Top 6 Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

635

"Con hổ có nghĩa" thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam. Với việc mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người và sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người


Câu 1 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.

- Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra.

=> Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ rất tận tình, bằng cả tấm lòng.


Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Phương pháp giải:

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

- Bà đỡ Trần: Sau khi bà đỡ Trần giúp đỡ hai vợ chồng nhà hổ, hổ đực đào lên một cục bạc trả ơn bà đỡ, giúp bà vượt qua mùa đói kém.

- Bác tiều phu: Hổ biết ơn, từ đó nhớ lời bác tiều, mang con mồi săn được tới đặt trước nhà. Khi bác tiều mất, hổ tới thăm, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều nó lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác.

=> Những chú hổ có tình nghĩa, báo ơn những người đã từng giúp đỡ mình.


Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Đó đều là những tiếng gầm của sự biết ơn, những tiếng gầm như một lời chào tạm biệt, như một lời cảm ơn. Như tiếng gầm của chú hổ chuyện bác tiều phu còn là tiếng gầm của sự đau xót.


Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã để cao lối sống ân nghĩa thủy chung của con người thông qua hình tượng chú hổ. Hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn, hổ được chọn làm nhân vật đã khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn. Chi tiết “chú hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.” là chi tiết đã để lại ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Bởi vì hành động đó của chú hổ không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa.


Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản để nhấn mạnh thêm ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Tác giả đã ghép hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng một nội dung về sự giúp đỡ của con người với loài hổ và sự báo đáp của chúng.

Nếu bớt đi một câu chuyện thì ý nghĩa của văn bản sẽ bị giảm bớt. Hai câu chuyện như bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau. Chú hổ ở câu chuyện thứ nhất đại diện cho lối sống biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn. Chú hổ ở câu chuyện thứ hai không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa. Nhờ hai câu chuyện mà tác giả đã đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người


Câu 6 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Chi tiết mà em ấn tượng nhất là chi tiết hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều phu ở câu chuyện thứ hai. Dù bác tiều còn sống hay đã mất, con hổ vẫn luôn nhớ và đem thức ăn đến cho bác. Cái đáng quý nhất ở chi tiết này chính là lòng biết ơn của con hổ. Thật cảm động và đáng khâm phục biết bao trước hành động của con hổ. Trong tâm khảm của con hổ, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình là không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2

* Nội dung chính: 

Truyện “Con hổ có nghĩa” là loại truyện hư cấu nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.


* Trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Bà đỡ Trần nhận ra sự chỉ dẫn và những giọt nước mắt của hổ đực, bác tiểu chủ động uống rượu lấy can đảm để giúp hổ vượt qua khó khăn: đỡ một ca đẻ khó cho hổ cái, lấy cái xương bò hóc trong họng hổ. 


Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Con hổ được bà đỡ Trần giúp: vừa quỳ vừa nhìn bà (thể hiện thái độ biết ơn) - tặng khối bạc (tạ ơn bằng vật chất) – dẫn ra khỏi rừng (bảo vệ an toàn cho ân nhân) – quẫy đuôi tiễn biệt – bà đỡ đi khá xa mới gầm lớn rồi rời đi (vừa quan sát để đảm bảo sự an toàn của ân nhân, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến, trân trọng).

- Con hổ được bác tiều giúp: nhìn khuôn mặt bác tiều (để ghi nhớ khuôn mặt ân nhân) - mang hươu đến và gầm dữ dội (tặng quà và gửi lời tri ân) - đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gào (đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất) – ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền (tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình).


Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tuy cùng là tiếng gầm (thứ ngôn ngữ của loài hổ), nhưng ở những trường hợp khác nhau thì biểu hiện và ý nghĩa của nó cũng khác nhau.

- Con hổ thứ nhất “gầm lớn”: một lời chào tới ân nhân đang ở khoảng cách khá xa (độ lớn của âm thanh cần cho khoảng cách này).

- Con hổ thứ hai “gầm gừ, gào lớn”: độ lớn của âm thanh lúc đầu là nhỏ hơn, chỉ “gầm gừ” như lời “tâm sự”, sau “gào lớn” như thể hiện nỗi đau thương trong lòng đối với ân nhân đã khuất.


Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Thông điệp “có nghĩa”, nhận ơn phải biết trả ơn của tác phẩm là không khó để nhận ra. Nó thể hiện rõ đạo đức của Nho giáo nói riêng và đạo lí làm người nói chung.  

- Ngay cả những đối tượng hung tợn, đáng sợ (thậm chí là dã thú) khi nhận được sự giúp đỡ cũng còn biết ơn và trả ơn.


Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Điểm tương đồng của hai câu chuyện:

+ Có nhân vật con hổ (một loài vật hung dữ, có thể tấn công, làm hại con người) đang trong tình huống khó khăn, cần sự giúp đỡ.

+ Sau khi được con người giúp đỡ, con hổ cũng biết đến ơn đáp nghĩa bằng cảm xúc chân thành và sâu sắc.

- Bài học chung của hai câu chuyện: phải biết tri ân, biết đền đáp những người giúp đỡ mình, làm những điều tốt đẹp cho mình (nếu ai không biết đạo lí này thì không bằng loài dã thú).

- VB sẽ bị mất đi khả năng nhấn mạnh bài học đạo lí làm người (hai câu chuyện nhận ơn và trả ơn khi so với một câu chuyện đơn lẻ sẽ có khả năng nhấn mạnh cao hơn).

- VB sẽ khiến câu chuyện “con hổ có nghĩa” là câu chuyện cá biệt. Điều đó ảnh hưởng tới nhận thức đạo lí làm người mà ai cũng cần có – nhận ơn thì phải biết trả ơn.


Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Chi tiết cuối truyện: Nhiều năm sau, bác tiều qua đời. Lúc sắp chôn, ….mấy chục năm liền.  

- Con hổ đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất, ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền thể hiện tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Nội dung chính Con hổ có nghĩa

Văn bản: Khắc họa hình ảnh con hổ sống có tình nghĩa, trả ơn với người đã giúp đỡ mình. Từ văn bản, tác giả đề cao đạo lí làm người, lối sống ân nghĩa, thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.


Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Trả lời:

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:

- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.

- Bác tiều phu đã lấy chiếc xương bò to bằng cách tay bị mắc trong cổ họng con hổ.


Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Trả lời:

- Đối với bà đỡ Trần: “…quỳ chân trước trên đất, vừa quỳ vừa nhìn bà, lát sau đưa một khúc bạc…Hổ bèn dừng lại quỳ xuống, hướng về bà đỡ cúi đầu quẫy đuôi tỏ ý tiễn biệt”.

- Đối với bác tiều phu: Hổ mang một con hươu đặt ở trước cửa nhà bác tiều phu, khi bác mất “lúc sắp chôn, một con hổ bỗng nhiên đến trước mộ…từ xa thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm gừ, gào lớn, đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi.”

“Mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa hươu, lợn đến để ở ngoài cửa, mấy chục năm liền”.


Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Trả lời:

Tiếng gầm gừ của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện giống như lời cảm ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, cũng như lời hứa hẹn sẽ trả ơn.


Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Trả lời:

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí: cần phải sống ân nghĩa, thủy chung, biết ơn tới những người đã giúp đỡ mình.


Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc tác giả ghép 2 câu chuyện khác nhau vào trong cùng 1 văn bản có ý nghĩa gì? Theo em nếu bớt đi 1 câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

- Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào cùng một văn bản là dụng ý nghệ thuật của tác giả, cả hai câu chuyện đều nhằm mục đích nói đến người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn.

- Theo em nếu bớt đi 1 câu chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.


Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Nêu cảm nghĩ về 1 chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Trả lời:

Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện là chi tiết hổ đực một chân trước ôm bà đỡ Trần chạy như bay vào rừng, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối. Chi tiết này cho thấy hổ đực đang rất lo cho hổ cái, nên phải chạy như bay, nhưng không vì thế mà hổ đực quên đi sự an toàn của bà đỡ Trần. Hổ đực ôm bà đỡ Trần và rẽ lối khi gặp bụi rậm cho thấy nó cũng rất quan tâm đến an nguy của bà, coi trọng bà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

I. Tác giả văn bản Con hổ có nghĩa

- Vũ Trinh (1759-1818)

- Tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh Lan Trì Ng­ư Giả.

- Quê: trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh)

- Ông đỗ hương cống năm 17 tuổi, làm quan cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn


II. Tìm hiểu tác phẩm Con hổ có nghĩa

  • Thể loại:

Con hổ có nghĩa thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm Con hổ có nghĩa được trích từ tập “Lan trì kiến văn lục”.

  • Phương thức biểu đạt :

Văn bản Con hổ có nghĩa có phương thức biểu đạt là tự sự.

  • Người kể chuyện : 

Văn bản Con hổ có nghĩa được kể theo ngôi thứ ba 

  • Tóm tắt văn bản Con hổ có nghĩa: 

- Câu chuyện thứ nhất: Hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà cục bạc.

- Câu chuyện thứ hai: Bác tiểu mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc  xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết.

  • Bố cục bài Con hổ có nghĩa: 

Con hổ có nghĩa có bố cục gồm 2 phần: 

- Phần 1 (từ đầu đến “bà mới sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu

  • Giá trị nội dung: 

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người

  • Giá trị nghệ thuật: 

- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Con hổ có nghĩa

  • Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Hổ cái sắp sinh con

- Hổ đực đi tìm bà đỡ Trần

- Hố đực lao tới cõng bà, chạy như bay xuyên qua bụi rậm, gai góc. Hổ luôn luôn bảo vệ sự an toàn cho bà đỡ

→ Hành động khẩn trương, quyết liệt, thể hiện tình cảm, sự lo lắng của hổ đối với người thân

- Thái độ của bà Trần: lúc đầu bà rất sợ, sau đó bà đồng ý đỡ đẻ cho hổ cái

- Cách trả ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến, tặng bà một bọc bạc để bà sống qua năm mất mùa, đói kém

⇒ Hổ thủy chung, biết ơn và đền đáp ơn nghĩa cho người đã giúp đỡ mình

  • Câu chuyện của hổ với bác tiều phu

- Hổ bị hóc xương, đau đớn, bất lực

- Bác tiều phu thò tay vào cổ, lấy xương ra cho hổ

→ Sự can đảm và lòng yêu thương loài vật

- Hành động trả ơn của hổ:

+ Khi bác còn sống: mang nai đến trả ơn

+ Khi bác mất: hổ tỏ lòng thương xót, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó, đến ngày giỗ bác, hồ mang dê, lợn đến tế

→ Đề cao ân nghĩa thủy chung


Câu 1. Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

- Bà đỡ Trần: Một đêm nọ, hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh. Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ. Ban đầu, bà đỡ Trần sợ chết khiếp và ngất đi. Khi tỉnh dậy, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Hổ đực luôn bảo vệ bà đỡ Trần khỏi những nguy hiểm trong rừng. Khi đến nơi, bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất; bà cho là hổ định ăn thịt mình thì run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kỹ bụng hổ cái thì thấy động đậy, biết là hổ sắp sinh đẻ. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước suốt cho uống, lại xoa bóp bụng hổ.

- Bác tiều phu: Người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngới mới vác búa đến xem. Thấy một con hổ trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng.Bác tiều uống rượu say mạnh bạo tiến đến bảo hổ: “Cổ họng người đau lắm đúng không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho”. Hổ nằm xuống, há miệng và nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.


Câu 2. Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

- Đối với bà đỡ Trần: Hổ đực tiễn bà ra khỏi rừng sâu nguy hiểm và tặng bà một cục bạc. Nhờ đó mà năm ấy mất mùa đói kém bà đỡ mới sống sót.

- Bác tiều phu: Một đêm nọ nghe ở ngoài có tiếng gầm mà sắc. Sáng hôm sau lại thấy một con nai chết ở đó. Khi bác tiều phu mất, hổ còn đến bên mộ dụi đầu vào quan tài và gầm lên đau đớn.


Câu 3. Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

- Tiếng gầm của con hổ trong câu chuyện của bà đỡ Trần: Là lời chào tạm biệt, cũng là sự biết ơn của con hổ.

- Tiếng gầm của con hổ trong câu chuyện của bác tiều phu: Thể hiện nỗi xót xa, cũng là sự tiễn đưa của con hổ trước cái chết của bác tiều phu.


Câu 4. Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Bài học: Đề cao lối sống ân nghĩa, thủy chung.


Câu 5. Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

- Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa: Nhấn mạnh vào ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.

- Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản bị giảm bớt. Chú hổ trong câu chuyện thứ nhất cho lối sống biết đền ơn người khác. Chú hổ ở câu chuyện thứ hai không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa thủy chung.


Câu 6. Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Chi tiết con hổ trong câu chuyện bác tiều phu: Khi bác tiều phu mất, còn hổ đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gừ, gào lớn. Điều đó thể hiện tình cảm của con hổ dành cho bác tiều phu, cũng như tấm lòng trọng ân nghĩa, thủy chung mà đến loài vật cũng có.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

Soạn bài Con hổ có nghĩa

* Nội dung chính:

Văn bản đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người.


* Trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:

+ Được bà đỡ Trần đỡ đẻ cho mẹ con hổ cái.

+ Được bác tiều phu giúp lấy cái xương bò to như cánh tay ra khỏi họng.


Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Để tri ân những người giúp đỡ mình, hổ đã trả bà Trần một khối bạc hơn mười lạng, bắt được hươu thì đem cho bác tiều phu; bác tiều phu chết, hổ đến tiễn biệt, hàng năm vẫn đem hươu, lợn đến để ngoài cửa vào ngày giỗ của bác.


Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Tiếng gầm của con hổ thể hiện sự biết ơn đối với những ân nhân đã cứu chúng.


Câu 4 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trong cuộc sống con người cần biết ơn những người đã từng giúp đỡ mình.


Câu 5 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

-  Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản đều nhằm mục đích nói đến con người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn. Từ đó để thấy rằng:

+ Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.

+ Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.

- Theo em, nếu bớt đi một chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.


Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện là chi tiết vài năm sau bác tiều phu mất, con hổ đi đến gầm gừ, gào lớn đi quanh quan tài bác vài vòng. Về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác hổ lại đưa hươu, nai đến cửa nhà bác mấy chục năm liền. Điều đó cho thấy ân nghĩa của con hổ đối với người đã cứu nó. Mặc dù bác tiều đã chết nhưung con hổ vẫn nhớ mãi ơn cứu mạng của bác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Con hổ có nghĩa" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Tìm hiểu chung

Xuất xứ

- Trích tạp chí Văn học và Tuổi trẻ tháng 5/2021 tr. 47-49, Dương Tuấn Anh dịch


Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “bà nhờ có số bạc ấy mà sống qua được”): Câu chuyện của con hổ với bà Trần

- Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu


Tóm tắt

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém. Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình


Giá trị nội dung, nghệ thuật

Giá trị nội dung

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người


Giá trị nghệ thuật

- Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,…


TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Câu trả lời:

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:

+ Được bà đỡ Trần đỡ đẻ cho mẹ con hổ cái.

+ Được bác tiều phu giúp lấy cái xương bò to như cánh tay ra khỏi họng.


Câu hỏi 2: Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Câu trả lời:

Để tri ân những người giúp đỡ mình, hổ đã trả bà Trần một khối bạc hơn mười lạng, bắt được hươu thì đem cho bác tiều phu; bác tiều phu chết, hổ đến tiễn biệt, hàng năm vẫn đem hươu, lợn đến để ngoài cửa vào ngày giỗ của bác.


Câu hỏi 3: Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Câu trả lời:

Tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện thể hiện sự cảm ơn và chào tiễn biệt của con hổ đối với ân nhân của mình.


Câu hỏi 4: Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Câu trả lời:

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học phải biết nhớ ơn và đền đáp người có ơn với mình.


Câu hỏi 5: Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu trả lời:

- Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản đều nhằm mục đích nói đến con người giúp đỡ hổ và được hổ báo ơn. Từ đó để thấy rằng:

+ Đến loài vật tưởng như hung dữ, đáng sợ như vẫn sống có nghĩa thì con người càng phải sống có nghĩa nhiều hơn.

+ Chuyện con hổ có nghĩa không chỉ có một câu chuyện mà nhiều câu chuyện, giúp cho văn bản trở nên đáng tin hơn.

- Theo em, nếu bớt đi một chuyện, văn bản sẽ chỉ kể đơn thuần về một câu chuyện con hổ được người khác giúp đỡ và nó cảm ơn. Đó chỉ là một con hổ, một câu chuyện đơn lẻ, không thể bật ra ý con hổ có nghĩa như ở nhan đề.


Câu hỏi 6: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Câu trả lời:

Chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện là chi tiết hổ đực một chân trước ôm bà đỡ Trần chạy như bay vào rừng, gặp bụi rậm gai góc thì dùng một chân rẽ lối. Chi tiết này cho thấy hổ đực đang rất lo cho hổ cái, nên phải chạy như bay, nhưng không vì thế mà hổ đực quên đi sự an toàn của bà đỡ Trần. Hổ đực ôm bà đỡ Trần và rẽ lối khi gặp bụi rậm cho thấy nó cũng rất quan tâm đến an nguy của bà, coi trọng bà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .