Top 6 Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới...xem thêm ...
Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
Câu 1
Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận?
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ.
- Chú ý những đặc điểm về nội dung và hình thức của ba văn bản trên.
- Nêu những đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm nội dung: bàn luận về một vấn đề xã hội hoặc một tư tưởng đạo đức.
- Đặc điểm hình thức:
+ Bài văn gồm nhiều đoạn văn, có các luận điểm, luận cứ rõ ràng, những lí lẽ bằng chứng xác đáng, có sức thuyết phục.
+ Các đoạn văn trong bài có sự mạch lạc, logic; các câu văn được liên kết bởi các phép nối, phép lặp, phép thế,…
+ Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bàn luận, tạo sự hứng thú hấp dẫn người đọc.
Câu 2
Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?
Phương pháp giải:
- Ôn tập lại kiến thức về văn nghị luận, yếu tố tự sự trong văn nghị luận.
- Chú ý vào các yếu tố tự sự được sử dụng trrong ba văn bản nghị luận đã học.
- Nêu các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận và chỉ ra mức độ sử dụng yếu tố tự sự.
Lời giải chi tiết:
- Các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận:
+ Sử dụng yếu tố tự sự trong quá trình lập luận để các luận điểm được trình bày rõ ràng hơn.
+ Sử dụng khi nêu ra các lí lẽ, bằng chứng để tăng sức thuyết phục.
- Yếu tố tự sự cần được sử dụng trong văn nghị luận với mức độ vừa phải, không nên dùng quá nhiều dễ nhầm sang văn tự sự.
Câu 3
Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; …
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ.
- Chú ý cách triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản đã học để lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài.
Lời giải chi tiết:
Văn bản
Tiêu chí
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
luận đề
Bàn luận về tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
Nói về sự cần thiết của yêu và đồng cảm trong cuộc sống.
Bàn luận vai trò quan trọng của chữ đối với nhà thơ.
cách triển khai luận điểm
Luận điểm được triển khai từ ý lớn đến ý nhỏ, từ khái quát đến cụ thể; được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, logic, dễ hiểu.
Luận điểm được triển khai từ ý nhỏ đến ý lớn, trình bày có sự mạch lạc, logic đã làm nổi bật được luận đề.
Luận điểm có sự liên kết, mạch lạc và có tính chất nâng cao, mở rộng; theo trình tự nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
cách nêu lí lẽ và bằng chứng
Các lí lẽ bằng chứng được trình bày cụ thể, hợp lý nhưng chưa có sự liên hệ với thực tiễn, chưa thật sự thuyết phục người đọc.
Lí lẽ, bằng chứng xác đáng, hợp lý, có sự liên hệ nhưng chưa cụ thể và rõ ràng, thiếu sức thuyết phục.
Lí lẽ bằng chứng rõ ràng, hợp lý, có ví dụ liên hệ cụ thể với thực tiễn, tạo được sức thuyết phục.
lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng
Đưa ra nội dung khái quát để tạo sự tò mò khiến bạn đọc muốn đi sâu vào tìm hiểu chi tiết vấn đề được bàn luận.
Đưa ra những phân tích, chứng minh gây sự hấp dẫn với người đọc, muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bàn luận.
Đặt vấn đề và phân tích, tổng hợp giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề, nâng cao khả năng hiểu biết về vấn đề bàn luận.
Câu 4
Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội
Phương pháp giải:
- Ôn lại các đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Học sinh tự tìm hiểu, thảo luận về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:
- Luận đề, nội dung chính là bàn luận về các hiện tượng cụ thể có trong đời sống xã hội xưa và nay.
- Các luận điểm, luận cứ hướng tới việc phân tích các mặt đúng – sai, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Dẫn chứng được lấy từ vị dụ thực tế của hiện tượng đó.
Câu 5
Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, …)
Phương pháp giải:
Học sinh tự tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý một số văn bản nghị luận
- Nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật: Thơ còn tồn tại được không (Diễn từ Nobel 1975 của E. Montale), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh, Hoài Chân), …
- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm),…
Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Câu 1 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại.
- Đặc điểm nghệ thuật
+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
+ Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục
+ Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết
Câu 2 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận, tuy nhiên nên sử dụng với mực độ hợp lý để phù hợp với vấn đề bàn luận. Có thể đưa yếu tố tự sự vào phần mở đầu để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận hoặc sử dụng làm dẫn chứng để phân tích vấn đề. Không nên sử dụng quá nhiều yếu tố tự sự, bài nghị luận sẽ trở thành một bài kể và mất đi tính thuyết phục.
Câu 3 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Luận đề
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Cách triển khai luận điểm
Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài
Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
+ LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ
+ LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ
+ LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật
+ LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
+ LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật
-LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng
-LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ
-LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.
Cách nêu lý lẽ và bằng chứng
Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài.
Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ.
Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ......
Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng
Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân.
Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận.
Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục.
Câu 4 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:
+ Bàn luận về những vấn đề xã hội: đạo đức, tư tưởng, phẩm chất, quan niệm, thói quen của con người, một hiện tượng nổi bật trong cuộc sống cần được loại bỏ hoặc phát huy,....
+ Nghị luận xã hội gồm 2 dạng: nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong đó, người viết cần nêu những lí lẽ như: giải thích vấn đề bàn luận, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đối với vấn đề đó và đưa ra bài học nhận thức chung, cá nhân.
+ Dẫn chứng trong nghị luận xã hội phải là những bằng chứng có thực ngoài đời, đều được mọi người biết đến.
Câu 5 (trang 94 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)
- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...
- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...
- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...
Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
Câu 1. Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận?
- Bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, được tổ chức chặt chẽ.
- Giữa các đoạn văn trong văn bản có sự liên kết, chuyển ý.
- Kết hợp giữa nghị luận, tự sự và biểu cảm để tăng sự thuyết phục…
Câu 2. Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?
Yếu tố tự sự có thể sử dụng khi trình bày các luận điểm, hoặc khi đưa ra lí lẽ và bằng chứng. Việc sử dụng yếu tố tự sự với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng.
Câu 3. Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng…
Nội dung
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Luận đề
Bàn về tầm quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh của đất nước.
Vai trò của yêu và đồng cảm
Vai trò ngôn ngữ với nhà thơ, quan niệm về nghề sáng tác thơ của tác giả.
Cách triển khai luận điểm
Luận điểm được triển khai theo từng ý, có sự liên kết.
Luận điểm được triển khai theo từng ý, có sự liên kết.
Luận điểm được triển khai theo từng ý, có sự liên kết.
Cách nêu lí lẽ và bằng chứng
Nêu lí lẽ trước, dẫn chứng sau.
Lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, cụ thể.
Lí lẽ, bằng chứng có sự liên hệ với thực tiễn.
Lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ
Đưa ra nội dung khái quát để tạo sự tò mò của người đọc.
Đưa ra những phân tích, chứng minh gây sự hấp dẫn với người đọc.
Đặt vấn đề và phân tích, tổng hợp giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề.
Câu 4. Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội.
- Luận điểm: Những vấn đề liên quan đến xã hội (Lợi ích của việc tự học, Giá trị của yêu thương…)
- Các dẫn chứng: Được lấy từ trong thực tế cuộc sống.
Câu 5. Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật…)
Gợi ý:
- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)...
- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt)...
Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
1. Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận?
Trả lời:
- Đặc điểm nội dung: bàn luận về một vấn đề xã hội hoặc một tư tưởng đạo đức.
- Đặc điểm hình thức:
+ Bài văn gồm nhiều đoạn văn, có các luận điểm, luận cứ rõ ràng, những lí lẽ bằng chứng xác đáng, có sức thuyết phục.
+ Các đoạn văn trong bài có sự mạch lạc, logic; các câu văn được liên kết bởi các phép nối, phép lặp, phép thế,…
+ Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bàn luận, tạo sự hứng thú hấp dẫn người đọc.
2. Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?
Trả lời:
- Các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận:
+ Sử dụng yếu tố tự sự trong quá trình lập luận để các luận điểm được trình bày rõ ràng hơn.
+ Sử dụng khi nêu ra các lí lẽ, bằng chứng để tăng sức thuyết phục.
- Yếu tố tự sự cần được sử dụng trong văn nghị luận với mức độ vừa phải, không nên dùng quá nhiều dễ nhầm sang văn tự sự.
3. Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng;…
Trả lời:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Luận đề
Bàn luận về tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
Nói về sự cần thiết của yêu và đồng cảm trong cuộc sống.
Bàn luận vai trò quan trọng của chữ đối với nhà thơ.
Cách triển khai luận điểm
Luận điểm được triển khai từ ý lớn đến ý nhỏ, từ khái quát đến cụ thể; được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, logic, dễ hiểu.
Luận điểm được triển khai từ ý nhỏ đến ý lớn, trình bày có sự mạch lạc, logic đã làm nổi bật được luận đề.
Luận điểm có sự liên kết, mạch lạc và có tính chất nâng cao, mở rộng; theo trình tự nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
Cách nêu lí lẽ và bằng chứng
Các lí lẽ bằng chứng được trình bày cụ thể, hợp lý nhưng chưa có sự liên hệ với thực tiễn, chưa thật sự thuyết phục người đọc.
Lí lẽ, bằng chứng xác đáng, hợp lý, có sự liên hệ nhưng chưa cụ thể và rõ ràng, thiếu sức thuyết phục.
Lí lẽ bằng chứng rõ ràng, hợp lý, có ví dụ liên hệ cụ thể với thực tiễn, tạo được sức thuyết phục.
Lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng
Đưa ra nội dung khái quát để tạo sự tò mò khiến bạn đọc muốn đi sâu vào tìm hiểu chi tiết vấn đề được bàn luận.
Đưa ra những phân tích, chứng minh gây sự hấp dẫn với người đọc, muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bàn luận.
Đặt vấn đề và phân tích, tổng hợp giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề, nâng cao khả năng hiểu biết về vấn đề bàn luận.
4. Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội.
Trả lời:
Cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:
- Luận đề, nội dung chính là bàn luận về các hiện tượng cụ thể trong đời sống, ví dụ: Bệnh vô cảm trong xã hội; Lạm dụng mạng xã hội; Lòng tốt và sự tử tế;...
- Các luận điểm, luận cứ hướng tới việc phân tích các mặt đúng – sai, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Dẫn chứng được lấy từ vị dụ thực tế, có tính thuyết phục cao.
5. Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, …)
Trả lời:
Gợi ý một số văn bản nghị luận:
- Nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật: Thơ còn tồn tại được không (Diễn từ Nobel 1975 của E. Montale), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh, Hoài Chân), …
- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm),…
Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
Câu 1.
Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận?
Phương pháp:
- Đọc lại ba văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ.
- Chú ý những đặc điểm về nội dung và hình thức của ba văn bản trên.
- Nêu những đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận.
Trả lời:
- Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại.
- Đặc điểm nghệ thuật
+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ.
+ Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục
+ Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết
Câu 2.
Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?
Phương pháp:
- Ôn tập lại kiến thức về văn nghị luận, yếu tố tự sự trong văn nghị luận.
- Chú ý vào các yếu tố tự sự được sử dụng trong ba văn bản nghị luận đã học.
- Nêu các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận và chỉ ra mức độ sử dụng yếu tố tự sự.
Trả lời:
- Có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận, tuy nhiên nên sử dụng với mực độ hợp lý để phù hợp với vấn đề bàn luận. Có thể đưa yếu tố tự sự vào phần mở đầu để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận hoặc sử dụng làm dẫn chứng để phân tích vấn đề. Không nên sử dụng quá nhiều yếu tố tự sự, bài nghị luận sẽ trở thành một bài kể và mất đi tính thuyết phục.
Câu 3.
Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; …
Phương pháp:
- Đọc lại ba văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ.
- Chú ý cách triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản đã học để lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài.
Trả lời:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Luận đề
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Cách triển khai luận điểm
Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài
Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
+ LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ
+ LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ
+ LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật
+ LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật
+ LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật
-LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng
-LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ
-LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.
Cách nêu lý lẽ và bằng chứng
Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài.
Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ.
Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ......
Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng
Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân.
Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận.
Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục.
Câu 4.
Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội
Phương pháp:
- Ôn lại các đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Học sinh tự tìm hiểu, thảo luận về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận.
Trả lời:
- Đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:
+ Bàn luận về những vấn đề xã hội: đạo đức, tư tưởng, phẩm chất, quan niệm, thói quen của con người, một hiện tượng nổi bật trong cuộc sống cần được loại bỏ hoặc phát huy,....
+ Nghị luận xã hội gồm 2 dạng: nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong đó, người viết cần nêu những lí lẽ như: giải thích vấn đề bàn luận, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đối với vấn đề đó và đưa ra bài học nhận thức chung, cá nhân.
+ Dẫn chứng trong nghị luận xã hội phải là những bằng chứng có thực ngoài đời, đều được mọi người biết đến.
Câu 5.
Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, …)
Phương pháp:
Học sinh tự tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài.
Trả lời:
- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...
- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...
- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...
Bài soạn "Củng cố và mở rộng trang 94" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
Câu hỏi 1 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận?
Trả lời:
- Đặc điểm nội dung: văn nghị luận bàn luận về một vấn đề xã hội hoặc một tư tưởng đạo đức.
- Đặc điểm hình thức:
+ Bài văn nghị luận có cấu trúc gồm nhiều đoạn văn, có các luận điểm, luận cứ rõ ràng, những lí lẽ bằng chứng xác đáng, có sức thuyết phục.
+ Các đoạn văn trong bài có sự mạch lạc, logic; các câu văn được liên kết bởi các phép nối, phép lặp, phép thế,…
+ Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bàn luận, tạo sự hứng thú hấp dẫn người đọc.
Câu hỏi 2 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?
Trả lời:
- Các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận:
+ Sử dụng yếu tố tự sự trong quá trình lập luận để các luận điểm được trình bày rõ ràng hơn.
+ Sử dụng khi nêu ra các lí lẽ, bằng chứng để tăng sức thuyết phục.
- Yếu tố tự sự cần được sử dụng trong văn nghị luận với mức độ ít hoặc vừa phải, không nên dùng quá nhiều tránh nhầm sang văn tự sự.
Câu hỏi 3 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; …
Trả lời:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Yêu và đồng cảm
Chữ bầu lên nhà thơ
Luận đề
Bàn luận về tầm quan trọng của người tài với vận mệnh quốc gia dân tộc
Đề cập tới giá trị yêu và đồng cảm trong cuộc sống hiện nay
Bàn về vai trò, tầm quan trọng của chữ đối với nhà sáng tác thơ
Cách triển khai luận điểm
Luận điểm đi từ nhỏ đến lớn, từ khái quát đến cụ thể, trình bày cụ thể logic.
Luận điểm trình bày từ nhỏ đến lớn, từ khái quát đến cụ thể, logic, lập luận rõ ràng.
Luận điểm có mạch lạc liên kết, có sự sáng tạo trong lập luận. Lập luận theo mối quan hệ trình tự.
Cách nêu lí lẽ và bằng chứng
Có lí lẽ dẫn chứng cụ thể, hấp dẫn nhưng chưa tiêu biểu
Có lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, hợp lí. Dẫn chứng chưa thuyết phục.
Lí lẽ lập luận rõ ràng, mạch lạc. Dẫn chứng thực tế, thuyết phục
Lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng.
Đưa nội dung khái quát, kích thích sự khám phá đi sâu vào tìm hiểu chi tiết tác phẩm.
Dẫn dắt bằng phân tích, chứng minh tạo hấp dẫn với người đọc
Đặt vấn đề và phân tích, tổng hợp giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề và nâng cao khả năng hiểu biết vấn đề.
Câu hỏi 4 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội
Trả lời:
Cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội:
- Bàn luận về các vấn đề trong xã hội.
- Có từ khóa về vấn đề xã hội lặp đi lặp lại trong văn bản.
- Có mâu thuẫn quan điểm đúng sai.
- Có dẫn chứng minh họa.
Câu hỏi 5 (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, …)
Trả lời:
- Nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật: Thơ còn tồn tại được không (Diễn từ Nobel 1975 của E. Montale), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh, Hoài Chân), …
- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm) …
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .