Top 6 Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

632

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

“Chiếu cầu hiền” là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện về nhà vua chiêu mộ hiền tài mà em biết là câu chuyện về vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Sau khi lên ngôi sau giai đoạn đất nước bị chia cắt ngổn ngang, nguyên khí quốc gia bị suy yếu kiệt quệ. Trong hoàn cảnh đó, nhà vua ý thức được sự cấp thiết phải chiêu mộ hiền tài để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Trước tình hình đó, Ngô Thì Nhậm – một thân tín của vua Quang Trung đã thay mặt ông soạn “Chiếu cầu hiền” để thể hiện tinh thần quyết tâm vực lại giang sơn của một nhà lãnh đạo tài giỏi, anh minh. 


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết và tìm hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

 Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài luôn có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Bởi Bác Hồ đã từng nói “người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Một đất nước được lãnh đạo bởi những người tài giỏi, sáng suốt là một đất nước vững mạnh. Một dân tộc đi theo những người lãnh đạo tài giỏi là một dân tộc mạnh… Họ luôn đóng một vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, luôn đổi mới sáng tạo, đóng góp những ý kiến mới mẻ góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 


Trong khi đọc 1

Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phần 1 nêu vấn đề gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn 1 của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Vấn đề được nêu trong đoạn 1 là mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử


Trong khi đọc 2

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn 2 của tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến việc khẳng định sự cần thiết phải có người tài ra giúp vua trị nước, chăm dân.


Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn 4 của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Lý lẽ được tác giả sử dụng ở đây là một lý lẽ hết sức thuyết phục. Ông khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hiền tài và thiên tử, khẳng định nếu không theo thiên tử là họ đang trái lại với ý trời, với tư tưởng trung quân ái quốc mà họ vẫn tôn thờ. Nêu nên tình cảnh của đất nước, triều đại như một cách nhấn mạnh lại lần nữa sự cấp thiết phải ổn định triều cương, trấn chỉnh lại quan lại, cần thiết phải có người tài ra giúp vua dựng nước.


Trong khi đọc 4

Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 cố mối quan hệ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn 5 của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Lý lẽ trình bày ở phần trước với kế hoạch thực thi ở sau có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu phần trước là lời kể nể, phát súng đầu tiên để đánh vào nhận thức, tư tưởng của những người tài thì phần lý lẽ sau như một lời chốt lại, khẳng định rằng họ sẽ ra giúp sức cho vua, cho đất nước. Việc vạch rõ kế hoạch thực hiện cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận, tỉ mỉ của vua quan triều Tây Sơn về việc chiêu mộ hiền tài, họ coi đây là một việc cấp bách, cần phải tiến hành ngay để ổn định nền chính trị của nước nhà. 


Trong khi đọc 5

Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ 2 đoạn cuối của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Lời khuyến dụ một lần nữa khẳng định xây dựng đất nước không chỉ là của nhà vua mà nó cần phải có sự góp sức của người tài, của hiền thần. Đó vừa là đặc ân, vừa là nghĩa vụ đối với đất nước của những người tài, bởi vậy họ không có quyền được khước từ nó bởi đây là nghĩa vụ của mỗi người dân đối với đất nước. 


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào hoàn cảnh ra đời và đoạn 1 của tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

 - Lí do: hoàn cảnh đất nước khi vừa mới trải qua chiến tranh, triều đình mới xây dựng, lòng dân hoang mang, lo lắng, xã tắc chưa vững, việc nước chưa định, việc quân chưa xong. 

- Mục đích: trong hoàn cảnh đó, việc người tài ra giúp vua trị dân, trị nước ngày càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thấy tình hình đó, Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung ra Chiếu cầu hiền nhằm kêu gọi những văn thân, sĩ tử, những kẻ sĩ trong thiên hạ từ bỏ cuộc sống an nhàn, ra triều làm quan, giúp vua xây dựng và ổn định đất nước. 


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản hướng đến đối tượng là các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người có tài, những người đã từng làm quan cho triều cũ đang sống cuộc sống ở ẩn. 

 - Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước bởi:

+ Bản thân của những người đó không còn tin vào triều đình, vào chế độ

+ Họ thích cuộc sống an nhàn, ngày 3 bữa câu cá, ngâm thơ, một cuộc sống nhàn tản thỏa mãn sở thích cá nhân, rời xa thời cuộc

+ Nhiều người thuộc triều đại cũ, e ngại việc ra là quan cho triều đại mới liệu có đi ngược lại với tư tưởng của mình

+ Một bộ phận thì không ủng hộ chính quyền mới nhưng không có ý chống phá.

+ Bộ phận khác thì ngại tiến cử bản thân và không có ai để tiến cử… 

→ Tất cả những lý do đó đã tạo nên một sự tổn thất nghiêm trọng về nguyên khí của quốc gia tại thời điểm đó.


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Phương pháp giải:

Chú ý vào nội dung từng phần của văn bản.

Lời giải chi tiết:

 - Văn bản gồm có 3 phần:

+ P1: từ đầu… người hiền vậy → mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

+ P2: tiếp… hay sao? → thực tại của đất nước và nhu cầu của thời đại

+ P3: còn lại → đường lối cầu hiền của vua. 

 - Nội dung của các phần có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tác phẩm là chiêu mộ người tài. Mở đầu tác phẩm, tác giả đưa ra lập luận không ai có thể chối cãi bởi lịch sử đã chứng minh, người tài ắt phải giúp đỡ thiên tử xây dựng nước, như vậy mới đúng với tư tưởng trung quân ái quốc mà họ tôn thờ. Tiếp đến, ông đưa ra thực trạng của đất nước, thiếu thốn người tài, nguyên khí tổn thất nghiêm trọng và cần thiết mọi người phải ra mặt. Để rồi cuối cùng, ông đưa ra đường lối thực hiện như một sự đảm bảo về kế sách vẹn toàn, chờ người thực hiện… Đây là biểu hiện chung của một áng văn nghị luận với lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén nhằm làm nổi bật mục đích muốn truyền tải. 


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Phương pháp giải:

 Đọc kỹ tác phẩm

Chú ý vào những lý lẽ, bằng chứng được đưa ra

Lời giải chi tiết:

Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng vô cùng xác đáng về thời cuộc, hoàn cảnh của đất nước: sau chiến tranh, nguyên khí quốc gia kiệt quệ, triều đình hỗn loạn, lòng người hoang mang… những người hiền tài thì sống ẩn dật, lánh xa sự đời, bỏ mặc đất nước trong hoàn cảnh nguy nan… Nhưng bên cạnh những lời chỉ trích có phần gay gắt, đanh thép ấy ta vẫn bắt gặp những câu hỏi tu từ đậm chất biểu cảm như “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?...” Như một nỗi niềm giãi bày, một sự trải lòng của chính nhà vua, thay vì việc đổ lỗi cho người tài, ông nhận sự nhượng bộ về mình. Đây là một cách thuyết phục độc đáo, không chỉ cho ta thấy nỗi niềm, tấm lòng của nhà vua còn là một cách thấy nhu thắng cương khiến người nghe không khỏi thấy nhói lòng, tội lỗi nếu làm trái. 


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm và nêu lên quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Theo em, điều tạo nên sức hấp dẫn của Cầu hiền chiếu là lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục với mục đích rõ ràng, sâu sắc. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho của thể loại văn chính luận, phản ánh triệt để tâm tư, nguyện vọng của người viết bằng lối viết nghị luận sắc sảo từ bố cục, lập luận cho đến ngôn ngữ đều làm nổi bật lên tư tưởng của người viết. 


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Phương pháp giải:

Dựa vào mục đích của tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cầu hiền chiếu được viết trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh, triều đình mới thành lập, nền móng chưa vững, nguyên khí quốc gia kiệt quệ… Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có người tài đứng ra giúp vua dựng nước và giữ nước. Bởi vậy, Ngô Thì Nhậm đã thay mặt vua Quang Trung viết Cầu hiền chiếu để chiêu mộ hiền tài khắp cả nước, ra sức vì nước, vì dân. Qua đó, ta thấy được tấm lòng tận trung với nước, hiếu với dân của Ngô Thì Nhậm cùng mong muốn đất nước được phồn thịnh, nhân nhân được ấm lo hạnh phúc của một hiền thần, hết lòng vì nước, vì dân. 


Viết

Câu hỏi (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của Cầu hiền chiếu để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Từ xưa đến nay, người tài luôn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, trên con đường hội nhập của đất nước, vai trò của người tài lại càng được trú trọng hơn bao giờ hết. Bởi dưới sự góp sức của họ, đất nước mới có thể phát triển, lớn mạnh, nhân dân mới được ấm lo, hạnh phúc. Họ là những người xuất chúng trong quần chúng, có cái nhìn chiến lược với năng lực làm việc tốt. Vậy nên, đất nước, nhân dân cần họ. Đồng thời, những người tài cũng phải nhận rõ được nghĩa vụ phải cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, đây là nghĩa vụ cao cả của con người trong xã hội. Vì vậy, không nên vì giỏi mà sinh kiêu, xem thường người khác bởi như vậy nó sẽ đánh mất giá trị vốn có của người tài như Bác Hồ nói “tài phải đi với đức” thì mới làm được việc lớn. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết?

Trả lời:

- Lê Lợi – Lê Thái Tổ đã thành lập một đội quân chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh năm 1418.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy đến tháng 12-1427 Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc.


Câu hỏi 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Có vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

- Có những sáng kiến tốt có thể giải quyết những vấn đề khó khăn.

- Góp phần xây dựng và mang đến lợi ích chung cho Quốc gia.

- …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc

Phần 1 nêu vấn đề gì?

Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.

Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.

Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.
Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.

Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Lời khuyến dụ có ý nghĩa: Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước: Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.


* Sau khi đọc

Nội dung chính:

Văn bản là một văn kiện được viết nhằm để ban bố đến toàn dân thiên hạ về sự thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn và mong muốn của nhà. vua cầu hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung viết bài cáo này để ban bố khắp thiên hạ. Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

Trả lời:

- Lí do: Những bất cập của triều đại mới, triều đại gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.


Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Trả lời:

- Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.


Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Trả lời:

- 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...người hiền vậy): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.

+ Phần 2 (Tiếp đến ...hay sao?): Thực tại và nhu cầu của thời đại.

+ Phần 3 (Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

- Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.


Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Trả lời:

Nghệ thuật:

– Cách nói sùng cổ.

– Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình.

=> Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.


Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Trả lời:

Những điều làm nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:

- Người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ để thuyết phục người nghe. Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều rất sắc sảo, hợp đạo lí.

- Bài chiếu có bố cục hợp lí theo một lôgíc chặt chẽ.

- Nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung thể hiện qua bài chiếu: vì nước, vì dân, sẵn sàng chiến đấu giành độc lập, tự do cho đất nước.


Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Trả lời:

- Tác giả gửi gắm khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, thể hiện tình cảm to lớn của nhà vua đối với quê hương, đất nước. Qua đó ta cũng thấy được Ngô Thì Nhậm là một tác giả uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.


* Kết nối đọc - viết

Bài tập (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Đoạn văn tham khảo

Bác Hồ của chúng ta từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Câu nói của Bác không chỉ thể hiện niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước mà còn giúp chúng ta thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Sự nỗ lực, cố gắng học hỏi của chúng ta ngày hôm nay sẽ là những trái ngọt cống hiến cho đất nước trong tương lai. "Cống hiến" là việc đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ của bản thân để đóng góp cho công cuộc phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, có rất nhiều những tấm gương đáng quý về sự cống hiến, càng đáng quý hơn khi sự cống hiến ấy được thực hiện một cách âm thầm, không phô trương, đó là những chiến sĩ công an chấp nhận sự nguy hiểm "nằm vùng" nhằm triệt phá những băng đảng tội phạm, đó là những thầy cô giáo rời xa quê hương để lên những vùng cao để "mang đến con chữ" cho trẻ em nghèo nơi đây. Tất cả những cống hiến ấy đều thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Mỗi một cống hiến dù lớn hay nhỏ đều góp phần tích cực vào quá trình dựng xây, hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương cống hiến hết mình thì vẫn có những con người sống ích kỉ, chỉ biết mưu cầu lợi ích cá nhân mà không biết cống hiến cho cuộc sống chung. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức để có thể cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để dựng xây quê hương, đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết?

Trả lời:

Dưới triều Vua Lê Thánh Tông việc tuyển chọn người có đức, có tài được xem là điều hệ trọng nhất trong mọi điều hệ trọng với nhiều hình thức tiến bộ, tổ chức rất nghiêm ngặt.

Nhà vua đã áp dụng hàng loạt các biện pháp cơ bản, mang tính hệ thống như khuyến khích việc học; tổ chức thi tuyển để lựa chọn người tài; đặt lệ bảo cử để không bỏ sót nhân tài; đặt lệ tập ấm để khuyến khích con cháu công thần lập thân; thực hiện chế độ tản quan để tỏ lòng tri ân với những người có công; đặt lệ khảo thi để khuyến khích nhân tài phấn đấu vươn lên; đặt lệ khảo khóa để đánh giá, phát huy thực tài của quan lại (Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức, Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, NXB Tư pháp, 2010, tr.143-144).


Câu hỏi 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Nhân tài có vai trò quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy mà cha ông ta đã coi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tiến hành các cuộc thi cử để tìm ra trạng nguyên, tiến sĩ cho đất nước.

- Mang đến lợi ích chung cho Quốc gia.

- Nhận được sự giúp đỡ và có thể giải quyết những vấn đề khó khăn.

- Góp phần phát triển quê hương đất nước về mọi mặt.

- …


* Đọc văn bản

  • Phần 1 nêu vấn đề gì?

Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.

  • Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.

  • Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.

  • Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.

  • Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Lời khuyến dụ có ý nghĩa: Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li: vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước. Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.


* Sau khi đọc

Nội dung chính Cầu hiền chiếu:

Văn bản là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.


Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

Trả lời:

- Lí do: Những bất cập của triều đại mới, Gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.


Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Trả lời:

- Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.


Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Trả lời:

- 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

+ Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

- Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.


Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Trả lời:

Nghệ thuật:

– Cách nói sùng cổ.

– Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình.

=>Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.


Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Trả lời:

Những điều làm nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:

- Người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp vua Quang Trung xây dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên.

- Nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung thể hiện qua bài chiếu.

- Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung. Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu.


Câu 6 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Trả lời:

Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc quét sạch 20 vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trốn, hoặc đi ở ẩn, hoặc tự tử,… Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước an dân.

Văn bản thể hiện rõ sự khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, qua đó ta thấy được Ngô Thì Nhậm thật là uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.


* Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Đoạn văn tham khảo

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về vấn đề: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự đóng góp của những người tài là vô cùng quan trọng. Người có tài miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Người tài giỏi không chỉ là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển xã hội mà còn quyết định sự suy thịnh, tồn vong của đất nước. Những người tài là lực lượng đi đầu tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống và sản xuất. Những người tài mang những tư duy tích cực, tính sáng tạo không ngừng và những hoài bão lớn lao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của xã hội, đưa nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển. Những sự đóng góp ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc, giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả Chiếu cầu hiền 

Tiểu sử

- Ngô Thì Nhậm (1746- 1803), hiệu là Hi Doãn

- Ông từng đỗ Tiến sĩ làm quan cho nhà Lê- Trịnh, sau đi theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. Nhiều văn kiện giấy tờ Tây Sơn do ông soạn thảo

- Ông là người có tài năng và ý chí lớn

Sự nghiệp văn học

- Các tác phẩm chính:

   + về văn: Kim mã hành dư (Lúc làm việc công nhàn rỗi), Hàn các anh hoa (Tinh hoa nơi gác văn), Bang giao hảo thoại (Lời hay trong các bang giao)

   + về thơ: Yên Đài thu vịnh (Vịnh cảnh thu nơi Yên Đài), Cúc hoa bách vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa cúc)

   + ông còn là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí

- Đặc điểm sáng tác: ông là cây đại bút về văn chính luận


II. Nội dung tác phẩm Chiếu cầu hiền

Chiếu cầu hiền

Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.


Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.


Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?


Kia như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?


Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao.


Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.


Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.


III. Tìm hiểu tác phẩm Cầu hiền chiếu

Thể loại

Chiếu cầu hiền thuộc thể loại chiếu.


Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài chiếu được viết vào khoảng những năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê- Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.


Phương thức biểu đạt

Văn bản Cầu hiền chiếu có phương thức biểu đạt là nghị luận.


Tóm tắt văn bản Cầu hiền chiếu

Năm 1788, sau khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đã đi theo nghĩa quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh, lên ngôi hoàng đế và lấy hiệu là Quang Trung. Ngô Thì Nhậm được Quang Trung giao cho viết “Chiếu cầu hiền” để kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra giúp nước cứu đời. Hiền tài cũng giống như ngôi sao sáng trên trời cao. Người hiền sẽ là sứ giả của thiên tử. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, có người thì mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”. Có người ra làm quan thì sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”. Có kẻ “ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Từ đó, vua Quang Trung đưa ra đường lối cầu hiền đúng đắn, kêu gọi người tài ra giúp nước cứu đời.


Bố cục văn bản Cầu hiền chiếu

- Phần 1 (từ đầu đến ý trời sinh ra người hiền vậy): Mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử

- Phần 2 (tiếp đến buổi ban đầu trẫm hay sao?): Cách ứng xử của hiền tài khi Tây Sơn ra bắc diệt Trịnh

- Phần 3 (còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung


Giá trị nội dung

Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.


Giá trị nghệ thuật

Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục, đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước.


IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cầu hiền chiếu

1. Quy luật xử thế của người hiền

- Ng­ười hiền tài có mối quan hệ với thiên tử:

+ Người hiền phải do thiên tử sử dụng.

+ Không làm như­ vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống.

- So sánh: Người hiền – ngôi sao sáng; thiên tử – sao Bắc Thần (tức Bắc Đẩu).

- Từ quy luật tự nhiên: Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần (ngôi vua).

→ Dùng hình ảnh so sánh, lấy từ luận ngữ tạo nên tính chính danh cho Chiếu cầu hiền vừa đánh trúng vào tâm lí của nho sĩ Bắc Hà. Cho ta thấy Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa.


2. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

- Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà:

+ Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng trốn tránh việc đời.

+ Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn không dám lên tiếng, hoặc làm việc cầm chừng đánh mõ, giữ cửa.

+ Một số đi tự tử ra biển vào sông: Vừa châm biếm nhẹ nhàng vừa tỏ ra tác giả có kiến thức sâu rộng, có tài năng văn chương.

- Câu hỏi:

+ Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?

+ Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự Vương hầu chăng?

→ Vừa thể hiện sự thành tâm, khiêm nhường, vừa thể hiện sự đòi hỏi và cả chút thách thách của vua Quang Trung. (Khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống. Phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới).

- Thẳng thắn tự nhận những bất cập của triều đại mới, khóe léo nêu lên những nhu cầu của đất nước:

+ Trời còn tối tăm;

+ Buổi đầu đại định;

+ Triều chính còn nhiều khiếm khuyết.

→ Gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?: Hỏi mà khẳng định rằng nhân tài không những có mà còn có nhiều. 

⇒ Cách nói vừa khiêm nhường tha thiết, vừa kiên quyết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới làm cho nho sĩ Bắc Hà không thể không thay đổi cách ứng xử.


3. Con đường cầu hiền của vua Quang Trung

- Đối tượng cầu hiền: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.

- Đường lối cầu hiền:

+ Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách

+ Cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi 

+ Cho phép người tài tự tiến cử.

→ Tư tưởng dân chủ tiến bộ, đường lối cầu hiền: rộng mở, đúng đắn.

- Yêu cầu cố gắng hãy cùng triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.

→ Biện pháp cầu hiền cụ thể, dễ thực hiện.

⇒ Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng cũng như khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải tỏa những băn khoăn có thể có cho mọi thần dân, khiến họ yên tâm tham gia việc nước. 


V. Dàn ý tác tác phẩm Chiếu cầu hiền

Mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử

- Hình ảnh so sánh được sử dụng: hiền tài – ngôi sao sáng đã bày tỏ sự trân trọng, khẳng định, đề cao vị trí của người hiền tài đối với quốc gia, dân tộc

- Giữa thiên tử và người hiền tài có mối quan hệ khăng khít: người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử giống như các sao sáng trên trời quy tụ về sao Bắc Đẩu ⇒ hình ảnh so sánh lấy ý từ câu nói của Khổng Tử trong Luận ngữ càng tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết

- Bài chiếu còn nêu lên quy luật xử thế nữa của những người hiền tài đã là hiền tài thì không được bỏ phí tài năng phải đem ra giúp đời giúp nước: Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy

- Các quy luật mà bài chiếu nêu ra ai ai cũng phải thừa nhận


Thực tế cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và thực trạng đất nước

- Các sĩ phu Bắc Hà vì nhiều lí do khác nhau chưa ra giúp đời, giúp nước, tài năng chưa được trọng dụng, phát huy:

   + bỏ đi mai danh ẩn tích muốn lẩn trốn suốt đời để uổng phí tài năng

   + làm quan với nhà Tây Sơn nhưng sợ hãi, im lặng kiêng dè không dám lên tiếng, làm việc gõ mõ, cầm chừng, canh cửa

   + chán nản tiêu cực, hủy hoại thân mình ra biển vào sông, oan uổng tài năng, chết đuối trên cạn

- Thực tế cách ứng xử như thế không phù hợp với quy luật đã nêu trên, cũng không phù hợp với thực tế. Hàng loạt các câu hỏi được đưa ra khiến người nghe phải suy ngẫm: Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

⇒ Người viết đang thầm phê phán kín đáo, thâm úy

- Để thuyết phục tác giả đưa ra thực trạng đất nước lúc bấy giờ khiến kẻ sĩ có lương tâm không thể thờ ơ trách nhiệm với dân với nước:

   + đất nước đương buổi đầu của thời hưng thịnh, công việc vừa mới mở ra cần người hiền tài

   + đất nước nhiều nhân tài lẽ nào lại không có: Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này......buổi ban đầu của trẫm hay sao?


Các cách phát huy người tài, tiến của hiền tài và niềm mong mỏi, niềm tin có được hiền tài của vua Quang Trung

- Từ quan lại cho đến thứ dân người nào có tài năng, mưu lược hay đều được tỏ bày sự việc, ý kiến

- Tự mình dâng sớ bày tỏ việc nước

- Các quan tiến cử người hiền

- Hiền tài tự tiến cử

⇒ Đường lối hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng


Nghệ thuật

- Kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hợp lí

   + mở bài nêu ra tiền đề có tính chất chân lí

   + thân bài soi sáng tiền đề mang chân lí, tính quy luật vào thực trạng kẻ sĩ Bắc Hà từ đó chỉ ra cách ứng xử không phù hợp với quy luật, thực tế đất nước

   + rút ra kết luận

- Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, truyền cảm, giàu thuyết phục


VI. Một số đề văn bài Chiếu cầu hiền

Đề bài: Phân tích tác phẩm Chiếu Cầu Hiền của Ngô Thì Nhậm để thấy tài nhìn xa trông rộng và tấm lòng của vua Quang Trung đối với đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Cầu hiền chiếu
(Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm)

* Nội dung chính: Văn bản là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.


I. Trước khi đọc,

Câu hỏi 1. Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết?

Trả lời:

– Dưới triều Vua Lê Thánh Tông việc tuyển chọn người có đức, có tài được xem là điều hệ trọng nhất trong mọi điều hệ trọng với nhiều hình thức tiến bộ, tổ chức rất nghiêm ngặt.

– Nhà vua đã áp dụng hàng loạt các biện pháp cơ bản, mang tính hệ thống như khuyến khích việc học; tổ chức thi tuyển để lựa chọn người tài; đặt lệ bảo cử để không bỏ sót nhân tài; đặt lệ tập ấm để khuyến khích con cháu công thần lập thân; thực hiện chế độ tản quan để tỏ lòng tri ân với những người có công; đặt lệ khảo thi để khuyến khích nhân tài phấn đấu vươn lên; đặt lệ khảo khóa để đánh giá, phát huy thực tài của quan lại (Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức, Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, NXB Tư pháp, 2010, tr.143-144).


Câu hỏi 2. Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Nhân tài có vai trò quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy mà cha ông ta đã coi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tiến hành các cuộc thi cử để tìm ra trạng nguyên, tiến sĩ cho đất nước.

+ Mang đến lợi ích chung cho Quốc gia.

+ Nhận được sự giúp đỡ và có thể giải quyết những vấn đề khó khăn.

+ Góp phần phát triển quê hương đất nước về mọi mặt.

+ …

Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài luôn có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Bởi Bác Hồ đã từng nói “người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Một đất nước được lãnh đạo bởi những người tài giỏi, sáng suốt là một đất nước vững mạnh. Một dân tộc đi theo những người lãnh đạo tài giỏi là một dân tộc mạnh… Họ luôn đóng một vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, luôn đổi mới sáng tạo, đóng góp những ý kiến mới mẻ góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


II. Đọc văn bản.

Câu 1. Phần 1 nêu vấn đề gì?

Trả lời:

– Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.


Câu 2. Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Trả lời:

– Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.


Câu 3. Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Trả lời:

– Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.

Lý lẽ được tác giả sử dụng ở đây là một lý lẽ hết sức thuyết phục. Ông khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa hiền tài và thiên tử, khẳng định nếu không theo thiên tử là họ đang trái lại với ý trời, với tư tưởng trung quân ái quốc mà họ vẫn tôn thờ. Nêu nên tình cảnh của đất nước, triều đại như một cách nhấn mạnh lại lần nữa sự cấp thiết phải ổn định triều cương, trấn chỉnh lại quan lại, cần thiết phải có người tài ra giúp vua dựng nước.


Câu 4. Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời:

– Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.

→ Lý lẽ trình bày ở phần trước với kế hoạch thực thi ở sau có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu phần trước là lời kể nể, phát súng đầu tiên để đánh vào nhận thức, tư tưởng của những người tài thì phần lý lẽ sau như một lời chốt lại, khẳng định rằng họ sẽ ra giúp sức cho vua, cho đất nước. Việc vạch rõ kế hoạch thực hiện cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận, tỉ mỉ của vua quan triều Tây Sơn về việc chiêu mộ hiền tài, họ coi đây là một việc cấp bách, cần phải tiến hành ngay để ổn định nền chính trị của nước nhà.


Câu 5. Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Trả lời:

– Lời khuyến dụ có ý nghĩa: Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li: vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước. Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.

Lời khuyến dụ một lần nữa khẳng định xây dựng đất nước không chỉ là của nhà vua mà nó cần phải có sự góp sức của người tài, của hiền thần. Đó vừa là đặc ân, vừa là nghĩa vụ đối với đất nước của những người tài, bởi vậy họ không có quyền được khước từ nó bởi đây là nghĩa vụ của mỗi người dân đối với đất nước. 


III. Sau khi đọc.

Câu 1. Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

Trả lời:

– Lí do: hoàn cảnh đất nước khi vừa mới trải qua chiến tranh, triều đình mới xây dựng, lòng dân hoang mang, lo lắng, xã tắc chưa vững, việc nước chưa định, việc quân chưa xong.

– Mục đích: trong hoàn cảnh đó, việc người tài ra giúp vua trị dân, trị nước ngày càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thấy tình hình đó, Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung ra Chiếu cầu hiền nhằm kêu gọi những văn thân, sĩ tử, những kẻ sĩ trong thiên hạ từ bỏ cuộc sống an nhàn, ra triều làm quan, giúp vua xây dựng và ổn định đất nước.


Câu 2. Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Trả lời:

– Văn bản hướng đến đối tượng là các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người có tài, những người đã từng làm quan cho triều cũ đang sống cuộc sống ở ẩn.

 – Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước bởi:

+ Bản thân của những người đó không còn tin vào triều đình, vào chế độ

+ Họ thích cuộc sống an nhàn, ngày 3 bữa câu cá, ngâm thơ, một cuộc sống nhàn tản thỏa mãn sở thích cá nhân, rời xa thời cuộc

+ Nhiều người thuộc triều đại cũ, e ngại việc ra là quan cho triều đại mới liệu có đi ngược lại với tư tưởng của mình

+ Một bộ phận thì không ủng hộ chính quyền mới nhưng không có ý chống phá.

+ Bộ phận khác thì ngại tiến cử bản thân và không có ai để tiến cử…

→ Tất cả những lý do đó đã tạo nên một sự tổn thất nghiêm trọng về nguyên khí của quốc gia tại thời điểm đó.

– Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.


Câu 3. Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Trả lời:

– Văn bản có 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.

+ Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

– Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.

Nội dung của các phần có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tác phẩm là chiêu mộ người tài. Mở đầu tác phẩm, tác giả đưa ra lập luận không ai có thể chối cãi bởi lịch sử đã chứng minh, người tài ắt phải giúp đỡ thiên tử xây dựng nước, như vậy mới đúng với tư tưởng trung quân ái quốc mà họ tôn thờ. Tiếp đến, ông đưa ra thực trạng của đất nước, thiếu thốn người tài, nguyên khí tổn thất nghiêm trọng và cần thiết mọi người phải ra mặt. Để rồi cuối cùng, ông đưa ra đường lối thực hiện như một sự đảm bảo về kế sách vẹn toàn, chờ người thực hiện… Đây là biểu hiện chung của một áng văn nghị luận với lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén nhằm làm nổi bật mục đích muốn truyền tải.

 

Câu 4 . Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Trả lời:

– Nghệ thuật:

+ Cách nói sùng cổ.

+ Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình.

→ Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng vô cùng xác đáng về thời cuộc, hoàn cảnh của đất nước: sau chiến tranh, nguyên khí quốc gia kiệt quệ, triều đình hỗn loạn, lòng người hoang mang… những người hiền tài thì sống ẩn dật, lánh xa sự đời, bỏ mặc đất nước trong hoàn cảnh nguy nan… Nhưng bên cạnh những lời chỉ trích có phần gay gắt, đanh thép ấy ta vẫn bắt gặp những câu hỏi tu từ đậm chất biểu cảm như “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?…” Như một nỗi niềm giãi bày, một sự trải lòng của chính nhà vua, thay vì việc đổ lỗi cho người tài, ông nhận sự nhượng bộ về mình. Đây là một cách thuyết phục độc đáo, không chỉ cho ta thấy nỗi niềm, tấm lòng của nhà vua còn là một cách thấy nhu thắng cương khiến người nghe không khỏi thấy nhói lòng, tội lỗi nếu làm trái.

Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.


Câu 5. Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Trả lời:

Những điều làm nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:

– Người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp vua Quang Trung xây dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên.

– Nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung thể hiện qua bài chiếu.

– Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung. Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu.


Câu 6. Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Trả lời:

– Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc quét sạch 20 vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trốn, hoặc đi ở ẩn, hoặc tự tử,… Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước an dân.

– Văn bản thể hiện rõ sự khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, qua đó ta thấy được Ngô Thì Nhậm thật là uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.

Cầu hiền chiếu được viết trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua chiến tranh, triều đình mới thành lập, nền móng chưa vững, nguyên khí quốc gia kiệt quệ… Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có người tài đứng ra giúp vua dựng nước và giữ nước. Bởi vậy, Ngô Thì Nhậm đã thay mặt vua Quang Trung viết Cầu hiền chiếu để chiêu mộ hiền tài khắp cả nước, ra sức vì nước, vì dân. Qua đó, ta thấy được tấm lòng tận trung với nước, hiếu với dân của Ngô Thì Nhậm cùng mong muốn đất nước được phồn thịnh, nhân nhân được ấm lo hạnh phúc của một hiền thần, hết lòng vì nước, vì dân. 


IV. Kết nối đọc – viết.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Đoạn văn tham khảo 1:

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về vấn đề: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự đóng góp của những người tài là vô cùng quan trọng. Người có tài miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Người tài giỏi không chỉ là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển xã hội mà còn quyết định sự suy thịnh, tồn vong của đất nước. Những người tài là lực lượng đi đầu tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống và sản xuất. Những người tài mang những tư duy tích cực, tính sáng tạo không ngừng và những hoài bão lớn lao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của xã hội, đưa nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển. Những sự đóng góp ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc, giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.

Đoạn văn tham khảo 2:

Từ xưa đến nay, người tài luôn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, trên con đường hội nhập của đất nước, vai trò của người tài lại càng được trú trọng hơn bao giờ hết. Bởi dưới sự góp sức của họ, đất nước mới có thể phát triển, lớn mạnh, nhân dân mới được ấm lo, hạnh phúc. Họ là những người xuất chúng trong quần chúng, có cái nhìn chiến lược với năng lực làm việc tốt. Vậy nên, đất nước, nhân dân cần họ. Đồng thời, những người tài cũng phải nhận rõ được nghĩa vụ phải cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, đây là nghĩa vụ cao cả của con người trong xã hội. Vì vậy, không nên vì giỏi mà sinh kiêu, xem thường người khác bởi như vậy nó sẽ đánh mất giá trị vốn có của người tài như Bác Hồ nói “tài phải đi với đức” thì mới làm được việc lớn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cầu hiền chiếu" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Trước khi đọc

Câu 1. Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết.

Một số câu chuyện như: Theo Giản yếu sử Việt Nam, là người chú trọng phát triển giáo dục, năm 1075 vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh Kinh bác học và thi Nho học tam trường nhằm tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Đó là khoa thi đầu tiên trong lịch sử thi cử ở Việt Nam.


Câu 2. Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Việc trọng dụng người tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.


Đọc văn bản

Câu 1. Phần 1: Nêu vấn đề gì?

Vấn đề: Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.


Câu 2. Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý sẽ được trình bày ở phần 3: Thực trạng đất nước và tầm quan trọng của hiền tài.


Câu 3. Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Lí lẽ sắc sảo, thấu đáo.


Câu 4. Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Lí lẽ trình bày ở các phần trước tạo tiền đề để nêu ra kế hoạch được thực thi ở phần 4.


Câu 5. Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung, cũng như tấm lòng trọng dụng nhân tài.


Sau khi đọc

Câu 1. Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

  • Lí do: Vương triều Tây Sơn mới thành lập, còn nhiều khó khăn và bất cập.
  • Mục đích: Kêu gọi nhân tài ra giúp nước.

Câu 2. Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thị Nhậm đổi điện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

- Đối tượng: sĩ phu Bắc Hà

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: Nhà nước mới được thành lập, kẻ sĩ có người trốn tránh việc nước, có người sợ hãi…


Câu 3. Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

- Văn bản có 3 phần:

- Mối quan hệ nội dung các phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “ thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền như vậy ”. Mối quan hệ giữa thiên tử và hiền tài.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao? ”. Cách ứng xử của người tài đối với vương triều Tây Sơn.
  • Phần 3. Còn lại. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Câu 4. Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tổ biểu cảm, thuyết minh?

Cách lập luận chặt chẽ, ngắn gọn.

  • Tác giả đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không thể phủ nhận được.
  • Tác giả đưa ra những sự kiện trên bằng cách vừa lấy ý tứ từ Kinh Dịch và đều mang tính ẩn dụ cao.
  • Những lời lẽ chân thành, da diết trong chờ đợi và mong mỏi.

Câu 5. Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Câu 6. Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đổi với đất nước?

Kết nối đọc viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cán phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Để xây đựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì dức độ, nhân cách cùa họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội  không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong sô' đó không phải ai cũng là  hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ vể lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng, một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.


Phân tích:

Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu là Hi Doãn, quê ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê – Trịnh; sau đi theo Tây Sơn và có nhiều đóng góp nên được Quang Trung trọng dụng.


Tác Phẩm Chiếu Cầu Hiền được viết theo yêu cầu của Vua Quang Trung, nhằm cổ vũ động viên tinh thần cho các chiến sĩ cũng như kêu gọi người tài giúp dân cứu nước.


Khi đọc tác phẩm chắc ai cũng biết là một người bình thường không thể nào có những lời văn hay, rõ ràng và có sức thuyết phục như vậy, chứng tỏ Quang Trung là một vị vua tài nhìn xa trông rộng của nhà vua anh minh Quang Trung và tình yêu nước nồng nàn của một vị vua kiệt xuất. Quang Trung xứng đáng đi vào lịch sử như một nhân vật tài ba nhất trong lịch sử trung đại nước nhà.


Mở đầu bài Chiếu tác giả đã đưa được giả thuyết của bậc hiền tài rất đơn giản mà lại có sức thuyết phục cao. Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.


Ở đây ý tác giả muốn khẳng định người hiền tài là một người có đức lẫn tài, được so sánh ví như ngôi sao sáng trên trời. Và các nhân tài đó sinh ra để giúp vua cứu nước. Cách dùng hình ảnh để nói lên một cách đơn giản mà dễ hiểu là: Hiền tài là tinh hoa của trời đất nên lẽ đương nhiên là tài đức của họ phải được cống hiến cho dân, cho nước.


Tiếp theo tác giả lại đưa ra những chi tiết về việc phân chia Nước làm hai Đàng là Đàng trong và Đàng ngoài thì đất nước trở nên khó khăn trong việc quản lý cũng như là sự đảm bảo hòa bình cho đất nước.


Ngô Thì Nhậm đã dùng nhiều điển tích rút từ các sách kinh điển Nho gia, dùng lời dạy của Khổng Tử để đặt vấn đề và đưa ra cách ứng xử có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với trí thức Bắc Hà. Cách diễn đạt đó đã tạo ra ấn tượng sâu sắc, đánh trúng vào tâm lí của tầng lớp trí thức, cho nên có sức thuyết phục lớn, khiến họ không thể không mang tài đức ra giúp triều đình Tây Sơn.


Tác giả còn đưa ra nhiều dẫn chứng khác để nói lên sự nhút nhát của các nhân tài, cũng như việc lẩn tránh trách nhiệm với đất nước như: Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.


Tiếp theo đó là những lời của Khổng Tử và nêu lên quy luật của đất trời là những người tài đức phải giúp vua dựng nước, tác giả nói đến tình cảnh của kẻ sĩ lúc bấy giờ: mệt số người tài đức thì đi ở ẩn trong khe núi, trốn tránh việc đời, bỏ phí tài năng. Những người ra làm quan với triều Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng, hoặc làm việc cầm chừng. Một số khác ở ẩn, khác chi như người bị chết đuối trên cạn. Thậm chí một số người tự tử để giữ lòng trung với vua Lê.


Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nhị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy. Việc tập hợp người hiền tài giúp nước là công việc gấp gáp và quan trọng hơn lúc nào hết. Đây là những Lời nói khiêm nhường, chân thành và lập luận có lí có tình cùng chính sách sử dụng hiền tài rộng rãi của nhà vua khiến các bậc hiền tài không thể không đem tài đức ra giúp triều đại mới.


Tác giả không nói thẳng mà dùng hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng lấy trong kinh điển Nho gia. Làm như vậy vừa tế nhị, vừa có tính chất phê phán nhẹ nhàng, lại tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương, khiến người nghe nể trọng, không những không tự ái mà còn tự cười, tự trách về thái độ ứng xử chưa thỏa đáng của mình. Vua Quang Trung không chỉ làm phận sự của một vị tướng tài là dẹp giặc, trừ bạo mà còn lo toan đến đời sống của người dân. Trong thực tế lịch sử sau khi đất nước đã hòa bình, yên ổn thì “dân khổ chưa hồi sức” nên đặt ra nhiều vấn đề lớn để ổn định và phát triển triều đại. “Dân khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần, trẫm chăm chăm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một ngày không chổng nổi tòa nhà to, mưu lược của kẻ thù sẽ không dựng được thái bình”.


Đoạn văn chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ đến cuộc sống của người dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Tấm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua suốt đời dâng hiến cho dân tộc. Có một nhà vua với những lí tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.


Tác phẩm Chiếu cầu hiền là một bài văn nghị luận có tính mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và tính logic của các luận điểm, ở tài thuyết phục khéo léo và thái độ khiêm tốn, chân thành của người viết. Các điển cố được sử dụng trong bài Chiếu cho thấy nhận thức tinh tế của người viết về đối tượng cần thuyết phục là tầng lớp trí thức.


Người viết tỏ ra có trình độ hiểu biết sâu rộng, đủ khả năng thuyết phục một đối tượng như thế. Bài Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước. Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .