Top 6 Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

"Đợi mẹ" thuộc thể thơ tự do, được in trong “Thơ về mẹ” của tác giả Vũ Quần Phương. Với lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, đầy cảm xúc và hình ảnh sinh động, từ...xem thêm ...
Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1
Nội dung chính
Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.
Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
Chuẩn bị đọc
(Trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/ một điều gì đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào trải nghiệm của bản thân, chia sẻ cảm xúc của em khi chờ đợi một ai đó.
Lời giải chi tiết:
Hồi bé chắc hẳn ai cũng từng trải qua cảm xúc khi chờ đợi mẹ đi chờ về và em cũng vậy. Mỗi sáng khi mẹ đi chợ em luôn ở nhà ngóng chờ mẹ từng giây từng phút, cảm xúc lúc ấy vô cùng bồn chồn, hồi hộp xen chút nghĩ ngợi không biết mẹ có mua món đồ mình thích hay không. Đợi quá lâu sẽ cảm thấy buồn chán, chạy hẳn ra ngõ để đón mẹ về.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (Trang 98, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ và dựa vào trí tưởng tượng của mình, nêu cảm nhận bản thân em sau khi đọc đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
Em hình dung được hình ảnh bạn nhỏ đang ngồi ngóng chờ mẹ về, nhìn hoài nhìn mãi không thấy mẹ đâu tới khi trăng đã lên mà mẹ vẫn ở trên đồng, bao quanh chỉ là sự cô đơn, trống trải.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu em cho là như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn thơ tìm chi tiết cho thấy mẹ đã bé ai vào nhà.
Lời giải chi tiết:
- Mẹ đã bế bạn nhỏ vào nhà.
- Dựa vào câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Vì bạn nhỏ chính là người luôn chờ trông, ngóng đợi mẹ về từng ngày.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và nhận xét về nó.
Lời giải chi tiết:
- Cách gieo vần: linh hoạt (Mẹ lẫn trên cánh đồng lúa lẫn vào đêm,... Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà,... lung linh trắng vườn hoa mận trắng)
- Cách ngắt nhịp: độc đáo (dòng 2, 8 và dòng 3, 11)
=> Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp độc đáo của bải thơ làm cho thay đổi, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi mẹ của bé.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn và tìm các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé sau đó nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Đọc đoạn văn và tìm các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé sau đó nêu tác dụng.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Đọc đoạn văn và tìm các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé sau đó nêu tác dụng.
Phương pháp giải:
Dựa vào suy nghĩ bản thân, nêu cảm nhận về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một hình ảnh ẩn dụ. “Nỗi đợi vẫn nằm mơ” ở đây chính là hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ về với sự nhớ nhung, thường trực đối với mẹ. Mẹ bế em bé vào nhà như một sự trân trọng, yêu thương, xót xa cho đứa con bé bỏng của mình. Câu thơ đã diễn tả một cách hình tượng, độc đáo, làm rõ rình yêu của bé cũng như tình yêu bé của mẹ.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
Phương pháp giải:
Đọc bài thơ, cho biết tình cảm cảm xúc của tác giả và tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, yêu thương, thấp thỏm, chờ đợi ngóng trông mẹ về.
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:
+ Ngồi nhìn ra đồng lúa
+ Ngọn lửa bếp chưa nhen
+ Căn nhà tranh trống trải
+ Chờ tiếng bàn chân mẹ
+ Chân mẹ lội bùn ì oạp đồng xa
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý những từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng, cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
Thông điệp tác giả gửi gắm: Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (Trang 99, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em?
Phương pháp giải:
Trình bài đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm những người thân trong gia đình.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm giữa những người thân trong gia đình luôn là một tình cảm đáng quý và đáng trân trọng. Tình cảm ấy chính là sự yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ, đùm đọc, chăm sóc lẫn nhau của một gia đình. Khi ta vấp ngã luôn được gia đình đùm bọc, che chở, vỗ về. Đồng thời bản thân mỗi người cũng cần cố gắng, chăm chỉ, yêu thương, bảo vệ tất cả mọi người trong gia đình. Tình cảm giữa những người thân trong gia đình chính là tình cảm máu mủ ruột già không gì có thể thay thế và ta luôn phải trân trọng tình cảm ấy.

Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2
I. Tác giả
- Vũ Quần Phương (1940)
- Quê quán: Nam Định
- Ông là nhà thơ , nhà phê bình văn học
- Tác phẩm chính: Hoa trong cây( 1977), Vầng trăng trong xe bò(1988),Vết thời gian (1996)…
II. Tác phẩm Đợi mẹ
Thể loại: tự do
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được in trong Thơ về mẹ,nhiều tác giả,NXB Lao động 2012
Phương thức biểu đạt: miêu tả,biểu cảm
Tóm tắt Đợi mẹ
- Bài thơ miêu tả cảnh em bé ngồi ngóng người mẹ về trong đêm tôi, cảnh vật buổi tối tại làng quê thật đẹp.
Bố cục tác phẩm Đợi mẹ
- Phần 1: 4 câu thơ đầu: hình ảnh em bé đợi mẹ
- Phần 2: 7 câu tiếp theo: miêu tả cảnh vật về đêm
- Phần 3: còn lại: mẹ vẫn chưa về
Giá trị nội dung tác phẩm Đợi mẹ
- Thể hiện tình yêu của em bé với mẹ khi ngóng trông mẹ về
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đợi mẹ
- Sử dụng thể thơ tự do
- Đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh
- Ngôn từ mang tính chất biểu cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đợi mẹ
- Hình ảnh em bé đợi mẹ
- Thời gian vào buổi tối
+ Tối trên đầu hè
+ Nửa vầng trăng non
+ Không gian trước hiên nhà
+ Cảnh vật xung quanh vào ban đêm thật yên tĩnh
+ Vành trăng non đã lên
+ Đom đóm đã thắp lửa ngoài ao
+ Đom đóm đã bay vào nhà
- Nhưng người mẹ vẫn chưa thấy về
- Em bé nhìn lên bầu trời xa tít vẫn chưa thấy mẹ
- Mẹ em đang mải mê làm việc trên cánh đồng xa xa
- Hình ảnh người mẹ luôn gắn liền với bếp lửa
+ Mẹ chưa về nên bếp lửa chưa lên
+ Căn nhà thiếu mẹ trống trải
- Em bé chờ mãi, chờ mãi nhưng chưa thấy mẹ về
+ Bước chân ấy vẫn ì oạp nơi cánh đồng xa xa
- Em bé chờ đợi mẹ đến thấp thỏm trong mơ
→ Tình cảm sâu sắc của em bé dành cho mẹ khi chờ bà về
- Thông điệp bài thơ
- Tình yêu thương mẹ vô bờ của em bé
+ Vị trí đặc biệt của mẹ trong lòng em bé
- Người mẹ là người tần tảo, lam lũ
+ Người mẹ vất vả, đi sớm về khuya tất cả vì con
- Hãy trân trọng , yêu thương người mẹ của mình
- Chúng ta phải sống tốt đền đáp công ơn của bà.
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó, cảm xúc em thấy rõ rệt nhất chính là sự háo hức, ngóng đợi xen lẫn sự hồi hộp, chút lo lắng, vui vẻ, hạnh phúc.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Tưởng tượng: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Trả lời:
Em hình dung về một em bé đang ngồi thấp thỏm, mong ngóng, chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về.
- Suy luận : Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?
Trả lời:
Mẹ đã bế em bé vào nhà. Dựa vào câu thơ "mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ", câu thơ ý chỉ "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé không chỉ chờ đợi mẹ lúc tỉnh mà ngay cả trong mơ cũng đợi mẹ về.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ "Đợi mẹ" là những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ, mong mẹ bớt vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh thường ngày.
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
- Cách gieo vần: vần lưng.
- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.
- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, dễ nhớ giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị, tự nhiên nhưng vẫn đầy sự sâu lắng.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng đợi mẹ:
+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.
+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.
+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.
+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.
Biện pháp tu từ liệt kê. Liệt kê hàng loạt những chi tiết, hình ảnh gợi cảm xúc mong chờ mẹ.
+ Em bé mong ngóng, đợi chờ mẹ từng giây từng phút, nhìn đâu cũng thấy mẹ, chờ bước chân mẹ về.
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ" đã cho em thấy ngày nào người mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng chờ mẹ về trong nỗi nhớ mong. Nỗi mong chờ ấy lâu dần đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em.
Hình ảnh gợi cho em một suy nghĩ khác nữa, chỉ mong mẹ bớt vất vả, cuộc sống yên ổn hơn để mẹ được về sớm với em bé, để em bé được hưởng niềm vui hạnh phúc bên mẹ chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
- Bài thơ "Đợi mẹ" là những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ, mong mẹ bớt vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh thường ngày.
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:
+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.
+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.
+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.
+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.
+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Thông điệp: Tình yêu thương lớn lao, đặc biệt của em bé dành cho mẹ, là bức tranh khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả vì cuộc sống mưu sinh, vì nuôi con, yêu con.
Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :
Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với toàn xã hội. Với cá nhân, nếu được sống trong một gia đình thuận hòa, mọi người yêu thương lẫn nhau, ắt hẳn ta sẽ trở thành người giàu tình cảm, hòa đồng. Thế nhưng, nếu chẳng may bạn sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu, các thành viên không quan tâm, chia sẻ với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất bản thân và trở nên lạnh lùng khó gần. Tình cảm gia đình bền chặt là động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy an yên và luôn được chia sẻ. Bên cạnh đó, nhờ có gia đình luôn yêu thương, mỗi cá nhân sẽ dần hoàn thiện nhân cách và lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng.

Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):Đợi chờ luôn mang lại cho con người những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó.
Trả lời:
Đối với em, đợi chờ đúng là một cảm xúc đặc biệt. Tùy vào hoàn cảnh khác nhau mà mang những trạng thái, những cung bậc cảm xúc cũng khác nhau. Khi chờ đợi mẹ đi chợ về, em sẽ cảm thấy hào hứng, mong ngóng, tò mò không biết mẹ sẽ mua những gì. Hay khi chờ đợi anh chị em đi xa trở về, sự chờ đợi sẽ chuyển thành vui sướng nhưng có chút lo lắng, bồn chồn trong người. Dù vậy, sự chờ đợi vẫn luôn khiến con người không yên, luôn trong trạng thái mong đợi, hy vọng vào một điều gì đó.
* Trải nghiệm cùng văn bản
- Tưởng tượng: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Trả lời:
Khi đọc đoạn thơ, em hình dung đó là một khung cảnh tĩnh lặng, màn đêm đã buông xuống và căn nhà cũng chìm vào bóng tối. Không ngọn lửa, không bóng người, chỉ có ánh đom đóm lập lòe tạo nên một không gian tịch mịch, cô đơn trong sự đợi chờ mẹ về của nhân vật em bé.
- Suy luận : Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?
Trả lời:
- CH1: Mẹ đã bế em bé vào nhà. Em dựa vào hoàn cảnh câu trước “…chờ tiếng bàn chân mẹ/ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”. Dường như em bé đã thiếp đi trong lúc chờ mẹ về, lúc ngủ em vẫn đang đợi mẹ trong cơn mơ.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính Đợi mẹ: Văn bản là dòng tâm trạng của nhân vật em bé khi đợi mẹ đi làm chưa về.
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
Trả lời:
- Cách gieo vần: vần sát (đồng - đồng)
- Ngắt nhịp: 3/4, 5/5, 2/3
→ Nhận xét: cách gieo vần và cách ngắt nhịp rất đa dạng thể hiện từng cung bậc cảm xúc của nhân vật em bé trong khi chờ đợi.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.
Trả lời:
- Từ ngữ: “vào nhà”, “lẫn”, “chưa nhen”, “trống trải”, “ì oạp”, “nhìn ra”
- Hình ảnh: “ruộng lúa”, “trăng non”, “vầng trăng”, “ đom đóm”, “căn nhà tranh”, “vườn hoa mận trắng”…
- Biện pháp tu từ: liệt kê
→ Tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ: gây ấn tượng mạnh cho người đọc hình dung về một khung cảnh chờ đợi mẹ đầy tịch mịch, cô đơn của nhân vật em bé.
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “”Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
Trả lời:
Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một trong những hình ảnh đẹp nhất bài thơ. Hình ảnh đó gợi cho em nhiều suy nghĩ về nhân vật em bé. Em bé đã đợi được mẹ trở về nhưng dường như sự cô đơn, trống trải đã làm em thiếp đi. Nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, em bé vẫn mơ màng, mang cả nỗi đợi vào giấc mơ. Hình ảnh đó khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông trước một đứa bé tội nghiệp. Sự chờ đợi, mong ngóng đã chiếm lấy cả giấc mơ của đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Điều đó cho thấy dù vẫn là một đứa trẻ, nhưng nhân vật em bé đã có thể hiểu được sự chờ đợi, mong mỏi là như thế nào.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
Trả lời:
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, thân thương của tác giả đối với người mẹ của mình. Nó được thể hiện rõ nét qua sự chờ đợi của nhân vật em bé, mong ngóng mẹ trở về khi mẹ đang đi làm ruộng. Tình cảm của tác giả được thể hiện rõ qua nỗi nhớ về bóng dáng mẹ “Mẹ lẫn trên cánh đồng/ Đồng lúa lẫn vào đêm”, tiếng bước chân dính bùn của mẹ “Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”… Tất cả làm nổi bật lên tình mẫu tử gắn kết của tác giả qua mỗi lần chờ đợi mẹ đi làm về, đó là sự cô đơn, trống trải của căn nhà khi vắng mẹ và sự ấm cúng, tràn đầy yêu thương khi mẹ trở về.
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?
Trả lời:
Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu trong gia đình. Không chỉ những khoảnh khắc đáng nhớ, vui vẻ mà ngay cả sự chờ đợi cũng đáng để ta lưu giữ, trân trọng. Chúng ta không thể ở mãi cũng với gia đình mình, ai rồi cũng sẽ có ước mơ, hoài bão phải thực hiện và sẽ rời xa ngôi nhà thân yêu. Vậy nên hãy trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc khi ở bên nhau để sau này khi nhìn lại sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ thay vì những tiếc nuối.
Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)
Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Như trong bài thơ “Đợi mẹ” của nhà thơ Vũ Quần Phương, tình cảm của nhân vật em bé dành cho mẹ của mình thể hiện qua sự chờ đợi, mong mỏi mẹ trở về trong màn đêm tĩnh lặng. Sự cô đơn không làm nhụt chí của em bé, em vẫn đợi mẹ như màn đêm đợi ngày mai. Như trong chúng ta, ai chả có những lúc phải chờ đợi, con chờ đợi mẹ đi chợ về, bố mẹ chờ đợi đứa con đi làm xa trở về… đó đều là cách mà những người trong gia đình thể hiện với nhau. Nó không giống với tình yêu, sự chờ đợi đem đến sự bồi hồi, hy vọng vào một điều gì sắp xảy ra khiến chúng ta khi thì lo lắng, sốt ruột, khi thì vui vẻ, hồ hởi. Dù được biểu hiện như thế nào, tình cảm gia đình vẫn là tình cảm đáng trân trọng. Chúng ta cần phải biết yêu mến người thân của mình và biết trân trọng những khoảnh khắc bên gia đình của mình.

Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4
Chuẩn bị đọc
Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó.
Trả lời:
Khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó, em cảm thấy hạnh phúc, trong lòng luôn háo hức mong chờ và ngóng đợi.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Câu 2. Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?
Trả lời:
Câu 1. Em hình dung về một em bé đang ngồi thắc thỏm, mong ngóng, chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về.
Câu 2. Mẹ đã bế em bé vào nhà. Dựa vào câu thơ "mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ", câu thơ ý chỉ "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ ngay cả trong mơ.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.
Câu 3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ".
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì về tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?
Câu 6. Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em.
Trả lời:
Câu 1. cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ là:
- Cách gieo vần: vần lưng.
- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.
=> Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.
Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé là:
- Từ ngữ: Em bé ngồi nhìn, em bé nhìn,
- Hình ảnh: ruộng lúa, nửa vầng trăng non, cánh đồng, đom đóm, hoa mận trắng
- Biện pháp tu Từ: Ẩn dụ, nhân hóa
=> Em bé mang tâm trạng mong mỏi chờ đợi mẹ, nhìn vào trong đêm tối đâu đâu em cũng thấy hình ảnh mẹ.
Câu 3. Hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ" đã cho em thấy ngày nào người mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ , nên "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ. Hình ảnh đã khiến em suy nghĩ rằng đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa.
Câu 4. Bài thơ "Đợi mẹ" đã thể hiện được tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:
- Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.
- Mẹ lẫn trên cánh đồng.
- Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.
- Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.
- Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
Câu 5. Thông điệp: bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
Câu 6. Nếu có ai hỏi tôi tình cảm cao đẹp nhất trên thế giới này là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là tình cảm gia đình. Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Vì ở đó tôi nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của những người thân yêu. Nhờ có tình cảm gia đình, mà mỗi chúng ta sẽ có thêm nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất. Tình cảm gia đình thật đáng trân trọng và bảo vệ.

Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5
I. Tác giả văn bản Đợi mẹ
- Vũ Quần Phương sinh năm 1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc
- Quê quán:
+ Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định
+ Trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm,Hà Nội
- Sự nghiệp:
+ Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
+ Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Tác phẩm chính: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (tập thơ, 1983), 22 bài thơ, Đợi (1988), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988), Vết thời gian (tập thơ, 1996), …
II. Tìm hiểu tác phẩm Đợi mẹ
Thể loại:
Đợi mẹ thuộc thể thơ tự do
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản Đợi mẹ được in trong “Thơ về mẹ”
Phương thức biểu đạt:
Đợi mẹ có phương thức biểu đạt là biểu cảm
Tóm tắt văn bản Đợi mẹ
Em bé ngồi đợi mẹ mãi đến tối, rồi em nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng mà mẹ vẫn chưa về. Căn nhà thì trống trải, cảnh vật cũng buồn hắt hiu theo em. Em bé ngoan và yêu mẹ rất nhiều, em thương mẹ phải lao động cực khổ. Ngày nào em cũng ngóng trông mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ…
Bố cục bài Đợi mẹ:
Đợi mẹ có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: từ đầu đến “ trống trải”: Em bé ngồi đợi mẹ đến tối
- Phần 2: Còn lại: Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về
Giá trị nội dung:
- Bài thơ "Đợi mẹ" được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
Giá trị nghệ thuật:
- Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, đầy cảm xúc
- Hình ảnh sinh động, từ ngữ gợi hình, gợi cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đợi mẹ
- Em bé ngồi đợi mẹ đến tối
- Bối cảnh: Trời tối
- Hành động của em bé:
+ Em bé “nhìn ra ruộng lúa”
+ Em bé nhìn “vầng trăng”
- Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: “nhìn ra ruộng lúa”, “nhìn vầng trăng”
+ Hình ảnh “vầng trăng”: gắn với nỗi nhớ, mong ngóng, chời đợi
- Mẹ vẫn chưa về:
+ Em “chưa nhìn thấy mẹ”
+ Đồng lúa thì “lẫn vào đêm”
+ Ngọn lửa “chưa nhen”
+ Căn nhà “trống trải”
→ Cảnh vật cũng buồn hiu hắt theo, như đang ngóng đợi mẹ về cùng em bé
- Nhật xét:
+ Em bé yêu mẹ rất nhiều, em biết mẹ đang phải lao động cực khổ, kiếm từng đồng tiền nuôi em, em mong ngóng mẹ về mà không chịu đi ngủ, em cứ thức chờ mẹ mãi…
+ Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.
→ Biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng
- Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về
- Bối cảnh:
+ “Trời về khuya”
- Cảnh vật:
+ Đom đóm bay ngoài ao
+ Đom đóm đã vào nhà
+ “Trời về khuya lung linh trắng”
+ “vườn hoa mận trắng”
→ Cảnh vật có phần tươi hơn dù đêm đã muộn, như vui theo nỗi vui của em bé khi mẹ đã về nhà
- Mẹ đã về:
+ Sau một ngày làm lụng cần mẫn, “bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”
+ Mẹ “đã bế”
+ Nhưng trong bé, “nỗi đợi vẫn nằm mơ”:
- Nhận xét:
+ Sau một ngày làm việc vất vả, mẹ trở về nhà, âu yếm yêu thương bế em bé đi ngủ. Em rất thương mẹ, nhưng dường như ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn, em ngày nào cũng đợi ngóng mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ về.
→ Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu.
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó.
Câu trả lời:
Khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó, em cảm thấy hạnh phúc, trong lòng luôn háo hức mong chờ và ngóng đợi.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Câu trả lời:
Em hình dung về một em bé đang ngồi thắc thỏm, mong ngóng, chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về.
Câu hỏi 2: Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?
Câu trả lời:
Mẹ đã bế em bé vào nhà. Dựa vào câu thơ "mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ", câu thơ ý chỉ "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ ngay cả trong mơ.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
=> Xem hướng dẫn giải
- Cách gieo vần: vần lưng.
- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.
- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên.
Câu hỏi 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ".
=> Xem hướng dẫn giải
Hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ" đã cho em thấy ngày nào người mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ , nên "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ. Hình ảnh đã khiến em suy nghĩ rằng đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa.
Câu hỏi 4: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì về tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
=> Xem hướng dẫn giải
- Bài thơ "Đợi mẹ" đã thể hiện được tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:
+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.
+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.
+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.
+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.
+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
Câu hỏi 5: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?
=> Xem hướng dẫn giải
Thông điệp: bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
Câu hỏi 6: Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
=> Xem hướng dẫn giải
Nếu có ai hỏi tôi tình cảm cao đẹp nhất trên thế giới này là gì? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là tình cảm gia đình. Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Vì ở đó tôi nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của những người thân yêu. Nhờ có tình cảm gia đình, mà mỗi chúng ta sẽ có thêm nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất. Tình cảm gia đình thật đáng trân trọng và bảo vệ.

Bài soạn "Đợi mẹ" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6
I. Giới thiệu tác giả Vũ Quần Phương
Vũ Quần Phương là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học, sinh ngày 8.9.1840, tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc. Bút danh khác: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê gốc: xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1965 rồi làm bác sĩ 2 năm trước khi chuyển sang làm thơ, nhà phê bình văn học. Từ 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Ban văn học Đài tiếng nói Việt Nam. Từ 1984, làm biên tập viên NXB Văn học. Sau đó, ông chuyển về công tác tại Hội văn nghệ Hà Nội, từng là Chủ tịch Hội văn học Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội. Hiện Ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam. Năm 2007, nhà thơ Vũ Quần Phương được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông gồm: Cỏ mùa xuân (thơ, in chung – I964), Hoa trong cây (thơ – I977), Những điều cùng đến (thơ – 1983), Cát sáng (thơ, in chung – 1985), Vâng trăng trong xe bò (thơ – 1988), Đọc thơ Hương Tích (bình thơ – 1985), Thơ với lời bình (bình thơ – 1990), Vế? thời gian (thơ – 1996).
II. Khái quát tác phẩm Đợi mẹ
1.Hoàn cảnh sáng tác
In trong Thơ về mẹ, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2012
2. Thể loại: Thơ tự do
Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối, … Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.
3. Bố cục
Đợi mẹ có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: từ đầu đến “ trống trải”: Em bé ngồi đợi mẹ đến tối
- Phần 2: Còn lại: Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về
4. Tóm tắt
Em bé ngồi đợi mẹ mãi đến tối, rồi em nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng mà mẹ vẫn chưa về. Căn nhà thì trống trải, cảnh vật cũng buồn hắt hiu theo em. Em bé ngoan và yêu mẹ rất nhiều, em thương mẹ phải lao động cực khổ. Ngày nào em cũng ngóng trông mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ…
5. Giá trị nội dung
Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ nhỏ, có lẽ vì vật mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.
Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
6. Đặc sắc nghệ thuật
- Ngôn từ ngắn gọn, giàu sức gợi hình gợi cảm.
- Lời thơ giản dị, tự nhiên
- Cách ngắt nhịp, gieo vần mang đến nhiều cảm xúc
Chuẩn bị đọc
Đợi chờ luôn mang lại cho người đợi những cảm xúc đặc biệt. Hãy chia sẻ với các bạn những cảm xúc của em khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó.
Gợi ý:
Cảm xúc khi chờ đợi: Háo hức, thấp thỏm, mong ngóng…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Hình dung: Hình ảnh em bé ngồi đợi mẹ.
Câu 2. Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?
Mẹ đã bế em bé vào nhà. Dựa vào câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?
l Vần lưng (nhà - xa); cách ngắt nhịp: 2/2/3, 2/2, 3/3, 2/3, 3/2…
l Cách gieo vần và ngắt nhịp linh hoạt, góp phần diễn tả tâm trạng chờ đợi của em bé.
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé.
l Từ ngữ: ngồi nhìn, lẫn, trống trải, chờ, khuya, bế
l Hình ảnh: em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa, vầng trăng non, đom đóm bay, bàn chân mẹ lội bùn ì oạp, hoa mận trắng lung linh, mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
l Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (em bé, mẹ); ẩn dụ (mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ)
=> Tác dụng: Góp phần diễn tả tâm trạng của em bé khi chờ đợi mẹ.
Câu 3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”.
Hình ảnh “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”: Hình ảnh “nỗi đợi vẫn nằm mơ” chính là em bé đang chờ đợi mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè. Và mẹ bế em bé vào nhà với tất cả tình yêu thương, nâng niu.
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy.
l Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Tình cảm yêu thương, nhớ nhung.
l Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc đó: Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ; Mẹ lẫn trên cánh đồng.; Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ; Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa; Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.
Câu 5. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?
Thông điệp: Bài thơ gửi gắm thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, trân quý.
Câu 6. Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
Tình cảm của bé và mẹ dành cho thấy tình cảm giữa người thân trong gia đình thật đáng trân trọng, đẹp đẽ.

Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .