Top 6 Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6117

Văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" được trích ở trang: http://nhandan.vn, ngày 31/01/2021, thuộc thể loại văn bản thông tin. Với ngôn từ giản dị, gần gũi cùng lối viết hấp dẫn, thú...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Tìm hiểu chung

  • Xuất xứ

- Nguồn: nhandan.vn, ngày 31/01/2021

  • Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “theo ý muốn”): Giới thiệu mục đích của quy trình,

- Phần 2 (tiếp “chắc tay”) : Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện

- Phần 3 (còn lại): Trình bày các bước thực hiện.

  • Thể loại: văn bản thông tin
  • Phương thức biểu đạt: thuyết minh

Giá trị nội dung, nghệ thuật

  • Giá trị nội dung

Văn bản đem đến cho người đọc thông tin về cách gọt củ hoa thủy tiên. Đây là một trong những thú vui cầu kì ngày Tết của người Hà Nội.

  • Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ giản dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Cách triển khai lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, mạch lạc.


Chuẩn bị đọc

Câu 1. Khi quan sát một ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em có suy nghĩ như thế nào về họ? Hãy chia sẻ với bạn về điều ấy.

Suy nghĩ: Họ là một người cẩn thận, kiên nhẫn và yêu thiên nhiên, cây cối.


Câu 2. Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về điều gì?

Dự đoán: Cách chăm sóc hoa cây thủy tiên.


Đọc văn bản

Câu 1. Những đề mục như thế này cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Những đề mục cung cấp: Các bước gọt củ hoa thủy tiên.


Câu 2. Mục đích của đoạn văn “Công đoạn gọt thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này… đều lên thẳng đuỗn như mớ hành” là gì?

Khẳng định tầm quan trọng của công đoạn gọt thủy tiên, giải thích lí do phải gọt lá, giò hoa khi vẫn còn là mầm.


Trả lời câu hỏi

Câu 1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?

  • Nhan đề: Cách gọt củ hoa thủy tiên
  • Các đề mục được đánh số, in đậm và nêu các bước gọt thủy tiên.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa.

Câu 2. Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong đoạn văn: “Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường,... Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗi như những mớ hành”. Theo em, vì sao tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này?

  • Trình bày cách gọt thủy tiên sao cho khéo léo.
  • Trình tự: Thời gian các bước làm trước, sau.
  • Nguyên nhân: Giúp người đọc dễ dàng hình dung được từng bước gọt thủy tiên.

Câu 3. Mục đích của văn bản là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu em có thể xác định như vậy?

  • Mục đích: Hướng dẫn cách gọt thủy tiên.
  • Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ mật thiết với mục đích của văn bản. Tác giả trình bày từng bước gọt thủy tiên một cách ngắn gọn, rõ ràng để giúp người đọc có thể làm theo.
  • Dựa vào: Cấu trúc trình bày, nội dung văn bản.

Câu 4. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

  • Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh minh họa.
  • Tác dụng: Giúp cho văn bản trở nên sinh động hơn, người đọc hình dung được củ thủy tiên sau khi gọt như thế nào, hay vẻ đẹp của hoa thủy tiên.

Câu 5. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên.

Các bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên:

Chuẩn bị

Ngâm nước và gọt tỉa

Thủy dưỡng


Câu 6. Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp. Khi được ngắm thành quả của mình, em có cảm xúc như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu thể hiện cảm xúc của em.

Gợi ý: 

Để có một chậu hoa thủy tiên đẹp, người chơi cần phải biết cách gọt củ hoa thủy tiên. Mỗi khâu đều có yêu cầu nghiêm ngặt từ việc chuẩn bị, ngâm nước và gọt tỉa đến thủy dưỡng. Tôi đã cùng với bố cẩn thận làm theo từng bước. Sau một khoảng thời gian dài, chậu thủy tiên của tôi đã cho ra hoa rất đẹp. Tôi cảm thấy rất sung sướng, hạnh phúc khi ngắm nhìn thành quả của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi 1: Khi quan sát một ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em có suy nghĩ như thế nào về họ? Hãy chia sẻ với bạn về điều ấy.

Câu trả lời:

Khi quan sát một ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em thấy họ cẩn thận, chăm chút từng tí một cho các nhanh hoa.


Câu hỏi 2: Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về điều gì?

Câu trả lời:

Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về hướng dẫn cách gọt hoa thủy tiên.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Những đề mục như thế này cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Câu trả lời:

Những đề mục cung cấp thông tin chính được đề cập trong văn bản.


Câu hỏi 2: Mục đích của đoạn văn "Công đoạn gọt thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này...đều lên thẳng đuỗn như mớ hành" là gì?

Câu trả lời:

Mục đích của đoạn văn "Công đoạn gọt thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này...đều lên thẳng đuỗn như mớ hành": giải thích lí do phải gọt lá , giò hoa khi vẫn còn là mầm.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?

=> Xem hướng dẫn giải

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động:

- Văn bản được trình bày theo bố cục 3 phần: giới thiệu - chuẩn bị - hướng dẫn thực hiện. 

- Các đề mục chính được đánh số 1,2,3.

- Sử dụng những từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức gọt của hoa.

- Dùng hình ảnh minh họa.


Câu hỏi 2: Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong đoạn văn: "Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường,..Đấy là vì, nếu không "tác động" sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗi như những mớ hành". Theo em, vì sao tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này?

=> Xem hướng dẫn giải

- Tác giả trình bày về các bước gọt tỉa củ thủy tiên sao cho khéo léo.

- Cách triển khai theo trật tự thời gian, ông trình bày các thông tin theo tứ tự xuất hiện của hoạt động gọt củ. 

=> Theo em, tác chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này vì ông muốn làm nổi bật thông tin, cách trình bày thứ tự về gọt củ thủy tiên cho khéo léo cho người đọc dễ nắm bắt.


Câu hỏi 3: Mục đích của văn bản là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu em có thể xác định như vậy?

=> Xem hướng dẫn giải

- Mục đích: hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên.

- Cách triển khai thông tin chính của văn bản làm cho văn bản được rõ ràng, rành mạch, giúp người đọc dễ dàng biết được cách gọt. Dựa vào cách trình bày, cấu trúc của văn bản nên em xác định được như vậy.


Câu hỏi 4: Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hình ảnh minh họa.

- Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra hình ảnh củ thủy tiên đã được gọt tỉa sẽ như thế nào.


Câu hỏi 5: Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên.

=> Xem hướng dẫn giải

(hình minh họa)


Câu hỏi 6: Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp. Khi được gắm thành quả của mình, em có cảm xúc như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu thể hiện cảm xúc của em.

=> Xem hướng dẫn giải

Sau khi đã chăm chút, gọt tỉa từ những củ hoa còn đang khô sần, xếp tròn ở một góc bàn để giờ đây nó đã trở thành một lọ hoa đẹp, tôi thật sự cảm thấy rất vui. Khi tự mình làm ra, chờ đợi thành quả để thành một lọ hoa đẹp như bây giờ, quả thật đó là một điều gì đó khá thú vị. Từ những ngày đầu bắt tay vào những công đoạn ngâm nước và gọt tỉa, tôi luôn mong rằng sản phẩm mình làm ra sẽ thành công, những bông hoa sẽ nở rộ đẹp nhất. Ngắm thành quả của mình, tôi mới thấy được những người nghệ nhân đã  thực sự kì công, tỉ mỉ đến mức nào. Thật là một thú vui tao nhã dành cho những người thưởng hoa, được ngắm những cánh trắng hé nở đầy duyên dáng mà còn mang mùi hương thanh khiết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

I. Tác giả văn bản Cách gọt củ hoa thuỷ tiên

Giang Nam


II. Tìm hiểu tác phẩm Cách gọt củ hoa thuỷ tiên

  • Thể loại: 

Cách gọt củ hoa thủy tiên thuộc thể loại văn bản thông tin

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên được trích ở trang: http://nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-thuy-tien-633639, ngày 31/01/2021

  • Phương thức biểu đạt: 

Cách gọt củ hoa thủy tiên có phương thức biêủ đạt là thuyết minh

  • Tóm tắt vản bản Cách gọt củ hoa thủy tiên: 

Việc chăm hoa thủy tiên làm sao để có một chậu hoa đẹp vào dịp Tết là điều mà nhiều người Hà Nội rất quan tâm. Chúng ta cần tuân thủ các khâu sau đây để có một chậu hoa thủy tiên đẹp. Đầu tiên là khâu chuẩn bị: Ta cần chuẩn bị dụng cụ cắt, gọt và chọn củ thủy tiên tròn, cân đối. Tiếp theo là khâu ngâm nước, gọt tỉa. Ta cần ngâm nước đúng kĩ thuật và gọt tỉa khéo léo. Thủy dưỡng là công đoạn quan trọng cuối cùng. Ở khâu này, ta cần chú ý kĩ thuật ngâm, dưỡng, thúc, hãm, chỉnh lá, chỉnh hoa để có một bát thủy tiên đẹp

  • Bố cục bài Cách gọt củ hoa thủy tiên: 

Cách gọt củ hoa thủy tiên có bố cục gồm 2 phần

- Phần 1: Giới thiệu cách chăm sóc để có một chậu hoa thủy tiên đẹp

- Phần 2: Các bước chăm sóc chi tiết để có một chậu hoa thủy tiên đẹp

  • Giá trị nội dung: 

- Văn bản Cách gọt hoa thủy tiên cung cấp cho ta tri thức về cách gọt hoa thủy tiên trong thú chơi hoa ngày Tết.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc gọt hoa thủy tiên với cấu trúc 3 phần rõ ràng

- Cách triển khai thông tin rõ ràng, hợp lí

- Sử dụng con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác

- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cách gọt củ hoa thuỷ tiên

  • Giới thiệu cách chăm sóc để có một chậu hoa thủy tiên đẹp

- Đặt vấn đề: Người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết, đặc biệt là cách chơi “hoa thủy tiên”

- Việc chăm hoa thủy tiên “rất mực tỉ mỉ, công phu”

- Thú chơi hoa ấy đã biến mất “mấy mươi năm”

- Và một số nghệ nhân đã “tìm kiếm và phục hồi” lại những tuyệt kĩ gọt, tỉa xưa và lan tỏa đến ngày nay

- Thời gian bắt đầu “mùa gọt thủy tiên”: sang tháng Chạp 

- Yêu cầu: Để có một “chậu thủy tiên đẹp”, người chơi hoa cần vận dụng “kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo” qua nhiều khâu

→ Vấn đề được tác giả dẫn dắt, trình bày một cách hợp lí, rõ ràng

  • Các bước chăm sóc chi tiết để có một chậu hoa thủy tiên đẹp

Bước 1: Chuẩn bị:

- Ta cần chuẩn bị: dụng cụ và chọn củ thủy tiên

- Cụ thể:

+ Chọn dung cụ cắt tỉa gọt: “chọn một đầu vát” dùng để gọt tỉa củ; “một đầu lòng máng” để chỉnh, xén lá, cạo cuống hoa

+ Chọn củ thủy tiên: chọn “củ tròn, cân đối, vỏ ngoài màu nâu bóng, cầm thấy chắc tay”


Bước 2: Ngâm nước và gọt tỉa

- Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật:

+ Đầu tiên, “ngâm củ thủy tiên” vào nước vài ngày

+ Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng “bợt đi”

+ Vài ngày ngâm rửa như thế để “nhựa trong củ phai bớt”, sau này cho màu “trắng ngọc ngà”

→ Bước bắt đầu quy trình gọt thủy tiên

- Gọt tỉa củ thủy tiên khéo léo:

(Cách gọt của nghệ nhân Nguyễn Phú Cường)

+ Mài sắc con dao rồi mới bắt đầu “bóc vỏ củ” và “bao mầm”

+ Dùng dao tách nhẹ “từng lớp vỏ củ”: 

+ Sau khi tách vỏ củ thì: Một màu xanh non mờ mờ hiện ra

Đây chính là mầm lá, mầm hoa

+ Tiếp tục gọt những “bẹ củ” để “mầm lộ hẳn ra”

+ Cắt bỏ những mầm nhỏ “mọc xiên xẹo”

+ Giữ lại những mầm chính mọc thẳng hàng

* Lưu ý khi gọt tỉa:

- Nhát dao phải “đi một đường thật ngọt, khéo léo” để xén lá

- Yêu cầu về kết quả: 

+ Lá  phải xoăn, thấp mới đúng “chuẩn vị thủy tiên xưa”

+ Tầm dáng hoa cao hay thấp nhưng phải tạo nên bố cục tổng thể hài hòa

+ Bông hoa không được ngửa lên

→ Các bước gọt, tỉa hoa phải thật cầu kì, tỉ mẩn, khéo léo


Thủy dưỡng:

Ngâm dưỡng thủy tiên:

+ Phải rửa hàng ngày bằng nước sạch vì sau khi gọt xong, củ “thủy tiên bị tổn thương”

+ Trước khi dưỡng, nên đặt úp củ hoa xuống, ngâm trong nước và “nhớ thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần”, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa ở các vết cắt rồi xả, ngâm lại nước

+ Sau hai ngày, đặt củ ngửa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, …

* Lưu ý: 

+ Nước dưỡng hoa phải là nước sạch nếu không củ sẽ thối

+ Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập trên vết cắt của củ hoa nhưng không được ngập nụ hoa

+ Nên dùng nước mưa: củ sẽ sạch, màu sáng

- Thúc, hãm thủy tiên: Phụ thuộc vào thời tiết

+  Trời nồm: hoa “nở sớm”

+ Gió mạnh: mãi không thấy hoa lên

+ Muốn củ ra sớm: dùng nước ẩm thủy dưỡng, ban ngày phơi nắng, ban đêm đưa vào nhà dùng điện chiếu sáng

+ Muốn củ ra muộn: dùng nước lạnh, để chỗ râm mát, ban đêm cho ra ngoài trời

- Chỉnh lá, chỉnh hoa:

+ Phải chọn thời điểm “dễ nắn” nhất là khoảng 7 – 8 ngày sau khi gọt để chỉnh lá

+ Ta dùng tay uốn thử thấy “mềm mại” là có thể uốn lượn theo ý thích

+ Bộ rễ hoa phải “trắng ngần” , phô ra vẻ đẹp

→ Cái đẹp của thủy tiên đẹp nhất là khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của mình


Nội dung chính

Văn bản đem đến cho người đọc thông tin về cách gọt củ hoa thủy tiên. Đây là một trong những thú vui cầu kì ngày Tết của người Hà Nội.


Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Vận dụng trải nghiệm bản thân để chia sẻ với bạn về cảm nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, cây cối, yêu cái đẹp của người đó. Chắc hẳn đó phải là một người cẩn thận mới có thể chăm sóc một nhành hoa một cách tỉ mẩn như vậy.


Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh minh họa, nhan đề và đọc lướt toàn văn bản tưởng tượng những nội dung được truyền tải.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình ảnh minh họa, nhan đề và đọc lướt toàn văn bản tưởng tượng những nội dung được truyền tải.


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (Trang 48, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Quan sát đề mục, nhớ lại đặc điểm văn bản thông tin đã học để trả lời

Lời giải chi tiết:

Cung cấp nội dung chính mỗi phần


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (Trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và rút ra mục đích, tác dụng

Lời giải chi tiết:

Mục đích: lí giải vì sao phải gọt thủy tiên sớm, đồng thời làm rõ ý kiến gọt tỉa củ thủy tiên cần sự khéo léo.


Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (Trang 51, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

- Nhớ lại đặc điểm văn bản thông tin, đọc văn bản và đưa ra dấu hiệu nhận biết.

- Chú ý hệ thống đề mục trong văn bản

Lời giải chi tiết:

- Mục đích: hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên

- Nhan đề bài viết là tên quy trình

- Bố cục gồm 3 phần

- Về đặc điểm hình thức: sử dụng các con số, thuật ngữ, hệ thống đề mục, hình ảnh minh họa


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (Trang 51, SGK Ngữ văn 7, tâp 2)

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn văn bản, nhớ lại cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

- Thông tin cơ bản: miêu tả cách thức gọt tỉa củ hoa thủy tiên, cách triển khai thông tin của đoạn văn là sự kết hợp giữa cách triển khai theo trật tự thời gian và theo mối quan hệ nhân quả..

- Việc triển khai thông tin theo mối quan hệ nhân quả được thể hiện qua cách tác giả lí giải lí do của việc “phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ”.

=> Giúp cho người đọc hiểu hơn về cách thức thực hiện và ý nghĩa của bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên trong quá trình tạo ra một bát hoa thủy tiên đẹp.


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (Trang 51, SGK Ngữ văn 7, tâp 2)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên chỉ ra mục đích của văn bản, tìm những thông tin chính của văn bản và xác định mối quan hệ với mục đích của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Mục đích: hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên

- Cách triển khai theo trật tự thời gian

- Cách triển khai thông tin chính và mục đích của văn bản có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau

- Dấu hiệu xác định: “trước tiên”, “đầu tiên”, trước khi”..

.

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (Trang 51, SGK Ngữ văn 7, tâp 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phương tiện phi ngôn ngữ, em hãy cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ văn bản sử dụng và chỉ ra tác dụng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh minh họa.

- Tác dụng: tăng tính trực quan cho thông tin của văn bản, kết hợp với thông tin trong văn bản, giúp người đọc hình dung rõ về các bước cần thực hiện trong hoạt động gọt củ hoa thủy tiên, góp phần tạo hứng thú cho người đọc.


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (Trang 51, SGK Ngữ văn 7, tâp 2)

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung văn bản và kiến thức em vừa học, tóm tắt các bước gọt tỉa hoa thủy tiên bằng việc vẽ sơ đồ.

Lời giải chi tiết:


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (Trang 51, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn 5-7 câu thể hiện cảm xúc của em khi được ngắm bát thủy tiên do mình gọt rất đẹp.

Lời giải chi tiết:

Ôi bát thủy tiên ấy mới đẹp làm sao! Tôi đã học rất lâu, rất chăm chỉ và cẩn thận để có thể gọt được bát thủy tiên đẹp như vậy. Cảm xúc này thật là khó tỏ, xen lẫn niềm vui và niềm hạnh phúc. Gọt được bát thủy tiên đẹp cũng chính là sự rèn giũa bản thân mình nên tôi cảm thấy đây là việc vô cùng có ý nghĩa. Tôi sẽ cố gắng học gọt thủy tiên một cách chuyên nghiệp để có thể trở thành nghệ nhân tạo hình hoa thủy tiên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

I. Giới thiệu tác giả  

Giang Nam 


II. Khái quát tác phẩm Cách gọt củ hoa thủy tiên

1. Hoàn cảnh sáng tác

Nguồn: nhandan.vn, ngày 31/01/2021


2. Thể loại

Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin… Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.


3. Bố cục

Gồm 3 phần 

- Phần 1 (từ đầu đến “theo ý muốn”): Giới thiệu mục đích của quy trình.

- Phần 2 (tiếp “chắc tay”) : Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện.

- Phần 3 (còn lại): Trình bày các bước thực hiện.


4. Tóm tắt

Việc chăm hoa thủy tiên làm sao để có một chậu hoa đẹp vào dịp Tết là điều mà nhiều người Hà Nội rất quan tâm. Chúng ta cần tuân thủ các khâu sau đây để có một chậu hoa thủy tiên đẹp. Đầu tiên là khâu chuẩn bị: Ta cần chuẩn bị dụng cụ cắt, gọt và chọn củ thủy tiên tròn, cân đối. Tiếp theo là khâu ngâm nước, gọt tỉa. Ta cần ngâm nước đúng kĩ thuật và gọt tỉa khéo léo. Thủy dưỡng là công đoạn quan trọng cuối cùng. Ở khâu này, ta cần chú ý kĩ thuật ngâm, dưỡng, thúc, hãm, chỉnh lá, chỉnh hoa để có một bát thủy tiên đẹp.


5. Giá trị nội dung

Văn bản đem đến cho người đọc thông tin về cách gọt củ hoa thủy tiên. Đây là một trong những thú vui cầu kì ngày Tết của người Hà Nội.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn từ giản dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Cách triển khai lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, mạch lạc.


7. Tác phẩm Cách gọt củ hoa thủy tiên

Người Hà Nội cầu kỳ trong chơi hoa ngày Tết. Nhưng chỉ có duy nhất một loài hoa có vẻ đẹp “ngũ phẩm”: Đẹp từ rễ, lá, hoa, hương và nhất là dáng thế của cây. Đó là hoa thủy tiên. Hoa thủy tiên, được ví như người thiếu nữ đẹp kiêu sa, kỹ tính mà e lệ. Chăm thủy tiên, đòi hỏi rất mực công phu. Bẵng đi mấy mươi năm, thú chơi hoa biến mất. Nghề chơi cũng chẳng còn. Phải vất vả lắm lắm, một nghệ nhân già mới tìm được lại những tuyệt kỹ gọt tỉa thủa xưa. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa. Như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà thành, mãi bền bỉ, trường tồn.

Cứ sắp sang tháng Chạp là bắt đầu mùa gọt thuỷ tiên. Những củ thuỷ tiên được nhập vẻ, trồng giống những củ hành tây. chỉ khác là các củ mọc thành cụm. Theo đà phát triển trẻ nhiều, là và hơi tý tiễn sẽ mọc thẳng, đặc biệt Là là sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọi tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình đảng đẹp. nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.

Để có một chân hoa thuỷ tiên đẹp. người chơi cân phải vân đụng cả kĩ thuật lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lấn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu: chuẩn bị, ngắm nước và gọt tỉa, thuỷ dưỡng. Yêu cầu đối với mỗi khâu đều khá nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:


Chuẩn bị

Công việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị đụng œụ và chọn củ thuỷ tiên.

+ Dụng cụ cắt tỉa gọt: vẽ cơ bản, người chơi có thể chọn một đầu vát dùng để gọt tỉa củ, một đầu lòng máng đừng để chỉnh và xén lá, cạo cuống hoa.

+ Củ thuỷ tiên: cần lưu ý chọn củ tròn, cân đối, vỏ ngoài có màu nâu bóng, cảm thây chắc tay.


2, Ngâm nước và gọt tỉa

Quá trình gọt tỉa củ thủy tiên trải qua các bước sau;

Ngâm và thay nước cần kỹ thuật

Trước tiên, ngâm củ Thủy tiên vào nước vài  ngày. Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cũng bợt đi. Nhựa trong củ phải bớt thi vẻ sau củ mới cho màu trắng ngọc ngà. Vài ngày ngâm rửa như thể, mới bất đầu một trong những quy trinh then chốt - gọt thuỷ tiên.

Gọt tỉa củ thuỷ tiên khéo léo

Phải chăm chủ quan sát, theo đối cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường! gọt thuỷ tiên mới thấy được sự khéo léo, tinh xảo mả công đoạn này đòi hỏi. Ông mải sắc con đao rôi mới bắt đầu bóc vỏ củ vả bao mâm. Ngôi ngay ngắn, niảng củ thuỷ hiến trên tay núi đang thực hiện một nghi lễ tâm linh, ông đùng con dao bén đi máy đường để tách nhẹ từng lớp vỏ củ. Một mảng xanh non mờ mờ hiện ra. Đây chính là những mâm lá. mâm hoa. Lại gọt tiếp những bẹ cứ để mảm lộ hẳn ra. Các mâm nhỏ mọc xiên xẹo sẽ bị cắt bỏ, chi giữ lại các hàm chỉnh giữa củ nằm thẳng hàng nhan. Công đoạn gọt thuỷ tiên gần như quyết định sự thành công của một bát thuỷ tiên sau nảy. Vì sao lại phải gọt khi lá gio hoa vẫn là những mầm đang ngủ yên trong củ? Đây là vì, nêu không “tác động” sớm, tử trước kÌu của một bát thuỷ tiên sau này những cái mầm nhú lên. thủ tất cả lá, giỏ hoa, đều lên ... đều lên thẳng đuồn như thẳng đuồn! như những mở hành

Sau nhiều năm tìm hiểu các tải liệu và thử 1gi hiểm đủ cách khác nhận, nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ngỏ ra những bí quyết chơi thuỷ tiên của người xưa. Theo ông, ở giai đoạn này, xén lả và cạo cuống hoa đế tạo dáng thuỷ Hên thật sự là một nghệ thuật

- Để xén lá, nhát đao phải đi một đường thật ngọt, khéo léo đọc theo những chiếc là đang ủ mầm. Độ cong của lá thuỷ khiến sẽ phụ thuộc hoàn loạn vào độ nông sâu của vết xén. Việc xén là giúp tạo sự nôn lượn của là ở bên dưới họa, tranh cho là mọc thẳng, che mắt hóa, Cuống hoa cũng vậy, thường 1 nọe thẳng, đo đỏ, để lọ thuỷ hển miễn mại thì nên chủ động cạo nhẹ vào cuống hoa, cạo chiều nào cuông hoa sẽ cong theo chiều đây. “Chuẩn vị” thuỷ tiên xưa, lả phải xoắn, thấp, những bông họa cao lêu đêu cũng là hỏng. Vi thể, ngay từ lúc gọt, đã phải hình dung ra đảng thể sau này của bát thuỷ tiên. Tác động nhiều hay ít vào mâm hoa, mâm lá sẽ cho ra những kết quả khác nhau.

- Tâm đăng khoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hải hoà mới là đẹp. Và yêu cầu quan trong là bông hoa không được ngửa lên. Giỏ hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ đấu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đây mới là cái đẹp Á Đông. Nếu bông hoa nghểnh mặt lên thả lại hoả ra kênh kiệu. Cãi lí của người chơi họa thuỷ tiên là thể

  • Thuỷ dưỡng

Khâu thuỷ dưỡng hoa thuỷ tiên cũng phải tỉ mỉ, đúng kỹ thuật và phải biết nương theo thời tiết. Thực hiện khẩu này phải chủ ý ca kỹ thuật ngâm dưỡng, “thúc”, “hãm” và kĩ thuật chỉnh lá, chỉnh hoa đề có được mọi bái thuỷ tiền đẹp.

Ngâm dưỡng thủy tiên

Gọt xong. củ thuỷ tiên bị tổn thương, cho nên nhất thiết hàng ngày có phải được “tắm rửa” vải lần bằng nước sạch. Đây chính là công đoạn thuỷ đường. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống. thay nước khoảng 4 - 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa và cặn bám ở các vết cãi rồi xả và ngâm lại vào nước. Sau hai ngay thi đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bắt đất nung. Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập lên trên các vết cắt của củ hoa những cần tránh làm ngập các bao nụ hoa. Nước dưỡng hoa phải là nước sạch để đảm bảo chất lượng và sự phát triển của củ hoa. Nước bản là củ bị thối nên cân thay nước hằng ngày. Nếu được ngâm bằng nước mưa thi củ hoa sẽ sạch, màu sảng và không bị thâm Nếu dùng nước máy, thì phải để ra ang", ra chậu nhiều ngày rồi mới đừng.

“Thúc”, “hãm” thuỷ tiên

Việc “thúc”, “hãm” thuỷ tiên phải nương theo thời tiết. Trời nôm hoa để nở sớm. Giỏ bác mạnh, ngóng mãi không thấy giò hoa đâm lên. Tuy thời tiết mã “thúc”, hay “hãm”cho phủ hợp. Muốn củ ra hoa sớm thì dùng nước ấm để thuỷ dưỡng, ban ngày phơi nắng trực tiếp, ban đêm đưa vào nhà dùng bóng điện chiếu sáng. Muôn củ ra hoa muộn thì phải dùng nước lạnh để thay, không phơi nắng mã đề trong chỗ tối hoặc nơi râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.

Chỉnh la, chỉnh hoa

Bát thuỷ tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể đảng thể hài hoà. Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bỏ cục đẹp. Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm để “nặn” nhật là khoảng bảy, lắm ngày sau khi gọi, Theo nghệ nhân Nguyễn Phủ Cường, đây là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khoẻ, dùng tay nôn thử thầy mềm mại, không giòn thi có thể tạo đảng lá nón lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thuỷ tiên phải trắng ngân, Đù bỏ cục thể nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.

“Theo nghệ nhân Nguyễn Phủ Cường, “cái đẹp nhất của thuỷ tiên, chính là cải đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tĩnh của chính mình”.

(Theo http:nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-thuy-tien-633639, ngày 31/01/2021)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Cách gọt củ hoa thủy tiên

Câu hỏi 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?

Lời giải:

Những dấu hiệu nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động:

- Mục đích: Hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên

- Nhan đề bài viết là tên quy trình “Cách gọt củ hoa thủy tiên”

- Bố cục gồm 3 phần: giới thiệu mục đích của quy trình, liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện, trình bày các bước thực hiện.

- Về đặc điểm hình thức:

+ Sử dụng các con số để đánh dấu trình tự thực hiện và một số từ ngữ chỉ thời gian như: trước tiên, đầu tiên, trước khi, sau hai ngày…

+ Sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh như: củ hoa, cuống hoa, thủy dưỡng, chỉnh lá, chỉnh hao…; sử dụng câu chứa nhiều động từ

+ Sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản

+ Sử dụng hình ảnh minh họa cách thức thực hiện


Câu hỏi 2: Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong đoạn văn: "Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường,..Đấy là vì, nếu không "tác động" sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗi như những mớ hành". Theo em, vì sao tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này?

Lời giải:

- Tác giả trình bày về các bước gọt tỉa củ thủy tiên sao cho khéo léo.

- Cách triển khai theo trật tự thời gian, ông trình bày các thông tin theo tứ tự xuất hiện của hoạt động gọt củ. 

=> Theo em, tác chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này vì ông muốn làm nổi bật thông tin, cách trình bày thứ tự về gọt củ thủy tiên cho khéo léo cho người đọc dễ nắm bắt.


Câu hỏi 3: Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

Lời giải:

Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hình ảnh minh họa.

Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra hình ảnh củ thủy tiên đã được gọt tỉa sẽ như thế nào.


Câu hỏi 4: Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu em có thế xác định được như vậy?

Lời giải:

Mục đích của văn bản: Hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên

- Cách triển khai thông tin chính của văn bản: Theo trật tự thời gian (trật tự thực hiện các thao tác của hoạt động)

- Cách triển khai thông tin chính và mục đích của văn bản có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, cách triển khai thông tin theo thời gian giúp làm rõ quá trình gọt củ hoa thủy tiên (mục đích của văn bản)

- Dấu hiệu xác định: tác giả lần lượt trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của từng công đoạn bằng các từ “trước tiên”, “đầu tiên”, trước khi”...


Câu hỏi 5: Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp. Khi được ngắm thành quả của mình, em có cảm xúc như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu thể hiện cảm xúc của em.

Lời giải:

Bản thân loài hoa, bất cứ là hoa gì đều có khả năng tác động sâu sắc đến tâm trạng, sự khỏe khoắn về tinh thần và thể chất của mỗi chúng ta. Không gì khoan khoái, dễ chịu cho bằng việc ngắm một bình hoa với đủ màu sắc và ngửi được hương thơm dịu dàng của nó. Từ thời xa xưa, hoa tươi đã gắn bó với cuộc sống con người. Hoa giúp tô điểm cho cuộc sống thêm sắc màu và mang đến hương thơm tuyệt vời. Khi ngắm những đóa hoa tươi, nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, yêu đời hơn. Nên không phải ngẫu nhiên, từ thời các vua chúa, trong cung điện đều có những khu vườn ngập đầy hoa tươi. Vì thế hãy tận dụng ngay những bông hoa rực rỡ của mùa xuân để làm khỏe cho mình nhất là trong mùa Covid 19 này. Khi bạn cắm một lọ hoa trong phòng làm việc, phòng khách hay nhà bếp - bạn có thể ngửi thấy hương hoa dịu nhẹ thoảng trong không khí và điều đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, giống như tác dụng của nụ cười trong cuộc sống, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và chế ngự cảm giác đau đớn trong cơ thể. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 47, sgk Ngữ Văn 7, tập 2)

Khi quan sát ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em có suy nghĩ như thế nào về họ? Hãy chia sẻ với bạn về điều ấy

Trả lời:

Khi quan sát ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em thấy được đó là một người có đam mê, biết hưởng thụ, có tính tỉ mỉ, thường họ sẽ rất cẩn thận, biết cách quan tâm, chăm sóc người khác


Câu 2 (trang 47, sgk Ngữ Văn 7, tập 2)

Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về việc gì?

Trả lời:

Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về cách gọt của hoa thuỷ tiên.


* Trải nghiệm cùng văn bản

  • Theo dõi (trang 48, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Những đề mục như thế này cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Trả lời:

Những đề mục như thế này giúp cho người đọc có một cái nhìn bao quát về các bước, cách làm, chuẩn bị; dễ theo dõi, không bị bỏ sót thông tin.

  • Suy luận (trang 49, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Mục đích của đoạn văn “Công đoạn gọt thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này… đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành” là gì?

Trả lời:

Mục đích của đoạn văn “Công đoạn gọt thủy tiên gần như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này… đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành” là nhấn mạnh thông tin quan trong mà người đọc cần chú ý để có cách làm tốt hơn về cách gọt thuỷ tiên.


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính Cách gọt củ hoa thuỷ tiên: hướng dẫn cách gọt củ hoa thuỷ tiên và các mẹo để trồng và giữ củ hoa thuỷ tiên được lâu nhất, đẹp nhất, chuẩn nhất.


Câu 1 (trang 51, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động:

- Nhan đề

- Các mục thực hiện được đánh theo số thứ tự

- Mục đích của văn bản

- Các từ ngữ được sử dụng trong văn bản (trước tiên, trước khi,…)

- Sử dụng hình ảnh minh hoạ.


Câu 2 (trang 51, sgk Ngữ văn 7, tâp 2)

Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong đoạn văn: “Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường,… Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành”. Theo em, vì sao tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này?

Trả lời:

- Thông tin cơ bản: miêu tả cách thực hiện gọt củ hoa thuỷ tiên.

- Cách triển khai thông tin: theo trình tự thời gian: theo dõi, bóc vỏ, gọt bẹ, xén lá,…

- Theo em, tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này vì muốn hướng dẫn chi tiết hơn đến người đọc cách làm và các mẹo cần lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất.


Câu 3 (trang 51, sgk Ngữ văn 7, tâp 2)

Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

Trả lời:

- Mục đích của văn bản này là hướng dẫn cách gọt củ hoa thuỷ tiên đúng cách nhất.

- Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ bổ sung, hỗ trợ với mục đích của văn bản

- Dựa vào cách trình bày văn bản của các giả theo các đề mục, với số thứ tự rõ ràng.


Câu 4 (trang 51, sgk Ngữ văn 7, tâp 2)

Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

Trả lời:

- Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là hình ảnh minh hoạ.

- Tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản: làm cho văn bản rõ ràng, mạch lạc, dễ hình dung, tạo cảm giác không nhàm chán.


Câu 5 (trang 51, sgk Ngữ văn 7, tâp 2)

Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên.

Trả lời:


Câu 6 (trang 51, sgk Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp. Khi được ngắm thành quả của mình, em có cảm xúc như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu thể hiện cảm xúc của em.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Khi tự tay mình gọt được bát hoa thuỷ tiên, em sẽ tự cảm thấy vui vẻ, cảm giác hưởng thụ khi có thể tự làm ra một thành phẩm yêu cầu đọ tỉ mỉ, cẩn thận như vậy. Cảm giác ngồi ngắm nhìn tác phẩm mình tạo ra là một loại hạnh phúc không thể nào diễn tả được, tự cảm giác biết ơn với chính mình. Hơn nữa sẽ cảm thấy tự hào, khích lệ bản thân có tinh thần tích cực hơn nữa trong các công việc khác. Việc cắt gọt hoa thuỷ tiên giúp em rèn luyện thêm tính kiên nhẫn, cẩn thận hơn trong mọi việc. Hy vong mình sẽ có cơ hội được thực hành trải nghiệm thú vị này.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cách gọt củ hoa thủy tiên" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả

- Giang Nam


II. Tác phẩm Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

  • Thể loại: Văn bản thông tin
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được trích ra từ http//nhandan.vn/dong- chay/mua- hoa- thuy- tien- 633639,ngày 31/01/2021

  • Phương thức biểu đạt: thuyết minh
  • Tóm tắt Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

- Văn bản viết về cách gọt hoa thủy tiên quy trình gồm 3 bước: ngâm nước, gọt tỉa , thủy dưỡng

  • Bố cục tác phẩm Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

- Phần 1: Từ đầu….cầm thấy chắc tay: quy trình chuẩn bị

- Phần 2: Tiếp theo…cái lý của người chơi hoa thủy tiên là thế: Cách gọt tỉa

- Phần 3: Còn lại: thủy dưỡng

  • Giá trị nội dung tác phẩm Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

- Văn bản viết về cách gọt hoa thủy tiên

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

- Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.

- Bố cục tác phẩm chặt chẽ.

- Có dẫn chứng hình minh họa và tài liệu tham khảo


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cách gọt củ hoa Thủy Tiên

  • Thông tin cơ bản của văn bản

- Giới thiệu về hoa thủy tiên

+ Loại hoa cầu kì được chơi vào ngày tết

+ Một loài hoa có vẻ đẹp “ngũ phẩm” đẹp từ rễ,lá,hoa,hương

- Quy trình cách gọt hoa Thủy Tiên rất cầu kì

- Gồm 3 phần chuẩn bị,ngâm nước,gọt tỉa,thủy dưỡng

- Chuẩn bị

+ Chuẩn bị hoa thủy tiên

+ Dụng cụ

- Ngâm và gọt tỉa

+ Ngâm và thay nước đúng kỹ thuật

+ Gọt tỉa củ Thủy Tiên khéo léo

- Khâu thủy dưỡng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo

+ Ngâm dưỡng thủy tiên

+ Thúc,hãm thủy tiên

+ Chỉnh lá,chỉnh hoa

→ Tác giả đưa thông khá chi tiết về quy trình cách gọt hoa thủy tiên

  • Mục đích của văn bản

- Đưa thông tin về cách gọt hoa Thủy Tiên

- Các quy trình, kỹ thuật người thực hiện cần tuân thủ

- Cho người đọc thấy được quy trình gọt hoa đòi hỏi sự khéo léo

- Quy trình công phu cần kiên trì.


* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi quan sát ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay một chậu cây, em có suy nghĩ như thế nào về họ? Hãy chia sẻ với bạn về điều ấy?

Trả lời: 

Khi quan sát ai đó tỉ mẩn chăm sóc một nhành hoa hay chậu cây em có suy nghĩ họ là những người cẩn thiện, yêu hoa cỏ thiên nhiên chắc hẳn sẽ có một tâm hồn đẹp và tấm lòng lương thiện. 


Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào nhan đề, hình ảnh minh họa và đọc lướt toàn văn bản, em dự đoán văn bản này sẽ viết về việc gì?

Trả lời: 

Em dự đoán văn bản sẽ viết về việc chăm sóc cây hoa thủy tiên. 


* Trải nghiệm cùng văn bản 

  • Theo dõi: Những đề mục như thế này cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Trả lời: 

Cung cấp những thông tin chính khái quát cho người đọc. 

  • Suy luận : Mục đích của đoạn văn “Công đoạn gọt thủy tiên gắn như quyết định thành công của một bát thủy tiên sau này ...đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành” là gì?

Trả lời: 

Nhấn mạnh tầm quan trọng và lí giải lí do trong một công đoạn đặc việc của công việc. 


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Hướng dẫn một cách chăm sóc cây: Gọt củ hoa thủy tiên. 

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?

Trả lời: 

Em dựa vào đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức của văn bản để xác định đây là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc trong hoạt động. 

Về nội dung thì văn bản có cấu trúc 3 phần: Giới thiệu mục đích – liệt kê những điều cần chuẩn bị - trình bày các bước cần thực hiện. Về hình thức văn bản có sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, hình ảnh minh họa, đề mục tóm tắt thông tin…


Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin trong đoạn văn: “Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, ...Đâỷ là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn như những mớ hành: . Theo em, vì sao tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này? 

Trả lời: 

Thông tin cơ bản là sự chuẩn bị cho cây trước công đoạn quan trọng, triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả nhằm nêu ý nghĩa của việc “tác động” sớm vào mầm cây. 


Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu em có thế xác định được như vậy?

Trả lời: 

Mục đích của văn bản là đưa ra cách chăm sóc hoa thủy tiên từ đó nêu ý nghĩa và cái thú vui của người chăm hoa Cách triển khai thông tin chính phục vụ cho mục đích của văn bản, làm nổi bật mục đích của văn bản. 


Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung văn bản. 

Trả lời: 

Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng là hình ảnh. Tác dụng là khiến cho nội dung văn bản được thể hiện rõ ràng hơn, cụ thể hơn.


Câu 5 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên. 

Trả lời: 

Em vẽ sơ đồ các bước gọt tỉa củ hoa thủy tiên theo quy trình của SGK.

Em chú ý các đề mục hướng dẫn ở đầu bài.


Câu 6 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hãy tưởng tượng em là người gọt được bát hoa thủy tiên đẹp. Khi được ngắm thành quả của mình, em có cảm xúc như thế nào? Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu thể hiện cảm xúc của em.

Trả lời: 

Bản thân loài hoa, bất cứ là hoa gì đều có khả năng tác động sâu sắc đến tâm trạng, sự khỏe khoắn về tinh thần và thể chất của mỗi chúng ta. Không gì khoan khoái, dễ chịu cho bằng việc ngắm một bình hoa với đủ màu sắc và ngửi được hương thơm dịu dàng của nó. Từ thời xa xưa, hoa tươi đã gắn bó với cuộc sống con người. Hoa giúp tô điểm cho cuộc sống thêm sắc màu và mang đến hương thơm tuyệt vời. Khi ngắm những đóa hoa tươi, nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, yêu đời hơn. Nên không phải ngẫu nhiên, từ thời các vua chúa, trong cung điện đều có những khu vườn ngập đầy hoa tươi. Vì thế hãy tận dụng ngay những bông hoa rực rỡ của mùa xuân để làm khỏe cho mình nhất là trong mùa Covid 19 này. Khi bạn cắm một lọ hoa trong phòng làm việc, phòng khách hay nhà bếp - bạn có thể ngửi thấy hương hoa dịu nhẹ thoảng trong không khí và điều đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu, giống như tác dụng của nụ cười trong cuộc sống, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và chế ngự cảm giác đau đớn trong cơ thể. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .