Top 6 Bài soạn "Học thầy, học bạn" (Ngữ văn 6 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất
"Học thầy, học bạn" là văn bản nghị luận của tác giả Nguyễn Thanh Tú. Bài viết đã khẳng định chúng ta cần học thầy và cả học bạn, bằng việc đưa ra các luận...xem thêm ...
Bài soạn "Học thầy, học bạn" số 1
Tóm tắt
Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Ngoài tài năng thiên bẩm , không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy. Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết. Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
Bố cục
Có thể chia văn bản thành 4 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?): Giới thiệu vấn đề.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô): Chứng minh luận điểm sự quan trọng của việc học thầy.
- Phần 3 (Tiếp theo đến ...tích lũy kinh nghiệm từ các bạn): Chứng minh luận điểm sự quan trọng của việc học bạn.
- Phần 4 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề.
Nội dung chính
Văn bản đã khẳng định, chứng minh tầm quan trọng của việc học thầy lẫn học bạn. Và ai cũng nên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thầy lẫn từ bạn.
Học thầy, học bạn
* Chuẩn bị đọc
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Trả lời:
- Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta nâng cao tinh thần ham học hỏi, hơn nữa giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.
* Trải nghiệm cùng văn bản
Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng.
- Dù ông có thiên bẩm về tài nang hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy ông không thể thành công trong sự nghiệp của mình như vậy.
* Suy ngẫm và phản hồi
- Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Trả lời:
* Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời:
- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng thiên bẩm nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.
- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lí lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.
- Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.
- Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?
Trả lời:
- Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn luôn song hành với nhau.
+ Chúng ta không chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn nữa.
+ Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một tronghai trên con đường của một người thành công.
- Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau và viết đọan văn tóm tắt văn bản Họcthầy, họcbạn.
Trả lời:
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
+ Lí lẽ: mõi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.
+ Bằng chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.
+ Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.
+ Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa: cùng hứng thú, cùng tâm lí.
- Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả?
Trả lời:
- Để học thầy, học bạn một cách hiệu quả chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến từ người khác, phải ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không dấu dốt mà không dám hỏi và quan trọng là tinh thần tự giác cao.
Bài soạn "Học thầy, học bạn" số 2
Phần I: Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ xem trong cuộc sống, thầy cô và bạn bè đem đến cho em những điều gì.
Lời giải chi tiết:
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sống. Điều đó còn giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.
Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản
Câu hỏi (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Thử suy luận xem hàm ý của tác giả khi kể câu chuyện này là gì.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng. Dù ông có năng khiếu về tài năng hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy thì ông không thể thành công.
Phần III: Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lý.
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ý.
Chú ý:
- Lý lẽ: những lập luận của người viết.
- Bằng chứng: những chứng cứ cho bài văn thêm thuyết phục.
Lời giải chi tiết:
- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng bẩm sinh nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.
- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lý lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lý hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.
Câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, xác định tác dụng của các từ ngữ trên.
Lời giải chi tiết:
Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.
Câu 4 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu cuối, xác định hai hình ảnh so sánh và nêu cách hiểu của em.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn không phải là mâu thuẫn mà nó luôn song hành với nhau. Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một trong hai trên con đường thành công của mỗi người.
Câu 5 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Kẻ sơ đồ vào vở, đọc lại văn bản và điền các thông tin.
Lời giải chi tiết:
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
- Lí lẽ: Trong cuộc đời mỗi người, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ và dìu dắt thì khó có thể làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc hay nghiên cứu khoa học.
- Bằng chứng: Danh họa người Ý Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì cho dù có tài năng thiên bẩm đến đâu cũng khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.
- Lí lẽ: Thông thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra rằng những người thầy cũng có thể là những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa và cùng nghề nghiệp của mình.
- Bằng chứng: Đưa ra những lợi ích về việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú hoặc cùng tâm lí.
Câu 6 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Phương pháp giải:
Từ bài học trên, em rút ra kết luận về việc học hiệu quả.
Lời giải chi tiết:
Để học thầy, học bạn một cách hiệu quả chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến từ người khác, ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không giấu dốt mà không dám hỏi và quan trọng là tinh thần tự giác cao.
Bài soạn "Học thầy, học bạn" số 3
I. Tác giả
Nguyễn Thanh Tú
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
- Thể loại: Văn nghị luận
- Xuất xứ: Văn biểu cảm - Nghị luận, 2001.
- Phương thức biểu đạt : Nghị luận
- Tóm tắt:
Bài viết đã khẳng định chúng ta cần học thầy và cả học bạn, bằng việc đưa ra các luận cứ những điều cần thiết phải học trong cuộc sống, mục đích của việc học thầy, học bạn và sự cần thiết của việc học thầy học bạn trong cuộc sống. Bài viết còn đưa ra các dẫn chứng sắc bén để minh chứng cho điều này.
- Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “mâu thuẫn với nhau”: Đặt vấn đề “Học thầy, học bạn”
Đoạn 2: Tiếp đó đến “thầy Ve-rốc-chi-ô”: Lợi ích của việc học thầy
Đoạn 3: Còn lại: Lợi ích của việc học bạn.
- Giá trị nội dung:
- Đề cập tới vấn đề “Học thầy, học bạn” khẳng định rằng học thầy và học bạn đều tốt.
- Mỗi người luôn phải biết tôn trọng thầy cô và bạn bè những người đã nâng đỡ giúp mình phát triển.
- Giá trị nghệ thuật:
- Lập luận rõ ràng, luận cứ logic
- Các dẫn chứng đưa ra thực tế, có giá trị thuyết phục người đọc
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
- Lợi ích của việc học từ thầy cô giáo
- Trong cuộc sống ai cũng cần có những người thầy dẫn dắt, chỉ bảo dù là bất cứ nghề nghiệp công việc gì.
- Dẫn chứng: Danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin – chi danh họa người Ý
→ Từ dẫn chứng đó khẳng định rằng bất cứ ai để đạt được thành công ngoài tài năng thiên bẩm còn cần đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Lợi ích của việc học hỏi từ bạn bè.
- Con người muốn thành đạt ngoài việc học hỏi từ thầy cô giáo còn phải học hỏi từ bạn bè, từ mọi người.
- Việc học hỏi từ bạn bè đồng trang lứa giúp ta thoải mái, dễ dàng hơn.
- Học từ bạn có rất nhiều cách: trò chuyện, hỏi bài, hoạt động nhóm…
→ Tác giả nhấn mạnh cần phải học từ cả thầy cô và bạn bè.
Chuẩn bị đọc
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Trả lờiViệc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta biết thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích, học hỏi được những kĩ năng, cách tư duy, ứng xử tốt, từ đó ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn
Trải nghiệm cùng văn bản
Suy luận trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
Trả lờiTác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm mục đích khẳng định vai trò của người thầy giáo đối với sự thành công của một người. Nếu không có người thầy tận tình chỉ đạo, dẫn dắt, thì dù Đa Vin-chi là thiên tài cũng sẽ khó mà thành công được đến như thế.
Suy nghĩ và phản hồi
Câu 1 trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Trả lời
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về học thầy, học bạn là:
- "Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất."
- "Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy."
- "Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết."
- "Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn."
Câu 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời
Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng:
- Lí lẽ: kết hợp giữa việc đưa ra quan điểm của bản thân với dẫn chứng cụ thể, xác thực để làm rõ, chứng minh cho luận điểm của mình
- Bằng chứng: kể câu chuyện thời tuổi trẻ của danh họa người Ý Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi
Câu 3 trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lờiCác từ "mặt khác", "hơn nữa" đóng vai trò là từ nối, giúp nối các luận điểm lại với nhau một cách mạch lạc, logic và giàu sức gợi hơn
Câu 4 trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?
Câu 5 trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau (làm vào vở) và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn (khoảng 150 đến 200 chữ)
Câu 6 trang 43 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo
Theo em, làm thế nào để việc "học thầy, học bạn" được hiệu quả?
Bài soạn "Học thầy, học bạn" số 4
Xuất xứ
Trích từ Văn biểu cảm – nghị luận, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2001.
- Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "mâu thuẫn với nhau"): Giới thiệu hai câu tục ngữ.
- Đoạn 2 (Tiếp … đến “kinh nghiệm từ các bạn”): Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ.
- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ.
- Thể loại: Văn bản nghị luận.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
- Tóm tắt:
Văn bản bàn luận về vấn đề nên học thầy hay học bạn. Ý kiến đầu tiên cho rằng học từ thầy là quan trọng. Bởi họ là những người hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ. Để chứng minh cho luận điểm, tác giả đã đưa ra dẫn chứng về danh họa Lê-ô-na-rơ-đơ Đa Vin-chi. Nhờ có người thầy Ve-rốc-chi-ô và bài tập vẽ trứng, danh họa nhận ra kim chỉ nam trong sự nghệp của mình đó là sự khổ luyện đến mức thuần thục. Còn ý kiến thứ 2 cho rằng học từ bạn cũng rất cần thiết. Vì chúng ta cần học tập từ mọi nơi, mọi lúc và học từ bạn thuận lợi ở chỗ cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc truyện thụ dễ dàng hơn. Và cuối cùng, tác giả kết luận mỗi người nên kết hợp giữa học thầy cùng với học bạn để chinh phục chân trời tri thức.
- Giá trị nội dung
Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã chứng minh về ý nghĩa và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ để khẳng định vai trò quan trọng của học thầy và học bạn.
- Giá trị nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.
Chuẩn bị đọc - Soạn bài Học thầy, học bạn
Câu hỏi:(trang 42 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Trả lời:
- Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sống. Điều đó còn giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.
Trải nghiệm cùng văn bản - Soạn bài Học thầy, học bạn
Câu hỏi:(trang 43 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-đơ Đa Vin-chi nhằm khẳng định vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Để có được thành công, ngoài tài năng thiên bẩm của Lê-ô-na-đơ Đa Vin-chi thì còn do sự dẫn dắt của người thầy Ve-rốc-chi-ô.
Suy ngẫm và phản hồi - Soạn bài Học thầy, học bạn
Câu 1.(trang 43 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Trả lời:
Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Ngoài tài năng thiên bẩm , không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
Câu 2.(trang 43 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời:
- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng bẩm sinh nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.
- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lý lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lý hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.
Câu 3.(trang 43 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.
Câu 4.(trang 43 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?
Trả lời:
Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn không phải là mâu thuẫn mà nó luôn song hành với nhau. Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một trong hai trên con đường thành công của mỗi người.
Câu 5.(trang 43 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ trong SGK và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn (khoảng 150 đến 200 chữ)
Trả lời:
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
+ Lí lẽ: Thầy là người có hiểu biết, có kinh nghiệm, sẽ dẫn dắt ta đi đến thành công.
+ Bằng chứng: Thầy Vê-rốc-chi-ô đã giúp danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhận ra kim chi nan trong sự nghiệp hội họa của ông. Dù có tài năng thiên bẩm nhưng không có sự dẫn dắt của thầy thì Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết
+ Lí lẽ: Những người bạn cùng trăng lứa, cùng nghề nghiệp có cùng hứng thú thì học tập cũng nhau sẽ thoải má và dễ truyền thụ hơn.
+ Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa: cùng hứng thú, cùng tâm lí. Mỗi người đều được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ các bạn khi thảo luận nhóm.
- Tóm tắt văn bản - Soạn bài Học thầy, học bạn
Văn bản bàn luận về vấn đề nên học thầy hay học bạn. Ý kiến đầu tiên cho rằng học từ thầy là quan trọng. Bởi họ là những người hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ. Để chứng minh cho luận điểm, tác giả đã đưa ra dẫn chứng về danh họa Lê-ô-na-rơ-đơ Đa Vin-chi. Nhờ có người thầy Ve-rốc-chi-ô và bài tập vẽ trứng, danh họa nhận ra kim chỉ nam trong sự nghệp của mình đó là sự khổ luyện đến mức thuần thục. Còn ý kiến thứ 2 cho rằng học từ bạn cũng rất cần thiết. Vì chúng ta cần học tập từ mọi nơi, mọi lúc và học từ bạn thuận lợi ở chỗ cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc truyện thụ dễ dàng hơn. Và cuối cùng, tác giả kết luận mỗi người nên kết hợp giữa học thầy cùng với học bạn để chinh phục chân trời tri thức.
Câu 6.(trang 44 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo) Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả?
Trả lời:
Muốn việc học thầy học bạn được hiệu quả, chúng ta cần phải kết hợp giữa việc học thầy và học bạn. Đối với học thầy, mỗi người cần có phương pháp học tập đúng đắn. Đối với học bạn, chúng ta cần lắng nghe, trao đổi để tiếp thu được nhiều điều bổ ích.
Bài soạn "Học thầy, học bạn" số 5
Tri thức Ngữ Văn
1. Tri thức đọc hiểu
- Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.
- Trong văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.
- Lí lẽ: Cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết.
- Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế.
2. Tri thức tiếng Việt
- Như bất kì ngôn ngữ nào khác, tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu vốn từ cho mình.
- Mượn từ là một cách để phát triển vốn từ, nhưng cần bảo vệ sự phát triển trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ một cách tùy tiện.
Soạn bài Học thầy, học bạn
1. Chuẩn bị đọc
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Gợi ý: Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người. Chúng ta sẽ học thêm được nhiều kiến thức, kĩ năng bổ ích cho bản thân.
2. Trải nghiệm cùng văn bản
Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-đơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
Tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-đơ Đa Vin-chi nhằm khẳng định vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng. Để có được thành công, ngoài tài năng thiên bẩm của Lê-ô-na-đơ Đa Vin-chi thì còn do sự dẫn dắt của người thầy Ve-rốc-chi-ô.
3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết… nghiên cứu khoa học.
- Mặt khác, hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
Câu 2. Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?
- Việc học thầy:
- Lí lẽ: Trong cuộc đời của mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Dẫn chứng: Về thời tuổi trẻ của danh hoạ Lê-ô-na-đô Đa Vin-chi có sự dẫn dắt của người thầy Ve-rốc-chi-ô.
- Việc học bạn:
- Lí lẽ: Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Dẫn chứng: Hiệu quả của việc học tập từ bạn bè.
Câu 3. Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” trong văn bản có tác dụng gì?
Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” nhằm bổ sung thêm những lí lẽ cho văn bản.
Câu 4. Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?
Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp người đọc hiểu rõ vai trò của người thầy - có tính định hướng, người bạn - cùng học hỏi, thực hiện. Việc học thầy, học bạn cũng cần luôn song hành với nhau.
Câu 5. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy , học bạn .
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
- Lí lẽ: Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.
- Bằng chứng: Danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.
- Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.
- Bằng chứng: Lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí.
Câu 6. Theo em, làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả?
Muốn việc học thầy học bạn được hiệu quả, chúng ta cần phải kết hợp giữa việc học thầy và học bạn. Đối với học thầy, mỗi người cần có phương pháp học tập đúng đắn. Đối với học bạn, chúng ta cần lắng nghe, trao đổi để tiếp thu được nhiều điều bổ ích.
Bài soạn "Học thầy, học bạn" số 6
Học thầy, học bạn
Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã dể cao việc học hỏi từ người thầy: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng cũng lại có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: Học thầy không tày học bạn. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?
Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có tuyển thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học
Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẽ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. Biển học mênh mông, vai trò của người thấy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.
(Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)
** Kiến thức văn học
*Văn bản học thầy, học bạn
- Xuất xứ: Văn bản trích từ bài viết Văn biểu cảm – nghị luận, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 2001.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
- Bố cục :3 đoạn
+ Phần 1 (Từ đầu.. đến "Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?
") : Giới thiệu hai câu tục ngữ.
+ Phần 2 (Tiếp.. đến "học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ các bạn") : Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ.
+ Phần 3 (còn lại) : Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ.
- Giá trị nội dung: Tác giả nêu ý kiến về ý nghĩa và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn để khẳng định vai trò quan trọng của học thầy và học bạn.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Luận điểm rõ ràng, Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
+ Lời văn giàu hình ảnh, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, thuyết phục.
** Văn bản nghị luận
-Khái niệm: Là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học.
- Đặc điểm: Văn nghị luận sử dụng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
+Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết, được nêu ra trong bài văn dưới dạng câu khẳng định hay phủ định. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế, mang tính thời sự cao.
- Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, khách quan.
- Lập luận: Là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục.
* Tác dụng của yếu tố tự sự trong văn nghị luận:
Nhằm giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ dễ dàng, sinh động hơn; tăng tính thuyết phục hơn.
* Phương tiện liên kết trong văn bản:
-Là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng để liên kết, tạo sự lô gic giữa các phần, các ý trong văn bản với nhau.
- Có thể liên kết bằng các phép liên kết chính như: Phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.
Hướng dẫn Soạn bài: Học thầy, học bạn, Ngữ Văn 6, sách Chân trời sáng tạo
** Tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn
Văn bản Học thầy, học bạn được tác giả phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề học thầy và học bạn qua hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn". Luận điểm thứ nhất làhọc thầy là quan trọng. Để làm nổi bật quan điểm trên, tác giả đã đưa các hàng loạt các lý lẽ như: Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Ở luận điểm này, tác giả đã đưa ra dẫn chứng tiêu biểu là danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vinci nếu không có sự dẫn dắt của thầy Verrocchio thì dù có tài năng thiên bẩm cũng khó mà thành công. Luận điểm thứ hai là học bạn. Tác giả chỉ ra học bạn cũng rất cần thiết. Để làm sáng tỏ, tác giả đã đưa ra các lí lẽ như: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. Ở luận điểm này, tác giả đã đưa ra dẫn chứng là những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. Cuối cùng, tác giả khẳng định việc học từ thầy hay học từ bạn đều quan trọng và hai câu tục ngữ đều đúng đắn, bổ sung cho nhau giúp ta chinh phục chân trời tri thức.
** Chuẩn bị đọc
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Trả lời:
Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa quan trọng với mỗi chúng ta.
- Giúp chúng ta có thể học tập, mở mang tri thức từ mọi đối tượng khác nhau
- Giúp ta nâng cao tinh thần chủ động, tự giác học hỏi
- Giúp ta mở rộng các mối quan hệ, đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.
**Trải nghiệm cùng văn bản
Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Ngoài việc sử dụng phương thức chính là nghị luận; tác giả còn kết hợp phương thúc tự sự ở sự việc kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi. Tác dụng:
- Nhằm giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ dễ dàng, sinh động hơn; tăng tính thuyết phục hơn.
- Nhằm khẳng định vai trò của người thầy rất quan trọng. Cho dù thuở bé, danh họa có thiên bẩm về hội họa, nhưng nếu không có sự dẫn dắt của người thầy thì chắc chắn ông không thể phát huy hết tài năng, khó thành công và thành danh như vậy được.
** Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.
Trả lời:
Liệt kê những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về quan điểm học thầy, học bạn là:
- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.
- Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy.
- Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học
- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.
- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.
- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.
- Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẽ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện.
- Biển học mênh mông, vai trò của người thấy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức.
Câu 2. Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Trả lời:
- Lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục về tầm quan trọng của việc học thầy:
+Lí lẽ: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo
+ Dẫn chứng: Nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, nghề nghiên cứu nếu không có thầy dạy thì sẽ khó làm được việc; dẫn chứng là câu chuyện về tài năng, cuộc đời của danh họa nổi tiếng người Ý nếu không có thầy dạy thì không phát huy hết thiên tài.
- Lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục về Việc học bạn cũng rất quan trọng:
+Lí lẽ: Con người muốn thành đạt thì cần học mọi lúc, mọi nơi, học bất cứ ai; học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.
+Dẫn chứng: Có nhiều cách học từ bạn, thảo luận nhóm, tương tác nhóm rất hiệu quả.
Câu 3. Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản dùng đểliên kết các câu, đoạn, ý trong văn bản
- Các từ"này có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và góp phần làm tăng tính logic, sức gợi, sức thuyết phục cho đoạn văn.
Câu 4. Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?
Trả lời:
Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản: Biển học mênh mông, vai trò của người thầy có thể ví như ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối, còn bạn là những người đồng hành quan trọng để cùng ta chinh phục chân trời tri thức
- Dùng so sánh giúp em hiểu: Học thầy và học bạn đều rất quan trọng; học thầy và học bạn cần luôn song hành với nhau, không thể thiếu một trong hai phương pháp học trên. Đo là con đường thành công của mỗi người.
Câu 5. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn.
Lời giải chi tiết:
- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng
- Lí lẽ: Trong cuộc đời mỗi người, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ và dìu dắt thì khó có thể làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc hay nghiên cứu khoa học.
- Bằng chứng: Danh họa người Ý Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì cho dù có tài năng thiên bẩm đến đâu cũng khó mà thành công.
- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.
- Lí lẽ: Thông thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra rằng những người thầy cũng có thể là những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa và cùng nghề nghiệp của mình.
- Bằng chứng: Đưa ra những lợi ích về việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú hoặc cùng tâm lí.
Câu 6
Trả lời:
Để học thầy học bạn thật hiệu quả. Đầu tiên chúng ta cần có thái độ tôn trọng người sẽ dạy dỗ, chia sẻ kiến thức với mình. Cần phải biết nỗ lực, nhìn nhận ra điểm còn hạn chế của bản thân và siêng năng tìm hiểu.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .