Top 6 Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6153

Văn bản "Cốm vòng" của tác giả Vũ Bằng thuộc chương 8 trong "Miếng ngon Hà Nội"(1952). Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế,...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

* Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm. 

Trả lời: 

Em đã từng ăn cốm. Cảm nhận của em là cốm rất thơm, bùi và ngon. Mùi hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm hòa cùng mùi của lá sen tạo thành mùi thơm rất đặc biệt. 


Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung văn bản?

Trả lời: 

Văn bản “ Cốm Vòng” giới thiệu một loại cốm nổi tiếng của làng Vòng. 

* Trải nghiệm cùng văn bản 

Theo dõiChú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng

Em chú ý quan sát từ ngữ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng trong quá trình đọc văn bản. 

Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?

 Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh Cốm đi bán là những cô gái trẻ trung, mộc mạo, ưa nhìn và tràn đầy sức sống. Những cô gái quẩy hai bên gánh bước đi nhẹ nhàng dưới ánh ban mai, phảng phất theo sau hương cốm nồng nàn. 


* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản giới thiệu về một đặc sản mang đậm nét văn hóa của một làng quê truyền thống – Cốm làng Vòng. Thể hiện nét đẹp trong văn hóa và con người.


Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau: 

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng. 

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của cha ông ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào? 

Trả lời: 

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn văn: Thanh lịch, cao quý, từng chút một, không được phũ phàng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

- Đó là những tình cảm trân trọng, nâng niu với món quà quý giá của đồng quê ban tặng. 


Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng. 

Trả lời: 

Những chi tiết: 

…. rồi xếp vào thúng để gánh đi bán, tinh khiết và thơm tho lạ lùng. . 

Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cúng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý. 

Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Tác dụng của chúng là làm bài văn giàu cảm xúc hơn, chân thật và gần gũi với người đọc. Góp phần truyền tải trực tiếp những suy nghĩ của tác giả. 


Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Trả lời: 

Tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng nhẹ nhàng, tinh tế, yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị truyền thống. 


Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?

Trả lời: 

Chủ đề của văn bản là Quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản: Cốm Vòng em xác định như vậy. 


Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản. 

Trả lời: 

Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. 


Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?” Hãy viết từ 3- 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu nói trên.

Trả lời: 

Đoạn văn tham khảo:

Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi - mẫu 1

Câu nói trên nói đến sự kết hợp vô cùng tự nhiên giữa lá sen, cốm và rơm. Đó đều là những tạo vật thiên nhiên ban tặng, giữa chúng có sự liên kết nhịp nhàng đến kì lạ. Lá sen ấp ủ cốm để làm cốm toát lên mùi thơm dịu mát của sen, cứ phải là rơm tươi buộc gói cốm mới thể hiện hết được vẻ đẹp của gói cốm nhỏ xinh. 

Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi - mẫu 2

Hai câu hỏi trên như khẳng định hai nguyên liệu cần có trong các công đoạn làm cốm. Tác giả khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ tưởng phủ định mà để khẳng định phải có hai nguyên liệu ấy mới làm được cốm Vòng. Không chỉ cho ta thấy sự giản dị, bình dân trong nguyên liệu làm cốm, nó còn thể hiện một sự tôn trọng truyền thống, phải là nó và không thể thay thế bởi cái khác. Vì vậy, cốm Vòng luôn mang trong mình nét đẹp của cốm truyền thống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Chuẩn bị đọc

Câu 1. Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Mùi vị của cốm: dẻo, thơm và ngọt.

Câu 2. Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản.

Nội dung của văn bản: Giới thiệu về Cốm Vòng.


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.

Mầu sắc tương phản mà lại tôn lẫn nhau lên; đến cái vị của hai thức đó, tưởng là xung khắc mà ai ngờ lại cũng thắm đượm với nhau; giản dị mà thanh khiết; chói lọi mà vương giả, vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên.


Câu 2. Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả với nét mộc mạc, giản dị mà thanh lịch.


Câu 3. Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

  • Ngắt lúa
  • Tuốt lúa
  • Đảo trong nồi rang
  • Xay, giã thóc
  • Sàng thóc
  • Hồ

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tinh chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tinh chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Gợi ý:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn:

  • ăn miếng cốm cho ra miếng cốm
  • tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi
  • ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng
  • vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ
  • Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Câu 2. Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.

Gợi ý:

- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:

  • Có ai, một buổi sáng mùa thu… yêu đương?
  • Một ngày đầu tháng Tám…phơi phới.
  • Ta vừa nhai nhỏ nhẹ… Mà cảm khái nhường bao!

- Tác dụng: Cho thấy sự hòa hợp giữa thiên nhiên và tạo vật, cùng với đó là tâm hồn đẹp đẽ của tác giả, sự trân trọng nét đẹp văn hóa của quê hương.


Câu 3. Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Nhà văn Vũ Bằng có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng với đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, tha thiết.


Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Chủ đề của văn bản: Nét đẹp của Cốm Vòng.

Dựa vào nhan đề, nội dung bài viết để xác định chủ đề.


Câu 5. Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.

  • Ghi chép những kiến thức về Cốm Vòng (công đoạn làm cốm, những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán, cách thưởng thức cốm…)
  • Giọng văn uyển chuyển, linh hoạt; Người kể chuyện xưng “tôi” để dẫn dắt mạch cảm xúc cho bài tùy bút…

Câu 6. “Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên.

Gợi ý:

Hai câu hỏi trên nhằm khẳng định được tầm quan trọng của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Lá sen và rơm tươi của cây lúa đều là những sự vật đã quen thuộc, gắn bó. Khi bọc trong lá sen, cốm sẽ có mùi thơm và ngon hơn. Cốm không chỉ là thứ quà bình dị, dân dã mà còn mang đậm chất tinh tế, hương sắc của trời đất mỗi độ thu về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

I. Tác giả

- Vũ Bằng (1913- 1984)

- Quê quán: Hà Nội

- Phong cách nghệ thuật: văn của ông tràn đầy cảm xúc , biểu hiện sự tinh tế .Tùy bút chứa đựng nét trữ tình, nét thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú

- Tác phẩm chính: Miếng ngon Hà Nội( 1960), Miếng lạ miền Nam(1969), …


II. Tác phẩm Cốm Vòng

  • Thể loại: Tùy bút
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ tác phẩm Miếng ngon Hà Nội xuất bản năm 1960

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả,thuyết minh, bình luận
  • Tóm tắt tác phẩm Cốm Vòng

- Tác giả viết về Cốm Vòng một đặc sản nổi tiếng của làng Vòng. Giới thiệu nguyên liệu làm ra cốm .Bên cạnh đó, tác giả còn thuyết minh quy trình làm ra cốm. Đây là một đặc sản ngon dành cho người sành ăn

  • Bố cục tác phẩm Cốm Vòng

- Phần 1: Từ đầu…tơ hồng quấn quýt : giới thiệu món ăn

- Phần 2: Tiếp theo…sản xuất được cốm quý:nơi sản xuất cốm ngon

- Phần 3: Tiếp theo…cốm có còn là cốm đâu: nguyên liệu và quy trình làm cốm

- Phần 4: Còn lại: Cảm nhận của tác giả về món ăn

  • Giá trị nội dung tác phẩm Cốm Vòng

- Giới thiệu một món ăn đặc sản Cốm làng Vòng về nguyên liệu và quy trình làm ra món ăn

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cốm Vòng

- Sử dụng biện pháp liệt kê

- Miêu tả chi tiết về món ăn

- Hình ảnh mang sức gợi cao

- Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái sâu sắc


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cốm Vòng

  • Đặc sản Cốm Vòng

- Tạo nên một món ăn vô cùng ngon khi kết hợp với hồng

+ Tưởng xung khắc nhưng lại thắm đượm với nhau

+ Một thứ giản dị mà thanh khiết

+ Một thứ chói lọi mà vương giả

- Hình ảnh quen thuộc cô gái làng vòng đi bán cốm trong buổi sáng mùa thu

+ Mộc mạc ưa nhìn đầu trùm nón lá

- Đây là đặc sản của làng Vòng

- Nguyên liệu chính làm ra cốm

+ Thóc nếp hoa vàng

- Quy trình làm cốm

+ Cắt thóc về trong 24 tiếng phải chế hóa hạt thóc ra cốm

+ Kị nhất không được vò, đập mà phải tuốt

+ Đem thóc đảo trong nồi rang

+ Xay, giã cốm phải gượng nhẹ

+Sau khi giã xong bắt đầu sàng

+ Lấy mạ giã ra hòa với nước làm thành hồ

+ Trình bày cốm ra lá sen, lá chuối

+ Xẻ cốm

→ Quy trình làm ra cốm rất phức tạp, tốn nhiều công sức. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của những người thợ lành nghề

  • Cảm xúc của tác giả về món ăn

- Đây là món ăn dân dã, quà tặng quý giá từ thiên nhiên

+Món quà trang nhã của thần nông

- Bởi vì quý giá nên cách ăn cốm cũng là cả một nghệ thuật

+ Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm

+ Người ta cũng cần bày tỏ một chút gì thanh lịch cao quý

+ Phải trân trọng từng hạt, tránh để rơi vãi

- Khi ăn cốm phải nhai nhẹ nhàng cảm nhận vị ngon của món ăn

+ Cảm nhận và hình dung ra hương vị.


Chuẩn bị đọc 1

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Phương pháp giải:

Kể lại trải nghiệm thực tế của em

Lời giải chi tiết:

- Em đã từng ăn cốm rồi.

- Mùi vị của cốm: cốm rất dẻo, ăn có vị ngọt nhẹ, mùi vô cùng thơm


Chuẩn bị đọc 2

Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề và dự đoán nội dung

Lời giải chi tiết:

Dựa vào nhan đề, em dự đoán nội dung của văn bản là giới thiệu về cốm làng Vòng hay là giới thiệu về cách làm cốm, hoặc cũng có thể giới thiệu về nơi sản xuất ra cốm Vòng


Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Đó là những cô gái” đến “có tiếng là sành ăn”

Lời giải chi tiết:

Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả là những cô gái mộc mạc, ưa nhìn, “đầu trùm nón lá”.


Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Người ta lấy mạ giã ra” đến “mùa xuân tươi tốt”

Lời giải chi tiết:

Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:

  1. Ngắt lúa
  2. Tuốt lúa
  3. Đảo trong nồi rang
  4. Xay, giã thóc
  5. Sàng thóc
  6. Hồ

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

  Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

    Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừ ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc các đoạn văn và tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả từ đó cho biết đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả là: Cho ra; thanh lịch; biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ; tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Từ đó, ta thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả là: tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu từng hạt cốm; sự am hiểu, quý trọng, lưu giữ từng hương thơm của cốm


Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm các chi tiết sau đó nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là: 

+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới. 

+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

- Tác dụng: Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả bộc lộ trực tiếp, sinh động, như hòa quyện với hương vị thơm mát thanh khiết của tự nhiên, với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời, tạo cho người đọc ấn tượng khó quên


Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức văn bản, nêu cảm nhận của bản thân về tâm hồn nhà văn Vũ Bằng

Lời giải chi tiết:

Ông nhìn “cốm” không chỉ như một thức quà quen thuộc, mà còn như một món quà thiên nhiên hun đúc, trao tặng cho con người, và đến lượt con người lại dùng công sức và trí tuệ của mình để tạo nên. Ông đã chỉ ra được mối liên hệ của cốm với tự nhiên, với văn hóa và địa lí. Cách nghĩ của nhà văn cũng rất đặc biệt, khi ông nói đến cách con người đối xử với thức quà cũng chính là cách con người đối xử với văn hóa, đồng thời thể hiện lối sống. Cách xưng gọi cũng được ông sử dụng một cách tự nhiên, thân tình và không kém phần trang trọng, tinh tế.

Qua việc đọc văn bản, em thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam


Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của văn bản: tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn háo của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội

- Căn cứ xác định dựa vào các từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cốm, những từ biểu cảm thể hiện trực tiếp tình cảm yêu quý, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với cốm


Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn, chỉ ra những đặc điểm của tùy bút thể hiện trong văn bản

Lời giải chi tiết:

- Chất trữ tình: Cốm Vòng thể hiện tình cảm yêu quý, say mê, trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp của cốm, cửa văn hóa ẩm thực. Những tình cảm đó được bộc lộ gián tiếp qua cách miêu tả cốm, đồng thời bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán

- Cái tôi của người viết: hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả

- Ngôn ngữ: giản dị, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình


Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên

Phương pháp giải:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Chuẩn bị đọc 

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Lời giải

- Em đã từng ăn cốm rồi.

- Mùi vị của cốm: cốm rất dẻo, ăn có vị ngọt nhẹ, mùi vô cùng thơm

Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản

Lời giải 

Em dự đoán nội dung của văn bản là giới thiệu về cốm làng Vòng hay là giới thiệu về cách làm cốm, hoặc cũng có thể giới thiệu về nơi sản xuất ra cốm Vòng.


Trải nghiệm cùng văn bản Cốm vòng

Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Lời giải 

Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả là những cô gái mộc mạc, ưa nhìn, “đầu trùm nón lá”.


Câu 2 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

Lời giải 

- Cắt cơm

- Đập lúa

- Khuấy vào nồi rang

- Xay, giã gạo

- Sàng lọc thóc

- Hồ


Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

   Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng

    Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừ ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

Lời giải 

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn văn: Thanh lịch, cao quý, từng chút một, không được phũ phàng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

- Đó là những tình cảm trân trọng, nâng niu với món quà quý giá của đồng quê ban tặng.


Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng

Lời giải 

- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là: 

+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới. 

+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

=> Tác dụng: Hình ảnh sinh động, có hồn hơn qua ngôn từ miêu tả, đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả. Đó là cả tấm lòng quý trọng, lưu giữ nét đẹp truyền thống dân tộc.


Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Lời giải 

Ông nhìn “cốm” không chỉ như một thức quà quen thuộc, mà còn như một món quà thiên nhiên hun đúc, trao tặng cho con người, và đến lượt con người lại dùng công sức và trí tuệ của mình để tạo nên. Ông đã chỉ ra được mối liên hệ của cốm với tự nhiên, với văn hóa và địa lí. Cách nghĩ của nhà văn cũng rất đặc biệt, khi ông nói đến cách con người đối xử với thức quà cũng chính là cách con người đối xử với văn hóa, đồng thời thể hiện lối sống. Cách xưng gọi cũng được ông sử dụng một cách tự nhiên, thân tình và không kém phần trang trọng, tinh tế.

Qua việc đọc văn bản, em thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam


Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Lời giải 

Chủ đề của văn bản là Quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản: Cốm Vòng em xác định như vậy.


Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản

Lời giải 

Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong văn bản là: 

- Tác giả đã ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc liên quan đến cốm từ: những công đoạn để làm ra cốm, hình ảnh những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán, hương thơm của cốm và cách ăn cốm. 

- Cảm xúc được lồng ghép khi miêu tả, ghi chép thể hiện cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu,...vẻ đẹp của cốm.

- Ngôn từ được chọn lọc, tinh tế, trau chuốt kỹ lưỡng.


Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên

Lời giải 

Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

I. Tác giả văn bản Cốm Vòng

- Vũ Bằng (1913-1984)

- Quê quán: Hà Nội

- Vũ Bằng là một nhà văn gốc Hà Nội và cũng là một con người cực kỳ sành ăn và kỹ tính. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

- Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo

- Tác phẩm chính: Ăn tết thủy tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969), Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969), Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1969), Mê chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), …


II. Tìm hiểu tác phẩm Cốm Vòng

  • Thể loại: 

Cốm Vòng thuộc thể loại tùy bút

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Cốm Vòng được trích trong Miếng ngon Hà Nội. Tác phẩm Miếng ngon Hà Nội được viết tại Hà Nội vào mùa thu 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959.

  • Phương thức biểu đạt: 

Cốm Vòng có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, miêu tả

  • Người kể chuyện:

Cốm Vòng được kể theo ngôi thứ nhất

  • Tóm tắt văn bản Cốm Vòng: 

 Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại nâng vị ngon của nhau lên. Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị. Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm. Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng” . Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra. Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm, hay giã cốm cũng   đều tay. Thóc giã ra rồi sàng, rồi hồ cốm và cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán. Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế.

  • Bố cục bài Cốm Vòng: 

Cốm Vòng có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “hạt thóc ra thành cốm”: Giới thiệu về cốm

- Phần 2: Tiếp đến “thơm tho, lạ lùng”: Công đoạn làm ra cốm

- Phần 3: Còn lại: Người thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, tinh tế

  • Giá trị nội dung: 

- Văn bản Cốm Vòng là tùy bút bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng với cốm - món ăn giản dị thường ngày nhưng đậm đà hương vị của quê hương.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Lời văn nhẹ nhàng, tha thiết khi bày tỏ cảm xúc về món quà bình dị quê hương: cốm

- Cách miêu tả sinh động, tinh tế, giàu hình ảnh


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cốm Vòng

  • Giới thiệu về cốm:

- Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại nâng vị ngon của nhau lên. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh: “như trai gái xứng đôi” 

- Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị: “đầu trùm nón lá” vắt vẻo đi từ sớm “tinh mơ” lên phố bán cốm.

- Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm. 

- Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng” . 

- Mùi cốm thấm mùi cỏ, mùi đất quê hương làm ta “nhẹ nhõm”, “phơi phới”

→ Cốm là món quà đặc trưng của quê hương

  • Các công đoạn làm ra cốm:

- Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra, mà không được “vò hay đập” 

- Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm sao cho thật dẻo, lửa thật đều, củi phải dùng “củi gỗ cháy âm” 

- Người làm ra cốm giã cốm cũng phải đều tay, không được giã nặng hay nhẹ quá 

- Thóc giã ra rồi sàng

- Tiếp theo, họ đến công đoạn hồ cốm: “lấy mạ giã ra hòa với nước”, làm thành thứ nước màu xanh lá cây để hồ cốm 

- Cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán. 

→  Qua những công đoạn để làm ra món cốm làng Vòng thơm ngon, ta thấy được ở đó sự tinh tế, khéo léo, tỉ mẩn của những người làm ra cốm

  • Tác giả bày tỏ suy nghĩ về cách thưởng thức cốm:

- Cốm là một thứ quà “trang nhã của Thần Nông”, được đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên để lại cho ta

- Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế, thanh lịch: “nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm”

→ Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho cốm – thứ quà quê hương


CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi 1: Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.

Trả lời:

Em đã từng được ăn cốm, cốm được gói trong lá sen nên có mùi hương thơm thoang thoảng. Khi ăn, em thấy vị hạt cốm dẻo, có vị ngọt dịu, thơm và rất ngon.


Câu hỏi 2: Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản.

Trả lời: 

Dựa vào nhan đề, em đoán nội dung của văn bản nói về cốm ở làng Vòng nổi tiếng tại Hà Nội.


TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.

Trả lời:

Những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng: màu sắc tương phản, tôn lẫn nhau, giản dị, thanh khiết, chói lọi, vương giả.


Câu hỏi 2: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Trả lời:

Hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này là một cô gái giản dị, mộc mạc, đầy ưa nhìn.


Câu hỏi 3: Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?

Trả lời:

- Để làm ra sản phẩm cốm, cần 5 công đoạn:

+ Lúc mới gặt về cần được tuốt lấy thóc.

+ Rang thóc.

+ Xay, giã cốm.

+ Lấy mạ hòa với nước làm thành màu xanh lá cây rồi hồ cốm.

+ Trình bày cốm trên những mảnh lá chuối hoặc sen.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tinh chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tinh chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn:

- người ta cần phải tỏ ra một chút gì thanh cao, cao quý.

- phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi...lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.

- ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tinh chất thơm của cốm.

- dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Tác giả nhắc khẽ mọi người nên có cử chỉ thanh nhã, trang nhã khi ăn cốm. Cho thấy, tác giả đã dành cả tấm lòng trân trọng và biết ơn khi ăn cốm.


Câu hỏi 2: Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:

- Cốm nguyên là cái hạt non của "thóc nếp hoa vàng"..xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi phơi phới.

- ...ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

=> Tác dụng: Những chi tiết như vậy sẽ giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về cốm, không chỉ là thứ quà ngon mà nó còn thể hiện sự tự hào về hương vị của quê hương ta.


Câu hỏi 3: Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

=> Xem hướng dẫn giải

Đọc văn bản, em thấy tâm hồn cao đẹp của tác giả Vũ Bằng, một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.


Câu hỏi 4: Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

=> Xem hướng dẫn giải

- Chủ đề của văn bản nói về Cốm làng Vòng -Một thức quà của lúa non, đặc biệt nhất trong lòng Hà Nội.

- Em dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được như vậy.


Câu hỏi 5: Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản:

- Tác giả đề cập đến những sự việc, con người, thông tin cụ thể có thực về làng Vòng.

- Tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình về cốm. Vũ Bằng đã đặt rất nhiều tâm tư tình cảm của mình vào bài, từ đó khơi gợi biết bao điều về giá trị văn hóa và giữ gìn truyền thống tinh thần trong văn hóa ẩm thực của nhân dân ta.

- Lời văn, giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt và đầy sáng tạo.


Câu hỏi 6: "Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm". Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên. 

=> Xem hướng dẫn giải

Cốm hiện ra sự sạch sẽ tinh khiết và thơm ngon. Khi sử dụng lá sen để gói, ta sẽ thấy thơm và ngon hơn các loại lá khác. Ta cũng sẻ cảm nhận ngay được sự nhẹ nhàng, thanh cao và rất đỗi bình dị trong đó. Rơm là phần gần gũi nhất với những người nông dân, thể hiện được tính truyền thống trong đó. Vì vậy, khi sử dụng lá sen và rơm để gói cốm, ta sé thấy đấy không chỉ là thứ quà bình dị, dân dã mà nó còn mang đậm chất tinh tế, hương sắc Việt Nam vào mỗi độ thu về.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Cốm vòng" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Tác giả

  • Tiểu sử

- Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng. sinh tại Hà Nội

- Quê quán: làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

- Gia đình: cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên không bị thiếu thốn.

  • Sự nghiệp

- Ngay còn nhỏ đã say mê viết văn, làm báo. Năm 116 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê

- Năm 17 tuổi, ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn

- Ngay còn lúc rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký toàn soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…

- Phong cách sáng tác: trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Lọ Văn (tập văn trào phúng, 1931), Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút kí, 1969), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972)...


Tác phẩm

  • Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Thuộc chương 8 trong Miếng ngon Hà Nội (1952)

- Vài nét về tác phẩm Miếng ngon Hà Nội: là một tác phẩm bút ký tập trung giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến "sản xuất được cốm quý"): Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng

- Phần 2 (tiếp đến "tinh khiết và thơm tho lạ lùng"): Mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng

- Phần 3 (còn lại): Những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người.


Thể loại: tùy bút


Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

  • Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam


Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng


Chuẩn bị

Câu 1 trang 78 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

- Em đã từng ăn cốm rồi.

- Mùi vị của cốm: cốm rất dẻo, ăn có vị ngọt nhẹ, mùi vô cùng thơm


Câu 2 trang 78 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Dựa vào nhan đề, em dự đoán nội dung của văn bản là giới thiệu về cốm làng Vòng hay là giới thiệu về cách làm cốm, hoặc cũng có thể giới thiệu về nơi sản xuất ra cốm Vòng


Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 trang 78 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả là những cô gái mộc mạc, ưa nhìn, “đầu trùm nón lá”.

Câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:

  1. Ngắt lúa
  2. Tuốt lúa
  3. Đảo trong nồi rang
  4. Xay, giã thóc
  5. Sàng thóc
  6. Hồ

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả là: ăn miếng cốm cho ra miếng cốm; tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; ăn từng chút một; nhón từng chút một; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ tính chất thơm, tính chất ngọt của cốm; ăn một miếng cốm vào miệng là nuốt hương thơm của cánh đồng quê.

=> Từ đó, ta thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả là: tình cảm yêu mến, trân trọng nâng niu từng hạt cốm; sự am hiểu, quý trọng, lưu giữ từng hương thơm của cốm


Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

- Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản là: 

+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới. 

+ Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

- Tác dụng: Hình ảnh thiên nhiên hiện ra rõ nét hơn, trở nên sinh động, có hồn đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn tác giả cùng những tình cảm trân trọng nét đẹp văn hóa người Việt


Câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Qua việc đọc văn bản, em thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam


Câu 4 trang 82 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

- Chủ đề văn bản: Bàn về vẻ đẹp của cốm (cách làm, hương vị và cách thưởng thức cốm).

- Em xác định dựa vào:

+ Nhan đề văn bản

+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.

+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản


Câu 5 trang 82 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong văn bản là: 

- Tác giả đã ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc liên quan đến cốm từ: những công đoạn để làm ra cốm, hình ảnh những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán, hương thơm của cốm và cách ăn cốm. 

- Đồng thời, xen lẫn trong việc miêu tả tác giả chú trọng, lồng ghép việc thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ yêu mến, trân trọng, nâng niu,...vẻ đẹp của cốm.

- Cách tác giả chọn lọc, dùng từ ngữ một cách tinh tế, trau chuốt, kỹ lưỡng


Câu 6 trang 82 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

Trả lời:

Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .