Top 6 Bài soạn "Hang Én" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
"Hang Én" của tác giả Hà My thuộc thể loại kí trích Trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình, ngày 14/10/2020. Với trình tự miêu tả hấp dẫn, cách miêu tả thú...xem thêm ...
Bài soạn "Hang Én" số 1
I. Trước khi đọc
- Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng ở bên trong hang động có rất nhiều chim én sinh sống.
- Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Cảm giác của em khi được đi khám phá: thích thú, hào hứng và tự hào khi được khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú.
II. Đọc văn bản
- Hành trình đến với Hang Én
- Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km.
- Dốc cao và gập ghềnh.
- Đường đi khó khăn: đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chăng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
- Sự phong phú của sinh vật: cây cổ thụ tán cao; phong lan đang nở hoa; các loài sên, vắt, côn trùng, chim chóc…
- Đi hết dốc là tới thung lũng Rào Thương:
- Được bao quanh bởi con suối cùng tên.
- Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối.
- Nước trong vắt, mát lạnh.
- Dưới suối còn có làn đá cuội nơi đáy suối.
- Những loại bươm bướm đủ màu sắc.
=> Ngỡ mình đi trong một giấc mộng đẹp.
- Vẻ đẹp của Hang Én
- Ba cửa lớn: cửa trước có 2 lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi, cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm đá rộng sâu quá thắt lưng…
- Lòng hang én:
- Nơi rộng nhất 100m 2 , có thể chứa hàng trăm người.
- Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
- Cửa thứ 2 thông lên mặt đất như giếng trời đón khí và ánh sáng.
- Quãng sông ngầm êm đềm trước thềm hang chính, len các hang phụ chừng 4km rồi đổ ra cửa sau.
- Ở hang chính bờ sông cát mịn, nước mát, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn.
- Trong hang:
- Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
- Bốn bên dày đặc én.
- Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
- Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều.
- Đàn én cuối cùng về hang khi nền trời đã sẫm hẳn.
- Tiếng chim ríu rít như ru nhau, ru người,... đến cả đêm.
- Phía sau hang:
Hàng trăm dải san hô uốn lượn tạo tầng bậc, đọng đầy nước trong.
Trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô...
Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy vách núi, sàn hang…
Bóng tối trùm kín lòng hang Én thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu.
- Con người với Hang Én
- Trong lịch sử: Người A-rem ngày trước ở hang Én, trứng chim là nguồn thực phẩm của họ. Khi ra ngoài họ vẫn giữ hội “ăn én”, dấu tích của một thế hệ leo vách đá, trần hang: bàn chân mỏng, ngón dẹt.
- Đoàn người hiện tại:
- Đối với nhân vật tôi, là một chuyến hành trình thú vị.
- Sự tương tác với động vật: đàn bướm, chú én ngủ nướng, chú én bị gãy cánh....
- Ai nấy nhoài khỏi lều, chân trần chạy quanh sông rồi ngồi ngay bên bờ cát vực nước rửa mặt, hít căng lồng ngực không khí tinh khiết.
=> Sự hòa hợp, gắn bó của con người đối với thiên nhiên.
* Trả lời câu hỏi trong SGK:
- Cách di chuyển vào hang én: chỉ có một cách duy nhất, đi bộ.
- Việc đi bộ sẽ giúp cho tác giả có thời gian quan sát kĩ khung cảnh thiên nhiên, khám phá được nhiều vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên.
III. Sau khi đọc
- Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?
Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá hang én theo trình tự:
- Không gian: Từ ngoài vào trong, hành trình khởi đầu từ con dốc Ba Giàn, đến thung lũng Rào Thương để đến với Hang Én.
- Thời gian: từ sáng khi hành trình bắt đầu, đến khi bóng tối chùm xuống Hang Én.
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh.
- Dốc cao và gập ghềnh. Đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng ó cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
- Rất nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả phong lan đang nở hoa.
- Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thảm cỏ, rồi cây cối rậm rạp, lúp xúp, từ đó vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng.
- Nước trong vắt, mát lạnh, thấy cả làn đá cuội nơi đáy suối. Nhiều quãng còn nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước chảy xiết như những chiếc lá trúc khô.
-Yêu vô cùng.. chân người.
Câu 3. Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.
- Sự “sống” của đá:
- Hàng trăm dải đá san hô uốn lượn thành bao nhiêu tầng, bậc lớn nhỏ.
- Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi, sàn hang…
- Mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp nên.
- Cuộc sống của loài én chưa biết sợ con người:
- Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
- Bốn bên dày đặc én.
- Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
- Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều...
Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên.
Hình ảnh: Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.
Câu 5. Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?
Các chi tiết:
- Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sống lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẫm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao.
- Năm giờ sáng đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện - hóa ra luồng nắng ban mai vàng rỡ rọi chéo từ khoảng rời cao xuống.
- Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.
=> Thích thú, say mê.
Câu 6. Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.
- Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ.
- Nguyên nhân: Cuộc sống hoang dã được tác giả khắc họa vừa thanh bình, lại thơ mộng.
Câu 7. Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.
Hành trình này đánh thức ở con người ý thức về việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, cũng như các loài thực vật, động vật hoang dã.
- Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Gợi ý:
Hang Én nằm trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Hành trình đến với Hang Én phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao hay lội qua những con sông, suối. Nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây không phụ lòng những ai đã đặt chân đến mảnh đất này. Vượt qua con dốc Ba Giàn đến với thung lũng Rào Thương được bao quanh bởi con suốt cùng tên, Hang Én hiện ra trước mắt. Loài chim én đã sống trong hang hang từ rất lâu, chưa hề biết sợ con người. Những dải đá san hô uốn lượn cùng với nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi…Vẻ đẹp của Hang Én gợi ra những nét đẹp hoang sơ thật hấp dẫn con người.
Bài soạn "Hang Én" số 2
Tóm tắt
Đường tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao ngoằn ngoèo, lội qua bao nhiêu quãng sông suối. Hành trình khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2km, dốc cao và gập ghềnh. Đi hết dốc Ba Giàn là tới thung lũng Rào Thương. Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thích nhất là lội qua suối. Hang Én có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một sảnh chờ, cửa trong lại thấp hẹp. Lòng hang Én rất rộng, có thể chứa được hàng trăm người. Trong hang Én, hàng vạn con Én hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ người. Vòng ra sau hang Én, bạn sẽ thấy hàng trăm dải đá san hô uốn lượn. Trời tối, khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng nên có thể nhìn rõ từng đàn én chao liệng. Năm giờ, cả lòng hang Én sáng bừng, trên mặt sông nắng hòa với hơi nước mỏng, tan thành khói mơ…
Bố cục
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...qua sông để đến lòng hang chính): Hành trình đến hang Én
- Phần 2 (Còn lại): Vẻ đẹp của hang Én
Nội dung chính
“Hang Én” là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này. Người đọc nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người.
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nhan đề “Hang Én” gợi liên tưởng về một hang động có rất nhiều chim én sinh sống ở trong đó.
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cảm giác: nhạc nhiên, thích thú, say mê,…
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
- Theo dõi: Chú ý cách thức di chuyển vào hang Én.
- Cách thức di chuyển: đi bộ vì đường tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt nhiều đoạn dốc cao, ngoằn ngoèo, lội suối và sông.
- Theo dõi: Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?
- Từ dốc Ba Giàn:
+ Tận mắt nhìn những cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loài tầm gửi, có cả phong lan rừng đang nở hoa.
+ Có sên, vắt, nhiều loài côn trùng và chim chóc không biết tên.
+ Cảm giác về một cuộc ngược dòng tìm về thủa sơ khai.
- Tới thung lũng Rào Thương:
+ Tiếng suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp, vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng.
+ Lội qua suối nước trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ cá bơi,…
+ Những đàn bướm đủ màu sắc,
- Hang Én:
+ Giống như cái tổ khổng lồ và an toàn với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, có hàng vạn con chim én, …
- Theo dõi: Chú ý các số liệu về diện tích, độ cao, chiều dài, … của hang Én.
+ Nơi rộng nhất khoảng 110 m2 , có thể chứa được hàng trăm người.
+ Nơi cao nhất tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
+ Quãng sông ngầm chừng 4 km.
+ Trần hang cao hàng trăm mét.
- Theo dõi: Chú ý những từ ngữ diễn tả sự hòa mình của du khách với thiên nhiên.
+ ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết,…
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Theo trình tự không gian và thời gian:
+ Không gian: Xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt nhiều dốc, suối – Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn – thung lũng Rào Thương – Hang Én – lòng hang Én – trong hang Én – vòng ra sau hang Én.
+ Thời gian: Khi bóng tối trùm kín – nửa đêm – năm giờ sáng.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến hang Én:
- Từ dốc Ba Giàn:
+ Tận mắt nhìn những cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loài tầm gửi, có cả phong lan rừng đang nở hoa.
+ Có sên, vắt, nhiều loài côn trùng và chim chóc không biết tên.
+ Cảm giác về một cuộc ngược dòng tìm về thủa sơ khai.
- Tới thung lũng Rào Thương:
+ Tiếng suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp, vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng.
+ Lội qua suối nước trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ cá bơi,…
+ Những đàn bướm đủ màu sắc,
- Hang Én:
+ Giống như cái tổ khổng lồ và an toàn với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng, có hàng vạn con chim én, …
→ Qua cách miêu tả của tác giả, cảnh vật rừng nguyên sinh không hiện lên như một tài liệu khoa học mà thấm đẫm niềm háo hức, say mê, sự ngạc nhiên, bất ngờ của người lần đầu đặt chân đến nơi đây. Thiên nhiên hoang sơ, xa lạ, hiểm trở, đầy thử thách mà cũng gần gũi, bao dung và đầy mê hoặc.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Én ở đây chưa từng biết sợ con người bởi con người và loài vật từ thủa khai thiên lập địa là bạn hữu, sống hòa hợp.
- Những nhũ đá, măng đá, ngọc động tưởng là những vật vô tri nhưng chúng đều có sự sống sinh thành, biến hóa qua chiều dài của lịch sử địa chất.
→ Trong những hang động như hang Én, sự sống ấy hiển hiện rất rõ. Những tín hiệu của tự nhiên qua cách miêu tả của tác giả, trở nên có hồn, thân thiết, gần gũi với con người, cho con người cảm nhận chiều sâu của lịch sử, chạm đến cội nguồn của sự sống trên hành tinh.
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hình ảnh thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người với tự nhiên là:
“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,…”
Câu 5 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cuộc sống trong hang Én:
+ không có tường che chắn,
+ dùng ánh sáng tự nhiên, không có điện,
+ không cách biệt với thiên nhiên,
+ không dùng các nguồn nước dự trữ mà dùng nước sông,…
- Tâm trạng của tác giả:
+ chậm rãi ngắm nhìn và suy tư về đá;
+ hòa đồng với chim én;
+ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nước, cát, bầu trời, nắng, hơi nước;
+ hòa mình với tự nhiên một cách hồn nhiên.
- Du khách yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”.
Câu 6 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Sự hòa mình với tự nhiên, sống giữa thiên nhiên như là sống trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên” khiến cho người đọc cảm thấy bình yên, ấm áp: Giữa rừng sâu tưởng như đầy đe dọa, hiểm nguy, mọi sinh vật lại quấn quýt, sum vầy, thân thiện.
- Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ tự nhiên, mà trái lại, người đọc được truyền thêm niềm vui sống, tình yêu với tự nhiên.
Câu 7 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hành trình chinh phục, khám phá hang Én được kể trong bài kí không chỉ dành cho những người ưa mạo hiểm mà nó còn đánh thức nhiều điều ở con người.
- Qua sự quan sát, cảm nhận của tác giả trên hành trình này thấy được thông điệp ngầm mà văn bản gợi ra: Hành trình về với tự nhiên vừa cho con người mở rộng tầm mắt với những trải nghiệm thú vị khi được sống cùng thiên nhiên hoang sơ, vừa là thử thách đối với sức khỏe và kĩ năng sinh tồn của con người trong những điều kiện thiếu thốn. Thiên nhiên là người mẹ vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ con người. Đây cũng chính là điều mà hành trình khám phá hang Én đánh thức ở con người.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Gợi ý:
- Dung lượng đoạn văn: 5-7 câu.
- Yêu cầu: cảm nhận về hang Én.
- Một số ý:
+ Suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, thể hiện được sự kết nối giữa bài học với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện nay: con người cần biết sống hào hợp với thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường.
+ Sự kì diệu của tạo hóa, ước mơ được chinh phục những cảnh quan thiên nhiên kì thú như hang Én,…
Đoạn văn tham khảo:
Sau khi đọc văn bản “Hang Én” của tác giả Hà My, người đọc đã có ấn tượng mạnh về địa danh hang Én - một hang động với cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nguyên sơ, tươi mát, tinh khôi và là nơi con người có thể trú ẩn an toàn. Nơi đây từ thủa khai thiên lập địa, con người và thiên nhiên đã là bạn hữu, sống hòa hợp. Đến với hang Én, du khách yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”. Hành trình về với tự nhiên vừa cho con người mở rộng tầm mắt với những trải nghiệm thú vị khi được sống cùng thiên nhiên hoang sơ, vừa là thử thách đối với sức khỏe và kĩ năng sinh tồn của con người trong những điều kiện thiếu thốn. Thiên nhiên là người mẹ vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ con người. Đây cũng chính là điều mà hành trình khám phá hang Én đánh thức ở con người.
Bài soạn "Hang Én" số 3
I. Tìm hiểu tác phẩm Hang én sách Kết nối tri thức để soạn bài Hang én
- Bố cục bài Hang én
- Phần 1: (từ đầu cho đến “khám phá thú vị”) Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá Hang Én.
- Phần 2: (tiếp theo đến “giấc mộng đẹp”) Hành trình vào Hang Én.
- Phần 3: (tiếp theo đến “giấc mộng đẹp”) Vẻ đẹp của Hang Én.
- Phần 4: (đoạn còn lại) Cảm nhận của tác giả về Hang Én.
II. Hướng dẫn soạn Hang én sách Kết nối tri thức
1. Trước khi đọc
Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng ở bên trong hang động có rất nhiều chim én sinh sống.
Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Cảm giác của em khi được đi khám phá: thích thú, hào hứng và tự hào khi được khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú.
2. Đọc văn bản
- Hành trình đến với Hang Én
- Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km.
+ Dốc cao và gập ghềnh.
+ Đường đi khó khăn: đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chăng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
+ Sự phong phú của sinh vật: cây cổ thụ tán cao; phong lan đang nở hoa; các loài sên, vắt, côn trùng, chim chóc…
- Đi hết dốc là tới thung lũng Rào Thương:
+ Được bao quanh bởi con suối cùng tên.
+ Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối.
+ Nước trong vắt, mát lạnh.
+ Dưới suối còn có làn đá cuội nơi đáy suối.
+ Những loại bươm bướm đủ màu sắc.
=> Ngỡ mình đi trong một giấc mộng đẹp.
- Vẻ đẹp của Hang Én
- Ba cửa lớn: cửa trước có 2 lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi, cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm đá rộng sâu quá thắt lưng…
- Lòng hang én:
+ Nơi rộng nhất 100m 2 , có thể chứa hàng trăm người.
+ Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
+ Cửa thứ 2 thông lên mặt đất như giếng trời đón khí và ánh sáng.
+ Quãng sông ngầm êm đềm trước thềm hang chính, len các hang phụ chừng 4km rồi đổ ra cửa sau.
+ Ở hang chính bờ sông cát mịn, nước mát, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn.
- Trong hang:
+ Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
+ Bốn bên dày đặc én.
+ Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
+ Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều.
+ Đàn én cuối cùng về hang khi nền trời đã sẫm hẳn.
+ Tiếng chim ríu rít như ru nhau, ru người,... đến cả đêm.
- Phía sau hang:
+ Hàng trăm dải san hô uốn lượn tạo tầng bậc, đọng đầy nước trong.
+ Trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô...
+ Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy vách núi, sàn hang…
+ Bóng tối trùm kín lòng hang Én thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu.
- Con người với Hang Én
- Trong lịch sử: Người A-rem ngày trước ở hang Én, trứng chim là nguồn thực phẩm của họ. Khi ra ngoài họ vẫn giữ hội “ăn én”, dấu tích của một thế hệ leo vách đá, trần hang: bàn chân mỏng, ngón dẹt.
- Đoàn người hiện tại:
+ Đối với nhân vật tôi, là một chuyến hành trình thú vị.
+ Sự tương tác với động vật: đàn bướm, chú én ngủ nướng, chú én bị gãy cánh....
+ Ai nấy nhoài khỏi lều, chân trần chạy quanh sông rồi ngồi ngay bên bờ cát vực nước rửa mặt, hít căng lồng ngực không khí tinh khiết.
=> Sự hòa hợp, gắn bó của con người đối với thiên nhiên.
3. Sau khi đọc – Trả lời văn bản
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh.
- Dốc cao và gập ghềnh. Đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng ó cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
- Rất nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả phong lan đang nở hoa.
- Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối róc rách, thảm cỏ, rồi cây cối rậm rạp, lúp xúp, từ đó vẳng ra tiếng chim kêu đủ giọng.
- Nước trong vắt, mát lạnh, thấy cả làn đá cuội nơi đáy suối. Nhiều quãng còn nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước chảy xiết như những chiếc lá trúc khô.
-Yêu vô cùng.. chân người.
=> Vẻ đẹp hoang sơ mà thơ mộng của cánh rừng nguyên sinh.
Câu 3. Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.
Én ở đây chưa từng biết sợ con người bởi con người và loài vật từ thủa khai thiên lập địa là bạn hữu, sống hòa hợp.
- Những nhũ đá, măng đá, ngọc động tưởng là những vật vô tri nhưng chúng đều có sự sống sinh thành, biến hóa qua chiều dài của lịch sử địa chất.
→ Trong những hang động như hang Én, sự sống ấy hiển hiện rất rõ. Những tín hiệu của tự nhiên qua cách miêu tả của tác giả, trở nên có hồn, thân thiết, gần gũi với con người, cho con người cảm nhận chiều sâu của lịch sử, chạm đến cội nguồn của sự sống trên hành tinh.
Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên.
Hình ảnh: Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.
Câu 5. Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?
Cuộc sống trong hang Én:
+ không có tường che chắn,
+ dùng ánh sáng tự nhiên, không có điện,
+ không cách biệt với thiên nhiên,
+ không dùng các nguồn nước dự trữ mà dùng nước sông,…
- Tâm trạng của tác giả:
+ chậm rãi ngắm nhìn và suy tư về đá;
+ hòa đồng với chim én;
+ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nước, cát, bầu trời, nắng, hơi nước;
+ hòa mình với tự nhiên một cách hồn nhiên.
- Du khách yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”.
Câu 6. Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.
- Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ.
- Nguyên nhân: Cuộc sống hoang dã được tác giả khắc họa vừa thanh bình, lại thơ mộng.
Câu 7. Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.
Hành trình chinh phục, khám phá hang Én được kể trong bài kí không chỉ dành cho những người ưa mạo hiểm mà nó còn đánh thức nhiều điều ở con người.
- Qua sự quan sát, cảm nhận của tác giả trên hành trình này thấy được thông điệp ngầm mà văn bản gợi ra: Hành trình về với tự nhiên vừa cho con người mở rộng tầm mắt với những trải nghiệm thú vị khi được sống cùng thiên nhiên hoang sơ, vừa là thử thách đối với sức khỏe và kĩ năng sinh tồn của con người trong những điều kiện thiếu thốn. Thiên nhiên là người mẹ vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ con người. Đây cũng chính là điều mà hành trình khám phá hang Én đánh thức ở con người.
III. Tổng kết bài soạn Hang én sách Kết nối tri thức
- Giá trị nội dung bài Hang én
Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này.
- Đặc sắc nghệ thuật bài Hang én
Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng sự chân thực, trình tự miêu tả hấp dẫn, cách miêu tả thú vị cùng những thông tin chính xác.
IV. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Gợi ý:
- Hang Én nằm trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Hành trình đến với Hang Én phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao hay lội qua những con sông, suối. Nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây không phụ lòng những ai đã đặt chân đến mảnh đất này. Vượt qua con dốc Ba Giàn đến với thung lũng Rào Thương được bao quanh bởi con suốt cùng tên, Hang Én hiện ra trước mắt. Loài chim én đã sống trong hang hang từ rất lâu, chưa hề biết sợ con người. Những dải đá san hô uốn lượn cùng với nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi…Vẻ đẹp của Hang Én gợi ra những nét đẹp hoang sơ thật hấp dẫn con người.
- Sau khi đọc văn bản “Hang Én” của tác giả Hà My, người đọc đã có ấn tượng mạnh về địa danh hang Én - một hang động với cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nguyên sơ, tươi mát, tinh khôi và là nơi con người có thể trú ẩn an toàn. Nơi đây từ thủa khai thiên lập địa, con người và thiên nhiên đã là bạn hữu, sống hòa hợp. Đến với hang Én, du khách yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”. Hành trình về với tự nhiên vừa cho con người mở rộng tầm mắt với những trải nghiệm thú vị khi được sống cùng thiên nhiên hoang sơ, vừa là thử thách đối với sức khỏe và kĩ năng sinh tồn của con người trong những điều kiện thiếu thốn. Thiên nhiên là người mẹ vừa nuôi dưỡng, vừa dạy dỗ con người. Đây cũng chính là điều mà hành trình khám phá hang Én đánh thức ở con người.
Bài soạn "Hang Én" số 4
Trước khi đọc
Câu 1. Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng gì?
Gợi ý
Hang Én gợi cho em liên tưởng tới một hang động nơi sinh sống, trú ngụ của loài chim én. Nơi đây sẽ cao, rộng và có rất nhiều tổ én, chim én bay lượn.
Câu 2. Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Hãy chia sẻ cảm giác của em về điều đó.
Gợi ý
Em vô cùng háo hức, chờ đón những điều mới mẻ mình chưa từng được trải nghiệm trước đây: nhìn thấy các cảnh quan hùng vĩ, nhìn thấy những loài động, thực vật khác với những loại em đã từng thấy, chỉ mới được nghe, xem trên sách, báo, truyền hình. Nếu được phép em sẽ quay phim, chụp ảnh để làm kỉ niệm và kể lại với người thân, bạn bè của mình về những trải nghiệm tuyệt vời đó.
Soạn bài Hang Én phần Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?
Trả lời câu 1 trang 117 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự từ ngoài vào trong. Băt đầu xuyên qua rừng nguyên sinh, tiếp đến dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương, rồi tới hang Én. Tác giả tiếp miêu tả hang Én:
- Theo thứ tự không gian (từ ngoài nhìn vào trong):
- To như "cái khổng lồ và an toàn mà mẹ Thiên nhiên ban tặng cho con người".
- Tiếp đến là đến cửa hang. Hang có 3 cửa lớn.
- Lòng hang là nơi rộng nhất. Trong hang Én có hàng vạn con trú ngụ và "chưa biết sợ con người".
- Ra sau hang Én, hàng trăm dải san hô uốn lượn.
- Theo thứ tự thời gian: từ sáng tới khi bóng tối trùm kín trong lòng hang Én và tới lúc 5h sáng - khi ánh sáng bao trùm cả lòng hang Én.
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh.
Trả lời câu 2 trang 117 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Khi Soạn bài Hang Én em thấy những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én:
- Muốn tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh. qua con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
- Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở.
- Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.
- Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp
- Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.
- Những đàn bướm đủ màu, đậu thành từng vạ
- Đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.
Câu 3. Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.
Trả lời câu 3 trang 117 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người” là một cuộc sống "vẫn cứ hồn nhiên trú ngụ", nguyên thủy, nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én sống thoải mái với bầy đàn của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của du khách:
- Én bố mẹ tập nập đi về mớm mồi cho con, én anh chị rập rờn bay đôi.
- Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng
- Có bạn én cánh bị thương không bay lên được...
- Dải đá san hô uốn lượn qua vài triệu năm, tất cả các dải đá vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên
Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên.
Trả lời câu 4 trang 117 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Khi Soạn bài Hang Én em thấy các hình ảnh trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên: "Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết".
Câu 5. Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?
Trả lời câu 5 trang 117 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết:
- Khi bóng tối bao trùm lòng hang Én, tôi ngồi bệt trên cát
- Khi trời sáng, ai nấy đều nhoài ra khỏi lều, hít căng lồng ngực
Câu 6. Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.
Trả lời câu 6 trang 117 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ. Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy, hoang dã cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa bí ẩn của thiên nhiên, khiến người đọc càng muốn khám phá, chinh phục hơn bao giờ hết.
Câu 7. Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.
Trả lời câu 7 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức ở con người sự trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa của đất nước.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Bài làm tham khảo
Hang Én là hang động lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Hang Sơn Đoòng (Việt Nam) và hang Deer (Malaysia). Hang Én nằm tại khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được phát hiện và công bố vào năm 1994, những hình ảnh ấn tượng của hang động này đã nhanh chóng được biết đến và trở thành một điểm đến ấn tượng trên toàn thế giới. Con đường dẫn vào hang Én đi qua tán rừng, dọc theo dòng sông Rào Thượng uốn lượn với cảnh những chú bướm trắng bay khắp đường. Bên trong hang động, có hàng triệu con én sống và làm tổ. Bạn sẽ có một chuyến đi ngược thời gian về thời tiền sử, cực kỳ nguyên thủy, hoang sơ.
Bài soạn "Hang Én" số 5
Phần I: Trước khi đọc
Câu 1 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề.
Lời giải chi tiết:
Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng đây là nơi sinh sống của loài chim én. Một cái hang rộng và khổng lồ.
Câu 2 (trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Tưởng tượng và trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Em sẽ rất vui, cảm giác muốn khám phá tận cùng sự kỳ diệu của thiên nhiên. Em sẽ chụp và quay lại những hình ảnh đó để làm tư liệu và kể lại với bạn bè.
Phần II: Đọc văn bản
Câu hỏi (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thứ hai của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Việc đi bộ sẽ giúp tác giả cảm nhận thiên nhiên rõ nét và chân thực hơn với những con dốc, đường mòn, cây cối, các loài sinh vật hoang dã giúp tác giả như đang “trở về với thuở sơ khai”.
Phần III: Sau khi đọc
Câu 1 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại và xem bao quát toàn văn bản để tìm ra trình tự.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự:
- Theo thứ tự không gian: từ ngoài nhìn vào trong
- Theo thứ tự thời gian: từ sáng tới khi bóng tối trùm kín trong lòng hang Én và tới lúc 5h sáng.
Câu 2 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và chú ý chi tiết nói về cảnh vật.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én:
- Con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
- Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở.
- Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.
- Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp
- Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.
- Những đàn bướm đủ màu sắc.
=> Những chi tiết này gợi cho em cảm giác đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.
Câu 3 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đây là câu hỏi đưa ra ý kiến của bản thân, các em suy nghĩ kĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người” là một cuộc sống "vẫn cứ hồn nhiên trú ngụ", nguyên thủy:
- Én bố mẹ tấp nập đi về mớm mồi cho con, én anh chị rập rờn bay đôi.
- Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng
- Có bạn én cánh bị thương không bay lên được...
- Dải đá san hô uốn lượn qua vài triệu năm, tất cả các dải đá vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
=> Có thể nói, đó là một cuộc sống lý tưởng của thế giới tự nhiên, khi chúng không bị con người can thiệp và xâm nhập làm ảnh hưởng đến chúng.
Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm câu văn thể hiện điều này.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên: "Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết".
Câu 5 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn cuối nói về sự tham quan của du khách.
Lời giải chi tiết:
Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én:
- Khi bóng tối bao trùm lòng hang Én, tôi ngồi bệt trên cát.
- Khi trời sáng, ai nấy đều nhoài ra khỏi lều, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.
=> Thể hiện tâm trạng tươi mới của tác giả khi được trải nghiệm trong không gian gần gũi, hòa cùng thiên nhiên.
Câu 6 (trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Em đọc lại những đoạn văn tả thiên nhiên và cho nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ.
- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa bí ẩn của thiên nhiên, khiến người đọc càng muốn khám phá, chinh phục hơn bao giờ hết.
Câu 7 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhận xét trên và đưa ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo em, hành trình này còn đánh thức ở con người sự trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa của đất nước.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và trình bày cảm nhận của em về hang Én qua nội dung em vừa học.
Lời giải chi tiết:
Hang Én là hang động lớn thứ 3 trên thế giới xếp sau Hang Sơn Đoòng (Việt Nam) và hang Deer (Malaysia). Hang nằm trong khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được phát hiện và công bố vào năm 1994, những hình ảnh ấn tượng về hang động này đã nhanh chóng được biết đến và trở thành một điểm đến ấn tượng trên toàn thế giới. Đường vào hang Én xuyên qua tán rừng rậm, men theo dòng sông Rào Thượng uốn lượn với cảnh tượng bươm bướm trắng bay ngợp tràn suốt đường đi. Bên trong hang, có hàng triệu con én sinh sống và làm tổ. Bạn sẽ có một chuyến du hành đi ngược thời gian về thời kỳ tiền sử, vô cùng nguyên thủy, hoang sơ.
Bài soạn "Hang Én" số 6
I. Tác giả
- Tác giả: Hà My
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
- Thể loại: Kí
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích Trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình, ngày 14/10/2020
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
Tóm tắt:
Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này. Người đọc nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người.
Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ...qua sông để đến lòng hang chính): Hành trình đến hang Én
+ Phần 2 (Còn lại): Vẻ đẹp của hang Én
Giá trị nội dung:
+ Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này.
Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng sự chân thực, trình tự miêu tả hấp dẫn, cách miêu tả thú vị cùng những thông tin chính xác.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
Hành trình đến với Hang Én
- Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2 km.
- Dốc cao và gập ghềnh.
- Đường đi khó khăn: đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chăng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
- Sự phong phú của sinh vật: cây cổ thụ tán cao; phong lan đang nở hoa; các loài sên, vắt, côn trùng, chim chóc…
- Đi hết dốc là tới thung lũng Rào Thương:
- Được bao quanh bởi con suối cùng tên.
- Con đường qua thung lũng trải theo tiếng suối.
- Nước trong vắt, mát lạnh.
- Dưới suối còn có làn đá cuội nơi đáy suối.
- Những loại bươm bướm đủ màu sắc.
=> Ngỡ mình đi trong một giấc mộng đẹp.
Vẻ đẹp của Hang Én
- Ba cửa lớn: cửa trước có 2 lớp, vòm cửa dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi, cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm đá rộng sâu quá thắt lưng…
- Lòng hang én:
- Nơi rộng nhất 100m 2 , có thể chứa hàng trăm người.
- Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).
- Cửa thứ 2 thông lên mặt đất như giếng trời đón khí và ánh sáng.
- Quãng sông ngầm êm đềm trước thềm hang chính, len các hang phụ chừng 4km rồi đổ ra cửa sau.
- Ở hang chính bờ sông cát mịn, nước mát, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn.
- Trong hang:
- Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.
- Bốn bên dày đặc én.
- Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mớm mồi cho con; Én anh chị rập rờn bay đôi; Én con chấp chới vỗ cánh; Én thiếu niên ngủ nướng.
- Én xuống kiếm ăn, gãy cánh: ung dung mổ cơm trong tay con người, thản nhiên đi quanh lều.
- Đàn én cuối cùng về hang khi nền trời đã sẫm hẳn.
- Tiếng chim ríu rít như ru nhau, ru người,... đến cả đêm.
- Phía sau hang:
- Hàng trăm dải san hô uốn lượn tạo tầng bậc, đọng đầy nước trong.
- Trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô...
- Nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy vách núi, sàn hang…
- Bóng tối trùm kín lòng hang Én thì khoảng trời phía trên cửa hang thứ hai vẫn sáng rất lâu.
Con người với Hang Én
- Trong lịch sử: Người A-rem ngày trước ở hang Én, trứng chim là nguồn thực phẩm của họ. Khi ra ngoài họ vẫn giữ hội “ăn én”, dấu tích của một thế hệ leo vách đá, trần hang: bàn chân mỏng, ngón dẹt.
- Đoàn người hiện tại:
- Đối với nhân vật tôi, là một chuyến hành trình thú vị.
- Sự tương tác với động vật: đàn bướm, chú én ngủ nướng, chú én bị gãy cánh....
- Ai nấy nhoài khỏi lều, chân trần chạy quanh sông rồi ngồi ngay bên bờ cát vực nước rửa mặt, hít căng lồng ngực không khí tinh khiết.
=> Sự hòa hợp, gắn bó của con người đối với thiên nhiên.
Trước khi đọc
Câu 1 - Trang 114: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng gì?
Trả lời:
Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng đến một hang động to lớn, có rất nhiều chú chim én sinh sống.
Câu 2 - Trang 114: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kì thú. Hãy chia sẻ cảm giác của em về điều đó.
Trả lời:
Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kì thú, em cảm thấy rất vui vẻ và phấn khích khi sắp được khám phá những điều mới lạ. Đồng thời, em còn cảm thấy tự hào khi được đặt chân đến những nơi tuyệt vời như thế.
Đọc văn bản
Theo dõi - Trang 115: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?
Trả lời:
Theo em, việc đi bộ sẽ giúp tác giả quan sát được kĩ hơn cảnh vật xung quanh, ông có thể dừng lại hay tiến lại gần quan sát bất kì lúc nào. Đồng thời, khi đi bộ, tác giả cũng có thể cảm nhận rõ hơn những gì đang tồn tại xung quanh mình như ánh sáng, làn gió, cây cối… bởi không có gì ngăn cách ông cả.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?
Trả lời:
Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự từ ngoài vào trong. Băt đầu xuyên qua rừng nguyên sinh, tiếp đến dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương, rồi tới hang Én. Tác giả tiếp miêu tả hang Én:
- Theo thứ tự không gian (từ ngoài nhìn vào trong):
To như "cái khổng lồ và an toàn mà mẹ Thiên nhiên ban tặng cho con người".
Tiếp đến là đến cửa hang. Hang có 3 cửa lớn.
Lòng hang là nơi rộng nhất. Trong hang Én có hàng vạn con trú ngụ và "chưa biết sợ con người".
Ra sau hang Én, hàng trăm dải san hô uốn lượn.
- Theo thứ tự thời gian: từ sáng tới khi bóng tối trùm kín trong lòng hang Én và tới lúc 5h sáng - khi ánh sáng bao trùm cả lòng hang Én.
Câu 2 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh.
Trả lời:
Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én:
Muốn tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh. qua con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.
Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở.
Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.
Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp
Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.
Những đàn bướm đủ màu, đậu thành từng vạ
Đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.
Câu 3 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.
Trả lời:
Sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người” là một cuộc sống "vẫn cứ hồn nhiên trú ngụ", nguyên thủy, nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én sống thoải mái với bầy đàn của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của du khách:
Én bố mẹ tập nập đi về mớm mồi cho con, én anh chị rập rờn bay đôi.
Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng
Có bạn én cánh bị thương không bay lên được...
Dải đá san hô uốn lượn qua vài triệu năm, tất cả các dải đá vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên
Câu 4 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên.
Trả lời:
Hình ảnh trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên: "Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết".
Câu 5 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?
Trả lời:
Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết:
Khi bóng tối bao trùm lòng hang Én, tôi ngồi bệt trên cát
Khi trời sáng, ai nấy đều nhoài ra khỏi lều, hít căng lồng ngực
Câu 6 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.
Trả lời:
Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ. Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy, hoang dã cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa bí ẩn của thiên nhiên, khiến người đọc càng muốn khám phá, chinh phục hơn bao giờ hết.
Câu 7 - Trang 117: (Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức)
Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.
Trả lời:
Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức ở con người sự trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa của đất nước.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
Bài làm tham khảo:
Bài 1: Cảm nhận của em về hang Én
Hang Én là hang động lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Hang Sơn Đoòng (Việt Nam) và hang Deer (Malaysia). Hang Én nằm tại khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được phát hiện và công bố vào năm 1994, những hình ảnh ấn tượng của hang động này đã nhanh chóng được biết đến và trở thành một điểm đến ấn tượng trên toàn thế giới. Con đường dẫn vào hang Én đi qua tán rừng, dọc theo dòng sông Rào Thượng uốn lượn với cảnh những chú bướm trắng bay khắp đường. Bên trong hang động, có hàng triệu con én sống và làm tổ. Bạn sẽ có một chuyến đi ngược thời gian về thời tiền sử, cực kỳ nguyên thủy, hoang sơ.
Bài 2: Cảm nhận của em về hang Én
Hang Én nằm trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Hành trình đến với Hang Én phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao hay lội qua những con sông, suối. Nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây không phụ lòng những ai đã đặt chân đến mảnh đất này. Vượt qua con dốc Ba Giàn đến với thung lũng Rào Thương được bao quanh bởi con suốt cùng tên, Hang Én hiện ra trước mắt. Loài chim én đã sống trong hang hang từ rất lâu, chưa hề biết sợ con người. Những dải đá san hô uốn lượn cùng với nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi…Vẻ đẹp của Hang Én gợi ra những nét đẹp hoang sơ thật hấp dẫn con người.
Bài 3: Cảm nhận của em về hang Én
Sau khi đọc văn bản Hang Én, tôi đã hình dung được rõ hơn về vẻ đẹp của nơi đây. Hang Én nằm tại khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hành trình đến với Hang Én cũng rất khó khăn, phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao hay lội qua những con sông, suối. Nhưng vẻ đẹp của thiên sẽ khiến du khách quên đi những mệt mỏi. Con đường dẫn vào hang Én đi qua tán rừng, dọc theo dòng sông Rào Thượng uốn lượn với cảnh những chú bướm trắng bay khắp đường. Bên trong hang động, có hàng triệu con én sống như chưa hề biết sợ con người. Những dải đá san hô uốn lượn cùng với nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi cũng là một điểm ấn tượng của hang động này. Hành trình khám phá Hang Én sẽ đem đến cho bạn thật nhiều trải nghiệm ấn tượng.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .