Top 6 Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

6127

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 phần "Điểm tựa tinh thần" hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (số 1)

Câu 1 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Thảm thiết

nỗi đau khổ thống thiết

Đau đớn

Trùm sò

kẻ cầm đầu nhóm vô lại

Kẻ cầm đầu trong lớp

Thu vén cá nhân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Làm giàu

tích luỹ nhiều của cải, tiền bạc

tích luỹ nhiều viên bi thu từ các bạn

Võ đài

là đài đấu võ

là đài đấu võ

Cao thủ

người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác

Con dế có khả năng đánh bại các con dế khác

Giang hồ

 Là côn đồ, lưu manh, du đãng, du côn,

Trả thù

gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác

Các bạn trả thù Lợi vì không ưa Lợi

Cử hành tang lễ

tổ chức tang lễ cho người đã mất

Chôn cất con dế lửa


Câu 2 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

Trả lời:

- Các bạn ồ lên thích thú, thì ra Lan là một "danh ca" chính hiệu.

- Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ.


Câu 3 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?

Trả lời:

- Văn bản Con gái của mẹ có hai đoạn: một đoạn nói về tình cảm của mẹ dành cho con, đoạn còn lại nói về tình yêu thương Lam Anh dành cho mẹ.


Câu 4 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 6: 

 Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

     Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... `)

           Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Trả lời:

 - Đoạn 1 câu chủ đề là: bài ca có thể là lời của cô gái.

 - Đoạn 2 không có câu chủ đề.


* Viết ngắn

Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Bài làm

Chúng ta chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ và bản thân tôi cũng vậy. Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi đó là hồi hè được bố mẹ đưa đi chơi ở Vịnh Hạ Long. Đó là một ngày nắng đẹp, thời tiết thật dễ chịu. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có mặt ở Hạ Long. Ở đây, không khí thật trong lành và dễ chịu khác hẳn với khói bụi ở thành phố ồn ào. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thiên nhiên sống động. Tôi đi tắm biển ở Bãi Cháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long đây là nơi tôi thích nhất. Sóng biển thổi vào khiến người ta có cảm giác thật dễ chịu. Mọi người thích thú với Vịnh Hạ Long bởi vì ở đây không chỉ có biển đẹp mà còn có khu vui chơi rất hay. Đó là chuyến đi rất đáng nhớ với tôi nhờ chuyến đi ấy cả gia đình tôi có thêm nhiều kỉ niệm hơn. Chuyến đi ấy sẽ là kỉ niệm đẹp trong tôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (số 2)

Câu 1: Tìm trong văn bản "Tuổi thơ tôi" các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

thảm thiết

thê thảm, thống thiết

tha thiết, thêm thảm

làm giàu

tích lũy của cải, tiền bạc để trở nên giàu có

giúp đỡ bạn để kiếm tiền

trùm sò

người ích kỉ, luôn tìm cách thu lợi cho mình

ích kỷ, luôn tìm cách thu lợi cho mình

võ đài

đài đấu võ

nơi dùng để chơi chọi dế.

cao thủ

người tài giỏi trong một lĩnh vực nhất định

nói đến dế lửa là cao thủ chọi dế

trả thù

làm cho người đã gây hại, gây tai hoạ cho bản thân mình hoặc người thân phải chịu điều tương xứng với những gì người ấy đã gây ra

tìm cách trêu chọc, phá phách bạn bè


Câu 2: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

- Đặt câu:

Thạch Lam từng quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

- Tác dụng: Đánh dấu câu được dẫn trực tiếp.


Câu 3: Văn bản "Con gái của mẹ" có mấy đoạn?

Gồm 2 đoạn:

  • Đoạn 1. Từ đầu đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của người mẹ dành cho con gái.
  • Đoạn 2. Còn lại: Tình cảm của người con dành cho mẹ.

Câu 4: Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”)

Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Câu chủ đề:

  • Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.
  • Đoạn 2: Không có câu chủ đề.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (số 3)

Câu 1 trang 17 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Từ ngữ trong ngoặc képNghĩa thông thườngNghĩa theo dụng ý của tác giả.........


Trả lờiTừ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

thảm thiết

vô cùng đau đớn, thống thiết

đau đớn

trùm sò

kẻ cầm đầu nhóm người xấu, vô lại

kẻ ích kỉ, luôn tìm cách thu lợi cho mình

thu vén cá nhântìm cách thu gom, vơ vét làm giàu cho bản thântìm cách thu gom, vơ vét làm giàu cho bản thânlàm giàu

tích lũy tiền bạc, của cả

itích lũy cả một gia tài đồ chơi là các viên bi

võ đài

nơi diễn ra cuộc đấu võ của các võ sĩ

nơi diễn ra cuộc đấu giữa các chú dế

cao thủvõ sĩ mạnh mẽ hơn hẳn người khác, luôn chiến thắng

chú dế mạnh, lì đòn, không sợ bất kì con dế nào

ra giang hồ

bước vào nơi toàn cách võ sĩ, với nhiều trận chiến

bước vào môi trường cạnh tranh với các chú dế khác với những trận đánh liên hồitrả thùlàm hại cho kẻ đã gây nên đau khổ, bất hạnh cho mình

làm Lợi phải khóc và mất mặt vì mất đi chú dế mạnhcử hành tang lễtổ chức tang lễ, chôn cất người đã mất

tổ chức sự kiện tạm biệt, chôn cất chú dế


Câu 2 trang 18 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dâu ngoặc kép trong câu ấy.

Trả lời

Học sinh tham khảo câu sau:

Hùng là "cầu thủ" xuất sắc nhất của đội bóng đá trường em.

→ Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh bạn Hùng đá giỏi và hay như một cầu thủ bóng đá chính thức.


Câu 3 trang 18 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?

Trả lời

Văn bản Con gái của mẹ gồm 2 đoạn:

  • Đoạn 1 (từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): nói về tình của của người mẹ dành cho con gái Lam Anh
  • Đoạn 2 (từ Thương mẹ vất vả đến hết): nói về tình cảm của con gái Lam Anh dành cho mẹ

Câu 4 trang 18 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... `)

Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)

Trả lời

Câu chủ đề có trong đoạn văn là:

  • Đoạn văn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái
  • Đoạn văn 2: Không có câu chủ đề

Viết ngắn

Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời

Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

“Mẹ ơi!” là tiếng gọi mà em luôn cất lên đầu tiên mỗi khi trở về nhà. Vì mẹ là người mà em yêu quý nhất trong gia đình. Từ nhỏ, mẹ đã vừa làm mẹ vừa làm bố, gồng gánh vất vả nuôi em khôn lớn. Mẹ chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho em phấn đấu mỗi ngày. Thích nhất, là những buổi tối mùa đông. Sau khi học bài, em sẽ lại ngồi cạnh mẹ. Em sẽ gối đầu lên chân của mẹ, chăm chú nhìn mẹ chấm bài cho học sinh. Rồi thiêm thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, như một phép diệu kì, em sẽ tỉnh lại trên chiếc giường ấm áp. Cảm giác bình yên và hạnh phúc ấy, chỉ có mẹ mới có thể mang lại mà thôi. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, lớn lên thật nhanh để có thể trở thành chỗ dựa vững chắc cho mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (số 4)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT - BÀI 6

Câu 1 trang 17 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Từ ngữ trong ngoặc képNghĩa thông thườngNghĩa theo dụng ý của tác giả

Lời giải:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Trùm sò

Kẻ cầm đầu nhóm vô lại

Chỉ người ích kỉ, tìm cách thu lợi cho mình

Làm giàu

Tích lũy nhiều của cải, tiền bạc

Tích lũy những đồ chơi mà bọn trẻ cho là giá trị

Võ đài

Đài đấu võ

Khoảng đất những chú dế chọi nhau

Cao thủ

Người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác

Chỉ chú dế khỏe mạnh, lì đòn

Cử hành tang lễ

Tổ chức tang lễ cho người đã mất

Tổ chức tang lễ cho chú dế


Câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

Lời giải:

- Câu: Lan lớp tôi có một “gia tài kếch xù” với đầy đủ các thể loại sách: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập Toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách tập y-ô-ga, sách chơi đàn oóc…

- Tác dụng: Nhấn mạnh từ gia tài được dùng với ý nghĩa đặc biệt là người có nhiều sách vở.


Câu 3 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?

Lời giải:

Văn bản Con gái của mẹ có hai đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): tình cảm của mẹ dành cho con,

- Đoạn 2 (còn lại): tình yêu thương Lam Anh dành cho mẹ.


Câu 4 trang 18 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...")

Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)

Lời giải:

Câu chủ đề:

- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.

- Đoạn 2: không có câu chủ đề.


VIẾT NGẮN

Câu hỏi:

Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Lời giải:

     Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá". Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: "Con ngoan biết lỗi là được rồi". Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

Chú thích:

- “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.

- "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá": trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (số 5)

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Thảm thiết

nỗi đau khổ thống thiết

Đau đớn

Trùm sò

kẻ cầm đầu nhóm vô lại

Kẻ cầm đầu trong lớp

Thu vén cá nhân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Làm giàu

tích luỹ nhiều của cải, tiền bạc

tích luỹ nhiều viên bi thu từ các bạn

Võ đài

là đài đấu võ

là đài đấu võ

Cao thủ

người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác

Con dế có khả năng đánh bại các con dế khác

Giang hồ

Là côn đồ, lưu manh, du đãng, du côn,

Trả thù

gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác

Các bạn trả thù Lợi vì không ưa Lợi

Cử hành tang lễ

tổ chức tang lễ cho người đã mất

Chôn cất con dế lửa


Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Học sinh tham khảo câu sau:

Hoa là “cây văn nghệ” của lớp.

→ Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh bạn Hoa hát rất hay ở lớp.


Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Văn bản Con gái của mẹ gồm 2 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): nói về tình của của người mẹ dành cho con gái Lam Anh

- Đoạn 2 (từ Thương mẹ vất vả đến hết): nói về tình cảm của con gái Lam Anh dành cho mẹ


Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Câu chủ đề:

- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.

- Đoạn 2: không có câu chủ đề.

Viết ngắn: Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

     Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá". Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

Chú thích:

- “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.

- "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá": trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kiến thức tiếng Việt:

Dấu ngoặc kép

- Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.

- Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thủ” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 (số 6)

Kiến thức ngữ văn
*Dấu ngoặc kép
- Về hình thức: Dấu ngoặc kép viết là" "
- Công dụng:
+Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
(Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm)
Ví dụ:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói:" Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. "
+Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Ví dụ: Nhìn từ xa, chiếc cầu ấy như một" dải lụa "mềm mại vắt ngang sông.
+ Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
Ví dụ: Cuốn tiểu thuyết đó được viết trên.." bưu thiếp ".
- Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san.. dẫn trong câu văn.
Ví dụ: Văn bản" Bài học đường đời đầu tiên "của nhà văn Tô Hoài kể về chàng Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi nhưng cuối cùng biết ăn năn, rút ra bài học đường đời cho mình.


*Câu chủ đề
- Đặc điểm: Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát cả đoạn văn, lời lẽ ngắn gọn, đủ 2 thành phần chính.
- Vị trí: Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề mà ta có các kiểu đoạn khác nhau:
+Nếu câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: Ta có kiểu đoạn văn diễn dịch (các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề).
+ Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn: Ta có kiểu đoạn văn quy nạp (đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Kết luận đó là câu chủ đề nằm).
+ Ngoài ra, trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề có thể đứng ở đầu và cuối đoạn, sẽ tạo nên kiểu đoạn Tổng - Phân - Hợp.

Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành Tiếng Việt - trang 17, Ngữ Văn 6, sách Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 17)
Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:
Trả lời:
Từ trong ngoặc kép:
- Làm giàu
+ nghĩa thông dụng: Tích lũy nhiều của cải, tiền bạc để trở nên giàu có
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: Làm đỡ bạn để kiếm tiền
- Trùm sò:
+ nghĩa thông dụng: Kẻ cầm đầu nhóm vô lại
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: Ích kỷ, luôn tìm cách thu lợi cho mình
- Thảm thiết:
+ nghĩa thông dụng: Nỗi đau khổ, với cảm xúc thê thảm, thống thiết
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: Tha thiết, thêm thảm (giống với nghĩa thông dụng)
- Võ đài
+ nghĩa thông dụng: Chỉ đài đấu võ
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: Nơi dùng để chơi chọi dế
- Cao thủ
+ nghĩa thông dụng: Người có khả năng tài giỏi, ứng phó hơn hẳn người khác
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: Con vật có khả năng nổi bật, hơn hẳn các đối thủ khác -> nói đến dế lửa là cao thủ khi tham gia chọi dế
- Trả thù
+ nghĩa thông dụng: Gây tai họa cho người khác hoặc chính người đã gây hại cho mình
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: Tìm cách trêu chọc, phá phách bạn bè
- Cử hành tang lễ
+ nghĩa thông dụng: Chỉ phong tục của con người với nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết.
+Nghĩa theo dụng ý của tác giả: : Chỉ trình tự những việc làm của Lợi và đám bạn, cùng thầy Phú đối với con dế lửa vừa chết.

Câu 2 (trang 18)
Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.
Trả lời:
Các em có thể tham khảo một trong ba câu dưới đây có sử dụng dấu ngoặc kép theo 3 công dụng khác nhau:
Câu 1: Văn bản" Con gái của mẹ "ca ngợi tình mẫu tử cảm động, cao đẹp.
- >Công dụng: Dùng để đánh dấu tên tác phẩm
- Câu 2: Nó giữ gìn tập truyện Co nan đó rất cẩn thận và coi như" báu vật ".
- >Công dụng: Dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt
-Câu 3: Câu nói của chị Lam Anh:" Giờ em chỉ ước học thật nhanh, ra trường đi làm có tiền rồi đưa mẹ ra tiệm để mua một đôi dép, một bộ quần áo mới, vào nhà hàng ăn một bữa thật ngon bởi 18 năm nay tất cả mẹ đều đi xin lại, dành tất cả cho em. "Thật cảm động và cao đẹp biết bao.
- > Tác dụng: Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp


.Câu 3 (trang 18) Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn? (mấy phần)
Trả lời:
Văn bản Con gái của mẹ có hai phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến như một nhành xương rồng chồi lên mọi thiếu thốn, khô khát) : Tình cảm của mẹ dành cho con.
(Mẹ luôn dành tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ cho con).
+ Phần 2 (các đoạn còn lại) : Tình cảm của người con dành cho mẹ.
(Con thấu cảm được sự vất vả của mẹ, luôn yêu thương, lòng kính trọng và sự cố gắng vượt bậc để đền đáp công ơn mẹ)

Câu 4 (trang 18) Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:
Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những" chẽn lúa đòng đòng "," phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai "kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?
(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao" Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..")
Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vàng lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
(Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)
Trả lời:
Câu chủ đề:
- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.
- > Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn
- Đoạn 2: Không có câu chủ đề.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .