Top 6 Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

6599

"Đẽo cày giữa đường" thuộc loại truyện ngụ ngôn là câu chuyện về một anh thợ mộc không có tính kiên định, ai bảo gì làm nấy kết quả anh đã phải chuốc lấy hậu...xem thêm ...

Top 0
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Chuẩn bị

(trang 6, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?

Phương pháp giải:

Tự liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ suy xét thật kỹ về những góp ý đó và chọn lọc những điểm hữu ích, phù hợp với mục tiêu đã đề ra để sửa chữa, nghe theo.


Đọc hiểu

Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lý ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK.

Lời giải chi tiết:

Người thợ mộc được góp ý:

- Phải đẽo cho cao, cho to.

- Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn.

- Mau đẽo to gấp đôi, gấp ba.

Sau mỗi lời góp ý, anh ta lại hấp tấp làm theo mà không tự suy xét lại mục đích, kế hoạch bản thân đã đề ra lúc đầu.


CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Em hãy tóm tắt bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK.

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường là một anh thợ mộc dốc hết vốn liếng mua gỗ để mở một cửa hàng đẽo cày ngay bên vệ đường.


CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK.

Lời giải chi tiết:

Sau mỗi lần được góp ý, người thợ mộc lại răm rắp làm theo mà không hề dừng lại suy xét đến mục tiêu, kế hoạch bản thân đã đề ra ban đầu.


CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK, chú ý phần 2 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Người thợ mộc không sai khi biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người. Nhưng do người thợ mộc không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của mọi người với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma”.


CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản SGK.

Lời giải chi tiết:

- Những bài học có thể rút ra từ truyện:

+ Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình

+ Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn

- Ý nghĩa của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.


CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 7, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Phương pháp giải:

Hồi tưởng và liên hệ với câu chuyện đã gặp phải, trải qua.

Lời giải chi tiết:

Hè vừa rồi tôi có trồng một cây sen đá. Cây đẹp lắm, được tôi đổi về qua sự kiện đổi giấy lấy cây. Hằng ngày, tôi đem cây ra tắm nắng và tưới nước đầy đủ, chẳng mấy mà sen đá trông mọng nước và tốt tươi. Thế rồi, một hôm bố tôi bảo nắng nóng thế sen đá không sống nổi đâu, con cứ để cây trong nhà được rồi. Nghe lời bố, tôi chuyển hẳn cây vào góc học tập, không đưa ra ngoài nắng nữa. Được một thời gian, cây có vẻ ủ rũ và đổi sắc, không còn tươi tốt như ban đầu. Chị gái thấy thế lại khuyên: “Cây nào mà chẳng cần nắng, em phải để cây ra ban công kia kìa, sao lại đem cất trong nhà?”. Lần này, tôi lại chuyển sen đá ra góc ban công nắng nhất, đón ánh mặt trời lâu nhất. Rất nhanh, chỉ sau hai ngày sen đá bỗng héo queo xơ xác. Nhớ lại những ngày đầu chăm bẵm đúng cách nên cây tốt tươi mơn mởn, tôi quyết định làm theo chính kiến của mình, sáng sáng đem cây ra tắm nắng, khi mặt trời lên cao lại đem vào, cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Thật may vì tôi đã không mất hết vốn liếng như anh thợ cày, cây sen đá bây giờ rất tốt tươi, luôn gắn bó với tôi như người bạn nhỏ thân thiết. Tôi rất nâng niu cây sen đá bé bỏng của mình!

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện Đẽo cày giữa đường là: Suy bụng ta ra bụng người, Đeo chuông cho mèo…

- Khi làm một việc, trước sự góp ý của người khác, ta cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc và phải có chính kiến của bản thân mình.


Đọc hiểu

* Nội dung chính: Truyện kể về một người thợ mộc đang đẽo cày và bị lời khuyên của mọi người tác động nên cuối cùng không đẽo được cái cày nào.


* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hoàn cảnh người thợ mộc: người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra để mua gôc để làm nghề đẽo cày. Cửa hành anh ta ở lề đường và có nhiều người thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.


Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Người thợ mộc được góp ý là phải đẽo cày to thì mới dễ cày, rồi một người khác lại nói phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày, nhưng có người lại mách anh phải đẽo to gấp đôi, gấp ba lần thì mới bán được.

- Qua mỗi lời gợi ý anh đều làm theo người ta nói.


Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Hậu quả là không ai mua cày của anh, bao nhiêu gỗ anh đều đẽo hỏng hết.


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Truyện kể về một anh chàng thợ mộc mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Mọi người đều đến xem anh đẽo và góp ý. Trước sự góp ý của mọi người anh đều làm theo.


Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Mỗi lần được góp ý anh đều làm theo lời người ta góp ý mà không xem xét, suy nghĩ.


Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Bởi vì anh không có chính kiến của bản thân, nghe theo lời người khác mà đẽo cày vừa to quá, vừa nhỏ quá nên không ai mua cả. Kết quả là không bán được mà lại còn đẽo hỏng hết nên chẳng thu được tiền. 


Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Bài học rút ra từ câu chuyện: không nên vội vàng tin vào lời khuyên của người khác mà cần phải có chính kiến của riêng mình.

- Thành ngữ Đẽo cày giữa đường chỉ sự ngu ngốc nghe lời người khác, không có chính kiến của bản thân và cuối cùng không thu được kết quẩ gì cả.


Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Trong một giờ kiểm tra nọ, hai bạn ngồi cạnh nhau. Bạn thứ nhất vì học kém hơn bạn thứ hai nên đã hỏi bạn mình một vài câu trắc nghiệm để so đáp án. Mỗi lần so đáp án, bạn thứ hai đều bảo “Không, đáp án đó sai rồi, nó phải là…”. Cứ thế, bạn thứ nhất cứ sửa lại đáp án theo bạn thứ hai bảo và cuối cùng bạn đó bị điểm thấp bởi hơn nửa đáp án bạn đó hỏi đều không đúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 1 lượt vote)

Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

1. CHUẨN BỊ

Câu 1. Đọc trước truyện Đẽo cày giữa đường; tìm đọc những truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện này.

Trả lời:  Truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện Đẽo cày giữa đường là truyện Treo biển.


Câu 2. Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?

Trả lời:  Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em sẽ xem xét về sự việc, hiện tượng đó, đồng thời xem xét các ý kiến và tự đưa ra ý kiến của riêng mình.


2. ĐỌC HIỂU

Câu 1.  Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí ra sao?

Trả lời:  Người thợ mộc được góp ý về cách đẽo cày. Anh ta đều nghe theo lời mọi người mà không có chính kiến.


Câu 2.  Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?

Trả lời:  Hậu quả người thợ mộc phải chịu là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá, vốn liếng đi đời nhà ma.


3. CÂU HỎI

Câu 1. Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.

Trả lời:  Bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường: Một người thợ mộc dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày.


Câu 2. Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

Trả lời:  Sau mỗi lần được góp ý, người thợ mộc đều nghe theo ý kiến của người góp ý.


Câu 3. Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: "Vốn liếng đi đời nhà ma."?

Trả lời:   Người thợ mộc phải chịu hậu quả "vốn liếng đi đời nhà ma" vì anh ta đã cả tin người khác, không có chính kiến của mình.


Câu 4. Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Trả lời: 

  • Theo em, có thể rút bài học từ câu chuyện này:
    • Không tin cả tin người.
    • Cần có chính kiến.
    • Cần tìm hiểu kỹ khi muốn làm một việc gì đó.
  • Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường: hành động một cách thiếu chủ kiến, quá bị động bởi ý kiến của những người xung quanh nên cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì mà mọi chuyện còn tệ hơn.

Câu 5. Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Trả lời:   Một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường: Bạn A muốn mua một chiếc áo. Người thì bảo bạn nên mua cái áo màu hồng , người lại bảo bạn nên mua áo màu xanh. Bạn cứ phân vân mãi không biết chọn chiếc nào cuối cùng mua cả hai.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 2 lượt vote)

Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước truyện Đẽo cày giữa đường, tìm đọc những truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện này.

- Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ hành động như thế nào? 

Trả lời: 

- Khi làm một việc, trước góp ý của nhiều người em sẽ lắng nghe ý kiến của từng người và cân nhắc các ý kiến đó.


Đọc hiểu 

* Nội dung chính Đẽo cày giữa đường: Truyện kể về anh thợ mộc mở cửa hàng bán cày, khi anh ta đẽo cày bán, ai góp ý anh cũng cho là phải và làm theo. Kết quả là đống cày hỏng không sử dụng được.


* Trả lời câu hỏi giữa bài 

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh của người thợ mộc.

Trả lời: 

Hoàn cảnh của anh thợ mộc: anh ta dốc hết vốn liếng trong nhà ra để mua gỗ làm nghề đẽo cày.


Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí ra sao?

Trả lời: 

Người thợ mộc được góp ý rất nhiều: người thì khuyên đẽo to, người thì khuyên đẽo bé, người thì khuyên đẽo thật to cho voi cày. Ai khuyên thế nào anh ta cũng cho là phải và làm theo.


Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?

Trả lời: 

Hậu quả: bao nhiêu gỗ, bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma.


* Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy tóm tắt bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường

Trả lời: 

Bối cảnh truyện: Có anh thợ mộc dốc hết vốn liếng trong nhà để mua gỗ làm nghề đẽo cày.


Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý? 

Trả lời: 

Người thợ mộc luôn cho những góp ý đó là phải và làm theo.


Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

Trả lời: 

Người thợ mộc phải chịu hậu quả vốn liếng đi đời nhà mà vì quá tin người.


Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Trả lời: 

Những bài học rút ra từ truyện:

- Luôn lắng nghe có chọn lọc.

- Khi lắng nghe cần biết lựa chọn để đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân.

Ý nghĩa chính của thành ngữ Đẽo cày giữa đường là: con người cần có chính kiến, biết lắng nghe và lựa chọn những điều phù hợp cho bản thân mình.


Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Trả lời: 

Bạn A trong giờ làm bài kiểm tra, khi làm bài xong quay sang trái thấy B làm khác mình, A bèn sửa lại cho giống B. Khi sửa xong quay sang C thì lại thấy C làm khác, A lại sửa giống C. Kết quả khi trả bài kiểm tra thì bài của A mới là đúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

I. Giới thiệu tác giả 

Theo Ôn Như Nguyễn Văn Học, Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958, tr. 101-102


II. Khái quát truyện Đẽo cày giữa đường

Thể loại

Đẽo cày giữa đường thuộc truyện ngụ ngôn của văn học dân gian.

Truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại văn học, được viết theo hình thức văn xuôi tương đối ngắn. Truyện sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.


Bố cục

Truyện được chia thành 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu ... xem anh ta đẽo cày.

- Phần 2: Tiếp ... tha hồ mà lãi.

- Phần 3: Còn lại.


Tóm tắt truyện 

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Mỗi người một ý, nói gì bác cũng đều làm theo. Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”


Giá trị nội dung

Câu chuyện kể về người thợ mộc đẽo cày theo ý người khác dẫn đến kết quả mất hết vốn liếng. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn, không nên vội vàng nghe theo lời người khác.


Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Lối kể chuyện hấp dẫn, thú vị


Tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng anh ta mở ngay bên đường, ngổn ngang gỗ dài gỗ ngắn. Người đi qua kẻ đi lại, thường ghé vào xem anh ta đục đẽo.Người này thì nói: Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày. Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to vừa cao. Nhưng rồi người khác lại nói: Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày. Anh ta cũng cho là phải, lại đẽo cày vừa nhỏ vừa thấp. Anh đẽo cũng đã nhiều cày, mà hàng bán vẫn không chạy. Chợt lại có người vào xem và bảo:Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu ruộng rẫy và cày tinh bằng voi cả. Anh nên đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba như thế để cày voi được, thì hàng bán sẽ đắt, anh sẽ lãi vô vàn. Người thợ mộc nghe nói, liền đẽo ngay một lúc bao nhiều cày to gấp năm, gập bảy thử thường bảy ra bản.

Nhưng qua bao nhiêu ngày tháng, chẳng thấy ai đến mua cho một cái nào, cũng chẳng thấy al nói voi đi cày Đn. n khôn ruộng cả. Thành có bao nhiều gỗ hỏng bẻ hết và bao nhiều vốn liêng đi đời nhà ma sạch.

Người thợ mộc bây giờ mới biết để nghe người là dại Nhưng quá muộn, không sao chữa được nữa.

Bởi chuyện này mới có câu thành ngữ rằng: “Đếo cày giữa đường”, để nói những người hay đề tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mắt cả cơ nghiệp.

(Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ tích nước nam, tập 1
Thăng Long, 1958, tr. 101 - 102)


III.Câu hỏi vận dụng kiến thức truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

Câu hỏi 1: Đẽo cày giữa đường là gì?

Lời giải:

Câu chuyện đẽo cày giữa đường kể rằng ngày xưa có một anh muốn làm giàu có bao nhiêu tiền đều mua gỗ, ra giữa đường đẽo cày. Người đầu tiên đi qua bảo ccái bắp cày này nhỏ quá không bán được đâu phải đẽo cái lớn hơn. Thế là anh ta đẽo cái lớn hơn. Sau đó có người đi qua bao cái này to quá nên đẽo cái nhỏ mới dễ bán, rồi cũng chả ai mua. Cuối cùng anh ta trắng tay.


Câu hỏi 2: Ý nghĩa thành ngữ đẽo cày giữa đường

Lời giải:

Ý nghĩa thành ngữ đẽo cày giữa đường có nghĩa là nói đến những người không có chính kiến cho bản thân chỉ biết đợi người khác đưa ra ý kiến rồi hùa theo và cuối cùng chẳng đạt được kết quả nào cho bản thân cả. Đôi khi chúng ta phải đưa ra những quyết định của mình cũng như sai một ly đi một dặm hoặc bút sa gà chết. Khi ra quyết định ta phải xem xét toàn diện mọi mặt đừng như thầy bói xem voi mà vội vàng kết luận ngay, nếu sau sẽ gặp khó khăn như bảy nổi ba chìm.


V. Câu hỏi trắc nghiêm bổ sung kiến thức truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

Câu 1: Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích?

A. Đẽo cày giữa đường

B. Thạch Sanh

C. Sọ Dừa

D. Sự tích trầu cau

Đáp án đúng: A. Đẽo cày giữa đường


Câu 2: Truyện ngụ ngôn là

A. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.

B. Truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.

C. Truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

D. Truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.

Đáp án đúng: C. Truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.


Câu 3: "Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì" gợi nhắc tới truyện cổ nào?

Powered by GliaStudioclose

A. Đẽo cày giữa đường

B. Đeo nhạc cho mèo

C. Thạch Sanh

D. Tấm Cám

Đáp án đúng: A. Đẽo cày giữa đường


Câu 4: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Kể chuyện

B. Thể hiện cảm xúc

C. Gửi gắm ý tưởng, bài học

D. Truyền đạt kinh nghiệm

Đáp án đúng: C. Gửi gắm ý tưởng, bài học


Câu 5: Bài thơ "Truyện cổ nước mình" được viết theo thể thơ gì?

A. Năm chữ

B. Bảy chữ

C. Tự do

D. Lục bát

Đáp án đúng: D. Lục bát


Câu 6: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

Đáp án đúng: A. Đeo nhạc cho mèo


Câu 7: Đâu là đáp án nêu đầy đủ tên các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài Chuyện cổ nước mình ?

A. Tấm Cám, Trầu cau.

B. Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Thạch Sanh.

C. Tấm Cám, Thạch Sanh.

D. Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Trầu cau.

Đáp án đúng: D. Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Trầu cau.


Câu 8: Qua bài thơ Chuyện cổ nước mình, tác giả đã ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

Ý kiến trên về nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: A. Đúng


Câu 9: Bài thơ Chuyện cổ nước mình đã nhắc đến những truyện dân gian: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Trầu cau.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: A. Đúng


Câu 10: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

A. Phản ánh cuộc sống

B. Giáo dục con người

C. Tố cáo xã hội

D. Cải tạo con người xã hội

Đáp án đúng: B. Giáo dục con người


Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Em hãy tóm tắt bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường

Trả lời:

Truyện kể về một anh chàng thợ mộc mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Mọi người đều đến xem anh đẽo và góp ý. Trước sự góp ý của mọi người anh đều làm theo.


Câu 2 (trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

Trả lời:

Mỗi lần được góp ý anh đều làm theo lời người ta góp ý mà không xem xét, suy nghĩ.


Câu 3 (trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: "Vốn liếng đi đời nhà ma."?

Trả lời: Bởi vì anh không có chính kiến của bản thân, nghe theo lời người khác mà đẽo cày vừa to quá, vừa nhỏ quá nên không ai mua cả. Kết quả là không bán được mà lại còn đẽo hỏng hết nên chẳng thu được tiền. 


Câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Trả lời:

- Bài học rút ra từ câu chuyện: không nên vội vàng tin vào lời khuyên của người khác mà cần phải có chính kiến của riêng mình.

- Thành ngữ Đẽo cày giữa đường chỉ sự ngu ngốc nghe lời người khác, không có chính kiến của bản thân và cuối cùng không thu được kết quả gì cả.


Câu 5 (trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Trả lời:

Trong một giờ kiểm tra nọ, hai bạn ngồi cạnh nhau. Bạn thứ nhất vì học kém hơn bạn thứ hai nên đã hỏi bạn mình một vài câu trắc nghiệm để so đáp án. Mỗi lần so đáp án, bạn thứ hai đều bảo “Không, đáp án đó sai rồi, nó phải là…”. Cứ thế, bạn thứ nhất cứ sửa lại đáp án theo bạn thứ hai bảo và cuối cùng bạn đó bị điểm thấp bởi hơn nửa đáp án bạn đó hỏi đều không đúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Đẽo cày giữa đường" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

I. Tác phẩm Đẽo cày giữa đường

  • Thể loại: truyện ngụ ngôn
  • Tóm tắt tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện về một anh thợ mộc không có tính kiên định, ai bảo gì làm nấy kết quả anh đã phải chuốc lấy hậu quả khôn lường.

  • Bố cục tác phẩm Đẽo cày giữa đường

Chia văn bản thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc không có lập trường, chính kiến

Đoạn 2: Còn lại: Hậu quả đáng buồn

  • Giá trị nội dung tác phẩm Đẽo cày giữa đường

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đẽo cày giữa đường

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đẽo cày giữa đường

  • Anh thợ mộc không có chính kiến, lập trường

- Câu chuyện kể về anh chàng làm nghề thợ mộc, dốc hết vốn trong nhà làm nghề đẽo cày.

- Người qua kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày

+ Ông cụ vào xem và góp ý “Phải đẽo cho cao, cho to” → Anh ta bèn đẽo to

+ Bác nông dân đi qua vào xem góp ý “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn” → Anh ta bèn đèo nhỏ, đẽo thấp

+ Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cây cũng bán hết, tha hồ mà lãi → Anh ta đem hết số gỗ còn lại ra đẽo cày để cho voi cày

→ Anh chàng này là người không có chính kiến, không kiên định, ai bảo gì cũng làm theo

  • Kết cục đáng buồn

- Ngày qua tháng lại không ai mua cày voi của anh ta cả, thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, vốn liếng đi đời nhà ma.

  • Bài học rút ra

- Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

- Đứng trước một quyết định của bản thân , chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.1. Chuẩn bị

- Học sinh tự tìm đọc.

- Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau cần suy nghĩ, xem xét để tìm ra ý kiến đúng đắn.

  • Đọc hiểu

Câu 1. Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí ra sao?

- Người thợ mộc được góp ý về cách đẽo cày: Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày; Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày; Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này…

- Cách xử lí: Làm theo những lời khuyên.

Câu 2. Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?

Không có ai đến mua cày, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, vốn liếng đi đời nhà ma.

  • Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.

Bối cảnh: Người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.


Câu 2. Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?

Sau mỗi lần được góp ý, người thợ mộc đều làm theo.


Câu 3. Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma"?

Người thợ mộc nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được.


Câu 4. Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

  • Bài học: Con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.
  • Ý chính: Chỉ những người không có chính kiến, luôn nghe theo lời của người khác.

Câu 5. Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Gợi ý: Bạn A muốn đăng kí học võ. Nhưng bạn B lại cho rằng không nên học vì bạn A là con gái. Bạn A đã nghe theo lời bạn B…

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .