Top 6 Bài soạn "Con gái của mẹ" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6315

Văn bản "Con gái của mẹ" của tác giả Thái Bá Dũng in trong Báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/8/2019. Tác phẩm ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh, tần tảo...xem thêm ...

Top 0
(có 3 lượt vote)

Bài soạn "Con gái của mẹ" số 1

Tóm tắt

Văn bản ghi lại cảm xúc vui mừng, nghẹn ngào của người mẹ khi con gái mình được tuyển thẳng vào đại học. Tình yêu thương mà chị Nguyễn Thị Thu Hà dành cho con gái Lam Anh như nhật kí của mẹ viết cho con gái. Năm 2000, chị Hà vì hoàn cảnh nên phải bế con rời quê hương. Người mẹ nghèo vất vả làm mọi việc để nuôi con. Vì thương mẹ, Lam Anh cố gắng học thật giỏi. Kết quả là em đã đỗ vào trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân với học bổng toàn phần. Lam Anh thấy hạnh phúc vì được làm con của mẹ và chỉ ước sau này đi làm có tiền để chăm lo cho mẹ.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến …12 năm nay): Giới thiệu về mẹ của Lam Anh.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …thiếu thốn, khô khát): Mẹ Lam Anh kể lại cuộc sống vất vả của hai mẹ con 18 năm qua.

- Đoạn 3 (Còn lại): Mong ước của Lam Anh.


Nội dung chính

Bài báo ghi lại tâm sự của chị Nguyễn Thị Thu Hà – mẹ Lam Anh về hoàn cảnh khó khăn 18 năm nay của mẹ con Lam Anh sau khi nhận được tin con gái được tuyển thẳng vào trường đại học.


Con gái của mẹ

* Trải nghiệm cùng văn bản

* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.

Trả lời:

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

- Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy.

- Khi con gái viết biết viết tròn chữ mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều mẹ đã bật khóc.

- Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.


Câu 2 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?

Trả lời:

- Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ là:

+  Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ. Con luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng. 

+ Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình không để mẹ phải bận lòng.


Câu 3 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau. 

- Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai tươi sáng, để thoát khỏi cuộc sống cùng cực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Con gái của mẹ" số 2

1. Trải nghiệm cùng văn bản

Tình cảm người mẹ dành cho con

- Đôi nét về người mẹ:

  • Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hà.
  • Nghề nghiệp: Nhặt ve chai, bán chổi ở chợ Hàn.
  • Hoàn cảnh sống: không có nhà cửa, sống lưu lạc ở nhiều thành phố.

- Năm 2000, tại Hải Hòa, Hải Lăng, Quảng Trị, con tròn 8 tháng tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ phải bế con rời quê hương.

  • Người con: Ngủ ngon lành trong tấm áo.
  • Người mẹ: Ôm con đứng gốc đa chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng. Người mẹ mệt lả, sữa chảy tràn ướt ngực. Khi có người biết hoàn cảnh muốn nhận nuôi con, nhưng nhất định không bỏ con.

- Năm 2002, Thuận Phước:

  • Hai mẹ con đã được người tốt cho chỗ ở.
  • Người mẹ đi bán vé số và đưa con đi khắp nơi.
  • Người mẹ vui đến bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên của con “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”.
  • Tiếng cười nói hồn nhiên của con giúp người mẹ có thêm sức lực.

- Năm 2005, con đã đỗ trường chuyên THPT chuyên Lê Quý Đôn. Người mẹ khóc vì hạnh phúc.

- Khi con đỗ đại học với thành tích tuyển thẳng, người mẹ một lần nữa bật khóc, cảm thấy tự hào về con.

=> Tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ của người mẹ dành cho con.


Tình cảm người con dành cho mẹ

- Đôi nét về người con:

  • Họ tên: Nguyễn Thị Lam Anh.
  • Là một học sinh có thành tích học tập nổi bật: trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với mức học bổng toàn phần.

- Hành trình trưởng thành của Lan Anh:

  • Không bao giờ đòi hỏi.
  • Luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
  • Biết san sẻ gánh nặng với mẹ.

=> Tình yêu thương, lòng kính trọng và sự cố gắng vượt bậc để đền đáp công ơn mẹ.


2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.

  • Nhưng con ơi, làm sao mẹ có thể bỏ con được. Nhìn vào khuôn mặt con, nước mặt mẹ chực trào.
  • Mẹ đã bật khóc khi nhìn thấy dòng chữ đầu tiên con viết lên tường, vào ngày đầu tiên con biết viết tròn chữ.
  • Mỗi lúc đưa con từ trường về phòng trọ, mệt nhoài nhưng tiếng cười nói hồn nhiên của con là mẹ có thêm sức lực…

Câu 2. Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?

Lam Anh luôn kính trọng và yêu thương mẹ: cố gắng học tập tốt, nhận việc làm thêm để san sẻ gánh nặng với mẹ...


Câu 3. Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Lam Anh và mẹ đều là điểm tựa tinh thần của đối phương. Bởi vì nhờ Lam Anh mà người mẹ có thêm động lực, sức mạnh để tiếp tục cuộc sống vất vả mưu sinh. Còn Lam Anh vì mẹ mà cố gắng học tập thật tốt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Con gái của mẹ" số 3

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu, tìm ý và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

- Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy.

- Khi con gái viết biết viết tròn chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều” mẹ đã bật khóc.

- Tiếng cười nói của con làm mẹ quên đi mệt mỏi.

- Mẹ khóc khi con trúng tuyển vào trường chuyên.

- Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.


Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn cuối, tìm chi tiết thể hiện tình cảm của Lam Anh

Lời giải chi tiết:

- Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ.

- Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình, không để mẹ phải bận lòng và bạn còn mong ước đi làm để báo hiếu cho mẹ.


Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa theo suy nghĩ của em và giải thích lí do.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau.

- Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai sáng lạn để thoát khỏi cuộc sống cùng cực. Lam Anh chính là niềm vui giúp mẹ xua tan những mệt mỏi và mẹ chính là động đực để Lam Anh cố gắng mỗi ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Con gái của mẹ" số 4

1. Trải nghiệm cùng văn bản

Tình cảm người mẹ dành cho con

– Đôi nét về người mẹ:

   + Họ tên: Nguyễn Thị Thu Hà.

   + Nghề nghiệp: Nhặt ve chai, bán chổi ở chợ Hàn.

   + Hoàn cảnh sống: không có nhà cửa, sống lưu lạc ở nhiều thành phố.

– Năm 2000, tại Hải Hòa, Hải Lăng, Quảng Trị, con tròn 8 tháng tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ phải bế con rời quê hương.

   + Người con: Ngủ ngon lành trong tấm áo.

   + Người mẹ: Ôm con đứng gốc đa chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng. Người mẹ mệt lả, sữa chảy tràn ướt ngực. Khi có người biết hoàn cảnh muốn nhận nuôi con, nhưng nhất định không bỏ con.

– Năm 2002, Thuận Phước:

   + Hai mẹ con đã được người tốt cho chỗ ở.

   + Người mẹ đi bán vé số và đưa con đi khắp nơi.

   + Người mẹ vui đến bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên của con “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”.

   + Tiếng cười nói hồn nhiên của con giúp người mẹ có thêm sức lực.

– Năm 2005, con đã đỗ trường chuyên THPT chuyên Lê Quý Đôn. Người mẹ khóc vì hạnh phúc.

– Khi con đỗ đại học với thành tích tuyển thẳng, người mẹ một lần nữa bật khóc, cảm thấy tự hào về con.

=> Tình yêu thương, sự hy sinh vô bờ của người mẹ dành cho con.


Tình cảm người con dành cho mẹ

– Đôi nét về người con:

   + Họ tên: Nguyễn Thị Lam Anh.

   + Là một học sinh có thành tích học tập nổi bật: trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với mức học bổng toàn phần.

– Hành trình trưởng thành của Lan Anh:

   + Không bao giờ đòi hỏi.

   + Luôn yêu thương, kính trọng mẹ.

   + Biết san sẻ gánh nặng với mẹ.

=> Tình yêu thương, lòng kính trọng và sự cố gắng vượt bậc để đền đáp công ơn mẹ.


2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1.(trang 17 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.

Trả lời: 

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

- Một người xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không cho.

- Khi con gái biết viết tròn chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều” mẹ đã bật khóc.

- Tiếng cười nói của con làm mẹ quên đi mệt mỏi.

- Mẹ khóc khi con trúng tuyển vào trường chuyên.


Câu 2.(trang 17 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?

Trả lời:

- Em cảm nhận tình cảm của Lam Anh đối với mẹ là:

   + Lam Anh là một người con hiếu thảo, rất thương yêu mẹ của mình.

   +  Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ. Con luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng.

   + Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình không để mẹ phải bận lòng.


Câu 3.(trang 17 sgk Ngữ văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau.

- Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai xán lạn để thoát khỏi cuộc sống cùng cực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Con gái của mẹ" số 5

I. Tác giả

- Thái Bá Dũng – nhà báo Báo tuổi trẻ.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

  1. Xuất xứ: Theo Báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/8/2019
  2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
  3. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3
  4. Tóm tắt: 

Câu chuyện về người mẹ làm lũ vất vả, phải tha hương cầu thực đem theo đứa con nhỏ lên thành phố Đà Nẵng mưu sinh. Cuộc sống của hai mẹ con vô cùng vất vả, cực nhọc. Nhưng Lam Anh cô con gái của chị luôn chăm chỉ nỗ lực học tập và hiếu thảo với mẹ. Em đỗ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng, và được tuyển thẳng vào trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng với mức học bổng toàn phần. Hơn cả, em luôn hạnh phúc vì được làm con của mẹ và luôn muốn lớn nhanh để đáp đền công ơn của mẹ.

  • Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của mẹ với con.

Đoạn 2: Còn lại: Tình cảm biết ơn của con gái với mẹ của mình.

  • Giá trị nội dung: 

- Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sự hi sinh, tần tảo một đời vì con của người mẹ và lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cô con gái bé bỏng dành cho mẹ của mình.

- Tình mẫu tử có sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn, vất vả của cuộc đời.

- Văn bản là bài học đạo đức sâu sắc hướng con người ta phải biết trân trọng, ghi nhớ công ơn cha mẹ.

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.

- Nhan đề rõ ràng, cụ thể xác định được trọng tâm văn bản.


III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

  • Tình cảm thiêng liêng mẹ dành cho con

- Hoàn cảnh đáng thương: Con tròn 8 tháng tuổi, phải đi tha hương cầu thực 🡪 Không biết bắt đầu từ đâu.

- Người mẹ bươn trải đủ nghề nghiệp  bán vé số, nhặt ve chai, cố gắng nuôi con khôn lớn từng ngày 

- Dẫu nhọc nhằn, vất vả chị cũng quyết tâm không bỏ rơi con, không để con không được đến trường

- Người mẹ vỡ oà cảm xúc khi chứng kiến con gái đạt được những thành tích cao trong học tập.

  • Tình cảm biết ơn của con gái với mẹ của mình.

- Lam Anh rất chăm chỉ học hành, em học rất giỏi và đạt thành tích cao trong học tập.

- Không những vậy em rất thương mẹ biết giúp đỡ mẹ để mẹ đỡ vất vả. 

- Sự hiếu thảo thể hiện ở ước mơ của em, mong muốn học thật nhanh, kiếm được tiền để đáp đền công ơn của mẹ suốt 18 năm nay.


SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1 trang 17 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.

Lời giải:

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

- Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy.

- Khi con gái viết biết viết tròn chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều” mẹ đã bật khóc.

- Tiếng cười nói của con làm mẹ quên đi mệt mỏi.

- Mẹ khóc khi con trúng tuyển vào trường chuyên.

- Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.


Câu 2 trang 17 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?

Lời giải:

- Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ.

- Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình, không để mẹ phải bận lòng và bạn còn mong ước đi làm để báo hiếu cho mẹ.


Câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Lời giải:

- Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau.

- Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai sáng lạn để thoát khỏi cuộc sống cùng cực. Lam Anh chính là niềm vui giúp mẹ xua tan những mệt mỏi và mẹ chính là động đực để Lam Anh cố gắng mỗi ngày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con gái của mẹ" số 6

I. Tìm hiểu chung

  1. Tác giả: Thái Bá Dũng.
  2. Tác phẩm

Xuất xứ: Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24/8/2019.


II. Đọc hiểu văn bản

Tình cảm người mẹ dành cho con

- Thông tin về người mẹ:

+ Tên: Nguyễn Thị Thu Hà.

+ Nghề nghiệp: Nhặt ve chai, bán chổi ở chợ Hàn.

+ Hình dáng: Gầy gò.

+ Hoàn cảnh sinh sống: Căn phòng trọ khoảng 9m2.

- Hành trình 2 mẹ con tại Đà Nẵng:

+ 2000, tại Hải Hòa - Hải Lăng - Quảng Trị, con tròn 8 tháng tuổi. Vì hoàn cảnh mẹ bế con rời quê hương.

  • Người con: Ngủ ngon trong tấm áo.
  • Người mẹ:
    • 10h sáng, ôm con đứng gốc đa chợ Cồn, thành phố Đà Nẵng. Mệt lả, sữa chảy tràn ướt ngực.
    • Không biết bắt đầu từ đâu.
    • Nhất định không bỏ con dù được gợi ý nuôi hộ vì thương quá.

+ 2002, Thuận Phước. Hai mẹ con đã có người tốt cho chỗ ở.

  • Người mẹ:
    • Bán vé số, đưa con đi khắp nơi. 
    • Vui đến bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên của con "Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều.".
    • Tiếng cười nói của con là động lực cho mẹ.
  • Người con: Đã vào lớp 1, lớn nhanh và không bao giờ đòi hỏi.

+ Đà Nẵng 2015, mùa thi. Con đã đỗ trường chuyên.

  • Người mẹ: 
    • Được nhận tin khi đang nhặt đồng nát.
    • Mẹ bỏ mớ chai nhựa, chạy về.
    • Mẹ khóc khi cầm tờ giấy trúng tuyển. Mẹ khóc vì hạnh phúc.
  • Những người xung quanh:
    • Thầy giáo cũng vui mừng chia sẻ.
    • Mọi người đều chung vui.

+ Khi con đỗ đại học: Người mẹ khóc nhiều hơn, con đỗ vì tuyển thẳng. → Mẹ tự hào về người con kiên cường.

➩ Tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ của người mẹ dành cho con.


Tình cảm người con dành cho mẹ

- Thông tin về người con:

+ Tên: Nguyễn Thị Lam Anh.

+ Là một học sinh có thành tích học tập nổi bật:

  • Đỗ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
  • Được tuyển thẳng vào Trường ĐH Tân Trào với mức học bổng toàn phần.
  • Sức học vượt trội, ba năm liền là học sinh giỏi toàn diện, hai năm cuối cấp đạt học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí.".

- Hành trình trưởng thành của Lan Anh:

+ Luôn nỗ lực học tập, đạt thành tích cao.

+ Không bao giờ đòi hỏi.

+ Thêu thêm những con búp bê để có tiền trang trải chi phí khi học đại học. 

+ Luôn yêu thương mẹ hết mực:

  • Cảm thấy hạnh phúc vì làm con của mẹ.
  • Ước học thật nhanh, ra trường đi làm kiến tiền đưa mẹ đi mua đồ, ăn ngon.
  • Thấu cảm được sự vất vả của mẹ "Mười tám năm qua, mẹ đã quá vất vả vì em, dành tất cả những gì tốt nhất cho em.".

➩ Tình yêu thương, lòng kính trọng và sự cố gắng vượt bậc để đền đáp công ơn mẹ.

➩ Đề cao tình mẫu tử thiêng liêng.


III. Tổng kết

1. Nội dung
Con gái của mẹ là những tâm sự của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà về "quả ngọt" cho quá trình trưởng thành vất vả, khó khăn nhưng nỗ lực không ngừng của Lam Anh. Qua đó có thể thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng.
2. Nghệ thuật
Bài báo ghi lại những cảm xúc chân thực, kí nhanh lại quãng thời gian khổ cực, nỗ lực phấn đấu của hai mẹ con.


IV. Suy ngẫm và phản hồi

  1. Tìm một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh.
  2. Em cảm nhận thế nào về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ?
  3. Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?

Bài Làm:

  1. Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

- Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy.

- Khi con gái viết biết viết tròn chữ mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều mẹ đã bật khóc.

- Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.

-....

  1. Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ. Con luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp be bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình không để mẹ phải bận lòng.
  2. Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau. Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còm Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai sáng lạn để thoát khỏi cuộc sống cùng cực.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .