Top 6 Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

637

Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc" được trích trong "Hãy cầm lấy và đọc" (2016) mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1

Nội dung chính

“Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.


Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu danh ngôn có ý nghĩa về sách: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia”.


Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em thích đọc loại sách nào? EM đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Em thích đọc nhất là thể loại truyện ngắn

Sách là kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại, khi đọc một cuốn sách ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Như khi em đọc các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam 1930 -1945 em đã có thể hiểu biết thêm về khung cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng như là sự khốn khổ của người nông dân trong xã hội xưa. Từ đó em đã hình thành được nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử dân tộc cũng như thái độ cảm thông, thương xót cho số phận những con người lầm than.


Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu chuyện kết nối như nào với vấn đề nghị luận?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện chỉ là một truyện rất huyền bí, chưa xác minh được sự thật nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến thế giới hiện nay khi mà câu nói xuất hiện trong giấc mơ và làm động lực cho nhân vật trong câu chuyện đã trở thành một câu nói khẩu hiệu hiện nay. Và lời nói trong câu chuyện đó cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong vấn đề nghị luận.


Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Để chứng minh có vai trò của việc đọc sách trong thế giới hiện đại thì tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ sắc bén và dẫn chứng thuyết phục:

- Lí lẽ: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần

- Bằng chứng: Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.


Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Làm cách nào để khắc phục được sự sa sút của văn hóa đọc?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả thì để khắc phục được tình trạng trên thì mỗi người cần phải có đầy đủ 2 phương diện: sách và người đọc. Người đọc cần có ý thức hơn nữa trong học tập, và sách cũng phải chất lượng để phù hợp với nhu cầu của bạn đọc.


Đọc văn bản 4

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã kết thúc bằng một câu nói với ngụ ý khuyên bảo mọi người về việc nên đọc sách. Cái kết của văn bản còn có điều độc đáo đó là kết thúc bằng một câu tiếng anh (kết hợp một câu tuyên truyền.


Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Văn bản tập trung vào vấn đề bàn về việc đọc sách

- Có thể dựa vào các yếu tố:

+ Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc

+ Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh

+ Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thân bài đều nói về việc đọc sách

+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách


Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản tác giả đã trình bày rất nhiều ý kiến khác nhau:

- Đoạn 1 (từ Tương truyền đến thời trung đại): Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh

- Đoạn 2 (từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra): Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người

- Đoạn 3 (từ “Em hãy cầm lấy và đọc” đến một cuốn sách hay): Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta

- Đoạn 4,5,6 (từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kiu-dơ đã nói): Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách

- Đoạn 7 (từ Thời nay, với sự xuất hiên đến những giá trị tinh thần): Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách

- Đoạn 8 (từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích): Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc

- Đoạn 9, 10 (còn lại): Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách


Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một không gian nào.

Em hoàn toàn đồng ý với cách lý giải về thông điệp của tác giả. Thật vậy, từ trước đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của sách đối với cuộc sống của mỗi con người, sách hay và ý nghĩa nếu như chúng ta có thể cảm nhận nội dung qua từng chữ cái, từ ngữ bằng chính đôi mắt và tâm hồn của bản thân mình mà không cần phải biết từ nguồn khác, người khác. Câu chuyện và thông điệp mà cuốn sách sẽ được truyền tải đúng nhất khi bản thân bạn là người tiếp thu chính, bởi lẽ dù cùng một trang sách nhưng cảm nhận của người đọc thì hoàn toàn không giống nhau.


Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những lí lẽ và dẫn chứng của tác giả:

- Lí lẽ: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hồi đáp, phản biện,...)

- Bằng chứng: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm,...


Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả cần hai điều kiện để phát triển văn hóa đọc đang ngày càng sa sút hiện nay. Đó là người đọc và sách. Người đọc thì cần ham đọc sách, còn sách cũng phải giàu giá trị và ý nghĩa. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hóa đọc khó cải thiện được.

Ý kiến của tác giả rất hợp lý, bởi vì việc phát triển ý thức của mỗi người đọc là điều quan trọng, người đọc cần hình thành ý thức và thái độ đọc sách để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách không chất lượng, ý nghĩa, làm xấu đi bộ mặt của những cuốn sách chân chính. Chính vì vậy cả người đọc và sách đều cần là “bộ mặt” tốt đẹp nhất để kích thích nhau cùng phát triển.


Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi theo các gợi ý:

- Bản chất của trải nghiệm là gì?

- Qua trải nghiệm, con người thường thu nhận được những gì?

- Con người có thể thu nhận được gì qua đọc sách?

- Vậy có thể xem đọc sách là trải nghiệm được không?

Lời giải chi tiết:

- Trải nghiệm là kinh qua, trải qua. Nói rõ hơn là được chứng kiến, tham dự một sự kiện gì, trực tiếp làm một việc gì, hay chịu một sự tác động nào từ bên ngoài, để lại những cảm giác, suy nghĩ, ấn tượng trong bản thân

- Qua trải nghiệm, con người hiểu biết đầy đủ hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, rút ra được bài học bổ ích về ứng xử. Con người sẽ trưởng thành hơn qua trải nghiệm

- Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú. Do vậy, hoàn toàn có thể xem đọc sách cũng là một kiểu trải nghiệm.


Viết kết nối với đọc

(trang 63, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày

Lời giải chi tiết:

Sách mang lại nguồn tri thức, cung cấp cho con người những kiến thức bổ ích, phục vụ cho cuộc sống, lĩnh vực mà người đó làm việc, theo đuổi,…Sách là nguồn tri thức được đúc kết qua nhiều thời kì, cung cấp cho người nguồn kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, qua sự tích lũy, con người sẽ có vốn sống riêng cho bản thân mình. Sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ.Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Sách rất quan trọng trong đời sống của con người, vì vậy nó chính là thứ mà mỗi người cần phải đọc để tiếp thu chứ không phải một đồ vật dùng để trang trí bám bụi theo thời gian.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2


I. Tác giả văn bản Hãy cầm lấy và đọc

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi

- Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019); …


II. Tìm hiểu tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

  • Thể loại:

Hãy cầm lấy và đọc thuộc thể loại văn bản nhật dụng

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc được trích Hãy cầm lấy và đọc (2016)

- “Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

  • Phương thức biểu đạt :

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc có phương thức biểu đạt là nghị luận

  • Tóm tắt văn bản Hãy cầm lấy và đọc: 

Có một lần Thánh Au-gu-xtinh do nghe giọng nói thì thầm của một em bé: “Hãy cầm lấy mà đọc” mà được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện, lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Con người không ăn có thể chết nhưng người không đọc cũng có thể “chết” dần. Không phủ nhận vai trò của sách trong bối cảnh ngày càng tăng của các phương tiện hiện đại. Chữ nghĩa mang lại kiến thức, văn hóa cho con ngườ, chứa đựng nhiều điều kì diệu của nhân loại. Nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là nền giáo dục phiến diện. Lâu nay chúng ta thường nghe những báo động về sự sa sút văn hóa đọc. Sách sinh ra là dùng để đọc, không phải để trưng bày. Hãy cầm sách lên và đọc.

  • Bố cục bài Hãy cầm lấy và đọc: 

Hãy cầm lấy và đọc có bố cục gồm 3 phần:

Phần một: Từ đầu đến “không dễ nhận ra”: Tầm trong trọng của việc đọc sách.

Phần hai: Tiếp theo đến “ giá trị tinh thần”: Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.

Phần ba: Còn lại: Biện pháp khắc phục sự sa sút văn hóa đọc, kêu gọi mọi người nên đọc sách

  • Giá trị nội dung: 

- Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.

  1. Giá trị nghệ thuật: 

- Lập luật chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

- Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.


III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

  • Tầm quan trọng của việc đọc sách 

- Mở đầu bằng câu chuyện về Thánh Au-gu-xtinh à dẫn chứng thuyết phục, dẫn nhập vào vấn đề cần bản luận.

- Phép lập luận đối lập

+ Con người tuyệt thực có thể chết

+ Con người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết” dần dần, êm ái.

→ Nhấn mạnh sự cần thiết của việc đọc sách.

  • Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại

- “Hãy cầm sách lấy mà đọc: lời của những người thân thương khi muốn chia sẻ kiến thức tới chúng ta.

- Khẳng định vị thế của sách trong bối cảnh gia tăng sự xuất hiện của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.

- Con chữ: 

+ Hàm chứa văn hóa của một dân tộc mang hồn thiêng của đất nước.

+ Kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong khuôn khổ.

+ Gợi lên tư duy hồi đáp, hô ứng hay phản biện. 

+ Chữ là cầu nối những thế hệ xa cách nhau trong lịch sử.

- Trang giấy

+ Phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người.

→ Lối viết liệt kê khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách. Khẳng định mạnh mẽ: một nền giáo dục không khuyến khích đọc sách là một nền giáo dục phiến diện.

  • Kêu gọi mọi người cùng đọc sách

- Bày tỏ sự lo ngại về ự sa sút của người đọc, do ảnh hưởng của hai phương diện:

+ Người ham đọc cần có sách hay để đọc, nếu chỉ có những cuốn sách dở thì hiển nhiên người đọc sẽ hờ hững.

+ Nếu người đọc không chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết thì dù sách bao nhiên vẫn là vô ích.

- Lời kêu gọi: Xin hãy cầm lấy và đọc.

→ Lời kêu gọi chân thành, xuất phát từ trái tim của một người yêu sách.


Trước khi đọc

Câu 1. Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.

  • Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới. (M. Goóc-ki)
  • Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
  • Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều.

Câu 2. Em thích đọc sách loại nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

  • Một số loại sách: Văn học, Khoa học…
  • Điều bổ ích: Kiến thức, kĩ năng…

Đọc văn bản

Câu 1. Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?

Câu chuyện kết nối với nội dung vấn đề nghị luận.


Câu 2. Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

- Lí lẽ: Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

- Bằng chứng: Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết”, cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra.


Câu 3. Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?

Cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.


Câu 4. Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Tác giả sử dụng hai thứ tiếng để kêu gọi việc tích cực đọc sách.


Sau khi đọc

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

- Vấn đề: Bàn luận về vai trò của việc đọc sách.

- Dựa vào: Nhan đề “Hãy cầm lấy và đọc”; Đoạn mở đầu kể về câu chuyện đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh, các đoạn tiếp theo đều nói đến vấn đề đọc sách, đoạn cuối đưa ra thông điệp kêu gọi mọi người đọc sách.


Câu 2. Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.

  • Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.
  • Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
  • Đọc sách là đọc thế giới và đọc cả tâm hồn con người.
  • Giải quyết tình trạng văn hóa đọc sa sút: cần tính đến cả hai phương diện chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.

Câu 3. Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”. Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

- Cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một không gian nào.

- Ý kiến: Đồng tình; Nguyên nhân: Sách được tạo ra để lưu giữ kiến thức của nhân loại, cần được con người tìm đọc. Khi trực tiếp đọc một cuốn sách, bạn sẽ có thời gian nghiền ngẫm, cảm nhận để hiểu được nội dung mà cuốn sách muốn truyền tải.


Câu 4. Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

- Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

- Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào… nghi kỵ nhau.


Câu 5. Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

- Điều kiện: cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc.

- Ý kiến: Đồng tình. Vì sách có hay mới hấp dẫn người đọc, không chỉ vậy bản thân mỗi người cũng phải say mê mới dành thời gian đọc sách.


Câu 6. Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Đọc sách có thể được coi là một kiểu trải nghiệm. Vì khi đọc sách, con người sẽ được khám phá một thế giới mới mẻ, kì thú; học tập được nhiều kiến thức, kĩ năng bổ ích…


Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

  1. Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới - M.Goocki
  2. Có sách, các thế kỉ và dân tộc xích lại gần nhau.
  3. Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó. – W.Churchill
  4. Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay – Gustavơ Lebon
  5. Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
  6. Nếu bạn chỉ đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc, bạn chỉ có thể nghĩ tới điều tất cả mọi người đều nghĩ tới. - Haruki Murakami
  7. Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn - Barack Obama
  8. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi – Mahatma Gandhi
  9. Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. – Voltaire
  10. Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều. – Louisa May Alcott

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh.

+ Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...

+ Sách khoa học: giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...

+ Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

Theo dõi: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?    

- Câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Au-gu-xtinh trở thành một thông điệp mời gọi người ta đọc sách. 


Theo dõi: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?    

- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...). 

- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...


Phân tích: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?     

- Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.


Suy luận: Cách kết văn bản có gì độc đáo? 

- Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Văn bản này tập trung bàn về việc đọc sách. Điều này thể hiện trước hết ở:

+ Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc. 

+ Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh. 

+ Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thần bài đều nói về việc đọc sách. 

+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách. 


Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

STT

Đoạn văn

Tóm lược ý kiến

Đoạn 1

từ Tương truyền đến thời trung đại

Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh.

Đoạn 2

từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra

Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người.

Đoạn 3

từ Em hãy cẩm lấy và đọc đến một cuốn sách hay

Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta.

Đoạn 4,5,6

từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kia-dơ đã nói

Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách.

Đoạn 7

từ Thời nay, với sự xuất hiện đến những giá trị tinh thần

Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách.

Đoạn 8

từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích

Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hoá đọc.

Đoạn 9, 10

tử Sách sinh ra không phải để được trưng bày đến cầm lấy và đọc

Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách.


Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- “Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. 

- Việc tiếp xúc trực tiếp với cuốn sách (tự đọc lấy) với việc nghe người khác nói về cuốn sách sẽ rất khác nhau. Việc tự đọc sách sẽ thực sự là trải nghiệm cho bản thân. Trải nghiệm bằng cách đọc trực tiếp sẽ thu được nhiều điều mà người khác không thể đem đến cho ta ví dụ: cảm xúc, ngôn từ, ….


Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...). 

- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...


Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.

→ đồng tình ý kiến của tác giả về vấn đề này. 


Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Trải nghiệm là kinh qua, trải qua. Nói rõ hơn là được chứng kiến, tham dự một sự kiện gì, trực tiếp làm một việc gì, hay chịu một sự tác động nào từ bên ngoài, để lại những cảm giác, suy nghĩ, ấn tượng trong bản thân.

- Thông thường, qua trải nghiệm, con người hiểu biết đầy đủ hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, rút ra được bài học bổ ích về ứng xử. Nói gọn lại, con người sẽ trưởng thành hơn qua trải nghiệm.

- Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú. Do vậy, hoàn toàn có thể xem đọc sách cũng là một kiểu trải nghiệm.


* Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Gợi ý:

Các ý cơ bản cần có trong đoạn:

- Vì sao sách là để đọc chứ không phải để trưng bày? (Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người)

- Đọc sách theo cách nào thì có ích? (Đọc có mục đích, nắm bắt nhanh nội dung, có ghi chép lại)


Đoạn văn tham khảo:

Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người. Việc đọc rất quan trọng, nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Vây đọc sách theo cách nào thì có ích? Trước hết đọc phải có mục đích, sau đó là nắm bắt nhanh nội dung và cuối cùng là ghi chép lại những gì quan trọng, hữu ích mình đọc được. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.

Trả lời:

Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay (Gustavơ Lebon)


Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em thích đọc loại sách nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Trả lời:

- Em rất thích đọc sách về văn học.

- Em sẽ biết rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm nổi bật của 1 số tác giả em thích như Tô Hoài, Nguyễn Ngọc Ánh, Tố Hữu…


* Đọc văn bản

  • Theo dõi: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?

Trả lời:

Câu chuyện kết nối với vấn đề nghị luận thông qua câu chuyện có nội dung về “ đọc”

  • Theo dõi: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

Trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:

- Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

- Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.

  • Phân tích: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?

Trả lời:

Cách để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc cần xét cả hai phương diện là chủ thể đọc và đối tượng đọc. Nếu chỉ có cuốn sách dở thì chắc chắn người đọc sẽ hứng hờ. Ngược lại, nếu không được chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết thì dù sách hay bao nhiêu cũng vô ích.

  • Suy luận: Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Trả lời:

Ở phần kết văn bản, tác giả đã kết hợp giữa Tiếng Việt và tiếng La tinh, như một lời kêu gọi mọi người hãy cầm lấy sách và đọc.


* Sau khi đọc

Nội dung chính Hãy cầm lấy và đọc: 

Văn bản đề cập tới nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người và nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc.


Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Trả lời:

- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.

- Em nhận biết điều này nhờ:

+ Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc.

+ Mở bài: câu chuyện động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh.

+ Thân bài: Nói về việc đọc sách

+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách.


Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.

Trả lời:

Một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản:

- Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh.

- Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người.

- Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta.

- Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách.

- Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách.

- Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc.


Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc":

"Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.".

- Em đồng ý với cách lí giải đó. Vì hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động từ chủ thể của hành động. "Đọc" là một quá trình tiếp nhận kiến thức và tư duy của chủ thể đọc, không phải là sự bị động, nói và nghĩ theo cách của người khác.


Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải

đọc sách?

Trả lời:

Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng để khẳng định trong thế giới hiện

đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách là:

- Lí lẽ: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe, nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (Hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy đối đáp…).

- Bằng chứng: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người, nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình…


Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hoá đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Trả lời:

- Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người, con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách, phải có sách hay thì mới thu hút được người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hóa đọc sẽ khó mà cải thiện.

- Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì thông thường, người ta chỉ kêu gọi mọi người hãy đọc sách mà chưa để ý đến chất lượng của sách cũng như nền tảng văn hóa cần thiết để có thể đọc được những cuốn sách hay.


Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Trả lời:

Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc được xuyên thời gian trở về với quá khứ hoặc đến tương lai xa xôi, có khi được du lịch tới một miền đất lạ…Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc hêt sức phong phú. Như vậy, có thể xem đọc sách là một trải nghiệm. 


* Viết kết nối với đọc 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Viết đoạn văn với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày

(Mẫu 1)

Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Thật vậy, sách là kho tàng tri thức của nhân loại, đúng như M.Gorki đã từng nói “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Đọc sách không chỉ giúp ta mở rộng tri thức, hiểu biết trên mọi lĩnh vực mà còn giúp ta rèn luyện những kĩ năng, tình cảm, thói quen hữu ích mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ - “Mỗi ngày đọc vài trang sách, khi về già bạn đã có trong mình một thư viện khổng lồ”. Sách đóng vai trò vô cùng to lớn đối với con người. Mỗi đồ vật xuất hiện trên cuộc đời này đều mang những xứ mệnh khác nhau và sách sinh ra là để đọc và lĩnh hội, phát triển. Chính vì vậy, hãy để 1 cuốn sách hay phát huy được hết tác dụng của mình bằng cách “Cầm lên đọc chứ không phải trưng bày”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5

I. Giới thiệu tác giả Huỳnh Như Phương

GS Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.

Phong cách: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)...


II. Khái quát tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

  • Hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc ( 2016)

Cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc sẽ là một cẩm nang dẫn lối bạn đọc đến với thế giới huyền diệu và đa chiều của sách để có một cách tiếp nhận sách theo cách của riêng mình. Sách do Nhà Xuất bản Tổng hợp phát hành, vừa ra mắt bạn đọc tại Hội Sách TP.HCM năm 2016.

“Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

  • Thể loại 

Tác phẩm thuộc thể loại: Lý luận – Phê bình văn học 

Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. 

  • Bố cục

+ Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh

+ Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thân bài đều nói về việc đọc sách

+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách

  • Giá trị nội dung

“Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.


TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.

Câu trả lời:

Một câu danh ngôn nói về sách em cho là có ý nghĩa: "Tất cả những gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách." (Thomas Carlyle).


Câu hỏi 2: Em thích đọc sách loại nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Câu trả lời:

- Em thích đọc nhiều loại sách: truyện tranh, tiểu thuyết, khoa học, ẩm thực,...

- Sau khi đọc một cuốn sách, em đã có thêm những hiểu biết về lĩnh vực mà mình quan tâm.


ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?

Câu trả lời:

Câu chuyện đã kết nối với vấn đề nghị luận ở việc đọc sách.

Câu hỏi 2: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?


Câu trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.


Câu hỏi 3: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?

Câu trả lời:

Để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc, "cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc".


Câu hỏi 4: Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Câu trả lời:

Cách kết văn bản độc đáo ở chỗ dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt. Cùng một nội dung, nhưng tác giả đã dùng tiếng Latinh để nói lại nguyên văn câu mà thánh Au-gút-xtinh được nghe, sau đó nói câu đó bằng tiếng Việt như lời kêu gọi mọi người đọc sách.


B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

=> Xem hướng dẫn giải

- Văn bản tập trung bàn về vấn đề đọc.

- Dựa vào nhan đề và nội dung được triển khai trong văn bản, em biết được điều đó.


Câu hỏi 2: Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản:

- Đọc là nhu cầu thiết yếu của con người.

- Vai trò của việc đọc sách.

- Có nhiều cách đọc.

- Cách giải quyết sự sa sút của văn hóa đọc.

- Công dụng của sách.


Câu hỏi 3: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc": ""Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.".

- Em đồng ý với cách lí giải đó. Vì hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động từ chủ thể của hành động. "Đọc" là một quá trình tiếp nhận kiến thức và tư duy của chủ thể đọc, không phải là sự bị động, nói và nghĩ theo cách của người khác.


Câu hỏi 4: Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

=> Xem hướng dẫn giải

Để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách, tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.


Câu hỏi 5: Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách, tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.


Câu hỏi 6: Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm. Vì trải nghiệm ở đây bao gồm:

- Trải nghiệm về cách đọc sách. Người đọc sẽ tìm ra một cách đọc phù hợp với bản thân mình.

- Trải nghiệm cùng nội dung của cuốn sách. Người đọc sẽ có thêm những hiểu biết mới dựa vào nội dung của sách, đó chính là một sự trải nghiệm.


VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

=> Xem hướng dẫn giải

Ngày nay, chúng ta được nghe hô hào rất nhiều về việc đọc sách, được nghe rất nhiều về vai trò của sách. Sách đã trở thành một thứ thiêng liêng, cao cả, bất khả xâm phạm. Sách trở thành một món đồ cổ, một món đồ sang trọng, tao nhã, có giá trị đôi khi chỉ để... trưng bày. Để khoe sự hiểu biết, người ta mua cho thật nhiều sách. Thế nhưng, nếu sách chỉ để trưng bày, nó mãi mãi là những kiến thức im lìm trên trang giấy. Như Huỳnh Như Phương đã từng viết, sách, là để "lần giở trước đèn", để người ta chủ động đọc, tư duy, suy ngẫm, đúc rút cho mình những kiến thức, kinh nghiệm. Sách không phải để trưng bày hay làm dáng. Sách là để đọc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Hãy cầm lấy và đọc" (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

I. Tác giả

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương(1986), Trường phái Hình Thức Nga(2007), Những nguồn cảm hứng văn học(2008)….


II. Tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

  • Thể loại: Truyện ngắn
  • Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Trích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc(2016)

  • Phương thức biểu đạt: nghị luận
  • Tóm tắt tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- “Hãy cầm lấy và đọc’ là một cuốn sách ý nghĩa, lời nhắn gửi yêu thương của ba và thầy cô gửi đến giới trẻ. Tác giả đã lập luận để đưa ra vai trò của sách trong cuộc sống, cũng nư những cách khắc phục của viêc sa sút văn hóa đọc

  • Bố cục tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Phần 1 Từ đầu…của thời trung đại : nguồn gốc của tư tưởng “ hãy cầm lấy và đọc”

- Phần 2 Tiếp theo…như Hơ-bơt Mác kiêu dơ đã nói: lập luận về vai trò của sách

- Phần 3 Còn lại: sách trong thời hiện đại và biện pháp khắc phục của sa sút văn hóa đọc

  • Giá trị nội dung tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Khẳng định vai trò của những trang sách trong cuộc sống

  • Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

- Cách lập luận sắc bén

- Đưa ra câu chuyện kết nối

- Đưa ra dẫn chứng thuyết phục


III. Tìm hiểu chi tiết Hãy cầm lấy và đọc

  • Giá trị của “hãy cầm lấy và đọc”

-Câu chuyện kết nỗi dẫn dắt vào vấn đề rất hay, độc đáo

-Lý lẽ, bằng chứng thuyết phục để lập luận để khẳng định vai trò của sách

+ Lời nói của thầy giáo khi trao sách cho trò

+ Lời nói gần gũi của cha mẹ khi trao sách cho con cái

+ Lời chia sẻ ý nghĩa của một người bạn muốn giới thiệu cuốn sách hay

+ Sách giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống

+ Mang hồn của dân tộc, bản sắc văn hóa

+ Chứa đựng những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội, con người …

+ Mang đến cho con người nhiều cung bậc cảm xúc

→  Thông điệp của tác giả qua tác phẩm rất hay, ý nghĩa

  • Thực trạng của việc đọc sách hiện nay

-Sự xuất hiện của In-tơ-nét và sách điện tử

+ Con người không chỉ nhìn chữ mà đọc , mà còn nhìn vào màn hình chiếu

-Cách khắc phục của sự sa sút văn hóa đọc

+ 2 yếu tố sách và người đọc tác động qua lại lẫn nhau

+ Người ham đọc và có sách hay để đọc

-Cách kết thúc vấn đề hay, ý nghĩa

+Sách sinh ra để màn đến tri thức cho con người

+ Là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa của nhân loại

+ Tác giả kêu gọi mọi người nên đọc sách nhiều hơn


* Trước khi đọc

Câu 1 trang 61 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.

Trả lời:

  1. Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới - M.Goocki
  2. Có sách, các thế kỉ và dân tộc xích lại gần nhau.
  3. Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó. – W.Churchill
  4. Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay – Gustavơ Lebon
  5. Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
  6. Nếu bạn chỉ đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc, bạn chỉ có thể nghĩ tới điều tất cả mọi người đều nghĩ tới. - Haruki Murakami
  7. Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn - Barack Obama
  8. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi – Mahatma Gandhi
  9. Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. – Voltaire
  10. Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều. – Louisa May Alcott

Câu 2 trang 61 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Em thích đọc loại sách nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Trả lời:

- Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh.

+ Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...

+ Sách khoa học: giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...

+ Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...


* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

  • Theo dõi: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?    

- Câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Au-gu-xtinh trở thành một thông điệp mời gọi người ta đọc sách. 

  • Theo dõi: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?    

- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...). 

- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...

  • Phân tích: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?     

- Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.

  • Suy luận: Cách kết văn bản có gì độc đáo? 

- Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách. 


* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.


Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 trang 63 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Trả lời:

- Văn bản này tập trung bàn về việc đọc sách. Điều này thể hiện trước hết ở:

+ Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc. 

+ Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh. 

+ Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thần bài đều nói về việc đọc sách. 

+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách. 


Câu 2 trang 63 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.

Trả lời:

STT

Đoạn văn

Tóm lược ý kiến

Đoạn 1

từ Tương truyền đến thời trung đại

Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh.

Đoạn 2

từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra

Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người.

Đoạn 3

từ Em hãy cẩm lấy và đọc đến một cuốn sách hay

Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta.

Đoạn 4,5,6

từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kia-dơ đã nói

Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách.

Đoạn 7

từ Thời nay, với sự xuất hiện đến những giá trị tinh thần

Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách.

Đoạn 8

từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích

Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hoá đọc.

Đoạn 9, 10

tử Sách sinh ra không phải để được trưng bày đến cầm lấy và đọc

Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách.


Câu 3 trang 63 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Trả lời:

- “Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. 

- Việc tiếp xúc trực tiếp với cuốn sách (tự đọc lấy) với việc nghe người khác nói về cuốn sách sẽ rất khác nhau. Việc tự đọc sách sẽ thực sự là trải nghiệm cho bản thân. Trải nghiệm bằng cách đọc trực tiếp sẽ thu được nhiều điều mà người khác không thể đem đến cho ta ví dụ: cảm xúc, ngôn từ, ….


Câu 4 trang 63 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

Trả lời:

- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...). 

- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...


Câu 5 trang 63 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hoá đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Trả lời:

Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.

→ đồng tình ý kiến của tác giả về vấn đề này. 


Câu 6 trang 63 Ngữ văn lớp 7 Tập 2: Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Trả lời:

- Trải nghiệm là kinh qua, trải qua. Nói rõ hơn là được chứng kiến, tham dự một sự kiện gì, trực tiếp làm một việc gì, hay chịu một sự tác động nào từ bên ngoài, để lại những cảm giác, suy nghĩ, ấn tượng trong bản thân.

- Thông thường, qua trải nghiệm, con người hiểu biết đầy đủ hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, rút ra được bài học bổ ích về ứng xử. Nói gọn lại, con người sẽ trưởng thành hơn qua trải nghiệm.

- Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú. Do vậy, hoàn toàn có thể xem đọc sách cũng là một kiểu trải nghiệm.


* Viết kết nối với đọc 

Bài tập trang 63 Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

Gợi ý

Các ý cơ bản cần có trong đoạn:

- Vì sao sách là để đọc chứ không phải để trưng bày? (Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người)


Đoạn văn tham khảo

Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người. Việc đọc rất quan trọng, nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Vây đọc sách theo cách nào thì có ích? Trước hết đọc phải có mục đích, sau đó là nắm bắt nhanh nội dung và cuối cùng là ghi chép lại những gì quan trọng, hữu ích mình đọc được.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .