Top 6 Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

682

"Chân, tay, tai, mắt, miệng" thuộc thể loại truyện ngụ ngôn in trong tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III. Truyện kể về chân, tay, tai, mắt so bì với lão...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các sự việc chính để tóm tắt

Lời giải chi tiết:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau


Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn (sử dụng bảng sau và làm vào vở):

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Sự kiện, tình huống

Cốt truyện

Nhân vật

Không gian, thời gian

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, nhớ lại kiến thức về truyện ngụ ngôn để trả lời

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.

Sự kiện, tình huống

Sự so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

-Không gian: trên cơ thể con người.

-Thời gian: Không xác định cụ thể.


Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý sai lầm của những nhân vật để rút ra bài cho bản thân

Lời giải chi tiết:

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra được bài học: 

- Khi sống trong một tập thể, mỗi người phải biết nương tựa, chia sẻ, giúp đỡ nhau, không thể sống tách biệt, sống một mình được.

- Mỗi người cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác, tôn trọng công sức và vai trò của từng người, không nên so bì thiệt hơn

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Gợi ý:

Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết. Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về. Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả. Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng. Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại. Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.


Câu 2. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn (sử dụng bảng sau và làm vào vở):

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đề tài

Sự đoàn kết trong tập thể, cộng đồng.

Sự kiện, tình huống

Chân, Tay, Tai và Mắt cho rằng lão Miệng lười biếng, không phải làm gì.

Cốt truyện

Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng và quyết định không làm việc. Họ kéo đến nói chuyện với lão Miệng, quyết định sẽ không làm gì cả. Hậu quả là họ đều cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc gì. Bác Tai là người nhận ra sai lầm, tất cả cùng nhau sửa chữa.

Nhân vật

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Không gian, thời gian

- Không gian: Các bộ phận trên cơ thể con người.

- Thời gian: Không xác định cụ thể.


Câu 3. Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học gì?

- Quyết định sai lầm: Chân, Tay, Tai và Mắt quyết định kéo nhau đến nhà lão Miệng và thông báo cho lão sẽ không làm việc nữa.

- Hậu quả: Tất cả đều trở nên mệt mỏi, không làm được việc gì.

=> Bài học: Truyện nêu ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Truyện đề cao tính cộng đồng, tập thể . Mỗi chúng ta không thể sống và làm việc đơn lẻ một mình mà phải có sự cùng hợp tác của tất cả mọi người. Chúng ta phải biết đoàn kết , thấu hiểu lẫn nhau và cảm thông cho nhau.


Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng. 

Trả lời: 

 Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về. 

 Một ngày, hai ngày, ba ngày… cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn. 

 Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa. 


Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Sự kiện, tình huống

Cốt truyện

Nhân vật

Không gian, thời gian

Trả lời: 

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tình đoàn kết, cộng đồng. 

Sự kiện, tình huống

Cuộc tranh cãi giữa các nhân vật. 

Cốt truyện

Cốt truyện đơn giản, bắt đầu bằng việc trình bàu tình huống. 

Nhân vật

Nhân vật hài hước, các bộ phận trên cơ thể người. 

Không gian, thời gian

Tương đối


Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra bài học gì?

Trả lời: 

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật chân, tay, tai, mắt đối với lão miệng giúp em rút ra bài học về sự tính cộng đồng, xã hội trong cuộc sống. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Sống trong một tập thể, mọi người phải biết nương tựa, chia sẻ, giúp đỡ nhau, không thể sống tách biệt, sống một mình được. Mỗi người đều có vai trò, trách nhiệm riêng của mình, không thể so bì, tị nạnh công việc với nhau.


Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai tị nạnh với lão Miệng chỉ biết ăn không biết làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời. Mọi người cũng phát hiện ra lão Miệng cũng làm việc như họ, công việc của lão là nhai thức ăn để tiếp sức lực cho tất cả. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.


Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu.

Sự kiện, tình huống

Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn.

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

- Không gian: trên cơ thể con người.

- Thời gian: Không xác định cụ thể.


Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Bài học em rút ra: 

- Sống trong một tập thể, mọi người phải biết nương tựa, chia sẻ, giúp đỡ nhau, không thể sống tách biệt, sống một mình được.

- Mỗi người đều có vai trò, trách nhiệm riêng của mình, không thể so bì, tị nạnh công việc với nhau.

- Trong công việc hay những vấn đề khác của cuộc sống, chúng ta cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác, tôn trọng công sức và vai trò của từng người, sự tính toán ích kỉ, thiệt hơn sẽ chỉ ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Thể loại

Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: thuộc thể loại Truyện ngụ ngôn


Bố cục

Truyện có thể được chia thành3 phần như sau:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cả bọn kéo nhau về”): Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “đành họp nhau lại để bàn”): Hậu quả của việc so bì, ganh tị.

- Đoạn 3 (Còn lại): Cách sửa chữa hậu quả.


Tóm tắt nội dung

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.


Nghệ thuật

- Cách kể chuyện hấp dẫn, đầy ngụ ý.

- Mượn chuyện về các bộ phận cơ thể con người để đưa ra lời khuyên, bài học.

Bài học rút ra

Truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" đã nêu ra bài học rằng : trong một tập thể mỗi thành viên đều không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó cần biết tôn trọng lẫn nhau, cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để có thể đưa một tập thể phát triển.


Câu hỏi 1: Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Trả lời:

Truyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình quanh năm “làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra công việc quan trọng của Miệng là nhai thức ăn để nuôi sống cơ thể. Thế là họ đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, kiếm thức ăn để giúp Miệng dần tình lại. Từ đó, các bộ phận cơ thể người sống hòa thuận với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.


Câu hỏi 2: Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn (sử dụng bảng sau và làm vào vở).

Trả lời:

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đề tài

Mượn chuyện về các bộ phận của con người để đưa ra bài học cho mọi người.

Sự kiện, tình huống

- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai nói chuyện về lão Miệng và họ cho rằng lão không làm gì cả chỉ có ăn. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn.

- Khi lão Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa ngay lập tức bằng việc đến nhà lão Miệng để giải quyết mọi việc.

Cốt truyện

Truyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình quanh năm “làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra công việc quan trọng của Miệng là nhai thức ăn để nuôi sống cơ thể. Thế là họ đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, kiếm thức ăn để giúp Miệng dần tình lại. Từ đó, các bộ phận cơ thể người sống hòa thuận với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

Nhân vật

Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng

Không gian, thời gian

Không gian: trên cơ thể con người


Câu hỏi 3: Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học gì?

Trả lời:

Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Chân, tay, tai, mắt, miệng" (Ngữ văn 7- SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

I. Tác giả

- Tác giả dân gian


II. Tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng


Thể loại: Truyện ngụ ngôn


Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, truyện cười- truyện trạng cười- truyện ngụ ngôn


Phương thức biểu đạt: tự sự,biểu cảm


Tóm tắt tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Chân, tay, tai,mắt so bì với lão miệng vì mình làm nhiều nhưng việc của lão chỉ biết ăn. Tất cả các bộ phận rủ nhau đình công không làm việc. Hậu quả là tất cả đều bị mệt mỏi,không thể dậy nổi vì không được nạp năng lượng


Bố cục tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Phần 1: Từ đầu….nói rồi cả bọn kéo nhau về : Các bộ phận rủ nhau bỏ việc

- Phần 2: Tiếp theo ….đành họp nhau để bàn : Hậu quả của không làm việc

- Phần 3: Còn lại: Tất cả các bộ phận làm việc trở lại


Giá trị nội dung tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Mỗi bộ phận đều có công việc riêng để nuôi sống cơ thể


Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Tình huống truyện độc đáo

- Thành công trong xây dựng hình tượng các nhân vật


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chân, tay, tai, mắt, miệng

  • Tình huống truyện

- Tất cả các bộ phận đều chung sống gắn bó với nhau thân thiết

- Nhưng bỗng chúng lại tỵ nạnh, so bì với nhau

+ Tất cả chúng cho rằng lão miệng không làm chỉ ngồi không ăn

+ Chúng rủ nhau tới nhà lão miệng để đình công

- Từ hôm đó các bộ phận không làm gì cả

- Hậu quả là

+ Cậu chân, cậu tay không còn muốn cất mình lên chạy nhảy , vui đùa như trước

+ Cô mắt thì đêm nào cũng lờ đờ

+ Bác tai lúc nào cũng cảm thấy xay lúa ở trong

+ Lão miệng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang

+ Sau đó chúng hiểu ra được sự việc

+ Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì sẽ bị tê liệt tất cả

+ Tất cả cùng nhau làm việc trở lại

  • Bài học cuộc sống

- Trong cuộc sống có làm thì mới có cái để ăn

- Mọi vật sinh ra đều phải vận dộng, phải làm việc thì mới phát triển

- Mỗi người đều đóng một vai trò trong cuộc sống

+ Chúng ta không nên ỷ lại, so bì, tỵ nạnh nhau


Câu 1 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các sự việc chính để tóm tắt

Lời giải chi tiết:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt. Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi lão Miệng. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau


Câu 2 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, nhớ lại kiến thức về truyện ngụ ngôn để trả lời

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.

Sự kiện, tình huống

Sự so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

-Không gian: trên cơ thể con người.

-Thời gian: Không xác định cụ thể.


Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý sai lầm của những nhân vật để rút ra bài cho bản thân

Lời giải chi tiết:

Bài học:

- Khi sống trong một tập thể, mỗi người phải biết nương tựa, chia sẻ, giúp đỡ nhau

- Cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác, tôn trọng công sức và vai trò của từng người, không nên so bì thiệt hơn

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .