ngôn bát cú với lời thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi.
- Sử dụng linh hoạt thủ pháp nghệ thuật trào phúng.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạn đến chơi nhà
Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng trong bài thơ
- Bố cục, mạch cảm xúc:
+ Câu thơ đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi = > Niềm vui hồ hơi khi bạn đến chơi
+ 6 câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp đãi bạn = > Tiếng cười hóm hỉnh, đùa vui trước hoàn cảnh eo le
+ Câu cuối: Quan niệm về tình bạn => Trân trọng, tình cảm sâu sắc của mình dành cho bạn
= > Tạo ra một kết cấu độc đáo, 1/6/1 phá bỏ ràng buộc về bố cục 2/2/2/2 của thể thơ
- Các hình ảnh, từ ngữ, đặc sắc:
- Cách xưng hô: “bác” thể hiện sự thân mật, gần gũi, tôn trọng.
- Liệt kê các từ ngữ: hình ảnh: trẻ đi vắng, chợ xa, ao sâu nước cả, vườn ruộng, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có.
- Thủ pháp trào phúng: Phóng đại, lối nói hóm hỉnh
- Tiếng cười trào phúng: tự trào (cười mình) một cách hóm hỉnh đùa vui.
=> Tuy không có gì tiếp đãi bạn nhưng tác giả có một tình cảm chân thành, thân thiết.
Tình cảm chân thành, thiết tha của tác giả dành cho bạn
2.1 câu đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi nhà
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”
- Thời gian: đã bấy lâu nay →Thời gian rất lâu không gặp
- Cách xưng hô: Bác → thân mật, gần gũi, tôn trọng
→ Câu thơ bộc lộ sự hồ hởi, vui mừng khi bạn đến chơi nhà.
2.2 Sáu câu thơ tiếp : Hoàn cảnh tiếp đãi bạn
- Trẻ - đi vắng → không có người sai bảo
- Chợ - xa → không dễ mua thức ăn ngon đãi bạn
- Thịt cá:
+ Cá: ao sâu, nước cả
+ Gà: vườn rộng, rào thưa
=> Không bắt được
- Rau quả:
+ Cải: chửa ra cây
+ Cà: mới nụ
+ Bầu: vừa rụng rốn
+ Mướp: đương hoa
=> Không dùng được
- Lễ nghi tiếp khách: trầu → không có (nói quá)
= > Liệt kê theo giá trị giảm dần, có cũng như không, ngôn ngữ giản dị, tiếng cười tự trào hóm hỉnh.
=> Tình bạn chân thành, cao đẹp vượt trên cả vật chất và mọi lễ nghi thông thường.
Bài soạn "Bạn đến chơi nhà" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 6
Dàn ý phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…)
- Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
II. Thân bài
Câu đầu: giới thiệu việc bạn đến chơi nhà
- Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm.
- Cách xưng hô: bác, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn.
- Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.
- Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình.
=> Câu mở đầu giống như một lời mời đầy chân tình, tự nhiên.
6 câu tiếp: hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà
Nhà thơ đã tạo ra một hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà:
- Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn.
- Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.
- Còn trong nhà thì không có gì:
- Ao sâu - khôn chài cá: khó mà bắt được cá để mời bạn.
- Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.
- Miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất (Miếng trầu là đầu câu chuyện) cũng không có.
=> Qua những hình ảnh trên, nhà thơ muốn khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất.
- Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời: Thể hiện qua giọng điệu hài hước, hóm hỉnh.
Câu cuối: tình cảm bạn bè thắm thiết
- Bác đến chơi đây: Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng người bạn vẫn trân trọng tình cảm, vậy là đã rất đáng quý rồi.
- “Ta với ta”:
- Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà
- Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách
- Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.
=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ hay của ông có thể kể đến Bạn đến chơi nhà. Bài thơ đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết.
“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”
Hai câu thơ mở đầu giới thiệu về việc người bạn đến chơi nhà. Cụm từ “đã bấy lâu nay” cho thấy khoảng thời gian kéo dài, rất lâu. Điều đó khiến cho nhân vật trữ tình rất vui vẻ, mong muốn được tiếp đón bạn thật chu đáo. Cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Nhưng hoàn cảnh lại không cho phép khi trẻ thì đi vắng, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn mà chợ lại ở quá xa xôi.
Nhưng không dừng lại ở đó, hoàn cảnh của nhân vật trữ tình càng thêm éo le hơn với một loại hình ảnh được khắc họa:
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có”
Trong căn nhà của nhân vật trữ tình, mọi thứ đều chưa thể dùng để tiếp khách: “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Ngay cả “miếng trầu” quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Nhưng dù vậy, sự thiếu thốn đó vẫn không làm tăng thêm khoảng cách giữa những người bạn tri kỉ:
“Bác đến chơi đây ta với ta”
Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta”:
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Nhưng “ta với ta” trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan chỉ tác giả, đang chỉ có một mình nơi đèo Ngang hoang vu. Từ đó, câu thơ càng làm tăng thêm nỗi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy.
Còn trong thơ của Nguyễn Khuyến, cụm từ “ta với ta” lại mang ý nghĩa khác. Đại từ “ta” thứ nhất chính là nhân vật trữ tình, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.
Bằng những hình ảnh giản dị, giọng thơ dí dỏm, bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã gửi gắm được một thông điệp ý nghĩa, giá trị về tình bạn.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .