Top 6 Bài soạn "Con là..." (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

68

Bài thơ "Con là..." của tác giả Y Phương được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con là..." số 1

Tóm tắt

Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừalà hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.


Bố cục

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

- Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.

- Khổ 2: Con là niềm vui của cha.

- Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.


Nội dung chính

Bài thơ là tiếng lòng, tình cảm sâu đậm mà người cha dành cho đứa con. Qua đây chúng ta thấy được tình cảm thiêng liêng của phụ tử – tình cảm cao quý, trong sáng.


Con là …

* Hướng dẫn đọc

Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

Trả lời:

- Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4- 7 từ.


Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ .

Trả lời:

- Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

+ Từ ngữ: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

+ Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.

+ Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.


Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

- Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừalà hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con là..." số 2

1. Bài thơ Con là ...

Con là ...

Con là nỗi buồn của Cha

Dù to bằng trời

Cũng sẽ được lấp đầy

Con là niềm vui của Cha

Dù nhỏ bằng hạt vừng

Ăn mãi không bao giờ hết

Con là sợi giây hạnh phúc

Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.


2. Tác giả, tác phẩm

Tác giả Y phương

- Y Phương sinh năm 1948.

- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.

- Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

- Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)...


Tác phẩm

- Bài thơ “Con là…” được in trong tập Đàn then, NXB Hội Nhà văn, 1996.

- Thể thơ tự do.


3. Hướng dẫn đọc hiểu Con là ... (Y Phương)

Câu 1.(trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

Trả lời:

- Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.


Câu 2.(trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ .

Trả lời:

- Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

   + Từ ngữ: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

   + Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.

   + Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.


Câu 3.(trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

- Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con là..." số 3

1. Tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Y Phương sinh năm 1948.

- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.

- Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

- Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)...


Tác phẩm

  • Bài thơ “Con là…” được in trong tập Đàn then, NXB Hội Nhà văn, 1996.
  • Thể thơ tự do.

2. Hướng dẫn đọc

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

- Nội dung: Tình cảm của người cha dành cho đứa con của mình.

- Hình thức:

  • Văn bản được chia làm ba khổ.
  • Mỗi khổ gồm ba câu, hết một câu sẽ xuống dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên.
  • Mỗi câu có từ 4 đến 7 từ.

Câu 2. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

- So sánh “con” với “nỗi buồn”, “niềm vui”, “sợi dây hạnh phúc”: Con đem lại mọi cung bậc cảm xúc, gắn kết cha và mẹ.

- Điệp ngữ “con là” ở đầu mỗi khổ thơ: Khẳng định tầm quan trọng của con.

- Hình ảnh độc đáo “to bằng trời, nhỏ bằng hạt vừng, mảnh hơn sợi tóc”: tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại hợp lí.

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

=> Qua đây, tác giả muốn diễn tả tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con.


Câu 3. Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Tình cảm của cha dành cho con được thể hiện một cách sinh động. Đó là tình yêu thương lớn lao, nhưng bình dị. Con có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người cha, cũng là mối liên kết không thể mất đi của cha và mẹ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con là..." số 4

I. Vài nét về tác giả

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

- Quê quán: Trùng Khánh- Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng

   + Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

   + Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà

   + Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

- Phong cách sáng tác:

   + Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.


II. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.


Bố cục

- Đoạn 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương

- Đoạn 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý


Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống


Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm


Phân tích

I. Mở bài

- Giới thiệu một vài nét về Y Phương: là người dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

- Giới thiệu về bài thơ “Nói với con”: là lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ


II. Thân bài

Cội nguồn sinh dưỡng của con

- Cội nguồn gia đình

   + Con lớn lên trong những tháng ngày chờ trông, mong đợi của cha mẹ

   + “Chân phải- chân trái”, “một bước- hai bước”: phép đối tạo âm điệu vui tươi, tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc, mỗi nhịp bước của con đều có cha mẹ dang rộng vòng tay che chở

⇒ Đó là tình cảm thiêng liêng mà con luôn phải khắc cốt ghi tâm

- Cội nguồn quê hương

   + đan lờ (dụng cụ đánh bắt cá), đan lờ cài nan hoa( công việc đã tạo nên vẻ đẹp của con người lao động), vách nhà ken câu hát( cuộc sống hòa với niềm vui”: Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua nhiều hình ảnh đẹp đẽ

   + Sử dụng các động từ: đan, ken ,cài : vừa diễn tả những động tác cụ thể , khéo léo vừa nói lên cuộc sống gắn bó với niềm vui

   + “Rừng cho hoa”: nhân hóa rừng không chỉ cho gỗ, cho lâm sản mà còn cho hoa=> vẻ đẹp tinh thần

   + “Con đường cho những tấm lòng”: đâu chỉ đãn lối mà còn cho những tấm lòng cao cả tấm lòng cao cả, thủy chung


Quê hương và gia đình nuôi con khôn lớn

- “Người đồng mình”- những người sống chung trên một miền quê, cùng một dân tộc, “thương lắm”- sự gắn bó yêu thương, đùm bọc

- Người đồng mình có chí khí mạnh mẽ

   + Nỗi buồn được cụ thể hóa bằng chiều cao, chí được đo bằng độ xa => người đọc có thể cảm nhận nỗi buồn chồng chất trong cuộc sống của họ

⇒ Cuộc sống vẫn nhiều buồn lo cực nhọc nhưng tâm càng sáng chí càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng

- Người đồng mình thủy chung tình nghĩa

   + “Sống”- khẳng định tâm thế bản lĩnh kiên cường, bất chấp khó khăn gian khổ

⇒ Mặc dù cuộc sống quê hương khó khăn vất vả nhưng họ “không chê”, học vẫn thủy chung với quê hương, gắn bó với uqee hương để tạo dựng cuộc sống

- Lối sống phóng khoáng đầy nghị lực

   + So sánh “như sống như suối” : sức sống mãnh liệt, đầy ắp nghĩa tình

   + Dù “lên thác xuỗng ghềnh” nhưng người đồng mình vẫn không lo cực nhọc, vẫn đầy sự yêu mến tự hào về quê hương

- Người đồng mình giàu lòng tự trọng

   + “Người đồng mình thô sơ da thịt”- họ có thể thô ráp, nói không hay, làm không khéo, làn da mái tóc dãi dầu mưa nắng nhưng phẩm chất bên trong không hề nhỏ bé, tầm thường

- Người đồng mình khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp

   + Người đồng mình tự lực tự cường, tự xây dựng quê hương bằng bàn tay khối óc

   + Họ xây dựng quê hương, đưa quê hương có thể sánh ngang với các cường quốc năm châu

⇒ Người cha gợi cho con niềm tự hào và khát vọng xây dựng quê hương, kế tục truyền thống đáng tự hào của dân tộc


Điều cha mong muốn ở con

- Cha nhắc con “lên đường” là khi con trưởng thành, dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước

⇒ Qua đó cha thể hiện tình yêu con

⇒ Đó còn là lời của cha anh đi trước nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải vững tin vào cuộc đời để xây dựng quê hương giàu đẹp


III. Kết bài

- Khẳng định những giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ:

   + Thể thơ tự do, nhịp điệu vui tươi, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

   + Cha đưa con về với cội nguồn sinh dưỡng nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời


Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.


Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lời giải chi tiết:

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

- Từ ngữ: gần gũi, giản dị, thân quen.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh con với "nỗi buồn", "niềm vui" và "hạnh phúc".

+ Điệp cấu trúc: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

- Hình ảnh: độc đáo như "trời", "hạt vừng", "sợi tóc". Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.


Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Lời giải chi tiết:

Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con là..." số 5

I. Tìm hiểu chung

Tác giả

Y Phương (1948)

- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.

- Quê quán: huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

- Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. 


Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Đàn then, 1996.

- Thể loại: Thơ tự do.

- PTBĐ chính: Biểu cảm.


Bố cục:

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

- Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.

- Khổ 2: Con là niềm vui của cha.

- Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.


Tóm tắt tác phẩm Con là

Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.


II. Đọc hiểu văn bản

- Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc "Con là...." để định nghĩa về người con:

+ Là nỗi buồn.

+ Là niềm vui.

+ Là sợi dây hạnh phúc.

- Điệp từ, cấu trúc "Dù cho....", kết hợp nghệ thuật đối "to" - "nhỏ", "niềm vui" - "nỗi buồn", so sánh bằng "bằng" thể hiện ý nghĩa của con đối với cha:

+ Khi con là nỗi buồn:

  • Được miêu tả "to bằng trời".
  • Cũng được "lấp đầy".

→ Dù nỗi buồn có nhiều như thế nào nhưng vì có con cũng sẽ được an ủi, lấp đầy, sẽ biến mất.

+ Khi con là niềm vui:

  • So sánh "nhỏ bằng hạt vừng".
  • Không bao giờ hết.

→ Niềm vui con mang lại cho cha không bao giờ có giưới hạn. Với cha, có con luôn là niềm vui bất tận.

→ Tình cảm cha con thiêng liêng.

- Sử dụng lối so sánh hơn "Mảnh hơn sợi tóc" thể hiện ý nghĩa của con đối với mối quan hệ của cha mẹ:

+ Con là "sợi dây hạnh phúc", sợi dây kết nối.

+ Buộc đời cha với mẹ.

→ Con là sợi dây kết nối giữa cha và mẹ, tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, hoàn chỉnh.

→ Tình cảm gia đình thiêng liêng.

➩ Đối với người cha, con là những điều vừa to lớn vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời người cha. Con chính là sợi dây kết nối giúp cho gia đình hạnh phúc.


III. Tổng kết

Nội dung

Bài thơ Con là... của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha. 


Nghệ thuật

Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc.


IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.


Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ .

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

- Từ ngữ: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

- Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.

- Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.


Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con là..." số 6

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

Tìm hiểu văn bản theo 2 mạch nội dung chính như sau:

– Định nghĩa về người con.

– Khi con là nỗi buồn và khi con là niềm vui.


1.2. Nghệ thuật

– Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc.

– Ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu.


2. Hướng dẫn soạn bài Con là…

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.

Gợi ý:

– Những đặc điểm của thơ của văn bản được thể hiện qua các yếu tố sau:

+ Có 3 đoạn cụ thể.

+ Một câu có 4-7 từ.


Câu 2. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

Gợi ý:

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

– Từ ngữ: gần gũi, giản dị, thân quen.

– Biện pháp tu từ:

+ So sánh con với “nỗi buồn”, “niềm vui” và “hạnh phúc”.

+ Điệp cấu trúc: cụm từ “con là” được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

– Hình ảnh: độc đáo như “trời”, “hạt vừng”, “sợi tóc”. Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.


Câu 3. Nêu cảm nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.

Gợi ý:

– Tình cảm người cha trong bài thật cụ thể và chi tiết. Đó là tình yêu âm thầm lặng lẽ dành cho người con thân yêu của mình. Với cha con vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, với cha hạnh phúc của con chính là niềm vui của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .