Top 6 Bài soạn Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) (Ngữ văn 10) hay nhất

69

Mấy trăm năm đã trôi qua nhưng có lẽ những vần thơ Nguyễn Du vẫn mãi trường tồn trong lòng người đọc. Bởi lẽ nhà đại thi hào viết thơ “ như có máu nhỏ...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 1


Bố cục

- Phần 1 (2 cầu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

- Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

- Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh

- Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình


Câu 1 (trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nàng Tiểu Thanh vừa có tài, vừa có sắc nhưng cuộc đời nàng gặp nhiều bi kịch:

   + Nàng làm vợ lẽ, bị dập vùi, trước tác bị đốt dở dang

   + Nguyễn Du cảm thương trước số phận hẩm hiu, đau khổ của nàng

- Từ bi kịch của bản thân, nghĩ tới số phận trôi nổi, nghiệt ngã của những người có tài văn chương


Câu 2 (Trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh

   + Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả

- Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh ( chữ tài gần với chữ tai một vần)

   + Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…

   + Nỗi hận kép dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.

- Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời

→ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.


Câu 3 (trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Nguyễn Du thương cảm số phận nàng Tiểu Thanh, người giỏi thơ văn, xinh đẹp nhưng bất hạnh

- Nguyễn Du đồng cảm, thương xót cho thân phận người nghệ sĩ

   + Nàng Tiểu Thanh là người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh

   + Ông đau đớn hỏi “ Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”

- Nguyễn Du trân trọng giá trị tinh thần của người nghệ sĩ, từ đó ông cũng bộc lộ niềm thương cảm khi văn chương bị đốt bỏ, bị vùi dập

→ Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa thương cảm trước những kiếp người tài hoa bạc mệnh- đây là giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du


Câu 4 (trang 133 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bài thơ chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết

- Hai câu đề -tả cảnh để kể việc: từ quang cảnh hoa phế ở Tây hồ, người đọc liên tưởng tới cuộc đời thay đổi, từ đó làm nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thực: suy ngẫm của tác giả về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh qua hình ảnh son phấn và văn chương

- Hai câu luận: liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ

- Hai câu kết: nhà thơ mong mỏi sự đồng cảm của người đời sau

→ Từng phần, đoạn đều nằm trong cảm hứng chung của tác phẩm: sự xót thương và cảm thông của tác giả, từ đó suy ngẫm tới thân phận mình.


Luyện tập

Bốn câu thơ trên là lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

- Đó cũng có thể là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.

- Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.

Điểm tương đồng:

- Cùng là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé

- Họ đều là những người phụ nữ đẹp nhưng mệnh yểu.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 2


I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Nguyễn Du đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì:

- Vì thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.

- Từ bi kịch của Tiểu Thanh, nhà thơ suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật.

- Vì ý không biết có ai hiểu, đồng cảm với mình như sự thấu hiểu của mình đối với Tiểu Thanh.


Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là: mối hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người đương thời những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, những người có tài năng thơ phú.

- Nỗi hận ở đây là: ông trời luôn bất công với những người tài sắc.

   + Sự bất công ấy không chỉ riêng đối với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người.

   + Nỗi hận ấy hàng trăm năm nay không có gì thay đổi.

- Tác giả không thể hỏi trời được vì: nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung, không sao tìm ra lời đáp được =>Sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.


Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Tấm lòng của nhà thơ:

- Thương cảm về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến.

- Xót xa những giá trị tinh thần bị chà đạp.

- Yêu thương và trân trọng vẻ đẹp và tài năng của những người nghệ sĩ.


Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

- Hai cầu đề tả cảnh để hiểu việc. Từ quang cảnh hoang phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thực: suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ: son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng).

- Hai câu luận khái quát, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau.


II. Luyện tập

- Đoạn trích trong truyện Kiều - Nguyễn Du là lời của nhân vật Thúy Kiều khóc thương nhân vật Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

- Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh, thể hiện niềm thương cảm cho những kiếp người mỏng manh, nhỏ bé.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 3


Hướng dẫn học bài

Bố cục

- Phần 1 (2 câu đầu): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại

- Phần 2 (câu 3, 4): số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh

- Phần 3 (câu 5, 6): nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh

- Phần 4 (2 câu cuối): thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình


Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Nguyễn Du đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì: nàng là người xinh đẹp, tài giỏi, có tài văn chương nhưng những tác phẩm nàng để lại đều bị đốt dở, lại phải sống trong oan ức và chết trong bất hạnh. Điều này khiến Nguyễn Du suy nghĩ về cuộc đời của những người có văn chương, nghệ thuật – những người Tiểu Thanh, như Thúy Kiều đều bị thói đời ganh ghét.


Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được (bản dịch nghĩa hờn không mạnh bằng).

   - Nỗi hờn (hận) ở đây là mối hận của người xưa (nàng Tiểu Thanh), của những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” ngày nay, cũng có thể là mối hận của những người tài hoa trong xã hội. Nỗi hận ấy bao đời nay chẳng thay đổi bởi vậy nên có hỏi ông trời cũng không giải đáp được.


Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

    Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói lên ông là người có tấm lòng nhân đạo. Ông thương cảm với số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh - một người “tài sắc vẹn toàn”. Ông đau đớn bởi "Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ". Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.


Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Vai trò của mỗi đoạn thơ đối với chủ đề toàn bài:

    - Hai câu đề là hai câu tả cảnh để mà kể việc. Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tưởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

    - Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chương (tài năng).

    - Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

    - Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của người đời sau.


Luyện tập

Bốn câu thơ trên là lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

- Đó cũng có thể là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.

- Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.

Điểm tương đồng:

- Cùng là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé

- Họ đều là những người phụ nữ đẹp nhưng mệnh yểu.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 4


Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Số phận hẩm hiu đau khổ của nàng Tiểu Thanh: có tài có sắc nhưng cuộc đời của nàng lại gặp quá nhiều bi kịch

- Đồng thời cũng từ bi kịch của Tiểu Thanh, nhà thơ suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật


Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Nỗi hờn kim cổ:

   + nỗi hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người thời nay

   + đó những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du

- Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc

   + Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay không thay đổi gì., nó như một câu hỏi lớn đến “ông trời” cũng không có đáp án

   + thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời


Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Nguyễn Du có sự quan tâm đặc biệt với những người phụ nữ có sắc đẹp, tài năng nhưng lại có số phận hẩm hiu.

- Nhà thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với họ, đồng thời cũng mượn thân thế của họ để ngụ ý thân thế của lớp nhà nho như mình.

- Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đây là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.


Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hai câu thơ đầu là hai câu tả cảnh để mà kể việc

   + Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tư¬ởng đến cuộc đời thay đổi.

   + Nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ

- Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chư¬ơng (tài năng).

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của ngư¬ời đời sau.


LUYỆN TẬP

- Bốn câu thơ trên là

   + lời khóc thương Kiều nói với Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

   + là lời của Nguyễn Du, niềm thương cảm của tác giả dành cho người tài hoa bạc mệnh.

- Điểm tương đồng:

   + đều là sự xót xa, niềm thương cảm cho những kiếp người mong manh, nhỏ bé

   + đó đều là những người phụ nữ đẹp nhưng bạc mệnh

⇒ Đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông là hình ảnh những con người tài hoa mà bạc mệnh

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 5


Trả lời câu 1 trang 133 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Nguyễn Du đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh vì:

- Vì thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.

- Từ bi kịch của Tiểu Thanh, nhà thơ suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật.

- Vì ý không biết có ai hiểu, đồng cảm với mình như sự thấu hiểu của mình đối với Tiểu Thanh.


Trả lời câu 2 trang 133 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Câu thơ Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi có nghĩa là nỗi hận cổ kim khó mà hỏi trời được.

+ Nỗi hận ở đây là vì sao những người tài năng, nhan sắc như Tiểu Thanh và biết bao người giống như nàng lẽ ra phải được trân trọng, được sống hạnh phúc nhưng lại chịu bất hạnh, dập vùi.

=> Đó là mối hận chung của cả người xưa và người nay.

- Tác giả cho rằng mối hận đó không thể hỏi trời vì nó không có lời giải đáp, trời vô tình và xã hội cũng tàn nhẫn bỏ mặc những người có tài năng văn chương nghệ thuật. 


Trả lời câu 3 trang 133 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Sự thương xót và đồng cảm của Nguyễn Du với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh đã cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc bởi ông đã đặt ra vấn đề quyền sống của người nghệ sĩ, bày tỏ thái độ trân trọng, thông cảm đối với họ.

- Đây là điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du, không chỉ quan tâm tới những người nghèo khổ mà còn thương xót những chủ nhân của các giá trị văn hóa tinh thần.


Trả lời câu 4 trang 133 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Chủ đề toàn bài là đặt vấn đề về số phận bất hạnh của người nghệ sĩ tạo ra giá trị tinh thần. Mỗi đoạn thơ có vai trò đối với chủ đề như sau:

+ Hai câu đề: từ cảnh hoang phế nơi Tiểu Thanh sống một đời buồn tủi, hình dung những di cảo còn sót lại của nàng mà dấy lên cảm xúc.

+ Hai câu thực: bày tỏ suy nghĩ về số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.

+ Hai câu luận: liên hệ đến bản thân và khái quát, nâng cao vấn đề mối hận chung.

+ Hai câu kết: tiếng khóc thương xót cho những nghệ sĩ tài năng, bất hạnh.


Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi (trang 134 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Đoạn trích trong truyện Kiều - Nguyễn Du là lời của nhân vật Thúy Kiều khóc thương nhân vật Đạm Tiên khi đi viếng mộ Đạm Tiên.

 - Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh, thể hiện niềm thương cảm cho những kiếp người mỏng manh, nhỏ bé.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 6

Câu 1 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Bởi vì Nguyễn Du là một nhà nhân đạo lớn, trái tim ông nhìn thấu suốt nỗi đau, nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Đã bao lần ông khóc thương cho số phận những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh như khóc nàng Đạm Tiên, khóc cho nàng Kiều, khóc người ca nữ đất Long Thành… Và ở tác phẩm này, Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh, một người con gái xinh đẹp, tài năng, sống trong bất hạnh, chết trong oan ức. Thứ hai, Tiểu Thanh cũng như Nguyễn Du, đều là “khách văn chương”. Nếu cuộc đời của nàng Tiểu Thanh bất hạnh thì cuộc đời của Nguyễn Du cũng chẳng suôn sẻ. Đọc các tác phẩm của ông, ta vẫn thường thấy có điều gì đó day dứt, u uẩn. Xưa nay những người cùng chung cảnh ngộ vẫn thường khóc thương cho nhau, đó cũng là lẽ thường trong thiên hạ vậy.


Câu 2 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Câu thơ chữ Hán “Cổ kim hận sự thiên nan vấn” có nghĩa là “những mối hận xưa nay khó mà hỏi trời được”.

- Phần dịch thơ đã không lột tả hết ý của câu thơ trong nguyên tác”. (“nỗi hận” mà dịch thành “nỗi hờn” thì ý nghĩa đã giảm nhẹ đi rất nhiều). “Cổ kim hận sự” có nghĩa là nỗi hận của người xưa và người nay. Người xưa là nàng Tiểu Thanh và những người cùng cảnh ngộ trước thời Nguyễn Du, còn người nay là Nguyễn Du và những người bất hạnh cùng thời với ông. Nguyễn Du cho rằng bất hạnh luôn đi cùng với người tài năng (tài mệnh tương đố). Đó là một định luật của trời đất, do vậy không thể đem nỗi hận đó mà hỏi trời được.


Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

    Nguyễn Du thương cảm số phận của nàng Tiểu Thanh. Niềm thương cảm đó, ngoài ý nghĩa là sự thương cảm dành cho số phận một người bất hạnh (cũng như nàng Kiều, hay nàng ca nữ đất Long Thành…), còn là niềm thương cảm dành cho một người nghệ sĩ. Ông đau đớn bởi “Văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ”. Ông trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ (ở đây là một nữ nghệ sĩ), đó là một giá trị nhân bản tiến bộ của Nguyễn Du.


Câu 4 (trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

 - Hai câu đề: Nêu lên cảnh vật, sự việc cụ thể có tác dụng gợi cảm xúc cho tác giả. Tác giả nhìn thấy Tây Hồ, nơi chứng kiến cuộc đời buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, xưa là vườn hoa xinh đẹp nay đã xác xơ và đọc tập kí kể về cuộc đời nàng, nhân đó mà cảm xúc trỗi dậy.

- Hai câu thực: Suy nghĩ, liên tưởng của nhà thơ được khơi gợi từ cảnh và vật. Nhân đọc tập kí về nàng Tiểu Thanh mà nhà thơ thương cảm cho nàng, đồng cảm với nàng.

- Hai câu luận: Khái quát vấn đề ở tầm cao hơn. Từ số phận của nàng Tiểu Thanh mà tác giả chạnh lòng nghĩ về mình, từ đó nghĩ đến nỗi hận xưa nay của những con người tài năng.

- Hai câu kết: Khái quát lại vấn đề. Nàng Tiểu Thanh chết ba trăm năm trước, nay có Nguyễn Du đọc thơ rồi đồng cảm mà nhỏ cho nàng giọt lệ xót thương. Còn Tố Như, ba trăm năm sau liệu có ai đồng cảm? Đó là câu hỏi lớn, cũng là ước mong của thi hào về sự đồng cảm của người đời sau.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 134 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Gợi ý:

- Đoạn thơ trên được trích từ câu 107 đến câu 110, là lời của Thúy Kiều nói về Đạm Tiên, một người con gái tài sắc mà bạc mệnh. Mượn lời Thúy Kiều: “Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa; Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”, Nguyễn Du đã nói lên quan niệm của mình về thuyết tài mệnh tương đố. Khi mở đầu Truyện Kiều, ông cũng đã nói:  Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau. Ông cho rằng bất hạnh luôn đi cùng với những người tài năng. Đó là một định lệ của đất trời. Quan niệm đó cũng được Nguyễn Du lặp lại trong Đọc Tiểu Thanh kí. Khi ông nói “Nỗi hận xưa nay khó mà hỏi trời được”, cũng là vì không thể hỏi cái định lệ do trời đặt ra. Hai câu sau, Thúy Kiều từ cảm cho số phận bất hạnh của nàng Đạm Tiên mà chạnh lòng nghĩ đến mình “Thấy người năm đó biết sau thế nào?”. Đó là lời Kiều hay là tâm sự của Nguyễn Du? Tâm trạng của Kiều khi ấy phải chăng cũng là tâm trạng của Nguyễn Du khi nói :  Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng. Cả hai cũng là tiếng khóc của người đời sau dành cho người đời trước. Cả hai đều là tiếng nói của một tấm lòng đa cảm, đau đáu trong lòng ước mong về một kẻ tri âm. Đó không hẳn là sự tương đồng mà đều là tiếng nói của thi nhân vậy.

=> Trong các sáng tác của Nguyễn Du, hình ảnh thường thấy là hình ảnh những người tài hoa bạc mệnh.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Độc Tiểu Thanh kí đã để lại trong lòng người đọc những thương xót về số phận của nàng Tiểu Thanh có sắc đẹp lẫn tài năng nhưng bất hạnh. Đồng thời Nguyễn Du cũng lên án về xã hội phong kiến tàn ác chà đạp lên những người tài và nỗi thương xót sâu sắc của Nguyễn Du đối với số phận tài hoa bạc mệnh. Tiếng lòng ấy của ông vẫn còn vang vọng mãi trong tâm khảm mỗi người về sự đau xót bất lực của con người trước trò đùa của con tạo xoay vần.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .