Top 6 Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6513

"Biết người biết ta" thuộc thể loại văn học dân gian in trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Giáo Dục, 2005. Với ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các văn bản và chỉ ra biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ trong văn bản 1 và 2 là biện pháp nói quá

- Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc.


Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3

Phương pháp giải:

Đọc và rút ra bài học ý nghĩa

Lời giải chi tiết:

Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Bài học về sự khoe khoang

- Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (nây che, gió thổi)

- Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận

=> Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên khoe khoang, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.


Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Phương pháp giải:

So sánh mục đích của truyện ngụ ngôn với ba văn bản này để tìm ra điểm giống nhau

Lời giải chi tiết:

- Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ  đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.

- Điểm khác nhau: chủ yếu do thể loại quy định, truyện ngụ ngôn dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện; các văn bản lục bát 1 và 2 dù có tình huống, sự việc vẫn là thể loại trực tiếp bộc lộ thái độ quan niệm của tác giả

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Câu 1. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản 1 và 2.

- Biện pháp tu từ được sử dụng: nói quá (châu chấu đá xe, con sắt đập ngã ông Đùng).

- Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh về sự đối lập giữa các sự vật, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.


Câu 2. Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3.

Bài học: Tác giả mượn hình ảnh “trăng” và “đèn” nhằm gửi gắm bài học về thái độ của con người trong cuộc sống. Chúng ta đều có thế mạnh riêng, không nên so bì hay kiêu ngạo, cho rằng bản thân hơn người khác.


Câu 3. Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Mục đích sáng tác của ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ mượn chuyện của loài vật, đồ vật để nói chuyện con người - đưa ra những lời khuyên răn, bài học giá trị trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, cách đối nhân xử thế, rèn luyên phẩm chất đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh.


Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

- Biện pháp tu từ trong văn bản 1 và 2 là biện pháp nói quá.

- Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh nội dung và gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.


Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Hình ảnh của trăng, đèn, gió là đại diện cho mỗi con người trong cuộc sống và cách ứng xử của họ. Ai cũng có những năng lực và thế mạnh riêng. Bản thân không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn mà có quyền coi thường người khác bởi chúng ta giỏi nhưng sẽ còn những người khác giỏi hơn chúng ta.


Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn.

- Điểm giống nhau: Lấy hình ảnh ẩn dụ loài vật để nói đến con người hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, cách đối nhân xử thế, rèn luyên phẩm chất đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

I. Tác giả

- Tác giả dân gian


II. Tác phẩm Biết người, biết ta

Thể loại: Văn học dân gian


Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Giáo Dục,2005


Phương thức biểu đạt: Biểu cảm


Tóm tắt tác phẩm Biết người, biết ta

Câu 1: Nói về con châu chấu bé nhỏ đá cỗ xe tưởng chừng không lung lay nhưng mà kết quả lật đổ được xe

Câu 2: Nói về con sắt nhỏ bé nhưng có thể đập ngã ông Đùng là nhân vật khổng lồ, đắp chiếu lồng cồng dù đắp mười chiếc chiếu cũng lạnh

Câu 3: Nói về trăng và đèn tự cao ta sáng hơn cả


Bố cục tác phẩm Biết người, biết ta

- Phần 1: 2 câu đầu: con châu chấu đá cỗ xe

- Phần 2: 2 câu tiếp: con sắt đập ông Đùng

- Phần 3:: Còn lại: trăng và đèn


Giá trị nội dung tác phẩm Biết người, biết ta

Câu 1: Mọi thứ chỉ cần cố gắng thì không gì là không thể

Câu 2: Chất lượng sẽ hơn hẳn số lượng

Câu 3: Mọi vật đều có ưu và khuyết điểm đừng vội huênh hoang, khoe mẽ


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Biết người, biết ta

- Thể thơ lục bát

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Biết người, biết ta


Câu 1

  • Hình ảnh châu chấu và cỗ xe

- Châu chấu là loài côn trùng nhỏ bé

- Cỗ xe là một vật to lớn, tưởng chừng rất khó vật ngã, làm đổ

- “nực cười” là tính từ trong ca dao, tục ngữ dùng để chê bai

- Việc châu chấu lấy sức nhỏ bé của mình để có thể di chuyển cỗ xe

+ Điều này tác giả dân gian cho là không thể xảy ra

+ Họ tỏ ý chê bai về sự việc tưởng chừng viễn vông

- Nhưng kết quả vượt xa sự tưởng tượng của mọi người

+ Châu chấu đã làm cỗ xe lăn

→ Mọi việc đều có thể xảy ra một cách khác thường chỉ cần cố gắng thì kì tích sẽ xuất hiện

  • Bài học cuộc sống

- Ở đời mọi thứ đều có thể xảy ra đừng nhìn sơ qua mà đánh giá, chê bai

- Mọi việc chỉ cần bạn cố gắng nỗ lực hết mình thì bạn sẽ được như ý

- Đừng nên khinh thường những người nhỏ bé, yếu thế

+ Họ có thể dám chống lại kẻ mạnh hơn mình gấp bội


Câu 2

  • Hình ảnh con sắt và ông Đùng

- Săn sắt là một loài cá nhỏ gọi là cá thia lia, cá cờ là loài cá nước lợ

+ Loài cá này rất phàm ăn

- Ông Đùng là một nhân vật trong truyện thần thoại

+ Thân hình to cao

+ Sức mạnh phi thường

- Con săn sắt tuy nhỏ bé nhưng có thể tấn công bất ngờ ông Đùng

+ Cắn vào chân ông Đùng

+ Làm cho ông Đùng bị ngã

- Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

- Đắp chiếu lồng cồng, làm cơ thể ấm, nhưng dù có đắp đến mười chiếc chiếu thì bàn tay vẫn còn cóng, vẫn lạnh, phải ủ bàn tay vào áo thì ngủ mới yên

  • Bài học cuộc sống

- Trong mọi cuộc chiến không cân sức thì con người có thể dùng mưu mẹo để chiến thắng đối phương

- Không phải cứ lấy số đông ào ạt mà đã tác động hoặc áp đảo được một thứ gì nhỏ bé, vây kín được một vật gì nhỏ bé


Câu 3

  • Hình ảnh trăng, đèn

- Đèn là vật dụng chiếu sáng trong nhà

+ Có 2 loại là đèn điện, đèn dầu

+ Đèn điện thì có thể soi sáng để con người thực hiện các hoạt động trong nhà

+ Nhược điểm khi mất điện không sử dụng được

+ Đèn dầu con người có thể đọc sách

+ Khi ra gió dễ bị dập tắt

- Trăng là một nguồn chiếu sáng của tự nhiên

+ Trăng có thể soi sáng mọi sự vật trong đêm tối

+ Trăng không dễ bị tác động bởi gió

+ Nhược điểm trăng bị che khuất bởi mây

  • Bài học cuộc sống

- Mọi vật và con người đều có ưu điểm, và nhược điểm riêng

+ Điểm mạnh luôn dễ thấy

+ Tuy nhiên đừng vội khoe khoang về ưu điểm của mình

+ Con người phải biết khiêm tốn, phát huy điển mạnh của mình

+ Khắc phục hạn chế của bản thân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Khái quát tác phẩm Biết người, biết ta

1. Hoàn cảnh sáng tác 

In trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan


2. Thể loại : Thơ lục bát

Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu 


3. Bố cục

- Phần 1: 2 câu đầu: con châu chấu đá cỗ xe

- Phần 2: 2 câu tiếp: con sắt đập ông Đùng

- Phần 3: Còn lại: trăng và đèn


4. Tóm tắt 

Câu 1: Nói về con châu chấu bé nhỏ đá cỗ xe tưởng chừng không lung lay nhưng mà kết quả lật đổ được xe

Câu 2: Nói về con sắt nhỏ bé nhưng có thể đập ngã ông Đùng là nhân vật khổng lồ, đắp chiếu lồng cồng dù đắp mười chiếc chiếu cũng lạnh

Câu 3: Nói về trăng và đèn tự cao ta sáng hơn cả


5. Giá trị nội dung

Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia..


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Thể thơ lục bát

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ BIết người, biết ta

Câu hỏi 1: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Lời giải:

Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ lấy hình ảnh ẩn dụ loài vật để nói đến con người hoặc những câu chuyện trong thực tế để giáo dục, khuyên răn con người về đạo đức, nêu lên các bài học về triết lí nhân sinh…


Câu hỏi 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3

Lời giải:

Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia.


Câu hỏi 3: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản 1 và 2

Lời giải:

- Biện pháp nói quá

- Tác dụng: phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc


Suy ngẫm và phản hồi bài Biết người, biết ta

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản 1 và 2

Lời giải 

- Biện pháp tu từ trong văn bản 1 và 2 là biện pháp nói quá.

- Tác dụng: tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho văn bản. Ở văn bản 1, tác giả phóng đại một con châu chấu bé nhỏ lại có thể làm nghiêng chiếc xe đạp. Ở văn bản 2, tác giả phóng đại con sắt có sức mạnh phi thường khi đập ngã ông Đùng và đắp được mười chiếc chiếu.


Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3

Lời giải 

Bài học em rút ra được ở văn bản 3 là: Thông qua hình ảnh đèn và trăng, tác giả cho chúng ta một bài học rằng, mỗi người đều có thế mạnh riêng, chớ kiêu căng tự phụ, tự cho mình là tốt nhất.


Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Lời giải

Mục đích sáng tác ba văn bản trên giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn ở chỗ tác giả đều ẩn dụ sự vật để nói về bản tính của con người, phê phán thói hư tật xấu và giáo dục chúng ta không nên làm như thế, phải hướng về những đức tính tốt đẹp, có ích cho bản thân và xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Biết người, biết ta" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả văn bản Biết người, biết ta

Dân gian


II. Tìm hiểu tác phẩm Biết người, biết ta

  • Thể loại: 

Biết người, biết ta thuộc thể loại tục ngữ, ca dao, dân ca

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Văn bản Biết người, biết ta được in trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, năm 2005

  • Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Biết người, biết ta có phương thức biểu đạt là biểu cảm

  • Bố cục bài Biết người, biết ta: 

Biết người, biết ta có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Câu 1: Câu tục ngữ chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra

- Phần 2: Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết

- Phần 3: Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống

  • Tóm tắt văn bản Biết người, biết ta

Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học: không nên kiêu căng, huênh hoang:

- Câu tục ngữ 1: chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra. 

- Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết

- Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống

  • Giá trị nội dung: 

- Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự biết người biết ta, không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống.

  • Giá trị nghệ thuật:

- Nhân hóa

- Ẩn dụ


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Biết người, biết ta

  • Câu tục ngữ số 1

Nực cười châu chấu đá xe

 Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng

→ Ý câu tục ngữ muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra. Giữa Châu chấu và Xe tranh thắng bại thì ai cũng nghĩ rằng phần bại trận về châu chấu Thế mà ván cờ lại lật ngửa: xe nghiêng, nghĩa là mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.

  • Câu ca dao số 2

Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

- Ông Đùng là một nhân vật khổng lồ, có bàn tay to, cầm roi đẩy trời lên cao, khai Sông Đà, vác núi ném xuống sông, đưa dòng nước chảy đến những cánh đồng khô hạn.

- Ông Đùng dùng voi thần cày ruộng. Ông Đùng cũng là ông Sấm trên trời. Tháng ba sấm động là lúc ông Đùng xuống hạ giới “ăn nằm” với bà Đà (tức là mẹ Đất và mẹ Nước). Ở nhiều địa phương, người ta lấy sinh thực khí nam giới làm biểu tượng cho ông Đùng và sinh thực khí nữ giới làm biểu tượng cho bà Đà. Trong hội lễ mùa xuân, có rước hai biểu tượng đó, diễn tả cảnh ông Đùng, bà Đà gặp nhau. Người ta cho sinh thực khí của hai vị thần giao hợp với nhau, tin rằng làm như thế, năm ấy sẽ được mùa, gia súc, gia cầm sẽ sinh sôi nảy nở

→ Ý câu ca dao muốn ca ngợi sự khổng lồ, mạnh mẽ của ông Đùng.

  • Câu ca dao số 3

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?

- Trăng soi sáng muôn nơi, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng là nguồn cảm hứng sáng tác cho bao thi sĩ, họa sĩ. 

- Trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. 

- Tuy nhiên, trăng không phải vì thế mà coi thường đèn vì trăng khi mờ, khi tỏ, có lúc cững phải chịu luồn trong mây và bị mây che khuất. Đã thế, trăng lại chỉ sáng một số ngày trong tháng. 

- Còn đèn tuy nhỏ bé nhưng soi sáng cho con người quanh năm. Con người không thể thiếu ánh sáng của đèn để chiến thắng bóng đêm, để học bài, làm việc... Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì đèn sẽ tắt.

→ Ý câu ca dao muốn nói trong cuộc sống cả đèn lẫn trăng đều cần thiết.


SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Trong văn bản 1, 2 đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Văn bản 1: Châu chấu "đá" xe.

+ Văn bàn 2: Con sắt "đập ngã" ông Đùng. 

- Khi sử dụng biện pháp này, người đọc có thể thấy ý nghĩa của 2 văn bản được truyền tải thú vị: mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.


Câu hỏi 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3.

Trả lời:

Bài học: Đưa ra bài học về thái độ và cách ứng của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, nên ta ko nên so bì, tự kiêu là mình giỏi hơn người khác, bởi mình mạnh lúc này, trong lĩnh vực này thì người khác mạnh lúc khác, trong lĩnh vực khác.


Câu hỏi 3: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?

Trả lời:

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có điểm giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn đó là đều mượn một hình ảnh sự vật để đúc rút ra bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .