Top 6 Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6618

"Chuyện cơm hến" thuộc thể loại tùy bút được trích trong “Huế - Di tích và con người” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xuất bản năm 2001. Với ngôn ngữ đậm chất vùng miền, thuyết...xem thêm ...

Top 0
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân và dựa vào sự hiểu biết em

Lời giải chi tiết:

  Mỗi quốc gia ở trên thế giới đều có tất cả những nền ẩm thực luôn sẽ mang đặc trưng riêng biệt; cùng tạo nên bản sắc văn hóa luôn độc đáo không thể lẫn với bất kỳ một đất nước nào khác. Những món ăn luôn nổi tiếng; ví như: Bún Thang (Việt Nam), Sushi (Nhật Bản); bibimbap (cơm trộn Hàn Quốc), hay somtam (gỏi đu đủ Thái-lan)…


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế ở địa phương em có món đặc sản nào có thể giới thiệu

Lời giải chi tiết:

- Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em:

+ Em sẽ chọn cốm

+ Em sẽ giới thiệu về phở

=> Đó là những món ăn đặc trưng cho nét văn hóa ẩm thực Hà Nội


Đọc văn bản

(trang 112, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ đầu đến “Vậy thì cơm hến là gì?

Lời giải chi tiết:

- Tác giả là người Huế.

- Chi tiết cho thấy điều đó là: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui…


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, tìm những câu, chi tiết có trong văn bản nói về các nguyên liệt làm cơm hến, cách người dân thưởng thức cơm hến

Lời giải chi tiết:

Cơm hến là món ăn bình dân vì nó được làm từ những nguyên liệu bình dân, phù hợp với nhiều con người, đó là cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn

- Về nguyên liệu: ruột hến, cơm nguội, miến, măng khô, rau sống, thịt heo – những thứ đơn giản, dễ kiếm, có thể được tận dụng – trở thành những vị chủ đjao của món cơm hến

- Về gia vị: rẻ và dễ kiếm như da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng…

- Về người bán: bán rong trên đường phố, bất cứ ai cũng có thể ăn, người nghèo cũng ăn được vì nó phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người

=> Đây là một món ăn bình dân từ nguyên liệu cho đến cách ăn


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Phương pháp giải:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Lời giải chi tiết:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay - "cay dễ sợ", "cay chảy nước mắt". Có nhiều người vẫn chưa thấy thỏa thích với độ cay ban đầu của cơm hến mà cần gọi thêm một trái ớt tươi,…

Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cầu kì rất đặc trưng của người Huế.

=> Qua món cơm hến, ta thấy người Huế đã nâng một món ăn bình dân lên thành nghệ thuật ẩm thực


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, nói về cơm” ... “chỉ tạo nên những “đồ giả

Lời giải chi tiết:

Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”. Tác giả cho rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng để bảo toàn di sản.

Tác giả đã viết “tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản”. Di tích văn hóa ghi dấu ấn lịch sử của một thời. Vì thế, để giữ gìn truyền thống văn hóa, cần bảo tồn nguyên trạng những nét xưa. Món ăn cũng vậy, nếu bảo tồn được nét xưa sẽ bảo tồn được truyền thống, pha tạp sẽ mất đi hồn cốt.

=> Đối với tác giả, món cơm hến đúng điệu phải bảo tồn nguyên liệu và cách chế biến.


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân địa phương?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi nhớ lần ấy…theo bước chân người…” và nêu cảm nhận về ý thức gìn gữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh chị bán hàng: đây là hình ảnh của người bán hàng trên phố, nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô. Mặc dù món cơm hến chị bán rất rẻ nhưng bát cơm hến vẫn đủ vị, như thể người bán không đặt lời lãi lên hàng đầu. => Hình ảnh chị và gánh hàng trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Huế

- Hình ảnh bếp lửa: vừa thực vừa mang tính tượng trưng, được dùng để kết thúc tác phẩm, gợi ra những hàm nghĩa sâu sắc: một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người.

+ Bếp lửa cũng tượng trưng cho ý thức gìn giữ nét văn hóa cổ truyền ở những người bình dân như chị bán hàng

+ Là ngọn lửa mà tác giả gọi là vị thứ 15 của món cơm hến. Nó giữ cho nước dùng hến được nóng, không có nó không thành món cơm hến đúng vị. Là “vị” của tình cảm con người với nghề, của ý thức nỗ lực giữ gìn chất Huế, là “vị” của tâm hồn, là “vị” của niềm tin vào những điều không dễ mất trong cuộc sống


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định những cụm từ, những cách diễn đạt có tính chất khẩu ngữ, nhất là khẩu ngữ của người Huế

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời!; còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng không chịu nổi; Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “suớng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc ói,…; Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp!; nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng


Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và nêu cảm nhận của mình về cái tôi tác giả

Lời giải chi tiết:

Cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi công dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng những truyền thống văn hóa – lịch sử, yêu tha thiết quê hương, gắn bó với quê hương từ những điều nhỏ nhất.


Viết kết nối với đọc

(trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức của mình về một nét sinh hoạt truyền thống đặc sắc ở địa phương em

Gợi ý:

- Nét sinh hoạt truyền thống văn hóa đó là gì?

- Nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó có gì đặc biệt?

- Em có cảm nhận gì về nét sinh hoạt, truyền thống văn hóa đó?

Lời giải chi tiết:

Giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập thì đâu đó vẫn có những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

I. Tác giả văn bản Chuyện cơm hến

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, quê ở Quảng Trị, sống và làm việc nhiều năm ở Huế. 

- Những sáng tác của ông toát lên cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế. Trong mảng tản văn, nhà văn thể hiện vốn văn hoá sâu rộng, cách tiếp cận đời sống độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi công dân giàu trách nhiệm với xã hội. 

- Một số tác phẩm chính của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1984), Huế - Di tích và con người (2001), Miền cỏ thơm (2007),...


II. Tìm hiểu tác phẩm Chuyện cơm hến

  • Thể loại: 

Chuyện cơm hến thuộc thể loại tùy bút

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Tác phẩm Chuyện cơm hến được trích trong “Huế - Di tích và con người” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, xuất bản năm 2001.

  • Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Chuyện cơm hến có phương thức biểu đạt là tự sự

  • Người kể chuyện:

Văn bản Chuyện cơm hến được kể theo ngôi thứ nhất

  • Tóm tắt văn bản Chuyện cơm hến: 

Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.

  • Bố cục bài Chuyện cơm hến: 

Chuyện cơm hến có bố cục gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “những “đồ giả””): Món cơm hến, đặc sản xứ Huế

- Phần 2 (còn lại): Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế

  • Giá trị nội dung: 

Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôn ngữ đậm chất vùng miền

- Thuyết minh chi tiết, không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chuyện cơm hến

1. Món cơm hến, đặc sản xứ Huế

- Một món ăn bình dân:

+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống

 + Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi

 + Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

- Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn 

Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”


2. Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế

- Mọi ý đồ cải tiến như cải tiến di tích văn hóa đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

→ Cơm hến cũng giống như một di tích văn hóa.

- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:

+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công

+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”

→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

- Lời tác giả như đang trò chuyện với bạn đọc, thể hiện qua những từ ngữ:

+ Tôi xin giới thiệu 

+ Vậy thì cơm hến là gì?

+ Tôi nghĩ rằng

+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

- Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Một con người yêu quê hương, hiểu rõ và muốn bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Trả lời:

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực để cùng tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo, đặc trưng của mỗi nước. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những món ăn nổi tiếng như: bún đậu mắm tôm (Việt Nam), sushi (Nhật Bản), Kim Chi (Hàn Quốc) …


Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Trả lời:

Nhắc đến Hà Nội quê em thì không thể không nhắc tới: Phở bò, cốm, bánh cuốn…


* Đọc văn bản

  • Theo dõi: Chú ý nét riêng trong khẩu vị của người Huế

Trả lời:

Nét riêng trong khẩu vị của người Huế là;

- “Người Huế thích dùng mướp đắng khi còn xanh, nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm nộm, đắng một cách tuyệt vời!”

=> Người Huế rất thích ăn đồ có vị đắng

  • Suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó

Trả lời:

- Tác giả là người Huế

- Chi tiết cho thấy điều đó là: “Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tôi, bắt đầu bằng món cơm hến.”

  • Theo dõi: Chú ý câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản

Trả lời:

Các câu văn nêu ý kiến riêng của tác giả về món ăn đặc sản là:

- “Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác.”

- “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản.”

- “Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa, cứ phải giống như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả!”

  • Theo dõi: Chú ý các nguyên liệu làm cơm hến

Trả lời:

Các nguyên liệu làm cơm hến là:

+ Ớt tương

+ Ớt màu, ớt dầm nước mắm

+ Ruốc sống

+ Bánh tráng nướng bóp vụn

+ Muối rang

+ Hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô

+ Mè rang

+ Da heo rang giòn

+ Mỡ và tóp mỡ

+ Vị tinh

  • Theo dõi: Chú ý vị thứ mười lăm của cơm hến

Trả lời:

Vị thứ mười lăm của cơm hến là lửa. Một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Khắc họa lại món ăn đậm đà bản sắc xứ Huế- cơm hến, đồng thời thể hiện những suy nghĩ của tác giả về việc “cải tiến” món ăn dân tộc. Từ đó thể hiện tình yêu quê hương da diết của tác giả.

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Những chi tiết nào cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân là:

- Cơm nguội.

- Cơm hến là vị chủ, được xào kèm theo tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ.

- Rau sống: làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mỏng như sọi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần, có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi thơm riêng.

→ Cơm hến là món ăn bình dân vì được làm từ những nguyên liệu bình dân, dễ tìm kiếm.


Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Trả lời:

Qua món cơm hến, ta thấy được người Huế rất thích ăn cay. “Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có mà còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp”.


Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Trả lời:

Chuyện cơm hến không đơn giản chỉ là một văn bản giới thiệu một món ăn. Thông qua tác phẩm, tác giả đã giúp người đọc thấy được phong cách ăn uống của người Huế và khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn.


Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Trả lời:

Theo em, tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó phải giống y như ngày xưa, không nên cải tiến tạp nham, cướp bản quyền sáng chế của người khác về món ăn, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”.


Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của người dân địa phương ?

Trả lời:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa củangười dân địa phương là:

Ngọn lửa cũng là một gia vị đặc biệt để tạo nên vị đặc trưng cho bát cơm hến. Đó là mùi vị thứ mười lăm của món cơm hến, vị của lửa, vị của sự ấp iu, của tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa.

→ Người Huế luôn cố găng để giữ gìn và phát triển món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, để khi nhắc đến cơm hến là mọi người đều nhớ đến Huế.


Câu 6 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Trả lời:

Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc là:

Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tuibạn nhậu; “cay dễ sợ”; “túi mắt túi mũi”; tôi rất ghét; tôi thất kinh; xúc động tận chân răng…


Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Trả lời:

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” là cái tôi yêu quê hương, yêu những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương mình. Đồng thời, đó cũng là cái tôi bày tỏ quan điểm về cải tiến, phá cách món ăn quê hương, ông mong muốn những món ăn này vẫn giữ nguyên được hương vị và giá trị của mình.


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống.

Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống (Mẫu 1)

Hỡi ai chưa có người yêu

Vào hang cắc cớ chiều về có ngay

Ai mà chưa có con trai

Vào hang cắc cớ ngày mai có liền

Chắc hẳn các bạn đang thắc mắc hang Cắc Cớ ở đâu đúng không? Đúng vậy, hang Cắc Cớ nằm ở Chùa Thầy- Quốc Oai quê mình đó. Đây là 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội, được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cứ đến ngày 7/3 hàng năm, người dân Quốc Oai đều hướng về Chùa Thầy để thắp hương và ngắm nhìn lại vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người dân nơi đây.

Cũng giống như nhiều địa phương khác, quê hương mình có những cánh đồng rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay, nơi có những con người hăng say trong lao động, cần mẫn làm việc ngày đêm. Những con người tuy nhỏ bé nhưng đã ngày đêm cống hiến thầm lặng cho quê hương mình. Em rất tự hào vì mình là đứa con của quê hương Quốc Oai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Tác giả

Tiểu sử

- Hoàng Phủ Ngọc Tường Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

- Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:

+ Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

+ Năm 1964: nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

+ Năm 1960 - 1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.

+ Năm 1966 - 1975: thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

+ Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt


Sự nghiệp

Tác phẩm chính

- Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971),  Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Bản di chúc của cỏ lau (1984), Ngọn núi ảo ảnh (1999),...


Phong cách nghệ thuật

- Là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.

- Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.


Tác phẩm

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Trích Huế - Di tích và con người


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “những “đồ giả””): Món cơm hến, đặc sản xứ Huế

- Phần 2 (còn lại): Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế


Thể loại: Tản văn


Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm


Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn


Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương

- Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn

- Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực


Trước khi đọc bài Chuyện cơm hến

Câu 1 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Lời giải 

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực, theo em, đấy là nét đẹp văn hóa, để khi nhắc đến vùng miền đấy, người ta sẽ nghĩ đến món đặc trưng. Nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nghĩ đến món Phở và Bánh mì; ở Nhật Bản, sushi là món ăn không thể quên; hay kimbap của Hàn Quốc; Pizza của Ý…


Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Lời giải 

- Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món lươn xứ Nghệ.


Đọc hiểu bài Chuyện cơm hến

Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Lời giải 

- Tác giả là người Huế.

- Chi tiết: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui…


Sau khi đọc bài Chuyện cơm hến

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Lời giải

Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân:

- Cơm: cơm nguội.

- Hến: hến cồn.

- Rau sống

- Bộ đồ màu gồm có: ớt tương, ớt màu, ớt dầm nước mắm, ruốc sống, bánh tráng nướng bóp vụn, muối rang, hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô, mè rang, da heo rang giòn, mỡ và tóp mỡ, vị tinh.

Đây là những nguyên liệu thân thuộc, không khó để kiếm, phù hợp với tất cả mọi người.


Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Lời giải 

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: ăn cay. 


Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Lời giải 

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. 

Những vấn đề xung quanh món cơm hến mà tác giả bàn tới đó chính là lưu giữ nét đẹp văn hóa ẩm thực. Không nên phá cách để mất cái đẹp vốn có của cơm hến. Đó là điều mà tác giả muốn gửi gắm đến.


Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Lời giải 

Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì nó là món ăn đã có từ lâu đời. Cũng giống như văn hóa, lâu dần, sẽ trở thành di tích. Món ăn cũng vậy, theo thời gian, nó sẽ thành đặc sản của một vùng quê nào đó.


Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

Lời giải 

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi lên cho bạn đọc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền. Dẫu biết rằng, thời gian sẽ thay đổi mọi thứ và con người ta luôn không ngừng đổi mới; nhưng, suy cho cùng, giữ nguyên những nguyên liệu vốn có để làm nên món ăn đặc trưng cơm hến sẽ để lại dấu ấn trong lòng người thưởng thức. Bởi đó là nét đẹp văn hóa ẩm thực bao đời nay, là cái để lưu giữ, lưu truyền.


Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc

Lời giải

Những từ ngữ:

  • Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến.
  • Vậy thì cơm hến là gì?
  • Tôi rất ghét… Tôi nghĩ rằng… Với tôi…
  • Xin tiếp tục chuyện cơm hến.
  • Tôi nhớ lần ấy…
  • Hồi nãy tôi đã đếm và biết gánh cơm trên vai chị có tất cả mười bốn vị.

Câu 7 (trang 116, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Lời giải 

Cái tôi tác giả trong văn bản là cái tôi yêu và say đắm văn hóa ẩm thực Huế. Đó là nơi ông sinh và lớn lên. Có lẽ, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến ông thêm yêu cơm hến.


Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống

Lời giải 

Một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống đó chính là chào đón mùa du lịch biển Cửa Lò. Năm nào cũng vậy, hè chuẩn bị về, lễ khai mạc du lịch biển là phần khiến người dân nô nức mong chờ. Với hi vọng một mùa du lịch thành công, an toàn, chào đón du khách ghé chơi; màn pháo hoa chiếu sáng lên bầu trời rực rỡ. Du lịch biển thường chỉ kéo dài 03 tháng, bà con nơi đây mến khách, thân thiện vô cùng. Quang cảnh bình yên, nhẹ nhàng, thoáng đãng. Những chuyến tàu, chuyến ghè chở đầy cá, tôm… Sự nhộn nhịp, tấp nập, vui tươi vào ngày mới. Ai đã và đang sống trên mảnh đất này lâu, sẽ thấy, nếu không có mùa du lịch biển, thì thật sự tẻ nhạt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Trả lời:

Mỗi một vùng miền lại có một phong cách ẩm thực khác nhau hoặc tương đồng với nhau. Ở những miền nóng, con người thường ưa chuộng những món ăn có tính mát, tính hàn. Ngược lại, ở những vùng lạnh, người ta thường chế biến ra các món ăn có vị cay, vị nồng với tác dung giữ nhiệt cho cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ nét ở hai miền Nam – Bắc của nước ta. Ở Miền Bắc, với khí hậu lạnh vào mùa đông nên người miền Bắc thường ăn cay hơn, đồ ăn cũng thường được chế biến và ăn ngay lúc nóng để đảm bảo hương vị giống như các mốn lẩu, phở. Tuy nhiên, ở miền Nam, với khí hậu nóng hơn, người dân lại ưa chuộng các món canh và các món cũng được chế biến với vị ngọt nhiều hơn.


Câu hỏi 2: Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào.

Trả lời:

Nếu được chọn giới thiệu về đặc sản quê mình em sẽ giới thiệu món giò đỗ. Đây là món đặc sản và đặc trưng của quê hương em. Giò đỗ được chế biến từ những sản vật dân dã như: đậu xanh, mộc nhĩ, thịt lợn. Đậu xanh được ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó đem say nhuyễn, trộn với mộc nhĩ và thịt lợn đã thái nhỏ, gói lại thành hình tròn theo khuôn và cho vào luộc lên. Khi chín, mùi hương của đậu xanh hòa quyện với mùi hương của mộc nhĩ, mùi béo ngậy của thịt lợn tạo nên một mùi hấp dẫn khó phai trong tâm trí mỗi người dân quê em. Món giò đỗ là món đặc sản không thể thiếu trong những dịp lễ tết, đám hỏi, đám cưới của quê em. Món này đặc biệt ngon khi được ăn lúc còn đang nóng.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời:

Dựa theo chi tiết tác giả nói người Huế ăn cay và thừa nhận mình cũng ăn cay trong văn bản, có thể suy luận tác giả là người Huế.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

=> Xem hướng dẫn giải

- Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân:

+ Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…

+ Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.

+ Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.


Câu hỏi 2: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

=> Xem hướng dẫn giải

Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn.


Câu hỏi 3: Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

=> Xem hướng dẫn giải

- Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. 


- Ngoài việc giới thiệu, miêu tả một món ăn, tác giả còn bàn tới văn hóa và việc giữ gìn văn hóa xung quanh món cơm hến.

Câu hỏi 4: Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

=> Xem hướng dẫn giải

Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì tác giả coi mỗi món ăn cũng là một nét văn hóa của từng vùng miền và việc “cải tiến tạp nham” món ăn cũng là ăn cắp bản quyền sáng chế nơi khác. Do đó, món ăn cũng phải giống như một di tích văn hóa, giống y như ngày xưa.

Câu hỏi 5: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

=> Xem hướng dẫn giải

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa làm cho em cảm thấy ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa ở Huế rất tốt. Ý thức này được truyền đến khắp mọi người dân ở Huế. Nếu con người ở nơi đâu cũng có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng miền, quê hương mình thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những món ngon của quê hương sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi mãi.

Câu hỏi 6: Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

=> Xem hướng dẫn giải


- Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

+ Đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình ăn cay tài đến như vậy.

+ Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui.

+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến.

+ Tôi nhớ lần ấy.

Câu hỏi 7: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

=> Xem hướng dẫn giải

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi mạnh mẽ này được thể hiện khi không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình.


Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

=> Xem hướng dẫn giải

Hằng năm, cứ đến ngày 6/2 âm lịch là nam nữ thanh niên, những người con xa xứ lại tề tựu về làng để dự hội làng. Ngày hội làng quê em thường được tổ chức rất long trọng và rộn rã. Để chuẩn bị cho ngày hội, các cụ bô lão trong làng đã ra quét dọn đình làng, khấn xin thành hoàng cho được tổ chức lễ hội từ chiều ngày hôm trước. Đêm trước lễ hội cũng là đêm vui vẻ nhất bởi các trò chơi văn nghệ, đố vui được làng tổ chức với sự góp vui, tranh tài của tất cả các thôn trong làng. Thôn nào cũng muốn thể hiện tài năng, cũng muốn giành giải nhất để cầu mong cho một năm mới bình an, thuận lợi. Đến ngày mồng 6/2, nghi thức quan trọng nhất là tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia. Nhà nào cũng muốn dâng lên Ngài một mâm ngũ quả do chính mình làm ra để tưởng nhớ công ơn lập làng, truyền nghề của đức thành hoàng làng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5


Trước khi đọc

Câu 1. Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Ví dụ: Những vùng có khí hậu lạnh lẽo thường thích chế biến món ăn theo kiểu xào, nướng. Những vùng có khí hậu nóng bức thường thích ăn những món ăn theo kiểu hấp, luộc.

Câu 2. Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào.

Ví dụ: Một số món ăn như đặc sản Hà Nội như bún chả, phở, bánh cuốn…

Trong khi đọc

Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Gợi ý:

  • Tác giả là người Huế.
  • Chi tiết cho thấy điều đó: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành”của dân Huế tui, bằng món cơm hến.

Sau khi đọc

Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

  • Nguyên liệu đơn giản: Cơm nguội, cá lẹp kẹp rau mưng, hến.
  • Gia vị rẻ, dễ tìm: gia vị: da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng…
  • Được bán rong tại các phố.

Câu 2. Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế: Dân dã, nhưng cũng rất cầu kì, kĩ tính.

Câu 3. Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

  • Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn.
  • Tác giả còn bàn tới nét đẹp văn hóa của một vùng đất.

Câu 4. Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Tác giả coi mỗi món ăn là một nét đặc trưng của vùng miền, việc cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo ra những thứ “đồ giả”.

Câu 5. Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

  • Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa: Nghèo nhưng không lam lũ, khổ sở mà vẫn có cái tươm tất, tề chỉnh của một người dù là dân lao động nhưng vẫn giữ cốt cách nền nã của người cố đô.
  • Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa: Có ý thức, trách nhiệm cao trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa.

Câu 6. Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

  • Tôi xin giới thiệu…
  • Xin tiếp tục…
  • Vâng, mê nhất là cái…
  • Vâng, một bếp lửa chắt chiu…

Câu 7. Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Cái tôi của tác giả: Am hiểu sâu rộng, mạnh mẽ bày tỏ chính kiến, sự tự hào dành cho quê hương.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Chuyện cơm hến" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc lại ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thời niên thiếu ông sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học, ông di chuyển vào TP HCM để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Trong những năm đầu của thập niên sáu mươi, Hoàng Phủ Ngọc Tường giảng dạy tại trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế. Sau đó, ông chia xa gia đình để lên chiến khu, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thông qua hoạt động văn học nghệ thuật

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đa tài với các thiên bút ký vừa trữ tình, thâm trầm vừa độc đáo, tài hoa. Không những thế, mỗi áng thơ sâu lắng, lãng mạn mang tên ông còn để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Nhà văn luôn sáng tác với một phong cách nghệ thuật riêng biệt, tác phẩm của ông luôn mang một sức liên tưởng dồi dào và lối hành văn mê đắm, hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái chất trữ tình và trí tuệ, giữa nghị luận sắc bén và niềm suy tư đa chiều. Chính những đặc điểm ấy ở nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mà nền văn học Việt Nam mới có được những trang bút ký tuyệt vời có giá trị sâu sắc cho đến tận ngày hôm nay.

Năm 2007, tác giả được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho những đóng góp lớn của mình vào kho tàng văn học Việt. Nổi bật trong số đó có tác phẩm Rất nhiều ánh lửa với giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam hay Ai đã đặt tên cho dòng sông được tinh tuyển là một trong những bút ký hay nhất.


II. Khái quát tác phẩm Chuyện cơm hến

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích Huế - Di tích và con người


2. Thể loại

Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính tác giả… Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả


3. Bố cục

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “những “đồ giả””): Món cơm hến, đặc sản xứ Huế

- Phần 2 (còn lại): Món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa của Huế


4. Giá trị nội dung

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn


5. Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương

- Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn

- Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Trả lời:

Mỗi một vùng miền lại có một phong cách ẩm thực khác nhau hoặc tương đồng với nhau. Ở những miền nóng, con người thường ưa chuộng những món ăn có tính mát, tính hàn. Ngược lại, ở những vùng lạnh, người ta thường chế biến ra các món ăn có vị cay, vị nồng với tác dung giữ nhiệt cho cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ nét ở hai miền Nam – Bắc của nước ta. Ở Miền Bắc, với khí hậu lạnh vào mùa đông nên người miền Bắc thường ăn cay hơn, đồ ăn cũng thường được chế biến và ăn ngay lúc nóng để đảm bảo hương vị giống như các mốn lẩu, phở. Tuy nhiên, ở miền Nam, với khí hậu nóng hơn, người dân lại ưa chuộng các món canh và các món cũng được chế biến với vị ngọt nhiều hơn.


Câu hỏi 2: Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào.

Trả lời:

Nếu được chọn giới thiệu về đặc sản quê mình em sẽ giới thiệu món giò đỗ. Đây là món đặc sản và đặc trưng của quê hương em. Giò đỗ được chế biến từ những sản vật dân dã như: đậu xanh, mộc nhĩ, thịt lợn. Đậu xanh được ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó đem say nhuyễn, trộn với mộc nhĩ và thịt lợn đã thái nhỏ, gói lại thành hình tròn theo khuôn và cho vào luộc lên. Khi chín, mùi hương của đậu xanh hòa quyện với mùi hương của mộc nhĩ, mùi béo ngậy của thịt lợn tạo nên một mùi hấp dẫn khó phai trong tâm trí mỗi người dân quê em. Món giò đỗ là món đặc sản không thể thiếu trong những dịp lễ tết, đám hỏi, đám cưới của quê em. Món này đặc biệt ngon khi được ăn lúc còn đang nóng.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi suy luận: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Trả lời: Dựa theo chi tiết tác giả nói người Huế ăn cay và thừa nhận mình cũng ăn cay trong văn bản, có thể suy luận tác giả là người Huế.


SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Trả lời:  Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân:

  • Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…
  • Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.
  • Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.

Câu hỏi 2: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Trả lời: Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn.

Câu hỏi 3: Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Trả lời: 

  • Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. 
  •  Ngoài việc giới thiệu, miêu tả một món ăn, tác giả còn bàn tới văn hóa và việc giữ gìn văn hóa xung quanh món cơm hến.

Câu hỏi 4: Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Trả lời: Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì tác giả coi mỗi món ăn cũng là một nét văn hóa của từng vùng miền và việc “cải tiến tạp nham” món ăn cũng là ăn cắp bản quyền sáng chế nơi khác. Do đó, món ăn cũng phải giống như một di tích văn hóa, giống y như ngày xưa.


Câu hỏi 5: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

Trả lời: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa làm cho em cảm thấy ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa ở Huế rất tốt. Ý thức này được truyền đến khắp mọi người dân ở Huế. Nếu con người ở nơi đâu cũng có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng miền, quê hương mình thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những món ngon của quê hương sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi mãi.


Câu hỏi 6: Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Trả lời:  Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

  • Đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình ăn cay tài đến như vậy.
  • Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui.
  • Xin tiếp tục chuyện cơm hến.
  • Tôi nhớ lần ấy.

Câu hỏi 7: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Trả lời: Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi mạnh mẽ này được thể hiện khi không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

Trả lời: 

Hằng năm, cứ đến ngày 6/2 âm lịch là nam nữ thanh niên, những người con xa xứ lại tề tựu về làng để dự hội làng. Ngày hội làng quê em thường được tổ chức rất long trọng và rộn rã. Để chuẩn bị cho ngày hội, các cụ bô lão trong làng đã ra quét dọn đình làng, khấn xin thành hoàng cho được tổ chức lễ hội từ chiều ngày hôm trước. Đêm trước lễ hội cũng là đêm vui vẻ nhất bởi các trò chơi văn nghệ, đố vui được làng tổ chức với sự góp vui, tranh tài của tất cả các thôn trong làng. Thôn nào cũng muốn thể hiện tài năng, cũng muốn giành giải nhất để cầu mong cho một năm mới bình an, thuận lợi. Đến ngày mồng 6/2, nghi thức quan trọng nhất là tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia. Nhà nào cũng muốn dâng lên Ngài một mâm ngũ quả do chính mình làm ra để tưởng nhớ công ơn lập làng, truyền nghề của đức thành hoàng làng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .