Top 6 Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" (Ngữ văn 11 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các bạn học...xem thêm ...
Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" mẫu 1
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1):
- Xem lại kiến thức về thơ Đường luật đã học ở lớp dưới để vận dụng đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ bản dịch nghĩa và đọc chú thích để hiểu rõ nghĩa của văn bản.
+ So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy điểm khác biệt.
+ Nhận biết và phân tích giá trị của bài thơ chủ yếu đưa vào bản dịch nghĩa.
- Tìm đọc thêm một số văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Du và các bài phân tích Đọc Tiểu Thanh kí.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ:
Tương truyền, Tiểu Thanh (người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ, người chồng thuộc gia đình quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc). Vì đau buồn, cô lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà cô để lại bị người vợ cả đem đốt, may mắn một số ài còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại).
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ là những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện phương diện trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Trả lời:
- “Son phấn”: vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.
- “Văn chương: tượng trưng cho tài năng.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.
Trả lời:
- Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận:
+ Hai câu thực: “thần chôn vẫn hận”, “không mệnh đốt còn vương”
+ Hai câu luận: “nỗi hờn kim cổ”
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kí” có thể phân chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì sáu câu thơ đầu là sự bày tỏ của Nguyễn Du với nỗi niềm thương xót với nàng Tiểu Thanh và hai câu thơ cuối là tác giả thương xót cho số phận mình. Nếu tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em nhận ra điều gì về số phận nàng Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Trả lời:
- Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Trả lời:
- Nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng vì Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ, nói về sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc của Nguyễn Du đến độ “tri âm tri kỉ”.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Trả lời:
- Tác dụng: Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ nhằm thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả: thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
Trả lời:
- Tác giả đã khóc cho nàng Tiểu Thanh và gửi gắm nỗi niềm băn khoăn của bản thân mình qua hai câu thơ kết. Nguyễn Du không viết đơn thuần mà khóc cho Tiểu Thanh mà ông còn băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.
Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”.
Trả lời:
Đọc “Tiểu Thanh kí” là một trong những sáng tác được nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và đã gây xúc động với em vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. Bài thơ là những tâm sự của ông, vừa có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh. Bởi vậy đây được coi là sự kết hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người bạc mệnh và lòng trân trọng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó cũng là một phương diện quan trọng, sâu sắc trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Ông đau nỗi đau của con người, hiểu thấu được nguyên nhân của những bi kịch ấy nhưng cũng bất lực bởi chính ông cũng là nạn nhân của những bể nhuộm cuộc đời đó. Nỗi đau, sự cô đơn, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đều xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ lớn. Qua đó, em thấy được ông là người giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.
Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" mẫu 2
Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 46, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ.
Phương pháp giải:
Đọc và so sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy được sự khác biệt. Từ đó nhận ra khuyết điểm hoặc ưu điểm khi chuyển sang dịch thơ.
Lời giải chi tiết:
- Hình thức: Bản dịch thơ theo đúng cấu trúc của phần phiên âm: về số tiếng trong câu, trình bày.
- Nội dung:
* Bản dịch nghĩa đầy đủ, diễn tả rõ ý hơn phần dịch thơ (một số ý trong phần nguyên âm khi sang phần dịch thơ đã bị lược bỏ).
+ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Phiên âm)
+ Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ (Dịch nghĩa)
+ Thổn thức bên song mảnh giấy tàn (Dịch thơ)
→ Phần ý thơ một mình viếng nàng khi qua phần dịch thơ đã được lược bỏ thay bằng từ ngữ chỉ cảm xúc.
* Chuyển đổi ngôi kể: Nếu trong dịch nghĩa tác giả trực tiếp xưng ta thì ở phần dịch thơ đã chuyển thành ngôi thứ ba giấu mặt, không trực tiếp bày tỏ cảm xúc.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 47, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
"Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Phương pháp giải:
Đọc chú thích để biết được nghĩa.
Lời giải chi tiết:
"Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.
Phương pháp giải:
Đọc 4 câu thơ giữa và tìm ra nghệ thuật đối.
Lời giải chi tiết:
“Son phấn” – “văn chương”
“vẫn hận” – “còn vương”
“Nỗi hờn” – “cái án”
→ Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc toàn bộ bài và xem xét về nội dung.
Lời giải chi tiết:
- Bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.
+ 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.
+ 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc phần chú thích và xem phần dịch nghĩa để hiểu được tình cảm và thái độ.
Lời giải chi tiết:
- "Son phấn": Là vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.
- "Văn chương": Là tượng trưng cho tài năng.
→ Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.
- "hận, vương": Nhằm diễn tả cảm xúc.
- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.
→ Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.
→ Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Phương pháp giải:
Xem lại cuộc đời của Nguyễn Du để hiểu được nỗi lòng.
Lời giải chi tiết:
Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đày đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loạn lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Tìm ra phép đối và phân tích tác dụng về nội dung và nghệ thuật.
Lời giải chi tiết:
- Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn ngữ:
+ Cảnh đẹp >< gò hoang
→ Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Qua đó thể hiện hiện sự xót xa, tiếc nuối của tác giả đối với số phận éo le của nàng Tiểu Thanh.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu kết và chú ý tâm sự của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bài và đưa ra cảm nhận về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.
Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" mẫu 3
Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Trả lời:
Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì chúng có sự tương đồng về nội dung: hai câu đề và 2 câu thực giống nhau và hai câu luận và 2 câu kết nội dung như nhau:
- Bốn câu trên: Nỗi xót thương của tác giả trước số phận bi thương và nỗi uất hận của nàng Tiểu Thanh.
- Bốn câu dưới: Nỗi suy tư và đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh và với cuộc đời mình
Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, / Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Trả lời:
- "Son phấn" là đồ trang điểm của phụ nữ, Nguyễn Du sử dụng vào câu thơ này là đẻ tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của Tiểu Thanh.
- “Văn chương” là tài năng của Tiểu Thanh.
=> Tiểu thanh là người con gái vô cùng xinh đẹp và có tài văn chương.
- “chôn”, đốt" là động từ chỉ hành động của người vợ cả vì sự ganh ghét, đố kị với Tiêu Thanh sau khi chết mà mang những cuốn thơ đi đốt.
- “hận”, “vương” đó là cảm xúc của người đời.
=> Dù xinh đẹp và tài hoa nhưng nàng lại bị vùi dập, bị người vợ cả ghen ghét đố kị để rồi cuộc đời nàng kết thúc bi thảm khi mới 18 tuổi.
Như vậy, chỉ với 2 câu thơ Nguyễn Du đã gợi lại một cuộc đời bi thảm và số phận bi thương của Tiểu Thanh. Đồng thời, tác giả cũng xót xa cho số phân bi ai của nàng.
Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Trả lời:
Nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng là vì: Tiểu Thanh là người xinh đẹp, tài cao nhưng kết cục lại chết rất bi thương. Nguyễn Du lại nghĩ về cuộc đời mình, ông cũng là người tài cao nhưng lại sống trong một xã hội phong kiến loạn lạc, cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm: ông là một cậu ấm trong gia đình quý tộc, rồi lại thành kẻ lánh nạn Tây Sơn, có lúc lại ẩn cư ở quê nhà, rồi lại làm quan trong triều đình nhà Nguyễn. Chính cuộc đời như vậy mà hôm nay ông khóc Tiểu Thanh, không biết mai sau người đời có ai khóc cho ông hay không? Các tác phẩm của ông đều thể hiện lòng thương người và niềm tự thương. Trong Đọc Tiểu Thanh kí cũng vậy, ông hướng về số phận bất hạnh của nàng với niềm cảm thương sâu sắc. Do đó mà nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.
Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Trả lời:
Trong bài, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối Cảnh đẹp >< gò hoang. Điều này có tác dụng làm nổi bật nên vẻ đẹp của cảnh vật Tây Hồ ngày xưa. Tuy nhiên, cảnh vật ấy đến nay chỉ còn lại sự hoang tàn, héo úa.
=> Tác giả thể hiện sự xót xa, tiếc nuối trước số phận éo le của một người tài sắc nhưng bạc mệnh.
Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
Trả lời:
Qua hai câu thơ kết, tác giả tự đặt cho mình một câu hỏi? Liệu rằng, hôm nay ông khóc cho Tiểu Thanh thì 300 năm sau có ai khóc cho Nguyễn Du hay không? Đó chính là niềm tự thương của ông cho chính cuộc đời của mình, một người tài hoa nhưng sống trong cảnh loạn lạc của vương triều Lê - Nguyễn và của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”.
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều.
Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" mẫu 4
ÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
=> Xem hướng dẫn giải
"Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
=> Xem hướng dẫn giải
Bài Đọc “Tiểu Thanh kí" có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.
- 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.
- 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.
Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, / Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
=> Xem hướng dẫn giải
- "Son phấn": vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.
- "Văn chương": tượng trưng cho tài năng.
-> Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.
- "hận, vương": diễn tả cảm xúc
- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.
-> Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.
=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
=> Xem hướng dẫn giải
Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đà đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loại lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.
Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
=> Xem hướng dẫn giải
Trong bài thơ Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn ngữ:
Cảnh đẹp >< gò hoang -> Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Qua đó thể hiện hiện sự xót xa, tiếc nuối của tác giả đối với số phận éo le của nàng Tiểu Thanh.
Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
=> Xem hướng dẫn giải
Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm: Liệu rằng sau này còn ai nhớ đến Nguyễn Du?
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”.
=> Xem hướng dẫn giải
Bài thơ Tiểu Thanh kí có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện về nàng Tiểu Thanh mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh - một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội. Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.
PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đọc Tiểu Thanh kí
=> Xem hướng dẫn giải
- Giá trị nội dung:
- Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Bởi ông cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài hoa nhưng cuộc đời chông chênh, gập ghềnh, vất vả.
- Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.
- Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Đọc Tiểu Thanh kí
=> Xem hướng dẫn giải
Mạch vận động của cảm xúc (tứ thơ): Đọc truyện → xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh → suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử → tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm.
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Đọc Tiểu Thanh kí.
=> Xem hướng dẫn giải
Tác giả
- Tiểu sử:
- Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.
- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.
- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
- Sự nghiệp văn học:
- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.
Tác phẩm
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra.
- Rút từ tập Thanh Hiên thi tập.
Bố cục
- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.
- Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.
Câu 4. Phân tích văn bản Đọc Tiểu Thanh kí.
=> Xem hướng dẫn giải
Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du được xếp trong Thanh Hiên thi tập. Bằng những chứng nghiệm từ cuộc đời mình, trong sáng tác của ông, ta thấy một nhân vật Thúy Kiều, một người gảy đàn đất Long Thành, một Tiểu Thanh... hiện lên như những dấu hỏi nhức nhối của số phận, của kiếp người. Bài thơ giãi bày tấc lòng của Nguyễn Du đối với số phận một con người cụ thể – Tiểu Thanh, nhưng ý nghĩa của nó lại khái quát được toàn bộ cái nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mệnh bạc trong xã hội cũ. Dường như, đó còn là tiếng nói, là nỗi nhức nhối của muôn đời. Viết về đề tài này, thi hào của chúng ta đã có được một cái nhìn của người trong cuộc.
Cũng như Truyện Kiều, Nguyễn Du (trong bài thơ này) đã viết về một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Nàng Tiểu Thanh là một cô gái có sắc, có tài sống vào đầu đời Minh (Trung Quốc), vì lấy làm lẽ một người tên Phùng, nàng bị vợ cả ghen, bắt ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ nên buồn mà chết lúc mới mười tám tuổi. Cô đơn là thế, bạc mệnh là thế, khi nàng chết rồi, còn một tập thơ còn sót lại cũng bị vợ cả ghen mà đốt đi, chỉ còn vương lại vài bài. Thế là, Tiểu Thanh khi còn sống cũng như khi đã chết rồi vẫn còn bị đối xử bất công và tàn ác, vẫn chưa được yên, vẫn còn cô đơn. Không chỉ còn là nỗi đau nữa mà còn là hận. Hận chẳng thể nào nguôi.
Mượn cảnh thực (Tây Hồ ở Trung Quốc) người thực (nàng Tiểu Thanh đã chết cách đây ba trăm năm) Nguyễn Du làm bài thơ để thổ lộ đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn của mình với những con người có đơn đẹp lí tưởng đã tiêu tan. Tây Hồ còn đây, "mảnh giấy tàn” tức tập thơ của nàng Tiểu Thanh bị đốt còn sót lại còn đây mà Tiểu Thanh còn đâu, nàng đã chết trong buồn tủi, cô đơn và bất hạnh giữa tuổi trăng tròn, giữa lúc khát khao nhất về hạnh phúc, giữa độ tài sắc nảy nở nhất. Hình ảnh "thổn thức bên song" là chính nàng Tiểu Thanh lúc còn sống trong ngôi nhà ở núi Cô Sơn. Đó cũng chính là hình ảnh của Nguyễn Du, cũng chính là tâm sự của nhà thơ luyến tiếc về những ngày vàng son của đất nước, nuối tiếc về những ngày trai trẻ đầy tài hoa của mình giữa những con người tài hoa ở đất La Thành, quê hương tác giả như đã có lần nhắc đến trong thơ ông (tráng niên ngã diệt vì tài giả: thời trẻ tuổi ta cũng là kẻ có tài năng).
Hai câu thực:
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nhà thơ đã nêu cụ thể nỗi đau của nàng Tiểu Thanh bằng cách nhân hóa những vật dụng và dư cảo của nàng, bằng cách "thần" cho "son phấn", tạo "mệnh" cho "văn chương". Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du được bộc lộ rõ qua những câu thơ có hồn này, làm cho câu thơ có sức nặng. Đến như những vật vô tri như son phấn, văn chương bị chôn vẫn còn hận, bị đốt vẫn còn vương, thử hỏi rằng con người thì sao? Nàng Tiểu Thanh bị đau đớn, bị dằn vặt, bị phũ phàng như thế sao không hận, cái hận về thể xác, bị vùi dập, cái hận vì tài năng bị chôn vùi. Làm sao Tiểu Thanh không hận được, một khi "văn chương" là máu, là nước mắt nàng. Đó cũng chính là cái hận của Nguyễn Du, ông cũng gán cái "mệnh" vào văn chương để cùng xót thương cùng Tiểu Thanh.
Đến hai câu luận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Là tiếp tục cái niềm thương cảm, chỉ có điều là niềm thương cảm ấy, cái hận ấy là muôn đời, không sao giải thoát được. Người đã chết đem theo mối hận vào lòng đất để rồi vĩnh viễn bị chôn chặt, người còn sống (chính nhà thơ) phải tự mang. Nguyễn Du đã hòa cái cảm xúc, cái nghịch cảnh đó vào cùng với Tiểu Thanh, người đã chết ba trăm năm trước. Thử hỏi: người đang sống, kẻ phong lưu tài hoa như nhà thơ thì có tội gì, vì sao phải hóa thân vào người đã chết để nói lên tâm trạng của mình. Phải chăng là xã hội bất công đã đố kị với tài năng của ông, đã bóp chết tâm hồn ông. Như thế, ai hận mà nhà thơ phải mang nặng biết chừng nào, cái hận không biế, nói cùng ai, chỉ có thể chia sẻ với người cùng cảnh ngộ, kẻ tài tử gặp giai nhân là ở chỗ đó. Cái đớn đau, nỗi bế tắc của họ làm nhức nhối trái tim ta.
Nếu như ở sáu câu thơ trên, Nguyễn Du lồng cảm xúc, nỗi đớn đau của mình vào Tiểu Thanh, thương tim cho thân phận người con gái tài sắc là để ẩn ý tự thương mình, hai câu thơ cuối nhà thơ nói thẳng với độc giả bằng một câu hỏi:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Nguyễn Du đã đặt câu hỏi ra với đời, với muôn đời: liệu ba trăm năm lẻ, có thể là hơn ba trăm năm sau, có ai khóc Tố Như (hiệu của Nguyễn Du) chăng? Nàng Tiểu Thanh sau ba trăm năm thì đã có ít ra một người là nhà thơ khóc thương nàng. Câu hỏi đặt ra cho đời cũng là cho mình mà không lời đáp, bị rơi vào hư không. Nói với quá khứ, nói với tương lai như thế, thổn thức về một người phụ nữ cách ngàn dặm, chết đã ba trăm năm, ta như thấy Nguyễn Du thổn thức trăn trở biết bao!
Không phải chỉ một người, mà là cả dân tộc ta, cả nhân loại tiến bộ nữa chỉ hai trăm năm, đã long trọng kỉ niệm ngày sinh của thi hão, ghi tên ông vào danh sách những danh nhân văn hóa của thế giới. Hắn là, Nguyễn Du và những "nàng Kiều", "nàng Tiểu Thanh" ở dưới suối vàng cũng ngậm cười, "nỗi hờn kim cổ" của họ đã được trả, thân phận con người, nhất là người phụ nữ đã được giải phóng khỏi những áp bức, bất công và đã được coi trọng về tài năng, địa vị xã hội, đã được tự do yêu thương và sống hạnh phúc.
Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" mẫu 5
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi. "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Bài làm
"Son phấn", "văn chương" là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Bài làm
Bài Đọc “Tiểu Thanh kí" có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.
- 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.
- 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.
Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, / Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Bài làm
- "Son phấn": vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.
- "Văn chương": tượng trưng cho tài năng.
-> Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.
- "hận, vương": diễn tả cảm xúc
- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.
-> Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.
=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Bài làm
Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đà đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loại lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.
Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Bài làm
Trong bài thơ Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn ngữ:
Cảnh đẹp >< gò hoang -> Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Qua đó thể hiện hiện sự xót xa, tiếc nuối của tác giả đối với số phận éo le của nàng Tiểu Thanh.
Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
Bài làm
Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm: Liệu rằng sau này còn ai nhớ đến Nguyễn Du?
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng
Bài thơ Tiểu Thanh kí có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện về nàng Tiểu Thanh mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh - một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội. Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.
Bài soạn "Đọc Tiểu thanh kí" mẫu 6
Đọc Tiểu Thanh kí
(Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)
* Nội dung chính: Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện phương diện trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
I. Trước khi đọc.
– Xem lại kiến thức về thơ Đường luật đã học ở lớp dưới để vận dụng đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ bản dịch nghĩa và đọc chú thích để hiểu rõ nghĩa của văn bản.
+ So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy điểm khác biệt.
+ Nhận biết và phân tích giá trị của bài thơ chủ yếu đưa vào bản dịch nghĩa.
– Tìm đọc thêm một số văn bản thơ chữ Hán của Nguyễn Du và các bài phân tích Đọc Tiểu Thanh kí.
So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ.
– Hình thức: Bản dịch thơ theo đúng cấu trúc của phần phiên âm: về số tiếng trong câu, trình bày.
– Nội dung:
+ Bản dịch nghĩa đầy đủ, diễn tả rõ ý hơn phần dịch thơ (một số ý trong phần nguyên âm khi sang phần dịch thơ đã bị lược bỏ).
- Độc điếu song tiền nhất chỉ thư (Phiên âm).
- Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ (Dịch nghĩa).
- Thổn thức bên song mảnh giấy tàn (Dịch thơ)
→ Phần ý thơ một mình viếng nàng khi qua phần dịch thơ đã được lược bỏ thay bằng từ ngữ chỉ cảm xúc.
+ Chuyển đổi ngôi kể: Nếu trong dịch nghĩa tác giả trực tiếp xưng ta thì ở phần dịch thơ đã chuyển thành ngôi thứ ba giấu mặt, không trực tiếp bày tỏ cảm xúc.
– Đọc nội dung giới thiệu sau đây về nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ: Tương truyền, Tiểu Thanh (người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) là cô gái thông minh, có sắc đẹp, tài năng, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ, người chồng thuộc gia đình quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ (Hàng Châu, Trung Quốc). Vì đau buồn, cô lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà cô để lại bị người vợ cả đem đốt, may mắn một số ài còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần dư (Bị đốt còn sót lại).
II. Trong khi đọc.
Câu 1. “Son phấn”, “văn chương” là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Trả lời:
– “Son phấn”: vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.
– “Văn chương”: tượng trưng cho tài năng.
→ “Son phấn”, “văn chương” là để nói Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, có tài hoa nhưng lại bạc mệnh.
Câu 2. Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.
Trả lời:
– “Son phấn” – “văn chương”
– “Vẫn hận” – “còn vương”
– “Nỗi hờn” – “cái án”
→ Việc sử dụng phép đối trong các câu thơ thực và luận thể hiện cái tài, cái sắc đi kèm với số phận bi thảm, đau khổ.
III. Sau khi đọc.
Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Trả lời:
– Bài Đọc Tiểu Thanh kí có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.
+ 4 câu đầu: Nỗi xót thương cho phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh.
+ 4 câu sau: Niềm suy tư và mối đồng cảm với Tiểu Thanh và và với chính mình của Nguyễn Du.
Câu 2. Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/Văn chương không mệnh đốt còn vương” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?
Trả lời:
– “Son phấn”: Là vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ. Ở đây được hiểu là Tiểu Thanh rất xinh đẹp.
– “Văn chương”: Là tượng trưng cho tài năng.
→ Tiểu Thanh là người con gái xinh đẹp và tài hoa.
– “hận, vương”: Nhằm diễn tả cảm xúc.
– “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.
→ Tiểu Thanh là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bị chôn vùi bởi chính những điều đó, bị sự ghen tuông của người vợ cả hại.
→ Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng – cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Trả lời:
– Tiểu Thanh nàng có tài có sắc nhưng mệnh bạc, bị đày đọa mà chết trong tủi cực. Nguyễn Du cũng vậy, ông là một người tài hoa nhưng phải sống trong thời kì loạn lạc, cuộc đời ông là những thăng trầm, biến cố. Nguyễn Du là một người với trái tim nhân đạo, mỗi tác phẩm của ông đều phản ánh một hiện thực xã hội. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó cũng là lí do nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng.
Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Trả lời:
– Trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn ngữ:
+ Cảnh đẹp >< gò hoang
→ Đối lập giữa quá khứ và hiện tại nhằm nhấn mạnh sự hoang tàn của cảnh vật nơi đây, vốn từng rất xinh đẹp nhưng giờ đây lại héo úa, hoang tàn. Qua đó thể hiện hiện sự xót xa, tiếc nuối của tác giả đối với số phận éo le của nàng Tiểu Thanh.
Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
Trả lời:
– Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.
Bài làm
Với "Đọc Tiểu Thanh kí", Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và quý giá. Đó là tấm lòng xót thương cho những con người nhỏ bé, tài hoa nhưng lại có số phận hẩm hiu, bi kịch. Nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn phải chịu đi làm vợ lẽ, chết trong cô đơn, bệnh tật khi tuổi còn rất trẻ. Nàng chính là đại diện cho những người phụ nữ thời phong kiến. Từ sự đồng cảm, thương xót ấy, Nguyễn Du nghĩ đến chính mình. Trong cuộc đời nhiều thăng trầm, biến chuyển, liệu rằng sẽ còn có ai nhớ đến Tố Như? Câu hỏi bỏ ngỏ đã đem đến những suy tư, chiêm nghiệm về sự chảy trôi của cuộc đời. Cho đến tận ngày hôm nay, vấn đề quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc vẫn luôn được nhắc lại. Qua đó, độc giả lại càng thấy rõ hơn giá trị nhân văn sâu sắc cùng tư tưởng vượt thời đại của nhà thơ.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .