Top 6 Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) hay nhất

6333

Tác phẩm "Gặp lá cơm nếp" được trích trong tập thơ "Dấu chân qua trảng cỏ", sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015. Bài thơ "Gặp lá cơm...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

I. Tác giả văn bản Gặp lá cơm nếp

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1945

- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông rubic, Từ một đến một trăm... Ngoài ra, ông còn viết báo, tiểu luận, phê bình văn học và nhiều thể loại khác

- Phong cách thơ Thanh Thảo:

+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. 

+ Thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ.


II. Tìm hiểu tác phẩm Gặp lá cơm nếp

  • Thể loại:

Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ.

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm Gặp lá cơm nếp được trích trong tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ, sáng tác năm 1978, xuất bản NXB Hội Nhà văn, Hà Nội năm 2015

  • Phương thức biểu đạt :

Văn bản Gặp lá cơm nếp có phương thức biểu đạt là biểu cảm

  • Tóm tắt văn bản Gặp lá cơm nếp: 

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

  • Bố cục bài Gặp lá cơm nếp: 

Gặp lá cơm nếp có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Mùi hương cơm nếp và hình ảnh người mẹ trong tâm trí tác giả

+ Phần 2: Hai khổ thơ cuối: Nỗi nhớ thương mẹ và đất nước của tác giả

  • Giá trị nội dung: 

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

  • Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu.

+ Sử dụng cách chia khổ thơ khác biệt (khổ thơ cuối chỉ có 2 dòng thơ)

+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại các bài thơ mà mình đã học ở lớp 6 rồi xác định thể thơ của các văn bản đó

Lời giải chi tiết:

Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Phương pháp giải:

Em nhớ lại hương vị của món xôi và chia sẻ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng. Đối với em, món xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Đối với em, xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ

Phương pháp giải:

Em đọc các dòng thơ và đếm số tiếng, theo dõi cách gieo vần và cách ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng.

- Gieo vần: vần liền (chữ cuối của hai dòng kế tiếp vần với nhau).

VD: 

Mẹ ở đâu chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con.

=> Chữ cuối của câu thơ thứ hai vần với chữ cuối của câu thơ thứ ba.

- Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai để phác họa hình ảnh người mẹ

Lời giải chi tiết:

Trong kí ức của người con, người mẹ hiện lên với hình ảnh hiền từ, đảm đang, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Phương pháp giải:

Em đọc lại hai bài thơ này và có thể kẻ bảng để so sánh các tiêu chí: số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của 2 bài thơ

Lời giải chi tiết:

Tiêu chí

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng

4 tiếng

Cách gieo vần

vần chân

vần chân

Nhịp thơ

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/2

Linh hoạt, biến tấu trên nền nhịp 2/3

Chia khổ

4 khổ, trong đó có 1 khổ đặc biệt

9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ để tìm những chi tiết liên quan đến người mẹ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Trên đường hành quân ra trận, anh gặp lá cơm nếp – một loài cây nhỏ, mọc hoang, có hương thơm giống cơm nếp nên được đặt tên là lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã gợi anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi => Nhận xét: Hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm chiến tranh. Thông qua hoàn cảnh đó, người đọc nhận thấy ở anh sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, giản dị, mộc mạc, chất phác, rất yêu thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, chú ý các đối tượng mà tác giả nhắc đến và biểu lộ cảm xúc

Lời giải chi tiết:

- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước thể hiện qua các câu thơ “Con quên làm sao được… Chia đều nỗi nhớ thương”. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh. Người lính ấy biết tới hương vị của xôi nếp từ những ngày thơ bé, khi được mẹ nấu cho và thưởng thức trên chính miền quê yêu dấu của mình. Chính vì vậy mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Từ những tình cảm được thể hiện trong văn bản, em hình dung về người con trong bài thơ và nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

Người con trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Từ đó, ta có thể hình dung chủ thể trữ tình trong bài thơ là một người lính xa nhà nhiều năm và có những tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Anh là một người con giàu tình cảm, có hiếu khi nhớ thương về mẹ với những điều bình dị và không quên được những món ăn quen thuộc mà mẹ đã dành trọn tình cảm để nấu cho anh. Người lính ấy đồng thời cũng là người con yêu nước, khi trong long anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê, dân tộc


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ, đọc kĩ bài thơ để cảm nhận thêm về tác dụng của thể thơ với nội dung bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân…

=> Bài thơ ngắn, toàn bà chỉ có bốn khổ, tổng cộng mười bốn dòng, trong đó ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. Mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vấn chân biến hóa. Những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi ngợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và mẹ.


Viết kết nối với đọc

(trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Lời giải chi tiết:

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

I. Giới thiệu tác giả Thanh Thảo

Thanh Thảo (tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) là một nhà thơ, nhà báo người Việt Nam. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam.

Thanh Thảo là một hiện tượng thơ khá đặc biệt trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Đặc biệt bởi thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ.

Thơ chống Mĩ nói chung và thơ Thanh Thảo nói riêng đều cố gắng đi sâu thể hiện những tình cảm riêng tư của người lính. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời.

Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An nình, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014.

Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.


II. Khái quát tác phẩm Gặp lá cơm nếp

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích Dấu chân qua tràng cỏ


2. Thể loại

Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng gồm năm tiếng. Trong văn học dân gian thì gọi là thể vãn năm (mỗi câu năm âm tiết). Còn trong văn học bác học thì gọi đây là thơ ngũ ngôn. Như vậy có thể khẳng định thể thơ năm chữ cũng xuất hiện từ xa xưa và được lưu hành nhiều trong văn học ‘dân gian cũng như trong văn học bác học. ở văn học dân gian, nhiều nhất là thể hát dặm Nghệ – Tĩnh. Còn trong văn học bác học thì thể thơ năm chữ (ngũ ngôn) được dùng nhiều hơn thể thơ bốn chữ. Đặc biệt là ở thơ chữ Hán


3. Giá trị nội dung

Thanh Thảo viết về mẹ nhiều lần, mỗi lần đều có mang một chút khám phá riêng và lần nào cũng vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.


4. Giá trị nghệ thuật

Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm

- Cách gieo vần liền đặc sắc

- Nhịp thơ 2/3, 1/4. 3/2 linh hoạt theo từng câu


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức bài thơ Gặp lá cơm nếp

Câu hỏi 1: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Lời giải:

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Trên đường hành quân ra trận, anh gặp lá cơm nếp – một loài cây nhỏ, mọc hoang, có hương thơm giống cơm nếp nên được đặt tên là lá cơm nếp. Chính hương vị của lá cơm nếp đã gợi anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi => Nhận xét: Hoàn cảnh đặc biệt mà người lính trải qua trong những năm chiến tranh. Thông qua hoàn cảnh đó, người đọc nhận thấy ở anh sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hình ảnh hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, giản dị, mộc mạc, chất phác, rất yêu thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn


Câu hỏi 2: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Lời giải:

- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước thể hiện qua các câu thơ “Con quên làm sao được… Chia đều nỗi nhớ thương”. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh. Người lính ấy biết tới hương vị của xôi nếp từ những ngày thơ bé, khi được mẹ nấu cho và thưởng thức trên chính miền quê yêu dấu của mình. Chính vì vậy mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.


Câu hỏi 3: Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: xa nhà đã mấy năm, đi hành quân buổi chiều.

Lời giải:

→ Buổi chiều tà là lúc người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối, là lúc con người ta dễ đói, người đi xa dễ nhớ nhà, nhớ người và nhớ những cảnh vật thân thương.

- Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.


Câu hỏi 4: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"?

Lời giải:

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài thơ thuộc thể năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người, Bắt nạt.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, thường được thổi để thắp hương trong ngày giằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi gấc, xôi đỗ, xôi ngô, xôi bánh hấp… Mỗi loại có một màu sắc, một mùi vị riêng nhưng các loại xôi đều được làm từ gạo nếp và có chung hương vị là mùi thơm nhẹ, ngọt ngào từ gạo nếp; độ dẻo dính vừa phải từ gạo. Khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi và ngậy của gạo, đặc biệt là gạo nếp mới.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

- Số tiếng: 5 tiếng/ 1 dòng thơ.

- Vần: gieo vần chân

- Nhịp thơ linh hoạt: 2/3, 3/2

  • Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”. 

  • Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

- Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: nhớ thương, yêu và trân trọng “mùi vị quê hương/con quên làm sao được/chia đều nỗi nhớ thương”.


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng

5 tiếng/ 1 dòng thơ

4 tiếng/ 1 dòng

Vần

Vần chân

Tự do

Nhịp thơ

linh hoạt: 2/3, 3/2

Linh hoạt 2/2, 3/1

Chia khổ

4 dòng/khổ, có 1 khổ cuối 2 dòng.

Linh hoạt: 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng/ khổ


Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: người con thèm bát xôi mùa gặt/ khói bay ngang tầm mắt.

- Hình ảnh mẹ trong kí ức người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.

=> Hoàn cảnh đó là nền tảng để tác giả thể hiện tình cảm cảm xúc của mình.


Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

 - Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương và lòng thương mẹ, thương quê hương đất nước.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp" là bởi đó là mùi vị quen thuộc với người con, là mùi vị quê hương thường trực trong trái tim. Lá cơm nếp như chất xúc tác, khi gặp là bùng cháy lên nỗi nhớ và tình yêu mẹ, yêu quê hương.


Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Qua đây người con hiện lên là một người con hiếu thảo, tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước luôn luôn thường trực trong trái tim người con, chỉ cần gặp chất xúc tác nhỏ là tình yêu nỗi nhớ có dịp bùng lên mạnh mẽ.


Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thể thơ năm chữ có tác dụng trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ là: số tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.


* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Đoạn văn tham khảo:

Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

Trước khi đọc

  1. Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
  2. Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Gợi ý:

  1. Bài thơ thuộc thể năm chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).
  2. Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, có nhiều loại khác nhau như xôi gấc, xôi dừa, xôi ngô… Các loại xôi đều dẻo và thơm, rất ngon.

Đọc văn bản

Câu 1. Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

  • Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5
  • Vần chân: gặt - mắt, bếp - nếp, được - nước.
  • Nhịp thơ: 2/3 hoặc 3/2

Câu 2. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Hình ảnh người mẹ hiện lên trong kí ức của người con: hiền từ, đảm đang.


Câu 3. Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: yêu thương, trân trọng.


Sau khi đọc

Câu 1. Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

  • Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5
  • Vần chân: gặt - mắt, bếp - nếp, được - nước.
  • Nhịp thơ: 2/3 hoặc 3/2
  • Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có bốn dòng, riêng khổ 4 chỉ có 2 dòng.

Câu 2. Em hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình và hình ảnh mẹ trong kí ức người con.

- Hoàn cảnh: Người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ.

- Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên: hiền từ, đảm đang và tần tảo.


Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: yêu thương dành cho mẹ, đất nước.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”: Hình ảnh này đã gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về.


Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Hình ảnh người con trong bài thơ là một người đã xa nhà nhiều năm, có tình cảm sâu sắc dành cho mẹ và đất nước.


Câu 5. Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Thể thơ năm chữ ngắn gọn, linh hoạt và hàm súc đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ.


Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là "nỗi nhớ thương", "làm sao quên được", là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: "ôi mùi vị quê hương", hay ngay cả việc "thèm bát xôi mùa gặt". Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: "nhặt lá về đun bếp", "thổi cơm nếp". Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa "xa nhà đã mấy năm". Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn. "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

*Trước khi đọc

Câu 1 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Vỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R.Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

Trả lời:

Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).


Câu 2 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Trả lời:

Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Nguyên liệu để làm ra món xôi rất đơn giản, từ chính thành quả lao động mà người dân tạo ra đó là gạo nếp. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi lạc, xôi gấc, xôi xéo, xôi ngô…Xôi là một món ăn không thể thiếu trong những mâm cỗ của người dân Việt. Đối với em, xôi vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là một món ăn đầy ắp kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.


*Đọc văn bản

  • Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

- Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5 tiếng

- Gieo vần: vần liền (chữ cuối của hai dòng liên tiếp vần với nhau).

- Nhịp thơ: 2/3, 3/2

  • Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Trả lời:

Trong kí ức của người con, người mẹ hiện lên với hình ảnh tần tảo, đảm đang và yêu chiều con hết mực, khi người con “thèm bát xôi mùa gặt” người mẹ liền “nhặt lá về đun bếp” để nấu lại món ăn của quê hương mà người con yêu thích.

  • Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Trả lời:

Người con luôn dành thứ tình cảm đặc biệt, thiêng liêng cho mẹ của mình, nhưng khi thứ tình cảm đó đặt lên bàn cân với tình yêu đất nước thì người con sẵn sàng “chia đều nỗi nhớ thương”, tình yêu dành cho mẹ đã hòa chung với tình yêu quê hương, đất nước.


*Sau khi đọc

Câu 1 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có khác gì với bài thơ Đồng giao mùa xuân?

Trả lời:

Gặp lá cơm nếp

Đồng dao mùa xuân

Số tiếng trong một dòng

5 tiếng

4 tiếng

Cách gieo vần

Vần liền

Vần cách

Cách ngắt nhịp

Nhịp 2/3, 3/2

Nhịp 2/2

Chia khổ

Mỗi khổ có 4 câu thơ, có khổ có 2 hoặc 3 câu.


Câu 2 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Hãy nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình là: khi khói bếp bay ngang tầm mắt, nhớ mùi xôi, nhớ hương vị quê hương do tay mẹ nấu sau bao năm xa cách.

- Trong kí ức của người con, hình ảnh người mẹ hiện lên vô cùng mộc mạc, hiền từ, chịu thương chịu khó và yêu thương con hết mực.


Câu 3 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Trả lời:

- Trong khổ thơ thứ ba, người con đã nhớ về mẹ với bao kí ức tuổi thơ dạt dào, với hương vị quê hương “Con làm sao quên được”. Nhưng khi so sánh tình yêu thương mẹ với tình yêu nước thì người con sẵn sàng “Chia đều nỗi nhớ thương”. Bởi đó là tình cảm thiêng liêng dành cho cội nguồn, cho dân tộc, tình yêu dành cho mẹ đã hòa chung vào tình yêu lớn, đó chính là tình yêu đất nước.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương, nhớ về quê hương, người con lại nhớ về mẹ của mình, nhớ mùi vị xôi nếp mỗi khi mẹ nấu cho ăn. Dù có ở đâu đi chăng nữa, thì hương vị quê hương là một cái gì đó đọng lại rất khó phai mà đi đâu ta cũng luôn nhớ về.


Câu 4 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người trong bài thơ?

Trả lời:

Hình ảnh con người trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện, mà gián tiếp qua những câu thơ ta có thể hình dung chủ thể trữ tình trong bài thơ là người lính đã xa quê hương vài năm. Nhớ về quê hương là anh lại nhớ về những điều bình dị mà rất đỗi quen thuộc, đó chính là món xôi do mẹ nấu. Quả thật, người lính đó đã dành một thứ tình cảm đặc biệt cho mẹ và cho đất nước.


Câu 5 (Câu hỏi trang 44- SGK Ngữ văn 7): Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

Thể thơ năm chữ là thể thơ quen thuộc của người Việt Nam, với cách ngắt nhịp linh hoạt mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ và dễ truyền tải thông điệp, tình cảm của tác giả đến với người đọc.


*Viết kết nối với đọc

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp (Mẫu 1)

Tình yêu thương quê hương, đất nước luôn là đề tài nóng được các nhà văn, nhà thơ khai thác để đưa vào tác phẩm của mình. Tác giả Thanh Thảo cũng không là ngoại lệ, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Trước khi đọc bài Gặp lá cơm nếp

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Lời giải

Trong những bài thơ trên, bài thơ thuộc thể 5 chữ là:

  • Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)
  • Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Lời giải 

Hương vị của xôi đối với em còn tùy thuộc vào nguyên liệu kết hợp với nó là gì. Nếu là xôi lạc, em cảm thấy nó gần giống với cơm, chỉ có điều xôi sẽ dẻo hơn. Nếu là xôi gấc, ngoài việc màu xôi nhuốm đỏ, hương vị xôi cũng bao trọn mùi gâc rất thơm…


Đọc hiểu bài Gặp lá cơm nếp

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ

Lời giải 

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng.

- Gieo vần: vần liền.

- Nhịp thơ: tùy từng khổ mà nhịp thơ khác nhau. Có khổ nhịp 2/3, có khổ nhịp ¼, có khổ nhịp 3/2.


Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

Lời giải 

Người mẹ trong kí ức của người con hiện lên là người mẹ đảm đang. Người mẹ bên cạnh bếp lửa thổi cơm nếp thơm lừng chặng đường con đi.


Sau khi đọc bài Gặp lá cơm nếp

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Lời giải 


Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình và hình ảnh mẹ trong kí ức người con

Lời giải 

- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: trong lúc người con xa nhà, bỗng ngửi thấy mùi xôi.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: người mẹ đảm đang, yêu thương con. Hình ảnh mẹ nhặt lá về để đun bếp củi thổi cơm nếp thơm lừng.


Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Lời giải

Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện sự nhớ thương tới người mẹ và đất nước.

Khi gặp lá cơm nếp, cảm xúc trào dâng trong tâm hồn người con là bởi đó là hình ảnh quen thuộc với tâm trí người con. Sâu thẳm trong kí ức, người mẹ nấu cơm nếp trên bếp lửa nóng. Chính là mùi vị quê hương, khiến người con khi ngửi thấy mùi xôi trong một nơi xa lạ, bỗng rạo rực nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ.


Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Lời giải 

Hình ảnh người con trong bài thơ là người con hiện đang sinh sống xa nhà, xa quê hương. Đó là người con giàu tình cảm. Ngửi thấy mùi xôi, người con nhớ tới bóng dáng mẹ ở quê nhà. Chiều chiều mẹ ra nhặt lá về đun bếp củi, hương cơm nếp lan tỏa. Là một phần kí ức trong quá khứ tươi đẹp, bình yên và ấm áp. Để rồi, khi xa quê, anh luôn nhớ tới mẹ, tới nhà, tới quê hương.


Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Lời giải 

Thể thơ 5 chữ ngắn có tác dụng:

  • Tạo sự gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ.
  • Thể hiện được nội dung mà bài thơ muốn gửi gắm: đó là nỗi niềm nhớ nhà của người con.

Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Lời giải 

Nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là nỗi nhớ chung của tất cả người con khi xa quê. Người con trong bài thơ này, hẳn xa nhà đã lâu. Vậy nên, khi ngửi thấy mùi xôi, một cảm giác thân quen ùa về. Người con nhớ lại mẹ của mình vào buổi chiều nhặt lá về đun bếp, hương cơm nếp thơm lừng lan cả căn nhà. Đọc đến khổ 3, có thể thấy, người con là người lính. Bên mẹ, bên nước, trái tim chia làm 2 ngăn dành trọn vẹn tới 02 tình yêu to lớn, vĩ đại. Bóng dáng mẹ luôn ở trong tâm trí con. Dù đi đâu, con cũng luôn nhớ về mẹ, về hình ảnh quen thuộc mà ấm áp, là cả tuổi thơ của con.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Gặp lá cơm nếp" (Ngữ văn 7- SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tác giả Thanh Thảo

  • Tiểu sử

- Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thành Công.

- Quê quán: huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi.

- Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam.

- Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

- Thanh Thảo đã nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước (đợt 1) về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2014.

- Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.

  • Sự nghiệp

Tác phẩm chính

- Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1980), Những ngọn sóng mặt trời (1994), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)...


Phong cách nghệ thuật

- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

- Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mỹ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.


II. Tìm hiểu Tác phẩm Gặp lá cơm nếp

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Tác phẩm Gặp lá cơm nếp thuộc trích Dấu chân qua tràng cỏ

Bố cục

Thể loạiTác phẩm Gặp lá cơm nếp thuộc thể loại thơ năm chữ

Phương thức biểu đạt: Tác phẩm Gặp lá cơm nếp có phương thức biểu đạt là biểu cảm

  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Bài thơ Gặp lá cơm nếp là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

Giá trị nghệ thuật

- Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm

- Cách gieo vần liền đặc sắc

- Nhịp thơ 2/3, 1/4. 3/2 linh hoạt theo từng câu


* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).


Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Xôi là món ăn dân dã quen thuộc trong mõi gia đình Việt Nam đặc biệt trong những mâm cỗ thì khó có thể thiếu món xôi nếp. Xôi nếp ngoài nguyên liệu chính là gạo nếp thì còn có rất nhiều nguyên liệu kết hợp như: đậu xanh, lạc, ngô, sắn,…. Xôi nếp là 1 món ăn ngon, dễ ăn, đậm vị hòa quyện mùi gạo thơm dẻo với các nguyên liệu để làm nên một món ăn đặc trưng.


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

  • Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.

- Số tiếng: 5 tiếng.

- Gieo vần: vần liền (bếp - nếp).

- Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu

  • Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

Mẹ nhặt lá về đun bếp để thổi nồi cơm nếp cho con. Người mẹ tảo tần, thương con.

  • Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.

Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương đất nước đó là nỗi nhớ thương.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trả lời: 

Tiêu chí so sánh

Bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ Gặp lá com nếp

số tiếng

4 tiếng

5 tiếng

vần

vần cách

Vần liền

nhịp

1/3, 2/2

1/4, 2/3, 3/2

Chia khổ thơ

mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng

mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ

.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Tình cờ ngửi thấy mùi xôi và hương khói bếp.

- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn.


Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước thể hiện qua các câu thơ “Con quên làm sao được… Chia đều nỗi nhớ thương”. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh. Người lính ấy biết tới hương vị của xôi nếp từ những ngày thơ bé, khi được mẹ nấu cho và thưởng thức trên chính miền quê yêu dấu của mình. Chính vì vậy mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.


Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Em cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là một người giàu tình cảm, yêu quê hương đất nước, yêu mẹ.


Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Cách ngắt nhịp linh hoạt, dễ dàng truyền đạt những suy tư của tác phẩm đến người đọc. 

- Là thể thơ quen thuộc của người Việt Nam, mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ và dễ truyền tải tình cảm của tác giả trong bài thơ.


* Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Đoạn văn tham khảo:

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .