Top 6 Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

65

Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo ) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 1

Nội dung chính:

Văn bản bàn về quá trình làm thế nào để hiểu rõ bản thân.

Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Tác giả quan niệm như thế nào về “quá trình hiểu rõ bản thân”?

Trả lời:

- Theo tác giả, “quá trình hiểu rõ bản thân” cũng giống như việc khám phá mình là ai, mình yêu hay ghét điều gì, cảm nhận cuộc sống như thế nào, tin và ủng hộ điều gì và mình có thể làm gì cho thế giới này.


Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó, trả lời những câu hỏi em đã chọn.

Trả lời:

Một số câu hỏi để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản là:

Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?

- Mục tiêu hiện tại thi học kì được kết quả cao.

Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

- Mục tiêu tương lai thi được vào trường cấp 3 mình mơ ước.

Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?

- Hiện tại bản thân cảm thấyvui vẻ và luôn nỗ lực cố gắng vì muốn thi đỗ vào ngôi trường mơ ước thì không ngừng cố gắng.


Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.”? Hãy lí giải câu trả lời của em.

Trả lời:

- Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả, vì tại mỗi thời điểm mục tiêu và suy nghĩ của mỗi người khác nhau chính vì vậy nên câu hỏi và câu trả lời luôn xoay cuộc sống và thời điểm khác nhau.


Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):

Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể “cười mình”. Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn?

Trả lời:

- Ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể tham gia nhiều hoạt động, nhiều trải nghiệm, lắng nghe bản thân và lời góp ý của mọi người để hiểu bản thân rõ hơn

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 2

Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả quan niệm như thế nào về “quá trình hiểu rõ bản thân”?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Tác giả quan niệm về “quá trình hiểu rõ bản thân”: giống như việc khám phá bạn là ai - yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này.


Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó, trả lời những câu hỏi em đã chọn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản:

- Năng khiếu nổi bật nhất của em là gì? Năng khiếu nổi bật nhất của em là khả năng vẽ

- Hy vọng và ước muốn của bản thân bạn là gì? Em muốn trở thành nhà thiết kế nội thất.

- Mục tiêu hiện tại của em là gì? Hoàn thành tốt khóa học vẽ, nhận chứng chỉ, học thêm kĩ năng của những người đi trước.

- Mục tiêu tương lai của em là gì? Thi đỗ trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội để hoàn thành ước mơ của bản thân.


Câu 3 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.”? Hãy lí giải câu trả lời của em.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.”

Bởi lẽ ở mỗi thời điểm khác nhau, mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau, câu hỏi là giống nhau nhưng mỗi thời điểm sẽ cho chúng ta câu trả lời hoàn toàn khác. Hãy luôn đặt những câu hỏi giống nhau ở từng thời điểm khác nhau để chúng ta thấy được sự thay đổi của chính bản thân mình để rồi thay đổi cho phù hợp, trưởng thành, thành công trong tương lai.


Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể “mỉm cười”. Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn?

Phương pháp giải:

Vận dụng những trải nghiệm thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

Ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể hỏi mọi người xung quang về mình, xem thái độ và cảm nhận của mọi người xung quanh về chính bản thân mình. hoặc tham gia các câu lạc bộ, tham gia các lớp học khác nhau để hiểu sở thích, niềm đam mê, hay điểm yếu của để hiểu bản thân rõ hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 3

Câu 1. Tác giả quan niệm như thế nào về “quá trình hiểu rõ bản thân”?

Tác giả quan niệm về “quá trình hiểu rõ bản thân”: giống như việc khám phá bạn là ai - yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này.


Câu 2. Liệt kê một số câu hỏi để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó trả lời những câu hỏi mà em đã chọn.

Gợi ý:

- Một số câu:

  • Năng khiếu nổi bật nhất của bạn là gì?
  • Hi vọng và ước mơ của bạn là gì?
  • Điều gì làm bạn hạnh phúc?

- Trả lời:

  • Năng khiếu: ca hát, viết lách, thuyết trình,...
  • Hi vọng và ước mơ: trở thành một ca sĩ
  • Điều hạnh phúc nhất: Được đi chơi, ăn ngon,...

Câu 3. Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên. Hãy đặt ra câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống - một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại hay thời điểm bắt đầu năm học”? Hãy lí giải câu trả lời của em.

- Ý kiến: Đồng tình

- Nguyên nhân: mỗi thời điểm khác nhau, con người sẽ có trải nghiệm, suy nghĩ khác nhau; khi đặt những câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống sẽ giúp con người ý thức được về bản thân hơn.


Câu 4. Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể “cười mình”. Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn?

Một số cách làm để hiểu rõ bản thân hơn: đọc sách, hỏi suy nghĩ của mọi người xung quanh,...

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Hiểu rõ bản thân

- Thomas Armstrong sinh ngày (1899- 1978) tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

- Ông là tác giả của 15 đầu sách tập trung vào học thuyết thông minh, đa dạng thần kinh, các học thuyết và phương pháp giáo dục dựa trên học thuyết về thông minh để giúp học sinh có thể khám phá ra khả năng tiềm ẩn của bản thân.


II. Tìm hiểu tác phẩm Hiểu rõ bản thân

Thể loại: Văn nghị luận


Phương thức biểu đạt:

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là nghị luận.


Bố cục bài Hiểu rõ bản thân

3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “thay đổi rất nhiều”): Dẫn dắt vấn đề về cách hiểu được bản thân

- Phần 2 (tiếp đến “trưởng thành”): Bàn luận về vấn đề

- Phần 3 (còn lại): Khẳng định lại vấn đề bàn luận.


Giá trị nội dung:

- Văn bản nói về cách làm thế nào để hiểu bản thân và nhận thức của chúng ta khi đặt câu hỏi về việc làm thế nào để hiểu bản thân mình hơn.


Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

- Ngôn ngữ mạch lạc, logic.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hiểu rõ bản thân

Quan niệm của tác giả về “quá trình hiểu rõ bản thân”.

Theo tác giả, “quá trình hiểu rõ bản thân” cũng giống như việc khám phá mình là ai, mình yêu hay ghét điều gì, cảm nhận cuộc sống như thế nào, tin và ủng hộ điều gì và mình có thể làm gì cho thế giới này.


Một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân.

- Năng khiếu nổi bật nhất của bạn là gì?

- Hi vọng và ước mơ của bạn là gì?

- Điều gì làm bạn hạnh phúc?

- Bạn thật sự muốn học điều gì?

- Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?

- Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

-Bạn đã học được những gì từ trải nghiệm của bản thân?

- Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?


Ý kiến về lời khuyên của tác giả

- Lời khuyên: “Tuy nhiên đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra những câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống- một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới”

- Ý kiến: Đồng tình với lời khuyên của tác giả.

Vì: Ở những thời điểm khác nhau câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ được mở rộng và nâng cao hơn, sẽ được trả lời cụ thể, rõ ràng hơn và cũng có thể có sự thay đổi. Chúng ta ngày càng trưởng thành hơn, nhận thức của chúng ta về bản thân cũng đầy đủ, sâu sắc hơn. Và vì khám phá bản thân là một quá trình chứ không phải là một câu trả lời ở một thời điểm nhất định.


Thông điệp của văn bản

Thông điệp:

- Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân chúng ta mới có thể cười mình. Và khi chúng ta chưa hiểu rõ về bản thân mình thì đừng vội cười người bởi:

“Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười”

Theo em, ngoài việc tự trả lời các câu hỏi như văn bản gợi ý em có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm để hiểu bản thân hơn

Liên hệ với các văn bản 1,2 trong chủ điểm: Cười mình, cười người

- Tiếng cười “tự trào” hóm hỉnh trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến: Tác giả hiểu rõ hoàn cảnh của mình và bằng lối nói dí dỏm, hóm hỉnh, nhà mình thức gì cũng có nhưng lại chẳng có gì để đãi bạn cho thấy tình bạn chân thành, cao đẹp vượt trên cả vật chất và mọi lễ nghi thông thường, từ đó khẳng định tình bạn sâu sắc trân quý của nhà thơ.

- Tiếng cười trào phúng, giễu nhại trong “Đề đền Sầm Nghi Đống” của Hồ Xuân Hương. Bà đã thể hiện thái độ chế giễu, khinh bỉ đối với tên Thái thú Sầm Nghi Đống- một tên tướng bại trận và thể hiện sự tự ý thức về giá trị bản thân với khát vọng bình đẳng nam – nữ muốn lập lên công danh sự nghiệp vẻ vang.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 5

I. TÌM HIỂU CHUNG

  • Thể loại: Nghị luận
  • Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Theo tác giả, “quá trình hiểu rõ bản thân” cũng giống như việc khám phá mình là ai, mình yêu hay ghét điều gì, cảm nhận cuộc sống như thế nào, tin và ủng hộ điều gì và mình có thể làm gì cho thế giới này.

Một số câu hỏi để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản là:

  • Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?

Mục tiêu hiện tại thi học kì được kết quả cao

  • Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

Mục tiêu tương lai thi được vào trường cấp 3 mình mơ ước

  • Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?

Hiện tại bản thân cảm thấy vui vẻ và luôn nỗ lực cố gắng vì muốn thi đỗ vào ngôi trường mơ ước thì không ngừng cố gắng.

Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: "Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên. Hãy đặt ra câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống - một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại hay thời điểm bắt đầu năm học" vì tại mỗi thời điểm mục tiêu và suy nghĩ của mỗi người khác nhau chính vì vậy nên câu hỏi và câu trả lời luôn xoay cuộc sống và thời điểm khác nhau.


III. TỔNG KẾT

Nội dung

Tác giả quan niệm về “quá trình hiểu rõ bản thân”: giống như việc khám phá bạn là ai - yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này.

Nghệ thuật

Bằng những lí lẽ chặt chẽ và câu hỏi tu từ đặt ra tác giả đã làm sáng tỏ phần nào vấn đề ở “Hiểu rõ bản thân”.


SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Tác giả quan niệm như thế nào về "quá trình hiểu rõ bản thân"?

Bài giải:

Tác giả quan niệm về "quá trình hiểu rõ bản thân" là quá trình tìm hiểu bản thân cũng giống như việc khám phá bạn là ai, yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này


Câu 2: Liệt kê một số câu hỏi để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó trả lời những câu hỏi mà em đã chọn

Bài giải:

Một số câu hỏi để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản là

Mục tiêu hiện tại của bạn là gì

- Mục tiêu hiện tại thi học kì được kết quả cao

Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

- Mục tiêu tương lai thi được vào trường cấp 3 mình mơ ước

Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?

- Hiện tại bản thân cảm thây svui vẻ và luôn nỗ lực cố gắng vì muốn thi đỗ vào ngôi trường mơ ước thì không ngừng cố gắng.


Câu 3: Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: "Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên. Hãy đặt ra câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống - một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tịa hay thời điểm bắt đâu năm học"? Hãy lí giải câu trả lời của em.

Bài giải:

Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: "Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên. Hãy đặt ra câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống - một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tịa hay thời điểm bắt đâu năm học" vì tại mỗi thời điểm mục tiêu và suy nghĩ của mỗi người khác nhau chính vì vậy nên câu hỏi và câu trả lời luôn xoay cuộc sống và thời điểm khác nhau.


Câu 4: Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể "cười mình". Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn?

Bài giải:

Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể "cười mình". Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể tham gia nhiều hoạt động, nhiều trải nghiệm, lắng nghe bản thân và lời góp ý của mọi người để hiểu bản thân rõ hơn

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 6

Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc thấu hiểu bản thân.

* Đoạn văn 1:

Tự thấu hiểu bản thân là tự hiểu biết chính mình, thấu hiểu năng lực, ý chí và khát vọng của mình nhằm hướng đến việc tự hoàn thiện bản thân, tự phát triển một cách hài hòa và trọn vẹn. Người luôn hiểu rõ bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình thường dễ thành công. Họ luôn đề ra mục tiêu của cuộc đời rõ ràng và tận dụng chính xác các sở trường trong những lĩnh vực mà họ đam mê để đạt được mục tiêu đó. Muốn thấu hiểu bản thân, trước hết cần liên tục tự đánh giá bản thân mình, có ý chí, lòng quyết tâm cao độ, dám đương đầu để vượt qua khó khăn, thử thách, dám mạo hiểm và  sẵn sàng trả giá khi thất bại. Chỉ trong lao khổ, người mới có thể tìm ra sức mạnh của mình. Hạnh phúc nhất, là khi được làm những điều ta yêu thích và được sống với những người ta yêu thương. Luôn lắng nghe ý kiến từ người thân. Khi lắng nghe phải giữ cái tâm thật bình thản và sẵn sàng đón nhận thông tin một cách khách quan nhất. Hãy quan sát những người xung quanh có cùng đam mê sở thích để suy nghĩ và tìm mọi cách để vươn lên tiến tới. Liên tục nâng cao khả năng quan sát và tích lũy tri thức. Tri thức giúp con người khám phá và thấu hiểu chính mình. Không bao giờ khoan nhượng hay thỏa hiệp với lỗi lầm hay sự trì hoãn của bản thân mình nhưng luôn khoan thứ cho người khác. Bạn không cạnh tranh với bất cứ ai khác. Bạn chỉ cạnh tranh với chính mình để làm được tốt nhất với bất cứ điều gì mình nhận được. Phải luôn biết lắng nghe để thấu hiểu Đừng kiêu căng và khoe mẽ, điều đó chi khiến bạn nhận về thất bại và khinh chê của người khác. Hiểu rõ mình để định vị giá trị bản thân mình, và để thành công.

* Đoạn văn 2:

Thấu hiểu bản thân là biết rõ ưu điểm, nhược điểm, thấu rõ năng lực, sở trường của bản thân, hiểu rõ những gì mình thực sự yêu thích và khả năng thực thi công việc để đạt đén thành công. Việc hiểu được ưu điểm, nhược điểm, xã định điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, qua đó phát triển và hoàn thiện chính mình, có định hướng tương lai đúng đắn. Thấu hiểu bản thân cũng giúp ta kiểm soát được cảm xúc, tránh được những sai lầm và làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, tự tin tong công việc và trong cuộc sông. Để có thể thấu hiểu bản thân, chúng ta cần luôn lắng nghe chính mình, liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của thân bản, biết lập kế hoạch để thay đổi các điểm yếu, phát huy điểm mạnh, luôn khiêm nhường lắng nghe ý kiến ​​những người xung quanh mình, không tự cao, tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn trước người khác. Tập kiểm soát cảm xúc và điều hoà cảm xúc một cách hiệu quả; luôn sống trong tình thương, biết cảm thông cà chia sẻ, tăng cường học hỏi, xây dựng ước mơ và khát vọng. Bạn sẽ thực sự hiểu rõ bản thân mình hơn khi đặt mình ở vị trí người khác để soi xét. Thay đổi góc nhìn cuộ sống sẽ giúp bạn mình rõ chính mình. Cuộc sống luôn thay đổi, bởi thế, bạn đừng đứng yên. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn định vị chính xác giá trị bản thân trong cuộc sống này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .

0/
Top 5
Bài soạn "Hiểu rõ bản thân" (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất - mẫu 6