Top 7 Bài soạn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ văn 10) hay nhất

74

Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Alltop đã sưu tầm và tổng hợp được những bài...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 1


I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Câu 1 (trang 14-15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.


Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

- Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 2


I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Câu 1 (trang 14-15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

- Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

- Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

   + Vua là người lãnh đạo tối cao của nhà nước.

   + Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân.

Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

- Vua hỏi hai lần, các bô lão đáp hai lần.

- Cụ thể: Vua trình bày mối hiểm nguy đất nước bị quân Mông Cổ dòm ngó và hỏi cách xử lí. Các bô lão đề nghị đánh. Vua hỏi lại: “Nên hòa hay nên đánh?” Các bô lão khẳng định: “Đánh! Đánh!”.

Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung:

- Bàn bạc, thảo luận về sách lược đối phó với kẻ thù.

- Vua đưa ra tình hình cụ thể: thế giặc rất mạnh, nhưng các bô lão vẫn quyết tâm đánh.

Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích:

- Bàn bạc đưa ra được sách lược đối phó với kẻ thù.

- Mọi người đều quyết tâm đánh giặc, cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.


Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK: có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

Hoàn cảnh giao tiếp: được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch theo nội dung chương trình đào tạo. Nó được tiến hành trong bối cảnh chung của nền giáo dục quốc dân.

Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học.

    + Con người Việt Nam qua văn học.

Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức tổng quan về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn.

Cách tổ chức văn bản: kết cấu thành các phần mục mạch lạc, rõ ràng; các đề mục lớn, nhỏ; các luận điểm,… đều được đánh dấu và trình bày sáng rõ.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 3


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Hoạt động giao tiếp trong văn bản trên diễn ra giữa vua Trần Nhân Tông ( người đứng đầu đất nước) và các bô lão (đại diện cho nhân dân).

   Các nhân vật giao tiếp ở các vị thế khác nhau nên ngôn từ được sử dụng trong giao tiếp có sự khác nhau: các bô lão sử dụng từ xưng hô thể hiện thái độ tôn kính như “bệ hạ”, “xin thưa”; nhà vua sử dụng câu nói tỉnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực diện.

Khi vua Trần hỏi thì các bô lão là người nghe, vua Trần là người nói. Khi các bô lão trả lời, vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nói. Người nói thực hiện hành động là tạo ra lời nói còn người nghe thực hiện hành động nghe để lĩnh hội thông tin để phản hồi.

Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng, khi đất nước ta bị xâm lược bởi giặc Nguyên – Mông hung hãn. Lúc này, vua tôi nhà Trần đang cùng nhau bàn cách đối phó.

Hoạt động giao tiếp trên đưa ra tình hình của đất nước và hướng vào việc bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược.

Mục đích của cuộc giao tiếp là bàn bạc và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp có kết quả là sự thống nhất hành động (mọi người đều hô “đánh”) nên cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.


Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy trả lời các câu hỏi

Nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp này là tác giả của cuốn SGK (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc). Người viết là những người lớn tuổi, có nhiều vốn sống, có trình độ hiểu biết sâu rộng (nhất là về văn học), hầu hết là họ đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học. Còn người đọc là những HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao.

Hoạt động giao tiếp này được tiến hành trong môi trường sư phạm nên có tính quy thức cao và có kế hoạch.

Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét "Tổng quan văn học Việt Nam".

    - Nội dung giao tiếp trên gồm những vấn đề cơ bản là:

        + Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;

        + Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

        + Con người Việt Nam trong văn học.

Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích :

    - Xét trên phương diện người viết: Cung cấp các kiến thức văn học Việt Nam một cách tổng quan cho học sinh.

    - Trên phương diện người đọc: Lĩnh hội và tiếp nhận được những kiến thức ban đầu về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử, từ đó có thể ràn luyện và nâng cao kĩ năng về nhận thức cũng như đánh giá hiện tượng văn học và học được cách để xây dựng, tạo lập một văn bản.

Phương tiện và cách thức giao tiếp: Dùng nhiều thuật ngữ văn học, các câu mang đặc điểm của văn bản khoa học (cấu tạo nhiều thành phần, nhiều vế nhưng rõ ràng, chặt chẽ), kết cấu văn bản mạch lạc, hệ thống luận điểm lớn và nhỏ được đánh dấu bằng chữ số, chữ cái và có sự liên kết với nhau.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 4


Câu 1: (trang 14 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Hoạt động giao tiếp của văn bản được trích dẫn diễn ra giữa vua Trần và các bô lão.

   - Hai bên có quan hệ vua – tôi.

   - Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

   + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

   + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

Khi vua Trần hỏi thì các bô lão là vai người nghe, vua Trần là vai người nói; khi các bô lão trả lời vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nghe.

   - Người nói hỏi: Nên đánh hay nên hòa? tương ứng với câu hỏi là câu trả lời của người nghe: Đánh! Đánh!

Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng, vua Trần hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc Nguyên Mông khi nước ta đứng trước nguy cơ bị xâm lược

Hoạt động giao tiếp trên hướng vào việc bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược.

Mục đích của cuộc giao tiếp là tìm ra một sách lược vua tôi đồng lòng trong việc đối phó với giặc Nguyên và cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích


Câu 2: (trang 15 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp này là tác giả cuốn SGK (người viết) và học sinh (người đọc).

   - Người viết có nhiều vốn sống, có trình độ biết sâu hiểu rộng (về văn học), là những người từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học.

   - Người đọc, trái lại ít tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao

Hoạt động giao tiếp này được tiến hành trong môi trường giáo dục của nhà trường

Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

   - Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

   - Các vấn đề cơ bản:

   + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

   + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

   + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

Mục đích:

   - cung cấp một cái nhìn tổng quan về những vấn đề cơ bản của văn học Việt nam

   - tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử thông qua việc học các văn bản

   - rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học và kĩ năng tạo lập văn bản

Văn bản sử dụng rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành văn học.

   - Câu văn phức tạp, nhiều thành phần nhưng rất mạch lạc và chặt chẽ,

   - Văn bản có kết cấu mạch lạc, rõ ràng; các mục lớn, nhỏ, các luận điểm…đều được đánh dấu và trình bày sáng rõ.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 5

Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a) 

Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp : vua nhà Trần – các bô lão.

- Cương vị: vua nhà Trần: bề trên – đứng đầu triều đình

                  các bô lão     : bề dưới – thần dân.

b) 

Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai:

+ Lượt 1: người nói: vua nhà Trần; người nghe: các bô lão.

+ Lượt 2: người nói: các bô lão; người nghe: vua nhà Trần.

+ Lượt 3: người nói: vua nhà Trần; người nghe: các bô lão

+ Lượt 4: người nói: các bô lão; người nghe: vua nhà Trần

Người nói hỏi, người nghe trả lời.

c)

Địa điểm: Điện Diên Hồng.

Thời điểm: quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai – năm 1285

d)

Nội dung giao tiếp: Bàn về việc nên đánh hay nên hòa quân xâm lược Nguyên.

e) 

- Mục đích: nhằm thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu chống giặc Nguyên. Mục đích ấy đã thành công.


Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

a) 

- Các nhân vật giao tiếp:

+ Người viết: các nhà nghiên cứu văn học- có vốn sống, trình độ học thức, là nhà nghiên cứu văn học.

+ Người đọc: giáo viên, học sinh, độc giả - có vốn sống, trình độ hiểu biết, học vấn có hạn hơn.

b) 

- Hoàn cảnh giao tiếpcó tổ chức, có kế hoạch giáo dục của nhà trường.

c) 

- Nội dung giao tiếp của văn bản thuộc lĩnh vực: lịch sử văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Bao gồm những vấn đề cơ bản:

+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.

+ Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

+ Con người Việt Nam qua văn học.

d) 

Mục đích giao tiếp:

+ Từ phía người viết: cung cấp cho người đọc.

+ Từ phía người đọc: lĩnh hội một cách tổng quát.

e) 

Phương tiện ngôn ngữ: dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học xã hội, chuyên ngành ngữ văn.

Cách tổ chức văn bản: kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện tính mạch lạc và tính chặt chẽ.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 6


Trả lời câu 1 trang 14+15 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Hoạt động giao tiếp (HĐGT) được văn bản Hội nghị Diên Hồng ghi lại diễn ra giữa các nhân vật: vua Trần, các bô lão. Hai bên có mối quan hệ vua – tôi, trong đó vua là người đứng đầu đất nước với quyền lực tối cao, các bô lão ở dưới quyền và đại diện cho các tầng lớp nhân dân.

Trong HĐGT trên, vua Trần và các bô lão lần lượt đổi vai cho nhau:

- Lượt lời 1 và 4: vua Trần là vai nói, các bô lão là vai nghe.

- Lượt lời 2, 3, 5: các bô lão là vai nói, vua Trần là vai nghe.

=> Người nói tạo lập văn bản còn người nghe lĩnh hội văn bản.

HĐGT trên diễn ra tại điện Diên Hồng trong hoàn cảnh đất nước bị giặc Nguyên Mông đe dọa, quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc tìm ra sách lược đối phó.

Nội dung của HĐGT trên là thảo luận về tình hình đất nước và sách lược đối phó với kẻ thù, các bô lão đồng thanh nhất trí rằng “đánh” là sách lược duy nhất.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích là thống nhất sách lược đối phó với kẻ thù.

Trả lời câu 2 trang 14 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Thông qua văn bản này, HĐGT diễn ra giữa tác giả SGK (người viết) và HS lớp 10 (người đọc). Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học. Người đọc là HS lớp 10, trẻ tuổi, vốn sống và trình độ thấp hơn.

HĐGT được tiến hành trong hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân, trong các tiết học Ngữ Văn được tổ chức trong nhà trường, tức là hoàn cảnh có tính quy thức.

Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, về đề tài Tổng quan văn học Việt Nam và bao gồm các nội dung cơ bản sau: các bộ phận hợp thành của VHVN, quá trình phát triển của VHVN, con người VN qua văn học.

Mục đích giao tiếp thông qua văn bản là:

+ Người viết: nhằm trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học Việt Nam cho học sinh lớp 10.

+ Người đọc: tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử, đồng thời rèn luyện và nâng cao kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản.

Phương tiện và cách tổ chức văn bản:

+ Từ ngữ trong văn bản thuộc ngành khoa học xã hội với nhiều thuật ngữ văn học, các câu văn phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chặt chẽ.

+ Kết cấu của văn bản mạch lạc với hệ thống đề mục lớn nhỏ, với hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng, sử dụng các chữ số hoặc chữ cái đê đánh dấu đề mục.

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Top 6
(có 0 lượt vote)

Bài soạn tham khảo số 7


Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:

Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?

Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?

Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mà văn bản trên ghi lại gồm có: Vua Trần Nhân Tông, các bô lão và những người khác (không nói rõ).

Trong hoạt động giao tiếp trên, người nói và người nghe luôn đổi vai cho nhau. Lúc đầu vua Trần Nhân Tông là người nói, các bô lão là người nghe, sau đó, các bô lão lại là người nói: "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... "Đánh! Đánh!”.

   Người nói đầu tiên là vua Trần Nhân Tông thực hiện hành động "Trịnh trọng hỏi". Khi mọi người đáp (trở thành người nói) thì có hành động "xôn xao, tranh nhau nói". Lần thứ hai, vua trở thành người nói, động tác kèm theo, báo hiệu tư cách người nói là: vua "nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại lần nữa" ; còn những người nghe là các bô lão, cuối cùng trở thành người nói qua hành động: "... tức thì, muốn miệng một lời".

Hoàn cảnh giao tiếp

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thòi vua Trần Nhân Tông. Khi đó, nước ta đang bị đế quốc Nguyên - Mông đe dọa xâm lăng.

Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm. Vấn đề cụ thế trong hoạt động giao tiếp trên là: Nên hòa (tức đầu hàng) hay nên đánh?

Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích; kêu gọi các bô lão, thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Mục đích giao tiếp đó đã đạt được một cách mĩ mãn.


Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đọc các câu hỏi (mục 1. 2 SGK trang 15) và thực hiện các yêu cầu:

Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?

Hoàn cảnh tiến hành hoạt động giao tiếp là gì?

Nội dung giao tiếp

Mục đích giao tiếp

Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có gì nổi bật.

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật giao tiếp

   Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống đến 15 tuổi. Từ giáo sư, tiến sĩ  đến học sinh lớp 10 THPT.

Hoàn cảnh: Nhà trường, có chương trình, có tổ chức, kế hoạch dạy học.

Nội dung

   Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác họa tiến trình phát triển của lịch sử văn học, thành tựu của nó. Văn bản giao tiếp còn nhận ra những nét lớn về nội dung nghệ thuật của văn học Việt Nam.

Mục đích của hoạt động giao tiếp

- Về phía người viết: Cung cấp chữ HS những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Về phía HS: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

Phương tiện ngôn ngữ có đặc điểm nổi bật là dùng phương pháp khoa học phối hợp với thuyết minh, trong đó chủ yếu là phong cách khoa học. Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách mạch lạc, chặt chẽ...

Hình minh hoạ ảnh 1
Hình minh hoạ
Trên đây là nội dung soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ do Alltop sưu tầm, tổng hợp gửi tới các em tham khảo. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Văn bản này sẽ giúp các em hiểu và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .